Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 Cao su-Phương pháp xác định độ cứng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1595:1988 Cao su-Phương pháp xác định độ cứng
Số hiệu:TCVN 1595:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1988Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1595 - 88

CAO SU - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG So (Shore) A

Rubber - Method for determination of shore A hardness

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1595-74, quy định phương pháp xác định độ cứng của cao su từ 0 đến 100 đơn vị So A.

1. MẪU THỬ

1.1. Mẫu thử là hình khối chữ nhật. Kích thước của mẫu phải cho phép đo ở 3 điểm. Khoảng cách giữa các điểm đo không nhỏ hơn 3 mm và từ điểm đo tới cạnh của mẫu không nhỏ ơn 13 mm.

1.2. Chiều dày mẫu thử: 6 ± 0,3 mm

Khi độ dày không đạt quy định, cho phép chồng từ 2 đến 3 lớp để đo, chiều dày lớp trên cùng không nhỏ hơn 2 mm.

1.3. Tiến hành thử trên một mẫu.

2. DỤNG CỤ THỬ

2.1. Đồng hồ đo độ cứng gồm những phần cơ bản sau đây:

Kim ép bằng thép tôi có đầu hình nón cụt (như hình vẽ). Lò xo để đặt lực vào kim ép.

Thang chia độ từ 0 đến 100, trong đó 0 tương ứng với độ lún sâu của kim ép là lớn nhất (2,54 cm) và 100 tương ứng với độ lún sâu của kim ép là nhỏ nhất. Khoảng cách giữa hai vạch chia độ không nhỏ hơn 1 mm. Giá trị giữa hai vạch chia độ tương ứng với một đơn vị đo.

2.2. Đồng hồ đo phải có mối tương quan giữa độ cứng So A và tải trọng tác dụng lên kim ép như quy định trong bảng sau:

Độ cứng So

Tải trọng, N

Độ cứng So

Tải trọng, N

0

0,55

± 0,8

60

5,06

± 0,08

10

1,30

70

5,81

20

2,05

80

6,96

30

2,80

90

7,31

40

3,56

100

8,06

50

4,31

 

 

2.3. Bề mặt tỳ của đồng hồ đo không nhỏ hơn 100 mm2.

2.4. Tiến hành điều chỉnh đồng hồ đo. Khi ấn kim ép của đồng hồ lên một tấm thủy tinh phẳng, kim ép phải chỉ ở 100 ± 1 độ.

3. TIẾN HÀNH THỬ

3.1. Thời gian giữa lưu hóa và thí nghiệm phải theo quy định của TCVN 1592 - 87.

3.2. Lực tác dụng lên mẫu của kim ép trong đồng hồ đo độ cứng phải là 9,81 N.

3.3. Lau sạch bề mặt mẫu, đặt mẫu lên giá đỡ mẫu của đồng hồ đo. Nếu không có giá đỡ mẫu đặt lên một tấm kính phẳng hoặc kim loại phẳng. Dùng tay ấn cần nâng mẫu lên và ép chặt vào kim ép của đồng hồ đo (nếu không có giá đỡ mẫu, ép chặt kim ép của đồng hồ vào mẫu). Chỉ số đo độ cứng được đọc trên thang chia độ sau 3 giây kể từ lúc tác dụng lên mẫu. Đối với những mẫu sau 3 giây vẫn thấy kim ép tiếp tục ấn sâu vào mẫu, chỉ số đo độ cứng được xác định sau 15 giây.

3.4. Mỗi mẫu đo 3 lần ở 3 vị trí khác nhau.

4. TÍNH KẾT QUẢ

4.1. Xử lý kết quả theo TCVN 1592-87.

4.2. Các kết quả thử sau không thể so sánh với nhau được:

Từ mẫu có chiều dày khác khau;

Từ mẫu gồm nhiều lớp khác nhau;

Từ mẫu và từ thành phẩm.

Kết quả của các trị số đọc sau 3 giây và sau 15 giây.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi