Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1660:1975 Kim loại học và công nghệ nhiệt luyện-Thuật ngữ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1660:1975

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1660:1975 Kim loại học và công nghệ nhiệt luyện-Thuật ngữ
Số hiệu:TCVN 1660:1975Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ
Ngày ban hành:16/10/1975Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1660 – 75

KIM LOẠI HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT LUYỆN

THUẬT NGỮ

KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG

Số thứ tự

Thuật ngữ

Giải thích

Ký hiệu

Tên gọi không nên dùng

Thuật ngữ tiếng Anh

Chú thích

1

2

3

4

5

6

7

1

Kim loại

Vật chất có cấu tạo tinh thể với mật độ xếp chặt cao. Trong cấu tạo nguyên tử, số điện tử lớp ngoài cùng tương đối ít, do đó chúng dễ thoát ra khỏi sức hút của hạt nhân khi tương tác. Kim loại thường ở thể rắn và thường có những tính chất sau:

1. Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, điện trở tăng theo nhiệt độ.

2. Có tính dẻo cao, do đó dễ biến dạng khi chịu tác dụng của tải trọng.

3. Thường có ánh kim khi mới cắt hoặc đánh bóng.

 

 

Metal

Có thể có một số kim loại không thỏa mãn đầy đủ những tính chất như đã nêu:

Như Hg…

2

Kim loại thuần

Kim loại không chứa nguyên tố hợp kim hóa

 

 

 

 

3

Kim loại sạch

Kim loại có chứa lượng tạp chất nhỏ hơn giới hạn cho phép

 

 

Pure metal

 

4

Nguyên tố hợp kim hóa

Nguyên tố được đưa vào kim loại hoặc hợp kim nhằm thu được một hợp kim có tính năng kỹ thuật cần thiết

 

 

Alloying element

- Lượng nguyên tố hợp kim hóa phải nằm trong giới hạn xác định

- Một số nguyên tố không cố ý đưa vào (có sẵn trong vật liệu) nhưng làm tăng tính năng yêu cầu của hợp kim cũng gọi là nguyên tố hợp kim hóa

5

Tạp chất

Chất còn lẫn trong kim loại hay hợp kim với hàm lượng bé hơn giới hạn cho phép

 

 

Impurity

 

6

Chất bẩn

Chất còn lẫn trong kim loại hay hợp kim gây tác hại cho các vật liệu đó

 

 

Inclusion

 

7

Nguyên tố chủ yếu

 

 

 

Basic element

 

8

Kim loại chuyển tiếp

Kim loại có cùng đặc điểm về cấu hình điện tử của nguyên tử: điện tử ở lớp ngoài cùng được điền đầy trong khi lớp ở trong sát đó chưa được điền đầy

 

 

Transition metal

 

9

Liên kết kim loại

Liên kết được tạo thành giữa điện tử tự do và các iôn còn lại trong vật thể kim loại

 

 

Metallic bond

 

10

Kim loại học

Ngành khoa học nghiên cứu về tổ chức và tính chất của kim loại hay hợp kim cũng như mối quan hệ giữa thành phần, tổ chức và tính chất của chúng

 

Kim tướng học

Physical metallurgy

 

11

Kim tương

Một bộ phận của kim loại học nghiên cứu kim loại bằng ảnh tổ chức của chúng

 

Kim tướng

Metallography

 

12

Kim tương định lượng

Phương pháp xác định định lượng các yếu tố tổ chức (số lượng, kích thước, hình dạng và sự phân bố của các pha…) trên ảnh tổ chức

 

 

Quantitative metallography

 

13

Pha

Các phần tử có thành phần đồng nhất, cùng ở một trạng thái và ngăn cách với các phần tử khác bằng bề mặt phân chia

 

Tướng

Phase

 

14

Cấu tử

Phần tử độc lập có thành phần không đổi tham gia tạo thành tất cả các pha của hệ

 

Nguyên

Component

 

15

Kết tinh

Quá trình hình thành tinh thể từ trạng thái lỏng

 

 

Crystallizaton

 

16

Kết tụ

Quá trình hình thành tinh thể từ trạng thái khí

 

 

Condensation

 

17

Mầm kết tinh

Phần thể tích nhỏ nhất trong kim loại lỏng đã có cấu trúc mạng của kim loại rắn và có thể phát triển thành hạt tinh thể

 

 

Nucleus of crystallization

 

18

Mầm tự sinh

Mầm được tạo thành từ chính trong kim loại lỏng

 

- mầm đồng thể

- mầm đồng pha

- mầm tự phát

Homogeneous

 

19

Mầm ký sinh

Mầm được tạo thành trên bề mặt của vật rắn khác tiếp xúc với kim loại lỏng

 

- mầm có sẵn

- mầm khác pha

- mầm dị pha

- mầm không tự sinh

Heterogeneous

 

20

Tinh thể nhánh cây

Tinh thể dạng nhánh cây do bản chất quá trình phát triển khi kết tinh tạo ra

 

 

Dendritic crystal

 

21

Giản đồ trạng thái

Giản đồ dùng để xác định trạng thái pha của hợp kim mà trạng thái pha phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và thành phần

 

 

Phase diagram

 

22

Đường rắn

Đường trên giản đồ trạng thái tương ứng với nhiệt độ kết thúc kết tinh của hệ hợp kim khi làm nguội (hoặc nhiệt độ bắt đầu chảy lỏng khi nung)

 

Cố tuyến

Solidus curve

 

23

Đường lỏng

Đường trên giản đồ trạng thái tương ứng với nhiệt độ bắt đầu kết tinh của hệ hợp kim khi làm nguội (hoặc nhiệt độ kết thúc chảy lỏng khi nung)

 

Thủy tuyến

Liquidus curve

 

24

Điểm tới hạn

Nhiệt độ mà tại đó tính chất của kim loại hoặc hợp kim thay đổi đột ngột. Trên giản đồ trạng thái điểm tới hạn thường là nhiệt độ chuyển biến pha

 

 

Critical point

 

25

Độ quá nguội

Độ chênh lệch giữa nhiệt độ kết tinh lý thuyết và nhiệt độ kết tinh thực tế

 

Độ chậm đông

Supercooling

 

26

Thiên tích

Hiện tượng không đồng đều về thành phần hóa học trong kim loại và hợp kim

 

 

Segregation

 

27

Thiên tích nhánh cây

Sự phân bố tạp chất hoặc nguyên tố hợp kim hóa không đồng đều có dạng hình nhánh cây trong phạm vi một hạt tinh thể

 

 

Dendritc segregation

 

28

Thiên tích vùng

Sự phân bố tạp chất hoặc nguyên tố hợp kim không đồng đều trên những vùng lớn của thỏi kim loại

 

 

Zone segregation

 

29

Kết tinh lại

Quá trình tạo thành các hạt mới không bị xô lệch trong kim loại hoặc hợp kim sau khi đem kim loại hoặc hợp kim đã bị biến dạng dẻo nung ở nhiệt độ xác định

 

Tái kết tinh

Recystallization

 

30

Phản ứng cùng tinh (phản ứng ơtêtic)

Phản ứng trong đó một pha lỏng cùng một lúc tạo ra (kết tinh) hai pha rắn trở lên

 

 

Eutectic reaction

 

31

Phản ứng cùng tích (ơtêtôit)

Phản ứng trong đó một pha rắn cùng một lúc tạo ra (tiết ra) hai pha rắn trở lên

 

 

Eutectoid reaction

 

32

Phản ứng bao tinh (phản ứng Pêritêtic)

Phản ứng trong đó một pha lỏng cùng một pha rắn tạo ra một pha rắn khác

 

 

Peritectic reaction

 

33

Phản ứng bao tích (phản ứng Pêritêtoit)

Phản ứng trong đó hai pha rắn kết hợp với nhau để tạo (tiết ra) một pha rắn thứ ba

 

 

Peritectoid reaction

 

 

2. KIM LOẠI HỌC

 

2.1. Cấu tạo kim loại

 

 

 

 

34

Mạng tinh thể

Mô hình hình học miêu tả quy luật sắp xếp của các nguyên tử trong vật tinh thể

 

 

Lattice

 

35

Khối cơ bản

Phần thể tích nhỏ nhất của mạng tinh thể đại diện cho cấu trúc mạng

 

Ô cơ bản

Unit cell

 

36

Thông số mạng

Khoảng cách giữa hai chất điểm gần nhau nhất theo 3 phương chọn làm hệ trục tọa độ trong mạng tinh thể của khối cơ bản

 

 

Lattice parameter

Đơn vị đo thông số mạng là Angstrông

- ký hiệu

1  = 10-8 cm

37

Mạng lập phương thể tâm

Kiểu mạng có khối cơ bản hình lập phương với 8 nguyên tử ở 8 đỉnh và một nguyên tử nằm ở trung tâm khối lập phương

 

Mạng lập phương tâm khối

Cubic body-cen-tered lattice

 

38

Mạng lập phương diện tâm

Kiểu mạng có khối cơ bản hình lập phương với 8 nguyên tử nằm ở 8 đỉnh và 6 nguyên tử nằm ở trung tâm 6 mặt bên

 

Mạng lập phương tâm mặt

Cubic face-centered lattice

 

39

Mạng lục giác xếp chặt

Kiểu mạng có khối cơ bản hình lăng trụ có 6 mặt với 12 nguyên tử nằm ở 12 đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở trung tâm 2 mặt đáy và 3 nguyên tử nằm ở trung tâm 3 khối lăng trụ tam giác cách đều nhau của mạng

 

 

Hexagonal closepacked lattice

 

40

Hệ tam tà

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a ≠ b ≠ c

α ≠ β ≠ g ≠ 90°

trong đó a, b, c là các cạnh; α, β, g là các góc

 

Hệ ba xiên

Triclinic system

 

41

Hệ trục giao

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học:

a ≠ b ≠ c

α ≠ β = g = 90°

 

 

Rhombic system

 

42

Hệ đơn tà

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a ≠ b ≠ c

α = β = 90° ≠ g

 

 

Monoclinic system

 

43

Hệ chính phương

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a = b ≠ c

α = β = g ≠ 90°

 

 

Tetragonal system

 

44

Hệ lục giác

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a = b = c

α = β = 90°

g = 120°

 

 

Hexagonal system

 

45

Hệ lập phương

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a = b = c

α = β = g = 90°

 

Hệ chính quy

Cubic system

 

46

Hệ mặt thoi

Hệ thống các kiểu mạng tinh thể có cùng đặc trưng tương quan hình học

a = b = c

α = β = g ≠ 90°

 

Hệ tam phương

Rhombohedral system

 

47

Nút mạng

Vị trí quy định của phần tử (nguyên tử, phần tử, ion) trong mạng tinh thể

 

 

Lattice point

 

48

Nút trống

Nút mạng bị bỏ trống trong mạng tinh thể

 

 

Vacancy

 

49

Đơn tinh thể

Vật thể có phương mạng tinh thể không đổi trong toàn bộ thể tích

 

 

Single crystal

 

50

Đa tinh thể

Vật thể cấu tạo từ nhiều phần tử có phương mạng khác nhau

 

 

Polycrystal

 

51

Hạt tinh thể

Phần nhỏ của đa tinh thể có phương mạng xác định và có bề mặt phân chia (tinh giới) với các phần lân cận

 

 

Crystal grain

 

52

Siêu hạt

Phần nhỏ của hạt tinh thể có phương mạng xác định và có góc lệch mạng so với các phần khác của hạt nhỏ hơn 1°

 

 

Subgrain

 

53

Tinh giới

Miền biên giới giữa các hạt hoặc siêu hạt

 

Ranh giới hạt

Crystal boundary

 

54

Độ hạt

Cỡ lớn nhỏ của hạt trong tổ chức kim loại

 

 

Grain size

Độ hạt được đánh giá bằng một trong các đại lượng sau:

- Kích thước diện tích trung bình của hạt

- Số lượng hạt trung bình trên một đơn vị diện tích

- Khoảng cách trung bình quy ước của hạt

Để xác định độ hạt nhanh chóng thường dùng bảng cấp hạt

55

Hạt bản chất

Hạt đặc trưng cho khuynh hướng phát triển của hạt tinh thể của một kim loại nào đó và được xác định theo một chế độ công nghệ nhất định

 

Hạt di truyền

 

 

56

Pha điện tử (Pha Hum-Rôzeri)

Hợp chất tạo nên giữa các kim loại tuân theo những quy luật nồng độ điện tử xác định và có các kiểu mạng xác định: lập phương thể tâm (pha β); lập phương phức tạp (pha g, m); lục giác xếp chặt (pha ε, pha ζ)

 

 

Hume-Rotheri compound

 

57

Pha xích ma (σ)

Hợp chất tạo nên giữa 2 kim loại chuyển tiếp thường có mạng chính phương với 30 nguyên tử trong một khối cơ bản

 

 

s-Compound

 

58

Pha Lavet

Hợp chất tạo nên giữa hai kim loại với tỷ lệ đường kính nguyên tử cỡ 1,225 có mạng tinh thể theo một trong ba kiểu

MgCu2 ; MgZn2 ; MgNi2

 

 

Laves compound

Hai kim loại thường là kim loại chuyển tiếp

59

Pha giả ổn định

Pha ở trạng thái trung gian trong quá trình chuyển biến của một pha nào đó từ trạng không ổn định trở về trạng thái ổn định hơn

 

 

 

 

60

Pha kém ổn định

Pha tồn tại trong điều kiện không cân bằng

 

 

Metastable phase

 

61

Pha xen kẽ

Hợp chất tạo nên giữa kim loại có bán kính nguyên tử lớn và á kim có bán kính nguyên tử nhỏ. Pha xen kẽ có kiểu mạng riêng biệt, trong đó các loại nguyên tử sắp xếp theo 1 quy luật xác định

 

 

Interstitial phase

 

62

Hỗn hợp cơ học

Tổ chức bao gồm hai hoặc nhiều loại hạt tinh thể sắp xếp xen kẽ nhau một cách cơ học

 

 

Mixture

Các hạt nằm riêng biệt, có thể tách ra bằng phương pháp cơ học

63

Dung dịch rắn

Tổ chức đồng nhất trong toàn bộ thể tích ở trạng thái rắn, dung dịch rắn được tạo ra bởi hai hay nhiều kim loại hòa tan vào nhau

 

Dung dịch đặc

Solid solution

 

64

Dung dịch rắn có trật tự

Dung dịch rắn trong đó các nguyên tử hòa tan sắp xếp có quy luật

 

 

Super lattice

 

65

Dung dịch rắn quá bão hòa

Dung dịch rắn chứa một lượng chất tan lớn hơn giới hạn cho phép ở điều kiện nhiệt độ và áp suất đã cho

 

 

Supersaturated solid solution

 

66

Dung dịch rắn thay thế

Dung dịch rắn trong đó các nguyên tử chất tan nằm ở vị trí các nguyên tử dung môi

 

 

Substitutional solid solution

 

67

Dung dịch rắn xen kẽ

Dung dịch rắn trong đó các nguyên tử chất tan xen kẽ vào các lỗ hổng trong khối cơ bản của dung môi

 

 

Interstitial solid solution

 

68

Hợp chất kim loại

Hợp chất của hai hoặc nhiều nguyên tố khác nhau mang những tính chất đặc trưng của kim loại

 

 

Metallic compound

 

69

Hợp chất liên kim loại

Hợp chất của hai hoặc nhiều nguyên tố kim loại

 

 

Intermetallic compound

Hợp chất liên kim loại có thể mất những tính chất đặc trưng của kim loại

70

Cấu trúc tinh thể

Sự sắp xếp các phần tử (phần tử, nguyên tố, ion) trong tinh thể

 

 

Crystal structure

 

71

Tổ chức kim loại

Cấu trúc của kim loại và hợp kim quan sát được bằng mắt thường hoặc bằng dụng cụ quang học (kính hiển vi kim tương). Qua tổ chức đó ta xác định được thành phần và cách sắp xếp các pha, hạt tinh thể

 

 

Structure of metal

Thường quan sát tổ chức kim loại qua ảnh cấu trúc

72

Tổ chức thô đại

Tổ chức kim loại hoặc hợp kim quan sát được bằng mắt thường hoặc bằng dụng cụ quang học với độ phóng đại bé (dưới 10 lần)

 

 

Macrostructure

 

73

Tổ chức tế vi

Tổ chức kim loại hoặc hợp kim quan sát được chỉ bằng dụng cụ quang học (kính hiển vi kim tương)

 

 

Microstructure

 

74

Siêu tổ chức

Tổ chức của kim loại hoặc hợp kim chỉ quan sát được bằng dụng cụ quang học có độ phóng đại đủ lớn để phát hiện được các thành phần tổ chức cỡ 10-4 cm

 

 

Substructure

 

75

Tổ chức định hướng

Tổ chức kim loại hoặc hợp kim bao gồm các hạt có hướng mạng gần giống nhau. Thường do kết quả của quá trình biến dạng dẻo đáng kể

 

 

Texture

 

76

Tổ chức xuyên tinh

Tổ chức của vật đúc có các hạt tinh thể kéo dài từ bề mặt vào tận tâm của thỏi

 

 

Transcrystalline structure

 

77

Lệch

Dạng sai lệch mạng tinh thể có dạng đường và có tính ổn định hình học cao

 

 

Dislocation

 

78

Tổ chức cùng tinh (tổ chức ơtetic)

Tổ chức gồm 2 hoặc nhiều pha dưới dạng tấm hoặc hạt nhỏ xen kẽ nhau do phản ứng cùng tinh tạo nên

 

 

Eutectic structure

 

79

Tổ chức cùng tích (tổ chức ơtêtôit)

Tổ chức gồm 2 hoặc nhiều pha dưới dạng tấm hoặc hạt nhỏ xen kẽ nhau do phản ứng cùng tích tạo nên

 

 

Eutectoid structure

 

80

Tổ chức cùng tinh giả (tổ chức ơtêtit giả)

Tổ chức gồm 100% cùng tinh của hợp kim có thành phần không đúng điểm cùng tinh

 

 

Pseudocutectic structure

 

81

Tổ chức cùng tích giả (tổ chức ơtêtôit giả)

Tổ chức gồm 100% cùng tích của hợp kim có thành phần không đúng điểm cùng tích

 

 

Pseudocutectoid structure

 

82

Ferit

Dung dịch rắn của cacbon trong sắt α

Fe α (C)

F

 

Ferrite

Sắt có tổ chức mạng lập phương thể tâm

83

Auxtenit

Dung dịch rắn của cacbon trong sắt g

Fe g (C)

As

 

Austenite

Sắt có tổ chức mạng lập phương diện tâm

84

Auxtenit dư

Auxtenit còn lại trong tổ chức của thép đã tôi hoặc của thép sau khi ram

 

 

 

 

85

Xêmentit

Hợp chất của cacbon với sắt theo công thức Fe3C ứng với thành phần cacbon 6,67%

Xe

 

Cementite

 

86

Xêmentit I

Xêmentit được tiết ra từ trạng thái lỏng của hợp kim sắt-cacbon

Xe
I

 

 

 

87

Xêmentit II

Xêmentit được tiết ra từ auxtenit

Xe
II

 

 

 

88

Xêmentit III

Xêmentit được tiết ra từ ferit

Xe
III

 

 

 

89

Lưới xêmentit

Dạng tổ chức trong đó pha xêmentit phân bố theo tinh giới trong tổ chức của thép

 

 

 

Lưới xêmentit thường gặp trong thép có lượng cacbon lớn hơn 0,8%

90

Lêdeburit

Hỗn hợp cơ học do hợp kim lỏng của sắt và cacbon có thành phần cùng tinh (4,3% C) kết tinh ở 1147°C. Trong khoảng nhiệt độ từ 727° đến 1147°C gồm auxtenit và xêmentit, dưới 727°C gồm peclit và xêmentit

 

 

Ledeburite

 

91

Peclit

Hỗn hơp cơ học cùng tích của ferit và xêmentit tạo thành từ dung dịch rắn auxtenit có thành phần 0,80% cacbon ở nhiệt độ cùng tích. Trong tổ chức peclit các tinh thể ferit và xêmentit có kích thước tương đối lớn

 

 

Pearlite

 

92

Mactenxit

Dung dịch rắn quá bão hòa của cacbon trong sắt

 

 

Martensite

 

93

Xoócbit

Hỗn hợp cơ học cùng tích của ferit và xêmentit có kích thước hạt nhỏ mịn hơn so với peclit. Xoócbit nhận được khi làm nguội đẳng nhiệt thép ở nhiệt độ tương ứng hoặc sau khi tôi và ram ở nhiệt độ xác định

 

 

Sorbite

 

94

Trôxtit

Hỗn hợp cơ học cùng tích của ferit và xêmentit có kích thước hạt nhỏ mịn so với xoócbit. Trôxtit nhận được khi làm nguội đẳng nhiệt thép ở nhiệt độ tương ứng

 

 

Troostite

 

95

Bainit

Tổ chức trung gian giữa trôxtit và mactenxit. Bainit nhận được khi làm nguội đẳng nhiệt thép ở nhiệt độ tương ứng. Bainit có 2 loại: Bainit trên và bainit dưới. Bainit trên được tạo thành ở nhiệt độ cao hơn và gần giống tổ chức trôxtit nhiều hơn. Bainit dưới được tạo thành ở nhiệt độ thấp hơn và gần giống tổ chức mactenxit nhiều hơn

 

 

Bainite

 

96

Độ bền

Khả năng chống biến dạng dẻo của vật liệu

 

 

Strength

 

97

Độ cứng (độ rắn)

Khả năng chống biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu dưới tác dụng của những vật cứng có hình dáng và tải trọng xác định; trong một thời gian xác định

 

 

Hardness

 

98

Độ cứng Brinen

Độ cứng được xác định bằng tỉ số giữa tải trọng và diện tích bề mặt vết lõm gây trên bề mặt chi tiết khi ấn bằng 1 viên bi thép đã tôi cứng dưới tác dụng của tải trọng xác định. Thông thường dùng viên bi Ø 10 và tải trọng 3000 kG

HB

 

Brinell hardness

Chủ yếu cho các vật liệu có độ cứng không cao như thép chưa tôi, đúc là gang xám hợp kim màu

99

Độ cứng Rôcven

Độ cứng được xác định bằng chiều sâu vết lõm gây trên bề mặt chi tiết khi ấn bằng 1 mũi kim cương hình chóp có góc ở đỉnh 120° hoặc viên bi thép đã tôi cứng, dưới tác dụng của tải trọng 60; 100 hoặc 150 kG

HB

 

Rockwell hardness

Độ cứng Rôcven có 3 thang A, B, C. Độ cứng Rôcven dùng chủ yếu cho các vật liệu cứng và tương đối cứng như thép đã tôi…

100

Độ cứng Vicke

Độ cứng được xác định bằng tỷ số giữa tải trọng và diện tích bề mặt vết lõm gây trên bề mặt chi tiết khi ấn bằng một mũi kim cương hình chóp có góc ở đỉnh 160° dưới tác dụng của tải trọng từ 5 đến 100 kG

HV

 

Vickers hardness

 

101

Độ cứng tế vi

Độ cứng được xác định theo nguyên lý xác định độ cứng Vicker, nhưng do độ cứng tế vi chỉ dùng tải trọng dưới 200 G

 

 

Microhardness

Dùng chủ yếu để xác định độ cứng của các pha trong tổ chức kim loại hay hợp kim; đo lá mỏng, lớp mỏng

102

Độ dẻo

Khả năng thay đổi hình dạng mà không bị phá hủy của vật liệu

 

 

Plasticity

 

103

Độ chai va đập

Khả năng chống phả hủy khi chịu tải trọng va đập

ak

 

Impact value

Độ dai va đập được xác định bằng công phá hủy mẫu có hình dạng xác định tính cho một đơn vị diện tích mặt cắt ngang tại vị trí phá hủy

104

Độ dãn dài tương đối

Độ dôi giữa chiều dài mẫu sau khi đứt so với chiều dài ban đầu tính theo phần trăm (%)

d

 

Elongation per unit length

 

105

Độ thắt tương đối

Độ giảm diện tích mặt cắt ngang của mẫu nơi bị đứt so với diện tích mặt cắt ngang ban đầu tính bằng phần trăm (%)

Y

Độ thắt tỷ đối

Reduction of area

 

106

Môđun đàn hồi

Đại lượng vật lý đặc trưng cho tính đàn hồi của vật liệu tương đương với ứng suất cần thiết để tăng gấp đôi chiều dài mẫu

E

 

Modulus of elasticity

 

107

Biến dạng đàn hồi

Biến dạng mất đi sau khi khử tải trọng

 

 

Elastic deformation

 

108

Biến dạng dẻo

Biến dạng còn lại sau khi khử tải trọng

 

 

Plastic deformation

 

109

Biến dạng nóng

Biến dạng dẻo tiến hành ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ kết tinh lại

 

 

 

 

110

Biến dạng nguội

Biến dạng dẻo tiến hành ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ kết tinh lại

 

 

Cold working

 

111

Dão

Quá trình biến dạng dẻo kéo dài theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi

 

Bò, tích thoát

Creep

 

112

Giới hạn dão

Giá trị ứng suất tĩnh tác dụng lên mẫu ở nhiệt độ đã cho sau một thời gian xác định

 

Giới hạn bò

Creep limit

 

113

Phá hủy dão

Sự phá hủy xảy ra dưới tác dụng của tải trọng không đổi kéo dài theo thời gian

 

 

Creep fracture

 

114

Phá hủy dẻo

Sự phá hủy kèm theo biến dạng dẽo ở mức độ đáng kể

 

 

Plastic fracture

 

115

Phá hủy mỏi

Sự phá hủy xảy ra dưới tác dụng của tải trọng thay đổi chu kỳ

 

 

Fatigue fracture

 

116

Giới hạn bền

Giá trị ứng suất tối đa mà vật liệu có thể chịu được trước khi mẫu bị phá hủy

σ b

 

Ultimate strength

 

117

Giới hạn chảy

Giá trị ứng suất tối đa mà tại đó bắt đầu quá trình chảy dẻo

σ ch

 

Yield point

 

118

Giới hạn chảy quy ước

Giá trị ứng suất khi độ biến dạng dư đạt 0,2% chiều dài tính toán của mẫu thử

σ 0,2

 

 

 

119

Giới hạn chảy vật lý

Giá trị ứng suất nhỏ nhất trên bậc chảy khi mẫu tiếp tục bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng không đổi

 

 

 

 

120

Giới hạn tỷ lệ quy ước

Giá trị ứng suất tối đa mà tại đó đồ thị phụ thuộc giữa ứng suất và độ biến dạng vẫn còn là đường thẳng

 

 

 

 

121

Giới hạn mỏi

Giá trị ứng suất tối đa mà vật liệu có thể chịu được với số lượng chu trình đối xứng là vô cùng (α)

σ – 1

 

Fatigue limit

 

122

Giới hạn mỏi quy ước

Ứng suất cần để phá hủy vật liệu với số lượng chu trình xác định

 

 

 

 

123

Giới hạn đàn hồi

Giá trị ứng suất mà khi khử tải trọng, độ biến dạng dư bé hơn một trị số xác định

 

 

Plastic limit

 

124

Tính đa hình

Khả năng thay đổi kiểu mạng khi nhiệt độ và áp suất thay đổi

 

 

Polymorphism

 

125

Tính đẳng hướng

Đặc tính không thay đổi tính chất theo hướng của vật liệu

 

 

Isotropy

 

126

Tính có hướng

Đặc tính thay đổi tính chất theo phương tinh thể của vật liệu

 

 

Anisotropy

 

127

Tính cứng nóng

Khả năng giữ được độ cứng ở nhiệt độ cao của vật liệu trong khoảng thời gian xác định

 

 

Red hardness

 

128

Tính bền nóng

Khả năng giữ được độ bền ở nhiệt độ cao của vật liệu trong khoảng thời gian xác định

 

 

High-temperature strength

 

129

Tính chịu nóng

Tính chất của kim loại hay hợp kim chống lại sự oxy hóa ở nhiệt độ cao trong một thời gian xác định nhằm đảm bảo sự làm việc ổn định của vật liệu ở nhiệt độ cao

 

 

Oxidation resistance

 

130

Dòn ram

Hiện tượng thép và hợp kim giảm độ dai va đập đột ngột trong những khoảng nhiệt độ ram xác định

 

 

Temper brittle-ness

 

131

Dòn xanh

Hiện tượng thép và hợp kim giảm đột ngột độ dẻo và độ dai va đập khi ram ở nhiệt độ tạo ra màng oxit sắt có màu xanh

 

 

Blue birttleness

 

132

Dòn nóng

Hiện tượng tinh giới hạt của thép và hợp kim bị phá hủy khi nung nóng hoặc cán nóng do thép và hợp kim có chứa những phần tử dễ chảy

 

 

Red-shortness

 

133

Dòn lạnh

Hiện tượng của thép và hợp kim giảm độ dẻo đột ngột ở nhiệt độ dưới 0°C

 

Bở nguội

Cold brittleness

 

134

Ăn mòn

Quá trình phá hoại ở kim loại hay hợp kim dưới tác dụng của môi trường

 

 

Corrosion

 

135

Ăn mòn hóa

Quá trình phá hoại kim loại hay hợp kim xảy ra do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh (không kèm theo sự phát sinh ra dòng điện)

 

 

Chemical corrosion

 

136

Ăn mòn điện hóa

Quá trình phá hoại kim loại hay hợp kim xảy ra trong môi trường điện ly có sự phát sinh ra dòng điện

 

 

Electrochemical corrosion

 

137

Ăn mòn tinh giới

Quá trình ăn mòn xảy ra trên biên giới hạt của kim loại và hợp kim

 

 

Intercrystalline corrosion

 

3. NHIỆT LUYỆN

138

Nhiệt luyện

Phương pháp xử lý nhiệt bao gồm đun nóng kim loại hoặc hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt trong thời gian cần thiết, sau đó làm nguội với tốc độ thích hợp để đạt được tổ chức có tính chất mong muốn

 

 

Heat treatment

 

139

Tôi

Phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng hợp kim đến nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt trong 1 thời gian cần thiết, sau đó làm nguội với tốc độ đủ nhanh để đạt được tổ chức không ổn định với những tính chất mong muốn

 

 

Quenching (hardening)

 

140

Tôi hoàn toàn

Dạng tôi, trong đó hợp kim được nung tới nhiệt độ của vùng đồng pha

 

 

 

 

141

Tôi không hoàn toàn

Dạng tôi, trong đó hợp kim được nung tới vùng nhiệt độ mà ở đó chúng chưa có tổ chức đồng pha

 

 

 

 

142

Tôi đẳng nhiệt

Dạng tôi trong đó hợp kim sau khi giữ nhiệt được làm nguội trong môi trường có nhiệt độ không đổi, với thời gian đủ để quá trình chuyển biến sẽ xảy ra hoàn toàn trong môi trường làm nguội

 

 

Austemping

Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường nguội mà hợp kim có những tổ chức khác nhau

143

Tôi phân cấp

Dạng tôi trong đó chi tiết sau khi nung được làm nguội trong môi trường thứ nhất có nhiệt độ cố định trong một thời gian đủ để đồng đều nhiệt độ nhưng chưa xảy ra chuyển biến pha, sau đó tiếp tục làm nguội trong môi trường thứ hai

 

 

Martempering

Với thép thì nhiệt độ ở môi trường thứ nhất thướng lớn hơn điểm Md

144

Tôi trong hai môi trường

Dạng tôi trong đó chi tiết sau khi nung được làm nguội trong môi trường thứ nhất có tốc độ nguội lớn, sau đó đưa sang môi trường thứ hai có tốc độ nguội chậm hơn

 

 

 

 

145

Tôi bộ phận

Dạng tôi được tiến hành trên một phần của chi tiết qua nung nóng phần cần tôi cứng đến nhiệt độ tôi, tiếp làm nguội toàn bộ chi tiết (hoặc nung nóng toàn bộ chi tiết sau đó làm nguội riêng phần cần tôi cứng) trong môi trường thích hợp

 

 

 

 

146

Tôi tự ram

Dạng tôi bộ phận, trong đó nhiệt của phần chi tiết không được làm nguội nhanh được dùng để ram phần đã tôi

 

 

 

 

147

Tôi bề mặt

Dạng tôi, trong đó chỉ có lớp bề mặt được tôi cứng

 

 

Surface quenching

Thường dùng thiết bị tôi là tần số; tôi ngọn lửa oxy axêtylen…

148

Tôi cao tần

Dạng tôi dùng dòng điện tần số cao để nung mặt ngoài của chi tiết

 

Tôi tần số, tôi cảm ứng

Induction hardening

 

149

Độ tôi cứng

Khả năng đạt được độ cứng cao của kim loại hay hợp kim sau khi tôi

 

 

 

 

150

Độ thấm tôi

Khả năng tôi sâu của chi tiết được tính theo khoảng cách từ bề mặt chi tiết đến lớp có tổ chức 50% mactenxit

 

 

Hardenability

 

151

Ram

Dạng nhiệt luyện bao gồm nung nóng kim loại hoặc hợp kim đã tôi cứng tới một nhiệt độ xác định (thường dưới 723°C) giữ nhiệt trong thời gian cần thiết, rồi làm nguội ngoài không khí tĩnh, để chi tiết ổn định

 

 

Tempering

 

152

Ram thấp

Dạng ram thực hiện trong phạm vi nhiệt độ 150°C tới 250°C

 

 

 

 

153

Ram trung bình

Dạng ram thực hiện trong phạm vi nhiệt độ 300°C tới 450°C

 

 

 

 

154

Ram cao

Dạng ram thực hiện trong phạm vi nhiệt độ 550°C tới 650°C

 

 

 

 

155

Ram màu

Dạng ram mà nhiệt độ ram được nhận biết qua màu sắc của lớp oxit xuất hiện trên bề mặt chi tiết

 

 

 

Thường áp dụng cho các chi tiết bề mặt nhẵn bóng

155

Dạng nhiệt luyện bao gồm nung nóng kim loại hoặc hợp kim tới một nhiệt độ xác định giữ nhiệt và làm nguội với một tốc độ đủ chậm để đạt tổ chức ổn định

 

 

Annealing

 

157

Ủ hoàn toàn

Dạng ủ trong đó kim loại hoặc hợp kim được nung nóng tới nhiệt độ của vùng đồng pha, giữ nhiệt, sau đó làm nguội đủ chậm

 

 

Full annealing

 

158

Ủ không hoàn toàn

Dạng ủ trong đó kim loại hoặc hợp kim được nung tới nhiệt độ sao cho chuyển biến khi nung xảy ra chưa hoàn toàn

 

 

Commercial annealing

 

159

Ủ khuếch tán

Dạng ủ trong đó kim loại hoặc hợp kim được nung đến nhiệt độ đủ cao, giữ nhiệt lâu, sau làm nguội để nhận được sự phân bố đồng đều của các nguyên tố trong toàn bộ thỏi kim loại (hay hợp kim)

 

 

Hemogerizing

 

160

Ủ thấp

Dạng rỉ, trong đó kim loại hoặc hợp kim được nung nóng tới nhiệt độ chưa có chuyển pha, giữ nhiệt trong một thời gian nhất định, làm nguội đủ chậm với mục đích khử ứng suất

 

Ủ non

Inverse anncaling

 

161

Ủ kết tinh lại

Dạng ủ, trong đó kim loại hoặc hợp kim được nung tới nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại để quá trình kết tinh lại xảy ra

 

 

Recrystallization annealing

 

162

Ủ graphit hóa

Dạng ủ gang trắng thành gang dẻo do cacbon liên kết chuyển thành graphit dạng cụm

 

 

Graphitizing

 

163

Thường hóa

Dạng nhiệt luyện bao gồm nung nóng kim loại hoặc hợp kim tới nhiệt độ xác định giữ nhiệt, sau đó làm nguội trong không khí tĩnh

 

 

Normalizing

 

164

Hóa già

Quá trình thay đổi tổ chức và tính chất của vật liệu theo thời gian khi giữ ở nhiệt độ xác định

 

 

Aging

 

165

Hóa già tự nhiên

Quá trình hóa già tiến hành ở nhiệt độ thường

 

 

Natural aging

 

166

Hóa già nhân tạo

Quá trình hóa già tiến hành ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ thường

 

 

Artificial aging

 

167

Hóa nhiệt luyện

Quá trình nhiệt luyện có kèm theo sự bão hòa bề mặt chi tiết bằng một hay nhiều nguyên tố, làm thay đổi thành phần ở bề mặt, nhằm tăng cơ tính của chi tiết

 

 

 

 

168

Thấm cacbon

Quá trình làm bão hòa cacbon vào lớp bề mặt của chi tiết ít cacbon để tăng độ cứng và độ bền cho chi tiết

 

Tham than tôi cứng

Carburizing

 

169

Thấm cacbon – nitơ

Quá trình bão hòa cùng một lúc cả 2 nguyên tố cacbon và nitơ trên bề mặt của thép

 

Thấm xiamua

Carbonnitriding

 

170

Thấm crôm

Quá trình làm bão hòa crôm vào bề mặt chi tiết để tăng tính chống ăn mòn và tính ổn định nóng cho chi tiết

 

 

Chromizing

 

171

Thấm nhôm

Quá trình làm bão hòa nhôm vào bề mặt chi tiết để tăng tính ổn định nóng cho chi tiết

 

 

Aluminizing

 

172

Thấm nitơ

Quá trình làm bão hòa nitơ vào bề mặt chi tiết để tăng độ cứng, chống mài mòn, tính chống ăn mòn độ bền mỏi của thép hay hợp kim

 

 

Nitriding

 

173

Thấm silic

Quá trình làm bão hòa silic trên bề mặt của thép làm tăng tính chống ăn mòn

 

 

 

 

174

Thoát cacbon

Hiện tượng giảm hàm lượng cacbon ở lớp bề mặt chi tiết trong khi nung nóng

 

 

Decarburization

 

175

Nhuộm đen

Quá trình oxy hóa bề mặt ở nhiệt độ xác định trong các dung dịch thích hợp để tạo ra một màng oxy màu đen sít chặt có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết

 

 

 

 

176

Nhuộm màu

Quá trình oxy hóa bề mặt các kim loại và hợp kim màu trong các dung dịch thích hợp, ở các nhiệt độ thích hợp để tạo ra một màng oxy có màu sắc theo ý muốn có tác dụng bảo vệ và trang trí

 

 

 

 

177

Xử lý hơi

Quá trình oxy hóa bề mặt thép bằng hơi nước quá nhiệt để tạo thành một lớp màng oxy sít chặt bảo vệ, bề mặt chi tiết

 

 

Steaming

 

178

Tôi và ram cao

Dạng nhiệt luyện bao gồm tôi và ram cao

 

Tôi hóa tốt, tôi cải tiến

 

 

179

Quá nung

Hiện tượng kim loại hay hợp kim bị nung quá nhiệt độ xác định, đưa tới có tổ chức hạt thô

 

 

Overheating

 

180

Quá lửa

Hiện tượng kim loại hay hợp kim bị cháy cục bộ do bị nung tới nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ nung xác định của vật liệu

 

 

 

 

181

Đốm trắng

Dạng khuyết tật trong tổ chức cán thép hợp kim dưới dạng những đốm trắng

 

 

Flave

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi