Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1585:1985 Xích kéo tháo được

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1585:1985

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1585:1985 Xích kéo tháo được
Số hiệu:TCVN 1585:1985Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1985Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1585 : 1985

XÍCH KÉO THÁO ĐƯỢC

Detschable pulling chaing

Lời nói đầu

TCVN 1585 : 1985 hoàn toàn phù hợp với ST SEV 535 : 1977. TCVN 1585 : 1985 thay thế cho TCVN 1585 : 1974.

TCVN 1585 : 1985 do Viện Nghiên cứu máy - Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng trình duyệt, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

XÍCH KÉO THÁO ĐƯỢC

Detschable pulling chaing

Tiêu chuẩn này áp dụng cho xích kéo tháo được, sử dụng trong băng tải, các máy và cơ cấu nâng chuyển khác.

1 Kiểu, thông số và kích thước cơ bản

1.1 Xích kéo tháo được phải chế tạo theo hai kiểu: P1 - có chốt quay được;

P2 – có chốt cố định.

1.2 Thông số và kích thước cơ bản của xích kiểu P1 và P2 phải phù hợp với chỉ dẫn trên Hình và trong Bảng.

Kiểu P1

Kiểu P2

Hình 1

Hình 2

Quy định theo thoả thuận với khách hàng

CHÚ THÍCH: Hình vẽ không quy định kết cấu của xích

Tên gọi các thông số và kích thước

Ký hiệu

Các mức

Bước mắt xích tính toán

t

63

80

100

125

160

200

250

Bước ăn khớp

Danh nghĩa

T

126

160

200

250

320

400

500

Sai lệch giới hạn

∆T

± 2,0

± 2,5

± 3,0

Chiều rộng mắt xích không nhỏ hơn

B

18

30

42

32

37

46

40

59

66

80

Khoảng cách giữa các mắt xích ngoài không nhỏ hơn

B1

15

21

32

27

27

34

34

42

52

63

Chiều dài cửa chốt, không lớn hơn

L

35

48

73

56

60

73

73

92

107

127

Tải trọng KN

không nhỏ hơn

Thử

D

38

60

174

96

132

150

174

240

360

600

Phá huỷ

Q

63

100

290

160

220

250

290

400

630

1000

độ dãn dài tổng cộng %

Ở tải trọng thử không lớn hơn

dp

1,8

Khi đứt,không nhỏ hơn

dQ

4,5

Khối lượng một mét xích kg,không nhỏ hơn

-

1,4

3,2

7

3,8

5,2

7,4

5,7

9,1

16,5

24,0

CHÚ THÍCH: Mức tải trọng và độ dãn dài không áp dụng cho xích kiểu P2 ,chế tạo bằng phương pháp đúc.

1.3 Các kích thước ghép nối của xích kiểu P2 được giới thiệu trong Phụ lục tham khảo.

Ví dụ ký hiệu quy ước kéo tháo được kiểu P1 có bước mắt xích 80 mm và tải trọng phá huỷ 106 kN; Xích kiểu P1 – 80 – 106 TCVN 1585 : 1985

Tương tự kiểu P2:

Xích P2 – 80 – 106 TCVN 1585 : 1985

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Xích phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn và theo bản vẽ chế tạo đã được duyệt theo thủ tục quy định.

2.2 Xích phải được chế tạo thành từng đoạn, chiều dài L của mỗi đoạn được quy định theo thoả thuận với khách hàng.

2.3 Trên bề mặt các chi tiết của xích không được có vết nứt, vết kẹp, vết rạn, phân lớp, vẩy sắt và vết cháy kim loại.

2.4 Trong xích P2 mắt xích ngoài phải có gờ chống xoay cho chốt ở vị trí làm việc của xích.

2.5 Đối với mỗi đoạn xích dùng cho băng tải nào sau khi lắp ráp phải đặt một tải trọng công nghệ bằng tải trọng thử chỉ dẫn trong Bảng.

2.6 Sau khi đặt tải công nghệ phải có sự xem xét bên ngoài của xích. Các chi tiết có khuyết tật của xích phải được thay thế, sau đó lại thử xích bằng tải trọng công nghệ.

2.7 Xích hoàn chỉnh phải có độ linh động ở tất cả các mối nối bản lề.

3 Quy tắc nghiệm thu

3.1 để kiểm tra xích theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, cơ sở chế tạo phải tiến hành thử nghiệm thu và thử điển hình.

3.2 Xích phải được phân thành lô để thử. Lô phải bao gồm xích có cùng kiểu kích thước, chế tạo cùng một ca làm việc. Số lượng xích trong lô không được vượt quá một chiều dài tổng cộng bằng 1000 m.

3.3 Từ mỗi lô dùng để thử nghiệm thu phải chọn một mẫu có chiều dài 5t, còn thử điển hình thì chọn 20 mẫu.

3.4 Thử nghiệm thu và thử điển hình của xích theo yêu cầu của 1.2.

3.5 Thử điển hình phải tiến hành khi thay đổi kết cấu, vật liệu hay quá trình công nghệ.

3.6 Theo yêu cầu của khách hàng cơ sở chế tạo phải lập biên bản thử điển hình.

3.7 Khách hàng tiến hành kiểm tra lại xích theo yêu cầu của 3.2 đến 3.4 và 4.1, 4.2 của tiêu chuẩn này.

3.8 Trong trường hợp kết quả thử về kích thước, về tải trọng thử hoặc tải trọng phá huỷ không đạt yêu cầu thì tiến hành thử lại với số lượng mẫu gấp đôi. Kết quả thử lại là quyết định cuối cùng cho việc nhận hay loại lô.

4 Phương pháp thử

4.1 Xem xét mặt ngoài bằng mắt thường theo yêu cầu của 2.5 và tiến hành ở tất cả các xích.

4.2 Kiểm tra độ linh động ở mối nối bản lề tiến hành bằng quay tay mắt xích và chốt.

4.3 Kiểm tra bước ăn khớp phải tiến hành bằng dụng cụ đo bảo đảm sai số không lớn hơn 0,1 mm, ở tải trọng bằng 0,01 tải trọng phá huỷ. Các kích thước còn lại của mẫu thử ở trạng thái không tải.

4.4 Khi thử mẫu bằng tải trọng thử và thử phá huỷ phải xác định độ dãn dài tổng cộng ở tải trọng thử; tải trọng phá huỷ và độ dãn dài tổng cộng khi đứt phải phù hợp với chỉ dẫn trong Bảng.

Khi thử mẫu phải được kéo sơ bộ với tải trọng bằng một nửa tải trọng thử sau đó giảm dần đến khi bằng 0,01 tải trọng phá huỷ. Lấy chiều dài của mẫu ở trạng thái này làm mốc. Sau đó mẫu được kéo bằng tải trọng thử và xác định độ dãn dài tổng cộng ở tải trọng thử. Tiếp theo kéo cho đến khi đứt xích và xác định giá trị tải trọng phá huỷ cũng như độ dãn dài tổng cộng khi đứt.

5 Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

5.1 Trên mỗi mắt xích ngoài phải đóng nhãn ghi nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở chế tạo.

5.2 Xích phải được vận chuyển từng đoạn một.

5.3 Khi vận chuyển xích không phải bao gói. Theo yêu cầu của khách hàng xích có thể được bao gói trong thùng gỗ có lót giấy chống ẩm hoặc các vật liệu chống thấm.

5.4 Mỗi lô xích được giao phải kèm theo tài liệu ghi:

1) nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở chế tạo;

2) ký hiệu quy ước của xích;

3) số lượng hoặc khối lượng xích trong lô;

4) dấu kiểm tra kỹ thuật chứng nhận chất lượng của xích;

5) ngày xuất xưởng.

5.5 Trước khi bao gói, xích phải được chống gỉ trong thời gian 6 tháng. Khi có sự thoả thuận của khách hàng cho phép không cần bảo quản trước khi bao gói.

5.6 Xích được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện tránh được mưa, sự xâm nhập của chất ăn mòn.

Phụ lục

(tham khảo)

Kích thước kiểu P2

Hình 3

Chú dẫn:

1. mắt trong;

2. mắt ngoài;

3. chốt

Kích thước tính bằng milimét

Tên gọi kích thước

Ký hiệu

Ký hiệu xích kiểu P2

63-63

80-100

80-290

100-160

100-229

125-250

160-290

160-400

200-630

250-1000

Chiều rộng rãnh mắt xích, không nhỏ hơn

B

9

13

19

15

17

18

19

26

28

36

Chiều dày mắt trong ở phần giữa không lớn hơn

S

7

13

20

16

18

20

20

24

26

31

Chiều cao đầu mắt không lớn hơn

K

9

16

21

17

21

26

21

33

35

45

Góc quay của mắt xích trong mặt phẳng qua trục của khớp bản lề, độ, không nhỏ hơn

ψ 3 và 10*

* Kích thước áp dụng cho xích dùng trong băng tải làm đường

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi