Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 Kim loại và hợp kim - Tên gọi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1658:1987

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1658:1987 Kim loại và hợp kim - Tên gọi
Số hiệu:TCVN1658:1987Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1987Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1658 – 87

KIM LOẠI

VÀ HỢP KIM – TÊN GỌI

Cơ quan biên soạn:

 

Viện Luyện kim đen

Cơ quan đề nghị ban hành:

 

 

Bộ Cơ khí và luyện kim

Cơ quan trình duyệt:

 

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 451/QĐ ngày 9 tháng 9 năm 1987

 

KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

TÊN GỌI

Metals and alloys

Terminology

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1658 – 75.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tiêu chuẩn này xác định tên gọi kim loại và hợp kim dùng cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; sản xuất kinh doanh và các ngành có liên quan đến kim loại và hợp kim.

2. TÊN GỌI

2.1. Tên gọi kim loại và hợp kim được ghi trong bảng theo thứ tự từ trên xuống bắt đầu cho hợp kim trung gian sau đến gang, thép và cuối cùng cho kim loại màu và hợp kim màu.

2.2. Bên cạnh tên gọi chính thức cho phép dùng tên gọi thứ hai (ghi trong ngoặc đơn) khi thật là cần thiết. Tên gọi «không nên dùng» tuy còn sử dụng trong thực tế và trong các tài liệu song không được coi là tên gọi đúng và chuẩn xác.

Tên gọi

Định nghĩa và giải thích

Tên gọi không nên dùng

Tên gọi tương ứng bằng tiếng Anh, Đức

Chú thích

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1. Kim loại

Vật chất có cấu tạo tinh thể với độ xếp chặt cao. Trong cấu tạo nguyên tử số điện tử lớp ngoài cùng tương đối ít và dễ thoát ra khoải sức hút của hạt nhân. Kim loại thường có ánh kim dễ biến dạng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

 

Matal

Matall

 

2. Kim loại đen

Kim loại hoặc hợp kim mà thành phần chủ yếu là sắt

 

Ferrousmetals (Black metals)

Eisen metalle

 

3. Kim loại màu

Kim loại hoặc hợp kim mà thành phần chủ yếu là nguyên tố bất kỳ trừ sắt

 

Non-Ferrous metal

Nichteisen-metal

 

4. Hợp kim

Vật thể mang tính chất kim loại có ít nhất từ 2 nguyên tố trở lên trong đó, nguyên tố chủ yếu là kim loại

 

Alloy

Legierung

Hợp kim đen gồm từ 2 nguyên tố trở lên, trong đó hàm lượng sắt không lớn hơn 50% trừ hợp kim chính xác cá biệt có hàm lượng sắt lớn hơn 50%

5. Hợp kim trung gian

Hợp kim dùng cho các quá trình luyện kim tiếp theo để chế tạo ra các sản phẩm hợp kim cần thiết

 

Intermediate Alloy

Unschmetzslegierung

 

6. Ferro hợp kim

Hợp kim trung gia của sắt với silic, mangan, crôm, vonfram hoặc các nguyên tố hợp kim khác để tăng tính chất tốt của thép trong quá trình luyện

 

Ferroslloy

FerreoIegierung

Hàm lượng của sắt và nguyên tố hợp kim phải đạt được các giới hạn xác định (thông thường nguyên tố hợp kim lớn hơn 10%)

7. Gang

Hợp kim sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cac-bon từ 2% trở lên

 

Cast Iron

Gusseisen

Lượng cacbon trong gang vượt quá giới hạn hòa tan trong Auxtenit

8. Gang hợp kim

Gang có chứa các thành phần hợp kim

 

Alloyed Cart Iron

Legiertes Gusseisen

Gang hợp kim thấp là gang có các thành phần hợp kim với tổng hàm lượng nhỏ hơn 2,5%. Gang hợp kim trung bình là gang có các thành phần hợp kim với tổng hàm lượng từ 2,5 đến 10%. Gang hợp kim cao là gang có thành phần hợp kim với tổng hàm lượng từ 10% trở lên.

9. Gang không hợp kim

Gang không chứa các thành phần hợp kim

 

Unalloyed Cast Iron

Unlegirtes Gubeisen

 

10. Gang kính

Gang có chứa mangan từ 10 đến 25%

 

Spiegel Iron

Spelgeleisen

Gang có mặt gãy óng ánh

11. Gang xám

Gang có cabon ở dạng grafit hình tấm

 

Gray Cast Iron

Grauguss

Mặt gãy của gang có màu xám

12. Gang trắng

Gang có tất cả cacbon ở dạng xementit

 

White Cast Iron Weisses Gubeisen

Mặt gãy của gang có màu sáng

13. Gang hoa râm

Gang có tổ chức trung gian giữa gang xám và gang trắng (vừa chứa xemenit cùng tinh, vừa chứa grafit)

 

Mixed cast Ison

Halbiertes – Gubeisen

 

14. Gang grafit cầu

Gang có cacbon ở dạng grafit hình cầu

 

Spherical graphit Cast Iron

Graphitglobulie-teng-ubeisen

 

15. Gang dẻo

Gang có cacbon ở dạng graphit hình cụm

Gang rèn

Malleable Cast Iron

Temperguss

Gang có hàm lượng cacbon và silic xác định, ở trạng thái đúc là gang trắng sau đó được ủ để cacbon thoát ra dưới dạng grafit hình cụm Do đó gang có tính dẻo

16. Gang đúc

Gang để đúc các chi tiết máy và các sản phẩm định hình khác

 

Casting Iron

Gubeiren

 

17. Gang luyện thép

Gang làm nguyên liệu để luyện thép

 

Pig Iron for Steel Making

Stall Gupeisen

 

18. Gang Mactanh

Gang dùng làm nguyên liệu luyện thép cho lò Mactanh

 

Mactin Pig Iron

Martin Gubeisen

 

19. Gang Betxme

Gang dùng làm nguyên liệu luyện thép cho lò Betxme

 

Bessemer Pig Iron

Besssemer Gubeisen

Gang có hàm lượng silic cao khoảng 2%, mangan tương đối cao, lưu huỳnh và photpho rất thấp

20. Gang Tômat

Gang dùng làm nguyên liệu luyện thép cho lò Tomat

 

Basic Beasemer Pig Iron

Thomasr Gubeisen

Gang có hàm lượng photpho cao 1,6 – 2%, silic và lưu huỳnh thấp

21. Thép

Hợp kim sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cac-bon thường nhỏ hơn 2%

 

Steel

Stahl

 

22. Thép cac-bon

Thép không chứa nguyên tố hợp kim

 

Cacbon steel

Kohlenstoffstahl

Theo hàm lượng cacbon, thép cacbon được chia ra

Thép cacbon thấp (cacbon nhỏ hơn 0,25%)

Thép cacbon trung bình (cacbon từ 0,25 đến 0,6%)

Thép cacbon cao (cacbon từ 0,6% trở lên)

23. Thép hợp kim

Thép có chứa nguyên tố hợp kim

 

Alloyed steel

Legierte stahle

Theo hàm lượng của nguyên tố hợp kim thép được chia ra:

Thép hợp kim thấp- thép hợp kim có chứa các nguyên tố hợp kim tổng hàm lượng dưới 2,5%

Thép hợp kim trung bình – thép hợp kim có chứa các nguyên tố hợp kim, tổng hàm lượng từ 2,5 đến 10%.

Thép hợp kim cao – thép hợp kim có chứa các nguyên tố hợp kim với tổng hàm lượng lớn hơn 10%

24. Thép kết cấu

Thép dùng để chế tạo các cấu kiện cho xây dựng nhà cửa cầu cống và các máy móc khác

 

Structural steel

Konstrutionsstahl

Cả hai loại thép kết cấu là thép kết cấu hợp kim và thép kết cấu cacbon

25. Thép dụng cụ

Thép dùng để chế tạo các loại dụng cụ cắt gọt, rèn dập, làm trục cán và các dụng cụ khác cũng như các chi tiết có độ cứng cao và tính chống mài mòn

Thép công cụ

Tool Steel

Werkzeugstahl

Thông thường thép cacbon dụng cụ có cacbon đến 2%. Thép hợp kim dụng cụ có chứa thành phần hợp kim của crôm, vonfram, molip đen, vanađi v.v….

26. Thép giỏ

Thép dụng cụ hợp kim có độ cứng và độ cứng nóng cao, thường được dùng để chế tạo các loại dụng cụ cắt kim loại với tốc độ nhanh

Thép cao tốc

High-Speed Steels

Schnellarbeitstahl

 

27. Thép ổ lăn

Thép có độ sạch, độ bền, độ cứng cao. Tính ổn định kích thước cao và có độ thấm tôi lớn dùng để chế tạo các loại ổ lăn

Thép vòng bi

Ball bearing steel

Kugellagerstahl

 

28. Thép dễ cắt

Thép thường có chứa một số nguyên tố để làm cho phoi thép dễ gãy khi gia công trên các máy tự động để chế tạo ốc vít các loại …

Thép tự động

Automatic steel

Automatenstahl

Thường có phot pho và lưu huỳnh tương đối cao

29. Thép hàn

Thép có tính hàn tốt được sử dụng để hàn và đắp

 

Wrought steel

Schweipstahl

 

30. Thép và hợp kim đàn hồi

Thép và hợp kim có tính đàn hồi cao thường dùng để chế tạo các chi tiết đàn hồi như lò xo, nhíp

Thép lò xo

Springs Steel

Federstahl

 

31. Thép và hợp kim chống ăn mòn (thép không rỉ)

Thép và hợp kim ít bị ăn mòn trong môi trường không khí, đất kiềm, axit, muối và nước biển

Thép và hợp kim chịu ăn mòn

Stainless Steel and Alloy

Rosfreistahl

 

32. Thép và hợp kim chịu nóng

Thép và hợp kim ít bị phá hoại bề mặt trong môi trường khi ở nhiệt độ cao, làm việc ở trạng thái không có tải trọng hoặc tải trọng bé

 

Stell Zunderbestandige

Stahl

 

33. Thép và hợp kim bền nóng

Thép và hợp kim có tính chịu nóng ít bị phá hoại bề mặt trong môi trường có nhiệt độ cao, làm việc ở trạng thái có tải trọng trong một thời gian nhất định

 

Heat – resistant

Steel and Alloy

Hitzebestandige

Stahleund Legierungen

 

34. Thép sôi

Thép chưa được khử ôxy triệt để trước khi rót

 

Non reassuring Steel

uberuhigte Stabl

Trong quá trình kết tinh của thép lỏng quá trình tự khử oxy xảy ra trong khuôn. Kết quả là khí CO2 bay lên làm cho thép lỏng chuyển động trong khuôn giống như hiện tượng «sôi»

35. Thép lặng

Thép đã được khử ôxy triệt để trước khi rót

 

Reassuring Steel

Beruhigle stahl

Thép lỏng trong khuôn không có hiện tượng «sôi»

36. Thép nửa lặng

Thép có mức độ khử oxy giữa thép sôi và thép lặng

Thép bán lặng

Halb – reassuring Steel

Halbberuhigte Stahl

 

37. La tông (đồng thau)

Hợp kim của đồng với kẽm. Trong đó kẽm là thành phần hợp kim chủ yếu

Đồng vàng, Đồng xanh, Hoàng đồng

Brass

Mesting

 

38. Brông

Hợp kim của đồng với các nguyên tố khác trừ latông

Đồng đen

Đồng đỏ

Bronge

Bronze

 

39. Duara

Hợp kim nhôm có các nguyên tố hợp kim hóa khác chủ yếu là đồng và manhê

 

Duraluminium

Duraluminium

 

40. Hợp kim silumin

Hợp kim nhôm đúc mà nguyên tố hợp kim hóa chủ yếu là silic

 

Silumin

Silumin

Ngoài silumin (Al, Si) ra còn có nhiều hợp kim nhôm đúc khác như Al-Si-Mg; Al-Si-Mg-Mn; Al-Si-Cu-Mn-Mg

41. Hợp kim chống mài mòn

Hợp kim màu trên cơ sở của đồng, nhôm, thiếc, chì với các nguyên tố khác có khả năng chống mài mòn cao, dùng làm ổ trượt

Hợp kim chịu mài mòn

Antifriction Alloy

Antifriktions metall

 

42. Babit

Hợp kim chống mài mòn trên cơ sở chì hoặc thiếc

 

Babit

Babbit

Dùng làm các ổ trượt

 

PHỤ LỤC

Nguyên tắc đọc tên các hợp kim được hợp kim hóa bằng nhiều nguyên tố. Đối với hợp kim (đen hay màu) được hợp kim hóa bằng nhiều nguyên tố thì nguyên tắc gọi tên như sau:

- Đọc đầy đủ, theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải ký hiệu hợp kim, trong đó tên gọi các nguyên tố đầy đủ.

- Đọc ngắn gọn theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải của một ký hiệu hợp kim, những tên gọi các nguyên tố hợp kim thì dùng âm dầu của tên gọi đầy đủ của các nguyên tố hợp kim đó ví dụ như Ni (niken), Si (của silic); Mo (của molipđen); Va (của vanadi)….

Trong cả hai trường hợp nếu gặp nguyên tố có tên gọi bằng tiếng Việt thì gọi nguyên cả tên Việt.

(xem ví dụ cách gọi trong bảng cho một số mác mép và hợp kim)

Ký hiệu hợp kim

Cách gọi đầy đủ

Cách gọi ngắn gọn

25 CrNiW

Thép 25 crôm-niken-vonfram

Thép 25Crô-Ni-Vô

10 Cr 18Ni 12Mo2Ti

Thép 10c rông 18-Niken 12-Mo-lipđen2-Titan

Thép 10Crô18-Ni12-Ti

8 Cr 2 OMn 10 Ni4

Thép 8 Crôm20-Mangan10-Niken4

Thép 8Crô20-Man10-Ni4

OL100Cr2MnSi

Thép ổ lăn 100Crôm2-Man-gan-silic

Thép ổ lăn 100Crô2-Man-si

Ti4Al5Mo3V1

Hợp kim titan4-nhôm 5-Mo-lip đen3-vanađi1

Hợp kim Ti4-Nhôm5-Mô3-Va1

Chú thích: Khi trong ký hiệu của thép hay hợp kim được hợp kim hóa bằng nhiều nguyên tố trong đó các nguyên tố có âm đầu giống nhau như Niobi, Niken… thì trong cách đọc ngắn gọn cho phép dùng cả âm đầu và âm kế theo để tránh nhầm lẫn như Nio (niobi) với Ni (Niken)

 

MỤC LỤC TÊN GỌI KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

Tên gọi

Số thuật ngữ

B

 

Babit

42

Brông

38

Đ

 

Đuara

39

F

 

Ferrô hợp kim

6

G

 

Gang

7

Gang hợp kim

8

Gang không hợp kim

9

Gang kính

10

Gang xám

11

Gang trắng

12

Gang hoa râm

13

Gang graphit cầu

14

Gang dẻo

15

Gang đúc

16

Gang luyện thép

17

Gang Mactanh

18

Gang betxme

19

Gang Tômat

20

H

 

Hợp kim

4

Hợp kim trung gian

5

Hợp kim silumin

40

Hợp kim chống ăn mòn

41

K

 

Kim loại

1

Kim loại đen

2

Kim loại màu

3

L

 

La tông

37

T

 

Thép

21

Thép cacbon

22

Thép hợp kim

23

Thép kết cấu

24

Thép dụng cụ

25

Thép gió

26

Thép ổ lăn

27

Thép dễ cắt

28

Thép hàn

29

Thép và hợp kim đàn hồi

30

Thép và hợp kim chống ăn mòn (thép không rỉ)

31

Thép và hợp kim chịu nóng

32

Thép và hợp kim bền nóng

33

Thép sỏi

34

Thép lặng

35

Thép nửa lặng

36

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi