Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13330:2021 Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13330:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13330:2021 Công trình cảng biển - Yêu cầu bảo trì
Số hiệu:TCVN 13330:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:25/06/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13330:2021

CÔNG TRÌNH CẢNG BIỂN - YÊU CẦU BẢO TRÌ

Marine Port Facilities - Maintenance Requirements

Lời nói đầu

TCVN 13330:2021 được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo “Hướng dẫn kỹ thuật bảo trì cho công trình cảng” do Viện phát triển ven bờ Nhật Bản xuất bản (Technical manual of Maintenance and repair for Port and Harbor Facilities - CDIT 2007).

TCVN 13330:2021 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận ti biên soạn, Bộ Giao thông Vận ti đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH CẢNG BIN - YÊU CU BẢO TRÌ

Marine Port Facilities - Maintenance Requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chính về bảo trì cho công trình cảng biển xây dựng mới và công trình hiện có nhằm đảm bảo, duy trì sự làm việc bình thường an toàn của công trình theo quy định của thiết kế.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- Luồng tàu và bể cảng;

- Công trình bảo vệ như đê chắn sóng, tường biển và kè bờ;

- Công trình bến và một số loại công trình hàng hải khác (khi phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho bến phao, phao neo và các phương tiện nổi khác.

Tiêu chuẩn này không thay thế quy trình bảo trì riêng cho từng công trình mà chỉ áp dụng để hướng dẫn lập quy trình bảo trì cho từng công trình.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các tài liệu viện dẫn dưới đây. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 15: Xác định hàm lượng clorua;

TCVN 9334:2012, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nảy,

TCVN 9346:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển;

TCVN 9348:2012, Bê tông cốt thép - Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn - Phương pháp đo điện thế;

TCVN 9356:2012, Kết cấu bê tông cốt thép - Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông;

TCVN 9357:2012, Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Đánh giá chất lượng bê tông bê tông bằng vận tốc xung siêu âm;

TCVN 9360:2012, Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học;

TCVN 9399:2012, Nhà và công trình xây dựng - Xác định dịch chuyển ngang bằng phương pháp trắc địa;

TCVN 10336:2015, Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực Hàng hải - yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 11197:2015, Cọc thép - Phương pháp chống ăn mòn-Yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn.

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bảo trì công trình cng biển (Maintenance of marine port facilities)

Tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

3.2

Quy trình bảo trì công trình cảng biển (Marine port facilitiesmaintenance procedures)

Tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bo trì công trình cảng biển.

3.3

Kiểm tra công trình cảng biển (Inspection of marine port facilities)

Xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình cảng biển nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

3.4

Quan trắc công trình cảng biển (Monitoring of marine port facilities)

Hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình cảng biển và môi trường xung quanh theo thời gian.

3.5

Kiểm định chất lượng công trình cảng biển (Inspection and evaluation of marine port facilities)

Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của công trình hoặc một bộ phận công trình thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với tính toán, phân tích.

3.6

Bảo dưỡng công trình cảng biển (Routine maintenance of marine port facilities)

Các thao tác kỹ thuật được tiến hành nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ trên công trình cảng. Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ thành các hư hỏng lớn. Các công việc này được tiến hành thường xuyên liên tục, hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn bộ công trình cảng để đảm bảo khai thác được an toàn.

3.7

Sửa chữa công trình cảng biển (Repair of marine port facilities)

Việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm bảo đảm sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.

3.8

Thời gian sử dụng theo thiết kế của công trình (Tuổi thọ thiết kế) (Design service life)

Khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, bảo đảm yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

3.9

Thời gian sử dụng thực tế của công trình (Tuổi thọ thực tế) (Service life)

Khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, bảo đảm các yêu cầu về an toàn và tính năng công trình theo yêu cầu của thiết kế.

3.10

Quản lý vòng đời (Life cycle management)

Các phương pháp được sử dụng để quản lý công trình trong các giai đoạn từ lập dự án đến hết thời hạn sử dụng công trình (bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo trì) nhằm đạt được chức năng, chất lượng và hiệu quả về chi phí cho toàn bộ thời gian khai thác công trình.

3.11

Chi phí vòng đời (Life cycle cost)

Tổng của chi phí của từng giai đoạn trong vòng đời của công trình đó, bao gồm chi phí về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, thay thế và phá dỡ công trình.

3.12

Chuỗi biến dạng (Deformation chain)

Quá trình phát triển biến dạng và các nguyên nhân gây ra biến dạng xảy ra đối với công trình cảng biển.

3.13

Giới hạn bảo trì (Maintenance limit)

Giới hạn bảo trì sớm khi tính năng công trình chưa tới giới hạn yêu cầu tính năng. Giới hạn bảo trì thường được đặt ra ngay từ bước thiết kế để đảm bảo kết cấu luôn được bảo trì sớm nhất có thể.

3.14

Giới hạn yêu cầu tính năng (Performance requirements limit)

Trạng thái của công trình mà sự suy giảm tính năng hay biến dạng bắt đầu làm cho công trình không đáp ứng được các yêu cầu tính năng của thiết kế.

3.15

Chương trình bảo trì (Maintenance strategy)

Bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được hoạch định và các biện pháp, cách thức thực hiện cũng như phương pháp kiểm soát để đạt được mục đích.

3.16

Tường biển (Seawall)

Công trình bảo vệ bờ biển có kết cấu tường đứng. Mục đích của tường biển là để bảo vệ các khu vực bờ biển khỏi tác động của thủy triều, sóng biển hoặc sóng thần.

4  Nguyên tắc chung về bảo trì công trình cảng biển

4.1  Quy định chung

Các công trình cảng biển phải bảo đảm sử dụng được trong thời gian dài mà vẫn duy trì đúng tính năng của chúng. Do đó, cần phải xem xét thiết kế phương án bảo trì cho từng loại kết cấu ngay trong bước thiết kế và lập quy trình bảo trì cũng như tiến hành bảo trì ngay từ khi bắt đầu sử dụng.

Các công trình cảng biển thường có xu hướng bsuy giảm tính năng do phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và do sự suy giảm tính năng vật liệu, hư hỏng các bộ phận, lún nền móng, xói lở và bồi lắng xung quanh công trình trong quá trình khai thác. Do đó, các công trình cần phải được bảo trì theo hệ thống quản lý vòng đời như trình bày ở Điều 4.2 dưới đây và phù hợp để liên tục đáp ứng các yêu cầu về tính năng trong thời gian khai thác sử dụng. Phải thiết lập quy trình bảo trì ngay từ khi thiết kế.

Quy trình bảo trì được lập dựa trên việc xem xét các yếu tố sau:

a) Điều kiện tự nhiên;

b) Kế hoạch sử dụng công trình;

c) Tầm quan trọng và khả năng thay thế;

d) Tuổi thọ thiết kế;

e) Đặc điểm kết cấu và thành phần vật liệu của công trình;

f) Mức độ khó kiểm tra và khảo sát/Biện pháp sửa chữa khắc phục.

4.2  Bảo trì công trình cảng biển trên cơ sở quản lý vòng đời (LCM)

4.2.1.  Quy định chung

Bảo trì hợp lý và hiệu quả các công trình cảng biển cần tuân theo các trình tự bảo trì dựa trên khái niệm quản lý vòng đời (LCM) như trong Hình 1. Cụ thể, trình tự bảo trì bao gồm:

a) Lập quy trình bảo trì cho công trình tham khảo Phụ lục E;

b) Kiểm tra tình trạng hiện tại của công trình;

c) Đánh giá toàn diện công trình dựa trên kết quả kiểm tra;

d) Dự báo thời gian sử dụng còn lại của công trình;

e) Thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết dựa trên kết quả đánh giá toàn diện.

Đánh giá chính xác và dự báo về sự suy giảm tính năng trong tương lai của kết cấu hoặc hạng mục công trình dựa trên kết quả kiểm tra của các lần kiểm định là rất cần thiết cho công tác bảo trì.

Cần liên tục cập nhật các kỹ thuật kiểm tra mới để đánh giá một cách chính xác các hư hỏng hoặc biến dạng để dự báo tiến trình suy giảm tính năng cho mọi loại kết cấu và hạng mục công trình.

Hình 1 - Trình tự bảo trì dựa trên quản lý vòng đời

4.2.2.  Kiểm định công trình cảng biển

Để phát hiện các biến dạng xảy ra đối với công trình cảng biển một cách hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện kiểm định có hệ thống và phù hợp dựa trên khái niệm chuỗi biến dạng. Nội dung chi tiết chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì được trình bày trong Điều 5.

Kiểm định có thể được chia thành năm loại từ 1) đến 5) bao gồm các loại hình kiểm định như sau:

a) Kiểm định ban đầu:

Kiểm định ban đầu được thực hiện sau khi hoàn thành công trình xây dựng mới hoặc sau khi sửa chữa lớn công trình hoặc ở đầu giai đoạn bảo trì để xác định điều kiện bảo trì ban đầu và làm cơ sở dữ liệu cho công tác bảo trì tiếp theo. Nội dung và khối lượng kiểm định ban đầu bao gồm bằng quan sát trực quan và phép đo đơn giản cho các thành phần kết cấu bên trên mực nước biển kết hợp xem xét hồ sơ hoàn công và hồ sơ thiết kế để phát hiện kịp thời những sai sót ban đầu và khắc phục ngay trước khi đưa công trình vào sử dụng.

b) Kiểm định thường xuyên:

Kiểm định thường xuyên tương đương với các cuộc tuần tra hàng ngày, được thực hiện bởi người quản lý công trình hoặc người sử dụng. Tùy thuộc vào loại công trình, việc kiểm định thường xuyên có thể được thực hiện một lần/một ngày hoặc một lần/tuần cho các hạng mục như bề mặt của các công trình cảng hoặc các hạng mục phụ trợ hoặc lâu hơn đối các vấn đề hư hỏng, suy giảm tính năng của kết cấu chính, tùy vào tính chất của các hạng mục của công trình. Nội dung và khối lượng của kiểm định thường xuyên chủ yếu được thực hiện thông qua quan sát bằng mắt và phép đo đơn giản cho các thành phần kết cấu bên trên mực nước biển. Chi tiết nội dung và phương pháp kiểm định thường xuyên xem trong Phụ lục B.

c) Kiểm định định kỳ:

Kiểm định định kỳ nhằm mục đích kiểm tra sự tồn tại và mức độ biến dạng được thực hiện theo chu kỳ để theo dõi tính năng của các kết cấu. Kiểm định định kỳ được tiến hành bằng quan sát trực quan và phép đo đơn giản cho các thành phần kết cấu bên trên mực nước biển và các phương pháp sử dụng thiết bị chuyên dụng cho các bộ phận kết cấu khó kiểm tra (như sử dụng thợ lặn cho quan sát trực quan các bộ phận kết cấu dưới mực nước và các thí nghiệm bằng thiết bị chuyên dụng...). Nội dung và khối lượng của kiểm định định kỳ được lập như trong Điều 6 và Phụ lục A và phải được phê duyệt trong quy trình bảo trì.

d) Kiểm định bt thường:

Kiểm định bất thường nhằm mục đích kiểm tra sự tồn tại và mức độ biến dạng bất kỳ ở giai đoạn sớm nhất có thể ngay sau một tình huống bất thường như động đất, bão, tàu đâm va, hỏa hoạn, sóng thần, hoặc một vấn đề bất thường được phát hiện khi kiểm định thường xuyên hay một sự kiện tương tự. Nội dung kiểm định bất thường được thực hiện chủ yếu tập trung vào các hạng mục bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân bất thường gây ra. Nội dung và khối lượng kiểm định bất thường được lập dựa trên nội dung kiểm định định kỳ. Nếu vấn đề bất thường xảy ra là nghiêm trọng và phức tạp thì cần tiến hành kiểm định chi tiết để tiến hành sửa chữa khắc phục.

e) Kiểm định chi tiết:

Kiểm định chi tiết nhằm phục vụ công tác thiết kế sửa chữa sau khi một bất thường đặc biệt đã được xác định trong kiểm định trước hoặc khi đánh giá khả năng tiếp tục khai thác khi công trình hết tuổi thọ thiết kế. Nội dung, khối lượng kiểm định chi tiết cần được lập dựa trên nội dung kiểm định định kỳ và tập trung vào các nội dung cần thiết để tiến hành thiết kế sửa chữa khắc phục.

Các loại hình kiểm định và vị trí của chúng trong hệ thống bảo trì được thể hiện trong Hình 2.

Kết quả kiểm định phải được lưu giữ trong trong hồ sơ quản lý bảo trì của công trình. Các phương pháp liên quan đến lập hồ sơ bảo trì được trình bày trong Điều 9.

Hình 2 - Các loại kiểm định và vị trí của chúng trong hệ thống bảo trì

4.2.3.  Bảo dưỡng công trình cảng biển

Bảo dưỡng công trình cảng biển bao gồm các nội dung sau:

a) Trám vá các vết nứt, vá ổ gà trên mặt đường nhựa hoặc mặt đường bê tông xi măng trên công trình;

b) Làm vệ sinh mặt đường, mặt cầu cảng, phát quang cây có, dọn sạch rác... trên công trình;

c) Sửa chữa các hư hỏng kết cấu bê tông, bê tông cốt thép của hạng mục phụ trợ như: Gờ chắn xe, tường rào bảo vệ...;

d) Bôi mỡ, siết chặt lại cho các bu lông bích neo, bu lông đệm va, bu lông ray cần trục...;

e) Sửa chữa và thay thế đệm va, khe co giãn, thang lên xuống...;

f) Sửa chữa, thay thế hệ thống chiếu sáng, đường cấp điện, cấp nước của công trình;

g) Khơi thông hệ thống rãnh ngang rãnh dọc để đảm bảo thoát nước khi tri mưa. Khơi tạo đường thoát nước trên mặt cầu cảng, đường ray cần trục để đảm bảo thoát nước khi tri mưa. Dọn sạch cây c, rác, bùn đất lắng đọng... trong cống, rãnh thoát nước dọc, ngang trong công trình;

h) Sửa chữa đảm bảo hình dạng, kích thước rãnh thoát nước;

i) Làm sạch, sơn lại, sửa chữa, bổ sung thay thế các biển báo hiệu giao thông trên công trình;

j) Sơn lại, sơn b sung, cào bỏ các vạch sơn kẻ đường trên công trình;

4.2.4.  Quan trắc công trình cảng biển

a) Nội dung quan trắc đối với các công trình cng

Nội dung quan trắc đối với các công trình cảng biển bao gồm: Vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

b) Yêu cầu chung

Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác. Phương án quan trắc tham khảo các tiêu chuẩn TCVN 9360:2012; TCVN 9399:2012;

- Các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan. Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì phải đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời;

4.2.5. Đánh giá toàn diện

Đánh giá toàn diện dựa trên kết quả kiểm tra đối với các kết cấu và hạng mục công trình, các dữ liệu liên quan đến sự cố hoặc hư hỏng và biến dạng khác của toàn bộ công trình, phải đánh giá toàn diện về tính năng hiện tại của công trình và xem xét có hoặc không thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục với các vấn đề suy giảm tính năng (nếu có); đồng thời xem xét tính năng còn lại của công trình, khả năng duy trì các yêu cầu tính năng trong thời gian khai thác còn lại. Cần phải xem xét các biện pháp sửa chữa khắc phục và thời điểm thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên các yếu tố sau: Kế hoạch sử dụng công trình trong tương lai, mức độ quan trọng của công trình, khả năng về tài chính...

Nội dung của phương pháp đánh giá toàn diện được trình bày trong Điều 6. Trước khi đánh giá toàn diện cần xem xét các yếu tố sau đây:

a) Xác định các kết cấu hoặc hạng mục công trình cần được sửa chữa hoặc gia cố một cách khẩn cấp và các phương pháp bảo trì sẽ được sử dụng;

b) Xác định các kết cấu và hạng mục công trình cần được theo dõi trong thời gian tới;

c) Xác định xem liệu có cn thiết áp dụng biện pháp hạn chế hoặc đình ch sử dụng một phần công trình;

d) Xác định xem có cần thay đổi chương trình kiểm tra hay không (thời gian biểu hoặc phương pháp kiểm tra tiếp theo...);

e) Xác định sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp sửa chữa khẩn cấp;

f) Xác định sự cần thiết phải thay thế cu kiện hoặc phá dỡ công trình.

Cần phải xem xét hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục khi thay đổi đối với chương trình kiểm tra trong tương lai cùng với các kết quả đánh giá trong chương trình bảo trì.

4.2.6.  Dự báo thời gian sử dụng còn lại của công trình

Thời gian sử dụng còn lại của công trình là khoảng thời gian từ khi công trình đang sử dụng đến thời điểm công trình không còn khả năng sử dụng nếu không áp dụng các biện pháp bảo trì phù hợp.

Dự báo thời gian sử dụng còn lại của công trình phải dựa vào kết quả đánh giá toàn diện được trình bày trong Điều 6 và dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình được trình bày trong Điều 7.

Thời gian sử dụng còn lại của công trình phải được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

a) Hiệu quả kinh tế phù hợp với kế hoạch sử dụng công trình của chủ cảng;

b) Chất lượng công trình không đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế;

c) An toàn cho con người và thiết bị.

4.2.7.  Các biện pháp sửa chữa khắc phục đối với suy giảm tính năng của công trình

Các biện pháp sửa chữa khắc phục đối với suy giảm tính năng của công trình cần được thực hiện phù hợp theo yêu cầu của các kết quả đánh giá toàn diện.

Kế hoạch thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá toàn diện. Kiểm định thường nhằm mục đích thu thập dữ liệu cần thiết để xác định có hay không yêu cầu thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục và khi nào thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục. Các biện pháp sửa chữa khắc phục được chọn bao gồm: tăng cường kiểm tra (theo dõi), gia cố, sửa chữa, thay thế hoặc phá dỡ. Các biện pháp sửa chữa khắc phục đối với suy giảm tính năng của kết cấu thép và BTCT được trình bày trong Điều 8.

4.2.8.  Hồ sơ bảo trì của công trình cảng biển

Kết quả kiểm định ban đầu, kiểm định thường xuyên, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường, và kiểm định chi tiết cũng như kết quả đánh giá suy giảm tính năng phải được ghi lại và lưu trữ bằng các phương pháp thích hợp.

Kết quả kiểm định và kết quả đánh giá suy giảm tính năng phải được ghi lại ở định dạng cố định để dễ dàng tham chiếu và phải được lưu giữ trong suốt thời gian sử dụng của công trình. Nội dung chi tiết về hồ sơ bảo trì được trình bày trong Điều 9.

4.3  Lựa chọn chương trình bảo trì từ giai đoạn thiết kế và thi công

Khi áp dụng quản lý chi phí vòng đời cho thiết kế công trình mới, để tiến hành bảo trì hiệu quả, nên đưa ra các chương trình bảo trì ngay trong giai đoạn thiết kế và xây dựng công trình để tạo thuận lợi cho công việc bảo trì công trình. Việc duy trì khả năng làm việc của kết cấu công trình trong một thời gian dài trong điều kiện môi trường khắc nghiệt là rất khó khăn. Từ những quan điểm về mục đích sử dụng, thời gian khai thác còn lại và các yêu cầu tính năng của công trình, ý tưởng thiết kế và khả năng thay thế của các kết cấu..., có thể lựa chọn một trong những mức bảo trì cho phù hợp với từng loại kết cấu của công trình đề đưa ra một chương trình bảo trì thích hợp như sau:

a) Bảo trì mức I

Bảo trì mức I yêu cầu mức độ phòng ngừa cao để duy trì tính năng làm việc của kết cấu công trình trong điều kiện khai thác luôn tốt hơn mức yêu cầu thể hiện trên Hình 3. Trong đó, sự suy giảm tính năng hay biến dạng của kết cấu phải được dự báo trong giai đoạn thiết kế hoặc lập chương trình bảo trì nhằm đảm bảo tính năng của công trình không bị bị ảnh hưởng trong suốt thời gian sử dụng (nghĩa là nằm ở trên giới hạn bảo trì). Bảo trì mức I có thể được áp dụng khi thiết kế công trình mới có tuổi thọ thiết kế lớn hơn 50 năm bằng cách sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với cốt thép có khả năng chống ăn mòn (như thép không gỉ hoặc thép bọc nhựa epoxy...).

Hình 3 - Bảo trì mức I

b) Bảo trì mức II

Bảo trì mức II cho phép sự suy giảm tính năng và biến dạng xuất hiện ở một mức độ nhỏ chưa đến giới hạn bảo trì và đáp ứng được yêu cầu về tính năng làm việc của kết cấu. Việc sửa chữa ở quy mô nhỏ sẽ được lặp đi lặp lại ở mỗi giai đoạn suy giảm tính năng ban đầu để duy trì tính năng làm việc của kết cấu trong suốt thời gian khai thác ở trên mức yêu cầu của giới hạn bảo trì thể hiện trên Hình 4.

Hình 4 - Bảo trì mức II

c) Bảo trì mức III

Bảo trì mức III cho phép một mức độ suy giảm gần đến giới hạn bảo trì hoặc giới hạn yêu cầu tính năng miễn là nó đáp ứng yêu cầu về tính năng làm việc của kết cấu, và việc sửa chữa (bảo trì) với quy mô lớn và có thể tiến hành một hoặc hai lần trong suốt thời gian khai thác thể hiện trên Hình 5.

Hình 5 - Bảo trì mức III

Để đảm bảo bảo trì hiệu quả và hợp lý về chi phí bảo trì khi áp dụng quản lý chi phí vòng đời, điều quan trọng là phải thiết lập chương trình bảo trì thích hợp cho công trình trong giai đoạn thiết kế. Khi thiết kế hoặc khi xây dựng công trình không đảm bảo về độ bền, thì công tác bảo trì sau này sẽ tốn kém và thường không đạt hiệu quả cao. Do vậy khi thiết kế công trình và thi công xây dựng mới, nên thiết lập chương trình bảo trì phù hợp ngay từ ban đầu theo các nguyên tắc trong tiêu chuẩn này.

Ngoài ra, nên đưa ra các ý tưởng mới để tạo thuận lợi cho công tác bảo trì sau này ngay từ giai đoạn thiết kế và thi công xây dựng như các ý tưởng sau:

- Lắp đặt sẵn các panel kiểm tra hoặc giàn giáo;

- Lắp đặt các cảm biến để quan trắc;

- Thiết kế có tính đến kế hoạch bảo trì để tạo thuận tới cho công tác sửa chữa bảo trì sau này;

- Thiết kế để tạo thuận lợi cho công tác thay thế các kết cấu bị hư hỏng (không đảm bảo tính năng theo yêu cầu).

Việc thiết kế và thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh các sai sót do trình độ nhân công dẫn đến các khuyết tật của công trình ngay từ ban đầu sẽ làm giảm các chi phí của công tác bảo trì sau này.

- Đối với hai mức bảo trì là bảo trì mức II và bảo trì mức III được thể hiện trong Hình 6. Bảo trì mức II là lặp lại công việc sửa chữa nhiều lần để công trình giữ được công năng cho đến khi hết thời hạn sử dụng; Trong mức bảo trì này, công tác sửa chữa tương đối đơn giản và chỉ đòi hỏi một chi phí nhỏ. Bảo trì mức III là thực hiện một sửa chữa một lần duy nhất sao cho công trình được giữ trong thời gian phục vụ còn lại. Công tác sửa chữa trong mức bảo trì này được thực hiện triệt để. Trong bảo trì mức III, công tác sửa chữa phải đạt hiệu quả trong thời gian dài và việc sửa chữa loại này thường rất tốn kém.

Hình 6 - Chi phí cho các mức bảo trì

- Các biện pháp sửa chữa khẩn cấp nên được thực hiện ngay lập tức khi phát hiện sự suy giảm có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của người và thiết bị.

- Nếu mức độ suy giảm tính năng của công trình hiện tại là nhỏ nhưng suy giảm tính năng dự kiến sẽ tiến triển trong tương lai, thì nên tăng tần suất kiểm định định định kỳ.

5  Chuỗi biến dạng và yêu cầu về bảo trì

5.1  Quy định chung

5.1.1.  Biến dạng xảy ra đối với công trình cảng biển

Các biến dạng chủ yếu được nói đến trong phần này bao gồm sự dịch chuyển bản thân của chính công trình do trượt, sụt lún hoặc nghiêng; lún hoặc phân tán vật liệu đắp, đá đỗ, đá lớp phủ, hoặc các khối tiêu sóng; vật liệu đắp hoặc lấp phía sau bị chảy ra; nứt hoặc lún của dải mặt bến; xói đất đáy biển; và các thay đổi do sự suy giảm tính năng của bê tông, thép và các vật liệu khác trong công trình.

Biến dạng xảy ra đối với các công trình cảng biển bao gồm sự suy giảm tính năng tiến triển chậm trong một khoảng thời gian dài và hư hỏng xảy ra đột ngột sau một trận bão hoặc động đất. Chúng được gọi chung là “biến dạng” của kết cấu hoặc một bộ phận công trình. Ngoài ra, chuyển vị hoặc dịch chuyển mà xảy ra với một công trình hoặc một bộ phận công trình cũng được bao gồm trong định nghĩa “biến dạng” này.

Bất kỳ mọi biến dạng đều cần được phát hiện sớm nhất có thể, nguyên nhân và mức độ biến dạng phải được xác định và hiểu chính xác để đảm bảo việc thực hiện bảo trì kịp thời, phù hợp.

Biến dạng xảy ra đối với các công trình cảng biển có thể phân thành ba dạng dựa trên tiến trình xảy ra và phát triển:

a) Biến dạng lũy tiến;

b) Biến dạng đột ngột;

c) Biến dạng trung gian.

Biến dạng lũy tiến là một biến dạng được gây ra bởi sự sụt lún cố kết của mặt đất, suy giảm tính năng các vật liệu được sử dụng trong kết cấu hoặc bộ phận công trình, hoặc gia tải quá mức, và nó tiến triển theo thời gian.

Biến dạng đột ngột là một biến dạng được đặc trưng bởi tần suất xuất hiện ít nhưng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn do ngoại lực gây ra bởi một tình huống bất thường như động đất, sóng biển có cường độ cực lớn hoặc tàu đâm va hay hỏa hoạn....

Biến dạng trung gian là một biến dạng tiến triển dần dần theo thời gian do việc bị lặp đi lặp lại một lực bên ngoài có cường độ tương đối lớn, chẳng hạn như sóng biển tác động lên đê chắn sóng.

5.1.2.  Yêu cầu về bảo trì đối với công trình cảng biển

Để tiến hành bảo trì, cần phải xem xét toàn diện các điều kiện tự nhiên xung quanh công trình, tình trạng sử dụng công trình và kế hoạch sử dụng công trình, thời gian khai thác còn lại của công trình, mức độ quan trọng, khả năng thay thế và dễ dàng cho công việc kiểm tra, bảo trì phù hợp với dạng kết cấu của công trình bao gồm đặc điểm kết cấu và thành phần vật liệu và chất lượng vật liệu của kết cấu

Phương pháp kiểm tra, phương pháp đánh giá tính năng công trình, biện pháp sửa chữa khắc phục đối với biến dạng của công trình cảng thực hiện như yêu cầu tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của tiêu chuẩn này.

5.1.3.  Mục đích

Trong việc bảo trì công trình cảng, phải đưa ra được cách lựa chọn phương án sửa chữa khắc phục với các biến dạng chính đã được nêu ra trong chuỗi biến dạng.

Khi lựa chọn biến dạng chính từ chuỗi biến dạng thì toàn bộ tiến trình biến dạng bao gồm nguyên nhân, sự xuất hiện, ảnh hưởng của nó và sự suy giảm gây rà cho tính năng của công trình, phải được xem xét đầy đủ.

Nguyên tắc đọc sơ đồ chuỗi biến dạng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Đọc từ trên xuống dưới, sau đó mới đọc từ trái sang phải.

5.2  Luồng tàu và bể cảng

5.2.1  Quy định chung

Luồng tàu và bể cảng là một bộ phận của công trình cảng biển, phải được bảo trì phù hợp để đảm bảo cho tầu hành hải và neo đậu êm thuận.

5.2.2  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của luồng tàu và bể cảng

a) Vị trí của Luồng tàu và bể cảng được thể hiện ở Hình 7.

Hình 7 - Sơ đồ vị trí luồng tàu và bể cảng

b) Trong việc duy trì luồng tàu và bể cảng, cần phải xem xét cơ chế của chuỗi biến dạng liên quan đến bồi lắng. Thực hiện các kiểm tra phù hợp và biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết phải dựa trên kết quả đánh giá toàn diện.

c) Khi kiểm tra luồng tàu và bể cảng, phương pháp và thời gian kiểm tra phù hợp được lựa chọn trên cơ sở xem xét đầy đủ cơ chế bồi lắng để các dấu hiệu của đáy biển bị nâng lên do bồi lắng được phát hiện càng sớm càng tốt.

d) Trường hợp chiều sâu nước có nguy cơ không đủ do bồi lắng, phải thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục thích hợp dựa trên phân tích đánh giá đầy đủ các nguyên nhân, xem xét tác động khác nhau và hiệu quả kinh tế của các giải pháp.

e) Chuỗi biến dạng và các điểm bảo trì chính của luồng tàu và vùng nước được thể hiện ở Hình 8. Các nguyên nhân gây bồi lắng luồng tàu, bể cảng và các điểm chính cần xem xét về bảo trì bao gồm:

- Thâm nhập và bồi lắng của bùn cát do sóng cao hoặc dòng chảy;

- Trầm tích và bồi lắng bùn cát chảy vào từ các dòng sông;

- Tích tụ và bồi lắng cát trôi;

- Hình thành các doi cát;

- Sạt lở mái dốc dọc luồng tàu;

- Dịch chuyển của bùn cát hoặc thay đổi vị trí bồi lắng do sự xáo trộn tại cảng;

- Xói mòn do dòng chảy hoặc tàu.

Hình 8 - Chuỗi biến dạng của luồng tàu và bể cảng

5.3  Công trình bảo vệ

5.3.1  Quy định chung

Công trình bảo vệ bao gồm đê chắn sóng, đê chắn cát dạng thùng chìm hoặc mái nghiêng, tường biển, kè bờ và các công trình khác.

Đê chắn sóng là loại công trình có chức năng giảm sóng tác động vào công trình cảng và ngăn cản sự bồi lắng cho luồng tàu và bể cảng.

Các nguyên tắc được nêu ở đây đều có thể áp dụng khi thực hiện bảo trì các công trình bảo vệ khác với các loại kể trên.

Công trình bảo vệ phải được bảo trì phù hợp chống lại sự tích lũy các biến dạng tạm thời hoặc dài hạn, suy giảm và hư hỏng các cấu kiện, để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về tính năng, bao gồm cả an toàn và khả năng phục vụ.

Trong bảo trì công trình bảo vệ, cần phải xem xét đầy đủ đến dạng kết cấu và cơ chế của chuỗi biến dạng. Việc kiểm tra, đánh giá phù hợp phải được thực hiện tiến hành và thực hiện các biện pháp cn thiết.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra chuỗi biến dạng là do sóng. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ra bởi dòng chảy, động đất, tác động của tàu, chênh lệch thủy triều, sụt lún do cố kết nền đất, thay đổi nhiệt độ và suy giảm vật liệu. Do vậy, khi bảo trì cần phải xem xét đầy đủ đến các điều kiện này.

5.3.2  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì chính của đê chắn sóng thùng chìm

a) Mặt cắt điển hình của đê chắn sóng thùng chìm được thể hiện ở Hình 9 và Chuỗi biến dạng, yêu cầu bảo trì của đê chắn sóng thùng chìm được thể hiện ở Hình 10, bắt đầu từ các hiện tượng sau:

Hình 9 - Mặt cắt điển hình đê chắn sóng thùng chìm

- Xói đất nền hoặc phân tán đá lớp phủ;

- Trượt, dịch chuyển, nghiêng và lún của thùng chìm;

- Nứt/hư hỏng bê tông đỉnh hay bê tông tường thùng chìm;

- Nứt/hư hỏng thùng chìm;

- Lún và làm phân tán khối tiêu sóng.

b) Từ kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ, cần xem xét quyết định có hay không sử dụng Các biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên đánh giá chính xác tác động đến tính năng công trình và xem xét mức độ bảo trì, mức độ quan trọng, thời gian phục vụ của công trình.

c) Khi một biện pháp sửa chữa khắc phục được cho là cần thiết, phương pháp và thời gian thực hiện sửa chữa khắc phục phải được xác định bằng cách xem xét toàn diện đến sự cải thiện tính năng công trình, hiệu quả kinh tế, dễ hoặc khó của việc xây dựng mà các biện pháp sửa chữa khắc phục đó gây ra.

d) Đối với các biến dạng lún, các giải pháp khắc phục có thể bao gồm nâng cao khả năng chống lại các biến dạng, các giải pháp làm gim áp lực sóng và kết hợp cả hai. Các phương pháp để tăng cường kh năng chống lại các thay đổi bao gồm việc thi công đá đỗ để mở rộng phía sau của đê, tăng chiều rộng đá đổ phía sau đê, và lắp đặt các khối bê tông hình vuông. Các phương pháp để giảm áp lực sóng bao gồm việc thi công các khối tiêu sóng ở phía trước đê.

e) Nứt hoặc tách lớp của thùng chìm hoặc kết cấu bên trên thường được sửa chữa bằng vật liệu chèn, lấp và tương tự.

Hình 10 - Chuỗi biến dạng của đê chắn sóng thùng chìm

5.3.3  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của đê chắn sóng mái nghiêng

a) Mặt cắt đin hình của đê chắn sóng mái nghiêng được thể hiện ở Hình 11 và chuỗi biến dạng của đê chắn sóng mái nghiêng được thể hiện ở Hình 12. Chuỗi này bắt đầu từ các hiện tượng như sau:

- Xói đất nền hoặc phân tán các lớp đá phù trên đê;

- Trượt kết cấu trên;

- Không đảm bảo sức chịu tải của nền;

- Lún, sệ khối đắp thân đê;

- Lún và làm phân tán đá đổ/khối tiêu sóng.

Hình 11 - Mặt cắt điển hình đê chắn sóng mái nghiêng

b) Từ kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ, cần xem xét quyết định có hay không sử dụng các biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên đánh giá chính xác tác động đến tính năng công trình và xem xét mức độ bảo trì, mức độ quan trọng, thời gian phục vụ của công trình.

c) Khi một biện pháp sửa chữa khắc phục được cho là cần thiết, phương pháp và thời gian thực hiện sửa chữa khắc phục phải được xác định bằng cách xem xét toàn diện đến sự cải thiện tính năng công trình, hiệu quả kinh tế, dễ hoặc khó của việc xây dựng mà các biện pháp sửa chữa khắc phục đó gây ra.

d) Đối với các biến dạng khối đắp, các phương pháp sửa chữa khắc phục có thể bao gồm các phương pháp nâng cao khả năng chống lại các biến dạng, các phương pháp làm giảm áp lực sóng và kết hợp cả hai. Các giải pháp để tăng cường khả năng chống lại các biến dạng bao gồm việc thi công đá đổ để mở rộng phía sau của đê, tăng chiều rộng đá đổ phía sau đê, và lắp đặt các khối bê tông. Các phương pháp để giảm áp lực sóng bao gồm việc thi công các khối tiêu sóng ở phía trước đê.

Hình 12 - Chuỗi biến dạng của đê chắn sóng mái nghiêng

5.3.4  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của tường biển và kè bờ

Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì cho tường biển và kè bờ được lập dựa trên các chuỗi biến dạng của đê chắn sóng dạng thùng chìm hay đê chắn sóng mái nghiêng như đã trình bày ở Điều 5.3.2, Điều 5.3.3 và chuỗi biến dạng của các dạng công trình bến như trình bày ở Điều 5.4 dưới đây.

5.4  Công trình bến

5.4.1  Quy định chung

Công trình bến bao gồm bến loại trọng lực, bến cọc cừ, bến cầu tàu. Phần này đề cập một số chuỗi biến dạng cho công trình bến điển hình như: bến thùng chìm, bến cọc cừ thép và bến cầu tàu kiểu h trên nền cọc. Các nguyên tắc nêu trong phần này có thể áp dụng cho việc bảo trì các loại công trình bến khác.

Biến dạng loại tiến triển phổ biến với tất cả các loại công trình bến bao gồm hư hỏng đệm tàu và gờ chắn xe. Nguyên tắc cơ bản áp dụng để bảo trì các thiết bị phụ trợ này là thay thế chúng khi chúng đã mất đi khả năng ban đầu.

Các công trình bến phải được bảo trì phù hợp để các yêu cầu về tính năng liên quan đến an toàn, khả năng sửa chữa được và khả năng sử dụng được đáp ứng bất kể sự tích lũy biến dạng nào theo thời gian, hoặc hư hỏng hoặc suy giảm của các kết cấu.

5.4.2  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của bến trọng lực

a) Kết cấu điển hình của công trình bến trọng lực kiểu thùng chìm thể hiện trên Hình 13.

b) Các nguyên nhân gây ra chuỗi biến dạng cho bến trọng lực bao gồm do sóng và dòng chảy, tác động va đập của tàu, chênh lệch thủy triều, sụt lún do cố kết nền đất, chất tải hàng hóa và động đất. Do vậy, trong bảo trì cần xem xét đầy đủ đến các điều kiện này.

Hình 13 - Kết cấu bến trọng lực kiểu thùng chìm

c) Chuỗi biến dạng cho bến trọng lực được thể hiện trên Hình 14. Các chuỗi biến dạng thể hiện trong hình bằng các đường đứt gãy là loại biến dạng đột ngột. Chuỗi biến dạng này cũng có thể được áp dụng cho các bến trọng lực loại khác. Chuỗi biến dạng này bắt đầu từ các hiện tượng như sau:

- Sụt lún hoặc nghiêng của khối xếp hay lún vật liệu lấp do lún cố kết của nền đất;

- Nghiêng và trượt của khối xếp và kết cấu bên trên;

- Đất lấp chảy ra biển;

- Trượt của lớp bảo vệ mái dốc;

- Sụt lún hoặc tạo hang hốc trong dải mặt bến;

- Chuyển vị của tuyến bến;

- Hư hỏng của kết cấu bê tông cốt thép;

- Và bao gồm các biến dạng đơn giản như: Các hư hng của gờ chắn xe hay các đệm va, bích neo, thang lên xuống....

d) Vì các thay đổi xảy ra với các phần từ kết cấu của bến trọng lực liên quan chặt chẽ với nhau, khi xem xét các phương pháp kiểm tra, các hạng mục kiểm tra hiệu quả và rõ ràng sẽ được lựa chọn theo các nguyên tắc của chuỗi biến dạng.

e) Từ kết quả kiểm tra bến trọng lực, cn xem xét quyết định có hay không sử dụng các biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên đánh giá chính xác tác động đến tính năng công trình, mức độ bảo trì, mức độ quan trọng, thời gian phục vụ của công trình.

f) Khi thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục, thì phương pháp và thời gian thực hiện phải xem xét toàn diện đến sự cải thiện tính năng công trình, hiệu quả kinh tế, dễ hoặc khó của các biện pháp sửa chữa khắc phục đó gây ra bao gồm:

Cần phải xem xét đến các ảnh hưởng khi thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục có thể gây ảnh hưởng cho công tác khai thác, hoặc bị yêu cầu hạn chế sử dụng công trình hoặc ngừng khai thác. Do đó, cần phải lưu ý đến quan điểm của người sử dụng công trình.

Đối với bến trọng lực, hầu hết các biến dạng đều có ảnh hưởng đến tính năng của công trình, như biến dạng sụt lún hoặc sụp đổ của dải mặt bến. Các giải pháp xử lý cho những vấn đề này thường tương đối đơn giản. Nếu giải pháp sửa chữa khắc phục với sụt lún của kết cấu trên bằng cách tăng chiều cao của công trình, thì cần phải tiến hành kiểm tra lại sự an toàn và ổn định của công trình.

Hình 14 - Chuỗi biến dạng đối với bến thùng chìm

5.4.3  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của bến tường cừ

a) Dạng kết cấu điển hình của bến tường cừ trình bày như Hình 15 là tường bến bằng cọc ván có neo bao gồm các kết cấu chính như sau:

- Tường bến là cọc ván thép, cọc ván ống thép hoặc cọc ván BTCT dự ứng lực;

- Kết cấu giữ neo là hệ thống cọc xiên chụm, tường neo bằng cọc đứng hoặc bản neo;

- Thanh neo bằng thép tròn liên kết giữa tường bến ở phía trước và kết cấu neo ở phía sau.

Hình 15 - Công trình bến dạng tường cừ cọc ván có neo

b) Các nguyên nhân gây ra chuỗi biến dạng cho bến tường cừ bao gồm sóng, dòng chảy, tác động của tàu trôi va, chênh lệch thủy triều, sụt lún do cố kết nền đất, chất tải hàng hóa, sự suy giảm tính năng của vật liệu và động đất. Do vậy, trong bảo trì cần xem xét đầy đủ đến các điều kiện này.

c) Chuỗi biến dạng cho bến tường cừ được thể hiện ở Hình 16. Các chuỗi biến dạng thể hiện trong hình bằng các đường đứt gãy là loại biến dạng đột ngột. Chuỗi này bắt đầu từ các hiện tượng như sau:

- Chuyển vị tuyến mặt bến;

- Lún/nứt mặt bến;

- Hư hỏng cọc ván;

- Hư hỏng dầm mũ;

- Hư hng tấm lát trên mặt bến;

- Hư hỏng gờ chắn hoặc bích neo;

- Hư hỏng đệm tàu;

- Ăn mòn cọc ván thép/cọc ván ống thép.

- Khi công trình sử dụng cọc bê tông thay cho cọc thép, việc bảo trì nên tập trung vào hư hỏng và suy giảm của các bộ phận bê tông.

- Biến dạng tiến triển đối với bến tường cừ bao gồm hư hỏng dải mặt bến do sụt lún do cố kết của vật liệu lấp và phá hủy toàn bộ công trình do sự ăn mòn của các cọc cừ thép.

- Biến dạng đột ngột điển hình đối với bến tường cừ xảy ra khi áp lực đất trên các cọc cừ tăng lên do động đất, dẫn đến sự gia tăng đáng kể phản lực trên các thanh neo, cuối cùng di chuyển các bản neo hoặc làm cho các cọc hoặc cọc neo biến dạng để tạo ra sự không đồng đều của mặt trước của bến, hoặc những nơi mà vật liệu đắp bị lún do động đất làm hỏng dài mặt bến.

d) Do các thay đổi xảy ra với các phần từ kết cấu của bến tường cừ liên quan chặt chẽ với nhau, khi xem xét các phương pháp kiểm tra, các hạng mục kiểm tra và các phương pháp đảm bảo kiểm tra hiệu quả và rõ ràng sẽ được lựa chọn tuân theo các nguyên tắc của chuỗi biến dạng. Các chuỗi biến dạng ảnh hưởng đến bến tường cừ thép bao gồm sự ăn mòn của các cọc cừ thép và sụt lún hoặc sụp đ của dải mặt bến.

e) Từ kết quả kiểm tra bến tường cừ, cần xem xét quyết định có hay không sử dụng các biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên đánh giá chính xác tác động đến tính năng công trình và xem xét mức độ bảo trì, mức độ quan trọng, thời gian phục vụ của công trình bao gồm:

Chuỗi biến dạng của bến tường cừ được thể hiện như Hình 16, trong đó sự ăn mòn của cọc cử thép là yếu tố chính dẫn đến sự suy giảm tính năng của công trình, trong khi hầu hết biến dạng khác chỉ dẫn đến suy giảm chức năng của công trình.

Đối với bến tường cừ không có bảo vệ chống ăn mòn, phải tính toán tốc độ ăn mòn bằng cách đo độ dày cọc cừ thép còn lại và dự báo ăn mòn trong tương lai. Những quy tắc này cũng áp dụng cho các loại kết cấu thép khác như kết cấu bên dưới của cầu tàu.

f) Khi thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục, phương pháp và thời gian thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục phải được xác định bằng cách xem xét toàn diện đến sự cải thiện tính năng công trình, hiệu quả kinh tế, mức độ khó khăn khi thực hiện công tác sửa chữa đó gây ra.

Hình 16 - Chuỗi biến dạng đối với tường bến cọc cừ

5.4.4  Chuỗi biến dạng và yêu cầu bảo trì của bến cầu tàu

a) Dạng kết cấu điển hình của bến cầu tàu trình bày như trên Hình 17.

Hình 17 - Kết cấu công trình bến dạng bệ cọc

b) Các bến cầu tàu phải được bảo trì có xem xét đầy đủ về loại kết cấu, các điều kiện môi trường và cơ chế của chuỗi biến dạng, thực hiện kiểm tra và đánh giá phù hợp và có các biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết.

Chuỗi biến dạng cho bến cầu tàu dạng h được trình bày như Hình 18. Các chuỗi biến dạng thể hiện trong hình bằng các đường đứt gãy là loại đột ngột. Sơ đồ chuỗi biến dạng này cũng áp dụng được cho việc bảo trì các công trình bến có kết cấu tương tự. Để bảo trì các tường chắn được xây dựng phía sau cầu tàu, có thể áp dụng các phương pháp bảo trì tương ứng cho các tường bến trọng lực và bến tường cừ.

c) Chuỗi biến dạng điển hình xảy ra đối với cầu tàu bao gồm loại biến dạng tích lũy (ăn mòn các cọc thép, cọc bê tông, và nứt kết cấu trên) và biến dạng đột ngột (hư hỏng của kết cấu bên trên và hư hại hoặc rơi cầu dẫn do áp lực nâng lên do sóng gây ra).

Kết cấu trên của bến cầu tàu thường bao gồm các cấu kiện bê tông như bê tông cốt thép hoặc bê tông dự ứng lực.... Vì kết cấu trên của cầu tàu phải phơi nhiễm trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, nên đòi hỏi bê tông phải có chất lượng cao, tốc độ suy giảm của kết cấu trên cao hơn đáng kể so với các kết cấu phía đất liền. Do đó, tác động của các điều kiện môi trường đến sự xuất hiện và phát triển các biến dạng cần được xem xét đầy đủ khi bảo trì kết cấu trên của bến cầu tàu.

d) Vì các biến dạng xảy ra với các kết cấu của bến cầu tàu liên quan chặt chẽ với nhau, khi xem xét kiểm tra, các hạng mục kiểm tra và phương pháp kiểm tra hiệu quả cần được lựa chọn theo nguyên tắc của chuỗi biến dạng bao gồm:

Chuỗi biến dạng tích lũy chủ yếu được chia thành sự ăn mòn cọc và sự suy giảm tính năng của bê tông. Các chuỗi biến dạng bắt đầu với ăn mòn cọc thép sau đó sẽ xuất hiện và phát triển các biến dạng tiếp theo. Đối với một số chuỗi, ăn mòn cọc có thể dẫn đến hư hỏng hoặc suy giảm an toàn của các kết cấu. Vì vậy, khi sử dụng các chuỗi này, cần phát hiện sớm sự ăn mòn cọc trong các giai đoạn đầu và do đó phải tiến hành kiểm định định kỳ. Đối với biến dạng trung gian với sự suy giảm tính năng của bê tông, được phát hiện với sự hình thành vết nứt của kết cấu trên và ăn mòn cốt thép trong bê tông, do đó cần phải kiểm định định kỳ để phát hiện sớm hiện tượng trên.

Biến dạng đột ngột chủ yếu được chia thành hai chuỗi, cả hai đều có thời gian xảy ra ngắn. Do vậy, những hạng mục kiểm tra gồm những biến dạng và suy giảm tính năng, sự sụp đổ hoặc sụt lún của các kết cấu cầu dẫn và nứt kết cấu bê tông.

e) Từ kết quả kiểm tra các công trình bến cầu tàu, phải xem xét quyết định có hay không sử dụng các biện pháp sửa chữa khắc phục dựa trên đánh giá chính xác tác động đến tính năng công trình và xem xét mức độ bảo trì, mức độ quan trọng, thời gian phục vụ của công trình, tình trạng sử dụng công trình và kế hoạch sử dụng công trình, điều kiện môi trường, tính khả thi của việc thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục.

f) Khi thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục, phương pháp và thời gian thực hiện cần xem xét toàn diện về khả năng cải thiện tính năng công trình, hiệu quả kinh tế, các điều kiện môi trường và mức độ khó khăn khi thực hiện sửa chữa đó gây ra bao gồm:

- Khi thực hiện biện pháp sửa chữa khắc phục như sửa chữa có thể gây ảnh hưởng công việc bốc xếp, hoặc yêu cầu hạn chế khai thác hoặc ngừng khai thác. Do đó, cần phi lưu ý đến quan điểm của người sử dụng công trình.

- Khi sửa chữa khắc phục kết cấu bên trên cầu tàu, nên thực hiện đánh giá chính xác sự suy giảm tính năng của kết cấu bê tông do ăn mòn cốt thép, dự báo tiến trình suy giảm trong tương lai, xem xét các điều kiện môi trường và xác định phương pháp và thời gian sửa chữa bảo trì.

- Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của kết cấu thép và kết cấu bê tông được trình bày trong Điều 7, lựa chọn các biện pháp sửa chữa khắc phục xem trong Điều 8. Nếu lựa chọn các biện pháp sửa chữa khắc phục hoặc thời điểm thực hiện không phù hợp, có thể dẫn đến công trình nhanh chóng tái diễn các dấu hiệu suy giảm tính năng mới sau khi thực hiện biện pháp sửa chữa. Do đó, cần chú ý đặc biệt đến lựa chọn biện pháp sửa chữa khắc phục phù hợp.

Hình 18 - Chuỗi biến dạng của bến cầu tàu

6  Kiểm định định kỳ công trình cảng biển

6.1  Quy định chung

6.1.1.  Các yêu cầu chính

a) Kiểm định định kỳ là không thể thiếu và phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian sử dụng để phục vụ cho công tác bảo trì cho công trình cảng biển, các phương pháp kiểm tra và kết quả kiểm tra phải đánh giá được tính năng của công trình được kiểm tra.

b) Kiểm định định kỳ được thực hiện để kiểm tra và phát hiện càng sớm càng tốt, sự xuất hiện và phát triển của bất kỳ biến dạng nào có thể phát sinh khi công trình được đưa vào sử dụng. Kiểm định định kỳ phải được tiến hành liên tục dựa trên một quy trình bảo trì đã được phê duyệt từ trước. Điều này cho phép thu thập dữ liệu tuần tự liên quan đến sự xuất hiện và phát triển biến dạng và thông qua so sánh với kết quả kiểm định ban đầu và các kết quả kiểm định trước đó, cho phép đánh giá chính xác tính năng công trình. Chi tiết về kiểm định định kỳ được quy định cho từng công trình từ Điều 6.2 đến Điều 6.4 dưới đây.

c) Nội dung kiểm định định kỳ bao gồm kiểm tra cơ bản bằng phương pháp trực quan (Kiểm tra bằng mắt kết hợp với đo lường đơn giản) cho các phần trên mực nước và kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng cho các phần dưới nước hoặc ẩn dấu (bằng khảo sát lặn và các thiết bị chuyên dụng) để đánh giá định lượng mức độ hư hỏng và suy giảm tính năng của kết cấu hay toàn bộ công trình.

1) Kiểm tra bằng trực quan:

Kiểm tra bằng trực quan là kiểm tra bằng mắt và các thiết bị khảo sát đơn giản được thực hiện cho từng kết cấu hoặc hạng mục của công trình. Chúng cần phải tiến hành kiểm định định kỳ và liên tục để theo dõi sự phát triển của biến dạng.

Mức độ suy giảm tính năng của kết cấu được chia thành bốn mức (a, b, c và d) như trong Bng 1. Các thiết bị dùng để kiểm tra trực quan (búa, thước thép, kính núp, thước đo bề rộng vết nứt, máy ảnh...). Kiểm tra trực quan được thực hiện trên toàn bộ công trình cho phần kết cấu trên mực nước.

Bảng 1 - Phân loại kết quả kiểm tra theo mức độ xuống cấp

Mức độ xuống cấp

Điều kiện của kết cấu hay cấu kiện

a

Tính năng của các kết cấu đã bị suy giảm nghiêm trọng

b

Tính năng của các kết cấu đã bị suy giảm

c

Tính năng của các kết cấu không bị hư hỏng, nhưng đang xảy ra một số biến dạng

d

Không có biến dạng

Phân chia kết cấu để kiểm tra và hạng mục công trình để đánh giá trong kiểm định định kỳ của từng công trình được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2 - Phân chia hạng mục kết cấu để kiểm tra và đánh giá

Công trình

Phân chia cấu kiện để kiểm tra (a, b, c, và d)

Phân chia hang mục để đánh giá (A, B, C, D)

Luồng tàu và bể cảng

Cho mỗi mặt cắt thiết kế

Cho mỗi vùng có cùng độ sâu thiết kế

Đê Chắn sóng

Mỗi thùng chìm hoặc mỗi mặt cắt kết cấu.

Mức phân chia cần được xác định một cách thích hợp (200 đến 500 m), phù hợp với xem xét về loại kết cấu và tuổi thọ khai thác.

Tường biển hoặc kè bờ

Trọng lực

Mỗi thùng chìm hoặc mỗi mặt cắt kết cấu

Mức phân chia cần được xác đnh một cách thích hợp (200 đến 500 m), phù hợp với xem xét về loại kết cấu và tuổi thọ khai thác.

Cọc ván

Mỗi nhịp của kết cấu

Công trình bến

Trọng lực

Mỗi thùng chìm

Mỗi bến

Bến tường cừ

Mỗi phân đoạn kết cấu

Bến cầu tàu

Mỗi nhịp của kết cấu (khoảng cách giữa các hàng cọc theo 2 phương dọc, ngang).

2) Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng:

Bằng cách sử dụng thợ lặn hoặc thiết bị, hoặc thông qua việc tháo dỡ giới hạn các kết cấu của công trình, kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng phải được thực hiện để đạt các mục đích sau:

- Kiểm tra những kết cấu không thể kiểm tra bằng quan sát trực quan (kiểm tra các kết cấu dưới nước bằng cách khảo sát lặn);

- Xác minh định lượng các đim kiểm tra bằng kiểm tra trực quan và khảo sát lặn;

- Thu thập dữ liệu để loại trừ các nguyên nhân gây biến dạng;

- Thu thập dữ liệu để dự báo tiến trình suy giảm tính năng trong tương lai.

d) Tần suất kiểm định định kỳ cần được xác định một cách thích hợp cho từng công trình được kiểm định, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về bn chất, sự xuất hiện và phát triển của các biến dạng. Tần suất kiểm định định kỳ phải được quy định trong quy trình bảo trì của công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Thời gian sử dụng công trình;

- Loại hình kết cấu chính của công trình;

- Tần suất khai thác của công trình;

- Chất lượng hiện tại của công trình;

- Điều kiện môi trường...

Tần suất kiểm định định kỳ phải được lập trong quy trình bảo trì và được chủ đầu tư phê duyệt. Phương pháp lựa chọn tần suất kiểm định định kỳ tham khảo Phụ lục F.

e) Các nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và các tiêu chí đánh giá cho từng kết cấu công trình cảng biển được trình bày ở Điều 6.2 đến Điều 6.4 và xem Phụ lục A. Việc đánh giá tính năng công trình được trình bày trong Điều 6.1.2.

6.1.2Phương pháp đánh giá

a) Quy trình đánh giá tính năng của công trình dựa trên kết quả kiểm tra (a, b, c và d) của từng kết cấu, hạng mục công trình được kiểm tra, như thể hiện trong Hình 19.

Hình 19 - Trình tự kiểm tra và đánh giá đối với công trình

b) Để đánh giá chính xác dựa trên kết quả kiểm tra phải thiết lập trước tiêu chí đánh giá cho từng kết cấu, hạng mục công trình xem Phụ Lục A và phải phân loại kiểm tra dựa trên tầm quan trọng đối với tính năng của công trình.

Phân loại kiểm tra dựa trên tầm quan trọng đối với tính năng của công trình được chia thành ba loại kiểm tra bao gồm: Loại I, Loại II và Loại III như quy định trong Bảng 3 và xem Điều 6.2 đến Điều 6.4.

Bảng 3 - Phân loại hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Phân loại hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Định nghĩa

Loại I

[Loại kiểm tra đối với hạng mục và vật liệu có tác động trực tiếp đến tính năng của công trình (đặc biệt về an toàn kết cấu)]: Loại kiểm tra này bao gồm các kiểm tra cho các hạng mục về chuyển vị hoặc lún của toàn bộ công trình, biến dạng và thay đổi của kết cấu trên, kết cấu chính, kết cấu móng và kết cấu tiêu sóng.

Loại II

[Loại kiểm tra đối với hạng mục và vật liệu có tác động đến tính năng của kết cấu]: Loại kiểm tra này bao gồm kiểm tra hư hỏng vật liệu. Sự suy giảm tính năng này sẽ không tác động trực tiếp và ngay lập tức đến toàn bộ công trình, nhưng nếu không được xử lý trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến tính năng công trình.

Loại III

[Loại kiểm tra đối với công trình phụ tr]: Loại kiểm tra này bao gồm kiểm tra công trình phụ trợ (đệm va, bích neo, gờ chắn xe, hàng rào, thang lên xuống...) có ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình. Những hư hỏng ở công trình phụ trợ nếu không được sa chữa kịp thời có thể dẫn đến tai nạn và ảnh hưởng tới an toàn khai thác.

c) Kết quả đánh giá tính năng công trình phải phân loại thành (A, B, C và D) như trong Bảng 4. Kết quả đánh giá cho công trình phải xem xét đến điều kiện môi trường xung quanh và các thay đổi bất thường theo thời gian.

Bảng 4 - Phân loại các kết quả đánh giá tính năng công trình

Đánh giá

Điều kiện của công trình

A

Tính năng của công trình đã bị suy giảm (Cần phải tiến hành sửa chữa kịp thời).

B

Tính năng công trình đang bị suy giảm nhanh (cần phải tăng tần suất kiểm định định kỳ để xác định thời điểm sửa chữa khắc phục phù hợp).

C

Không tìm thấy có biến dạng nào liên quan đến sự suy giảm tính năng công trình nhưng vẫn cần phải tiếp tục duy trì kiểm định định kỳ.

D

Không tìm thấy có bất thường và tính năng công trình vẫn đang được duy trì theo yêu cầu của thiết kế.

d) Để đánh giá toàn diện công trình phải dựa trên kết quả kiểm tra cho hạng mục theo mức độ suy giảm tính năng (a, b, c, d) và dựa trên loại kiểm tra (I, II, III). Ngoài ra còn cần phải dựa trên kết quả phân tích khả năng chịu lực cho công trình bằng các tính toán chi tiết (như phân tích kết cấu). Phương pháp và trình tự đánh giá tính năng của toàn bộ công trình như trong Bảng 5 và tham khảo Phụ lục C.

Bảng 5 - Phương pháp xếp hạng kết quả đánh giá

Hạng mục kiểm tra

Kết quả đánh giá

A

B

C

D

Loại I

Công trình có một hoặc một số hạng mục bị đánh giá mức “a”, đồng thời công trình đã bị suy giảm tính năng (Công trình cần phải sửa chữa khắc phục kịp thời).

Công trình có một hạng mục bị đánh giá mức “a” hoặc một số hạng mục bị đánh giá mức “b”, đồng thời công trình đang suy giảm tính năng nhanh (Công trình đang suy giảm tính năng nhanh nhưng chưa đến mức cần phải sửa chữa mà phải tăng tần suất kiểm định để theo dõi và xác định thời điểm sửa chữa phù hợp).

Khác với A, B hoặc D

Tất cả kết quả loại “d”

Loại II

- Công trình có ≥ 50% hạng mục bị đánh giá mức “a” hoặc;

- Công trình có < 50% hạng mục bị đánh giá ở mức “a” và có tổng hạng mục bị đánh giá ở mức “a” và “b” 80%, đồng thời công trình đã bị suy giảm tính năng (Công trình cần phải sửa chữa khắc phục kịp thời).

- Công trình có < 50% hạng mục bị đánh giá mức “a” và công trình có tổng số hạng mục bị đánh giá ở mức “a” và “b” < 80%, đồng thời công trình đang suy giảm tính năng nhanh (Công trình đang suy giảm tính năng nhanh nhưng chưa đến mức cần phải sửa chữa mà phải tăng tần suất kiểm định để theo dõi và xác định thời điểm sửa chữa phù hợp).

Khác với A, B hoặc D

Tất cả kết quả loại d”

Loại III

-

Khác với D

Tất cả kết quả loại “d”

Kết quả của “đánh giá’’ như trên cho thấy mức độ suy giảm chung của công trình và là thông số định tính về mức độ suy gim của tính năng công trình. Do vậy, để đưa ra các biện pháp sửa chữa khắc phục phù hợp cho công trình phải dựa trên kết quả đánh giá toàn diện được xem xét đến các yếu tố sau: Chương trình bảo trì, tầm quan trọng, tuổi thọ theo thiết kế, tình trạng sử dụng và kế hoạch sử dụng công trình, khó khăn trong công tác bảo trì, chi phí bảo trì công trình...

6.2  Kiểm định định kỳ luồng tàu và bể cảng

6.2.1.  Các yêu cầu chính

Nội dung và phương pháp kiểm định định kỳ và các tiêu chuẩn áp dụng của kiểm tra định kỳ cho độ sâu và tình trạng kỹ thuật luồng tàu và bể cảng được trình bày trong Bảng 6. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Nội dung và phương pháp kiểm định định kỳ cho phao tiêu báo hiệu luồng tàu và bể cảng được thực hiện theo quy định về phân cấp chế tạo phao neo, phao tín hiệu [1].

Bảng 6 - Nội dung và phương pháp kiểm định định kỳ luồng tàu và bể cảng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra bằng mắt (xem phụ Lục A)

Loại I

Độ sâu nước

Khảo sát độ sâu bằng cách sử dụng máy đo sâu hồi âm đơn giản

Tình trạng luồng tàu và bể cảng

Kiểm tra bằng quan sát.

Kiểm tra chi tiết (kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng)

Loại I

Độ sâu nước

Đo độ sâu nước theo TCVN 10336:2015.

6.2.2.  Đánh giá kết quả kiểm định định kỳ

Tác động gây ra biến dạng xảy ra với luồng tầu và bể cảng phải được đánh giá theo cách tiếp cận được mô tả trong Điều 6.1.2.

Kết quả đánh giá, phải dựa vào các “Mức kiểm tra” và được phân loại như trong Bảng 5, cho giá trị từ A đến D. Tiêu chí quan trọng nhất đối với luồng tàu và bể cảng là độ sâu nước có đạt theo yêu cầu thiết kế hay không.

Phân chia Loại mục đánh giá cho luồng tàu và bể cảng phải tương ứng với việc đánh giá cho tng vùng có cùng độ sâu nước thiết kế.

6.3  Kiểm định định kỳ công trình bảo vệ

6.3.1.  Các yêu cu chính

a) Đê chắn sóng thùng chìm

Nội dung và phương pháp và các tiêu chuẩn áp dụng của kiểm định định kỳ đê chắn sóng thùng chìm được trình bày trong Bảng 7. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 7 - Nội dung và phương pháp kiểm định định kỳ đê chắn sóng thùng chìm

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chun áp dụng

Kiểm tra trực quan (Cho phần trên mực nước biển) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Chuyển vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây hoặc dụng cụ khác): Chuyển vị ngang.

Thùng chìm

Suy giảm tính năng, hư hỏng của bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Loại II

Lún

Kiểm tra trực quan: Khe nối - khác nhau về cao độ.

Kết cấu trên

Suy giảm tính năng, hư hỏng của bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Khối tiêu sóng

Dịch chuyển, phân tán, lún

Kiểm tra trực quan: Biến dạng cơ, mái dốc và đnh của kết cấu tiêu sóng; dịch chuyển và phân tán của các khối tiêu sóng.

Hư hỏng, khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và nứt của các khối tiêu sóng; số lượng khối bị sứt mẻ.

Kiểm tra trực quan (cho phần dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Lặn kiểm tra: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Đáy biển

Xói và bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có quan sát thấy dấu hiệu xói lở hay bồi lng.

Loại II

Lớp vỏ bảo vệ

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Khối bảo vệ chân

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Kết cấu lớp tiêu sóng

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của cơ, mái dốc, đỉnh mái dốc; Chuyển vị và phân tán của khối tiêu sóng.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loại I

Toàn bộ thân đê chắn sóng

Dịch chuyển so với đường chuẩn so với một điểm cố định; Khoảng cách giữa các thùng chìm; Độ nghiêng của thân đê

Kiểm tra chi tiết; Đo khoảng cách dịch chuyển, Lún lệch (độ lún lệch được lấy từ chênh lệch độ cao tại 4 điểm góc trên đỉnh đầu đê, trên thân đê lấy 4 điểm cho mỗi phân đoạn), sử dụng máy đo độ nghiêng; Đo khoảng hở giữa các thùng chìm; Đo dịch chuyển và độ nghiêng đê chắn sóng theo TCVN 9399:2012.

Độ lún

Kiểm tra chi tiết: Đo độ lún trên toàn bộ đê bằng máy thủy chuẩn theo TCVN 9360:2012.

Thùng chìm

Thoái hóa và hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Chiều dày lớp bảo vệ

Đo chiều dày lớp bê tông theo TCVN 9356:2012.

 

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ nén của BT theo TCVN 9334:2012;

Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9357:2012;

Kiểm tra nồng độ ion Clo theo TCVN 7572-15:2006;

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Hình thành lỗ rỗng trong thùng chìm

Kiểm tra bằng trực quan thông qua các lỗ khoan.

 

Đáy bin

Xói lở, bồi lắng

Kiểm tra hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu vv

Loại II

Phần trên mực nước

Thoái hóa và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Khối bảo vệ chân

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

Lớp bảo vệ chân

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

Kết cu lớp tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

b) Đê chắn sóng mái nghiêng

Nội dung, phương pháp và các tiêu chuẩn áp dụng của kiểm tra định kỳ đê chắn sóng mái nghiêng được trình bày trong Bảng 8. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 8 - Nội dung và phương pháp kiểm định định kỳ đê chắn sóng mái nghiêng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra trực quan (Cho phần trên mực nước biển) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Chuyển vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây, thước thép hoặc dụng cụ khác.

Loại II

Kết cấu lớp tiêu sóng

Dịch chuyển, phân tán, lún

Kiểm tra trực quan: Biến dạng cơ, mái dốc và đỉnh của kết cấu tiêu sóng; dịch chuyển và phân tán của các khối tiêu sóng.

Hư hỏng, khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và nứt của các khối tiêu sóng; số lượng khối bị sứt mẻ.

Kiểm tra trực quan (cho phần khó kiểm tra và dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Đáy biển

Xói lở, bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có quan sát thấy dấu hiệu xói lở hay bồi lắng.

Loại II

Lớp bảo vệ chân

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Loại II

Khối bảo vệ chân

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Kết cấu lớp tiêu sóng

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của cơ, mái dốc, đỉnh mái dốc; Chuyển vị và phân tán của khối tiêu sóng.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loại I

Toàn bộ thân đê chắn sóng

Dịch chuyển so với đường chuẩn so với một điểm cố định;

Kiểm tra chi tiết: Đo khoảng cách dịch chuyển đê chắn sóng theo TCVN 9398:2012.

Độ lún

Kiểm tra chi tiết: Đo độ lún trên toàn bộ đê bằng máy thủy chuẩn theo TCVN 9360:2012.

Đáy biển

Xói lở, bồi lắng

Kiểm tra chi tiết: Hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu...

Loại II

Khối bảo vệ chân

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

Lớp bảo vệ chân

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

Kết cấu lớp tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra hình dạng phần dưới nước, khảo sát mặt cắt ngang.

c) Tường biển, kè bờ

Nội dung, phương pháp và các tiêu chuẩn áp dụng của kiểm định định kỳ tường biển, kè bờ được trình bày trong Bảng 9. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 9 - Nội dung và phương pháp của kiểm định định kỳ tường bin, kè bờ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra trực quan (Cho phần trên mực nước biển) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Chuyển vị của công trình

Kiểm tra trực quan (sử dụng thước dây): Chuyển vị.

Lún

Kiểm tra trực quan: Khe nối - khác nhau về cao độ.

Kết cu chính (trong lc BTCT)

Suy giảm tính năng và hư hng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng.

Phía sau của tường

Tạo hang và chảy đất đắp

Kiểm tra trực quan (vị trí bị lún, có hang hốc hoặc khoảng h ở khớp nối): Hiện trạng mặt đất phía sau đê; Khoảng hở và sai lệch giữa các phân đoạn.

Kết cu tường đnh

Suy giảm tính năng, hư hỏng của bê tông cốt thép

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng.

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông (không cốt thép)

Kiểm tra trực quan: Nứt, hư hỏng và bê tông lỗi; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Loại I

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước bề mặt.

Loại II

Kết cấu chính (thùng chìm)

Suy giảm tính năng, hư hỏng của bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng.

Cọc thép

Các lớp phủ bảo vệ

Sơn phủ

Kiểm tra trực quan: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ kim loại; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng lớp phủ.

Lớp phủ bằng sản phẩm dầu khí (Petrolatum)

Kiểm tra trực quan: Lớp vỏ; Bulong, ốc.

Lớp phủ bằng vữa

Kiểm tra trực quan: Lớp vỏ; Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông.

Bảo vệ catốt

Đo điện thế (điện thế ăn mòn trên mỗi điện cực): Calomel bão hòa - 800 mV;

Bạc clorua nước biển - 800 mV;

Đồng sunfat bão hòa - 850 mV.

Kết cu tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra trực quan: Biến dạng đỉnh đê, độ dốc và đỉnh dốc của kết cấu lớp tiêu sóng; Sự dịch chuyển và phân tán của các khối tiêu sóng

 

Hư hỏng và khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và nứt của khối tiêu sóng; số khối bị sứt mẻ.

Loại III

Kết cấu thoát nước

Phá v các thiết bị thoát nước, biến dạng và ăn mòn của lưới

Kiểm tra trực quan: Làm tắc nghẽn mương; Phá vỡ, biến dạng; Ăn mòn lưới.

Mặt trước

Nứt và hư hỏng mặt trước

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và nứt của mặt trước.

Kiểm tra trực quan (cho phần khó kiểm tra và dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Kết cấu chính (thùng chìm)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Lặn kiểm tra: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng thép

Lặn kiểm tra: Xuất hiện ăn mòn lỗ; vết trầy xước trên bề mặt.

Kết cu móng

Chuyển vị, lún và hư hỏng

Lặn kiểm tra: Lún về phía trước, nghiêng, lún kết cấu; Khoảng h và sự khác biệt về cao độ giữa các phân đoạn; Hư hỏng của bê tông.

Phía sau của kè

Chảy đất đắp, tạo hang hốc

Khảo sát radar điện từ: Kiểm tra trực quan thông qua các lỗ khoan.

Đáy biển

Xói l và bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy bin; Có quan sát thấy dấu hiệu xói lở hay bồi lắng.

Loại II

Cọc ván thép

Các lớp phủ bảo vệ

Sơn phủ

Lặn kiểm tra: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ.

Lớp phủ bằng sn phẩm dầu khí (Petrolatum)

Ln kiểm tra: Lớp vỏ bảo vệ; Bulong, ốc.

Lớp phủ bằng vữa

Lặn kiểm tra: Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông.

Bảo vệ bằng Anốt hy sinh

Điện thế làm việc

Đo điện thế

• Calomel bão hòa - 800mV;

• Bạc clorua nước biển - 800mV;

• Đồng sunfat bão hòa - 850mV.

Anốt

Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt.

Đo mức độ tiêu hao của anốt (3-5 % tổng số anốt).

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đấu nối bị đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lng.

Khối bảo vệ chân

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Kết cấu lớp tiêu sóng

Dịch chuyển, phân tán, lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo vệ chân.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loại I

Toàn bộ thân kè, đê

Chuyển vị

Kiểm tra chi tiết: Đo khoảng cách dịch chuyển theo TCVN 9398:2012.

Độ lún

Kiểm tra chi tiết: Độ lún trên toàn bộ đê theo TCVN 9360:2012.

Kết cấu chính (Kết cấu trọng lực)

Thoái hóa và hư hỏng bê tông (BTCT)

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ bê tông theo TCVN 9334:2012; Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9375:2012;

Kiểm tra nồng độ ion Clo theo TCVN 7572-15:2006;

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Sự hình thành các lỗ trong thùng chìm

Kiểm tra bằng trực quan thông qua các lỗ khoan.

Mái dốc trước đê: Đỉnh mái dốc, mái dốc; tường đnh

Thoái hóa và hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất BT; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Ăn mòn cốt thép

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ nén của BT theo TCVN 9334:2012; Đánh giá chất lưng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9375:2012;

Kiểm tra nồng độ ion Cl- theo TCVN 7572-15:2006.

Cọc thép

Ăn mòn, hư hỏng thép

Kiểm tra chi tiết.

Đo chiều dày

Đo bằng máy đo siêu âm.

Đáy biển

Xói hoặc bồi lắng

Kiểm tra hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu...

d) Nội dung và khối lượng kiểm định định kỳ:

Đối với kiểm tra trực quan (cho phần trên mực nước biển): Kiểm tra 100 % số lượng cấu kiện.

Đối với kiểm tra trực quan (cho phần khó kiểm tra bằng phương pháp lặn khảo sát) và Kiểm tra chi tiết (bằng thiết bị chuyên dụng) thì nội dung và khối lượng kiểm định phải được tư vấn lập phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Thời gian sử dụng công trình;

+ Giải pháp kết cấu chính của công trình;

+ Tần suất khai thác của công trình;

+ Chất lượng của công trình được đánh giá trong lần kiểm định trước;

+ Điều kiện môi trường....

6.3.2.  Đánh giá kết quả kiểm tra

Tác động của biến dạng đã xảy ra với các công trình bảo vệ phải được đánh giá thích hợp theo cách tiếp cận được mô t trong Điều 6.1.2.

Kết quả đánh giá, phải dựa vào các “Mức kiểm tra theo tầm quan trọng” và được đánh giá theo phương pháp nêu trong Bảng 5, sẽ có các giá trị từ A đến D.

Mức phân chia các hạng mục để đánh giá cho công trình bảo vệ nên được tính trên mỗi thùng chìm đối với đê chắn sóng và mỗi nhịp của kết cấu bên trên cho kè và đê như trong Bảng 2. Tuy nhiên, khi công trình dài, có thể phân chia một cách thích hợp bằng cách chia thành các phần từ 200 đến 500 m, cùng với xem xét kết hợp với loại kết cấu và thời gian sử dụng của công trình một cách hợp lý.

6.4  Kiểm định định kỳ công trình bến

6.4.1  Các yêu cầu

a) Bến trọng lực

Nội dung, phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng của kiểm định định kỳ bến trọng lực được trình bày trong Bảng 10. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 10 - Nội dung, phương pháp của kiểm định định kỳ bến trọng lực

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra trực quan (cho phần trên mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, bất thường

Kiểm tra trực quan; Lượng dịch chuyển.

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan.

Thùng chìm

Thoái hóa, hư hỏng tường bến

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng....

Loại II

Mặt bến (trạng thái bình thường

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt, hư hỏng của bê tông hoặc nhựa đường.

Mặt bến (Khi việc sử dụng bãi container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, hằn bánh xe, nứt mặt

Kiểm tra trực quan: Chênh lệch cao độ, hằn bánh xe.

Kết cấu phần trên (cho BTCT thường)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Kết cấu phần trên (cho BTCT ứng suất trước)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Kiểm tra trực quan (cho phần khó kiểm tra và dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Bên trong thùng chìm

Chảy đất đắp, tạo hang hốc

Khảo sát radar điện từ: Kiểm tra trực quan thông qua các lỗ khoan; Hư hỏng vỏ khớp.

Thùng chìm (dưới nước)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra lặn: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong mất; H cốt thép; Dấu hiệu thoái hóa...

Đáy biển

Xói lở, bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có dấu hiệu xói lở hay bồi lắng.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loại I

Mặt bến

Thoái hóa, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra chi tiết: nứt, hư hỏng, bất thường...

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Chiều dày lớp vò

Kiểm tra sứt mẻ, đo chiều dày lớp bảo vệ theo TCVN 9356:2012.

 

 

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ nén của BT theo TCVN 9334:2012; Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9357:2012;

Kiểm tra nồng độ clorua theo TCVN 7572-15:2006;

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Xuất hiện hang hc trong thùng chìm

Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bằng trực quan thông qua các lỗ khoan.

Đáy biển

Xói, bồi lắng

Kiểm tra chi tiết: Hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu...

Loại II

Mặt bến

Lún (chênh lệch cao độ), nghiêng

Đo độ lún bằng máy thủy chuẩn theo TCVN 9360:2012; Đo độ nghiêng bến bằng máy đo nghiêng theo TCVN 9398:2012.

Kết cấu phần trên

Thoái hóa, hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Chiều dày lớp bảo vệ

Đo chiều dày lớp bảo vệ theo TCVN 9356:2012.

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ nén của BT theo TCVN 9334:2012; Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9357:2012;

Kiểm tra nồng clorua theo TCVN 7572-15:2006;

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

b) Bến tường cừ

Nội dung, phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng của kiểm định định định kỳ bến tường cừ được trình bày trong Bảng 11. Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 11 - Nội dung, phương pháp kiểm tra của kiểm định định kỳ bến tường cừ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra bằng trực quan (cho phần trên mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang hoặc có bất thường

Kiểm tra trực quan: Chuyển vị, lún.

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan.

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện l; vết trầy xước trên bề mặt.

Loại II

Mặt ngoài (trạng thái bình thường

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt, hư hỏng của bê tông hoặc nhựa đường.

Mặt bến (Khi việc sử dụng bãi container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, hằn bánh xe, nứt mặt

Kiểm tra trực quan: Chênh lệch cao độ, hằn bánh xe.

Kết cấu phần trên

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Kiểm tra bằng trực quan (cho phần khó kiểm tra và dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại II

Cọc ván thép

Các lớp phủ chống ăn mòn

Sơn ph

Lặn kiểm tra: G, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

Lớp phủ ăn mòn chất lượng cao, lớp phủ siêu dày, lớp phủ kim loại, lớp phủ đông cứng dưới nước

Lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ.

Lớp phủ bằng sản phẩm dầu khí (petrolatum)

Lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc.

Lớp phủ bằng vữa bê tông

Lặn kiểm tra: Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông.

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Anốt

Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt.

Anốt

Đo mức độ tiêu hao của anốt (3-5 % tổng số anốt).

Bảo vệ bằng dòng điện

Các thiết bị điện

Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đấu nối bị đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lỏng.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loi l

Toàn bộ bến tường cừ

Chuyển vị, nghiêng, lún

Đo khoảng cách dịch chuyển, độ nghiêng theo TCVN 9398:2012; Đo độ lún của bến theo TCVN 9360:2012.

Phía sau tường cừ

Lún (chênh lệch cao độ),

Khảo sát chi tiết cao độ: Đo độ lún của bến theo TCVN 9360:2012.

Cọc ván thép

Ăn mòn, hư hỏng thép

Kiểm tra chi tiết.

Đo chiều dày

Đo bằng máy đo siêu âm.

Đáy biển

Xói, bồi lắng

Kiểm tra hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu...

Loại II

Bản giảm tải

Lún (chênh lệch cao độ), nghiêng

Khảo sát chi tiết cao độ: Khảo sát bằng máy đo nghiêng; Lún và nghiêng.

Kết cấu phần trên

Thoái hóa, hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Du hiệu suy giảm tính năng...

Chiều dày lớp bảo vệ

Đo chiều dày lớp bảo vệ theo TCVN 9356:2012.

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ bê tông theo TCVN 9334:2012; Kiểm tra nồng độ clorua theo TCVN 7572-15:2006; Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9357:2012;

Đo điện thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Cọc ván thép

Lớp phủ chống ăn mòn

Kiểm tra chi tiết Ăn mòn và phơi nhiễm của kết cấu thép; Hư hỏng vật liệu che phủ; Tình trạng của vỏ bảo vệ.

Loại II

Cọc ván thép

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Điện thế làm việc

Đo điện thế:

• Calomel bão hòa - 800 mV;

• Bạc clorua nước biển - 800 mV;

• Đồng sunfat bão hòa - 850 mV.

Anốt

• Đo dòng điện anốt;

• Cả hai mặt, phần trung tâm và các bộ phận bị hao mòn đáng kể của anốt.

Mẫu kiểm tra

Kiểm tra ngoại hình: Cân các mẫu thử.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

• Đo điện áp một chiều và dòng điện;

• Điện trở cách điện của chỉnh lưu;

• Điện trở cách điện của mạch.

Điện thế

Đo điện thế bảo vệ.

Mẫu kiểm tra

Kiểm tra ngoại hình: Cân các mẫu thử.

         

c) Bến cầu tàu trên nền cọc

Nội dung, phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng của kiểm định định định kỳ bến cầu tàu được trình bày trong Bảng 12 Các tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A.

Bảng 12 - Nội dung, phương pháp kiểm định định kỳ bến cầu tàu trên nền cọc

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra bằng trực quan (Cho phần trên mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, bất thường

Kiểm tra trực quan: Chuyển vị, lún.

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan.

Kết cấu bê tông phía trên (mặt dưới của BT ứng suất trước)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt; Xuất hiện màu gỉ.

Cọc ống thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước trên bề mặt.

Cọc bê tông (bê tông thường và bê tông ứng suất trước)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt; Xuất hiện màu g.

Loại II

Mặt ngoài (trạng thái bình thường

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt hư hỏng của bê tông hoặc nhựa đường.

Mặt bến (Khi việc sử dụng bãi Container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, hằn lún bánh xe, nứt bề mặt

Kiểm tra trực quan: Chênh lệch cao độ, bề mặt không đồng đều, hằn lún bánh xe.

Kết cấu bê tông phía trên (mặt dưới của BT cốt thép)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Hướng của vết nứt; số lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt; Nứt vỡ lớp bảo vệ; Sự xuất hiện của chất lỏng gỉ; Tình trạng ăn mòn của thanh thép dấu hiệu suy giảm tính năng...

Kết cấu bê tông phía trên (mặt trên và mặt trước)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, sứt vỡ, hư hỏng; Ăn mòn của thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng.

Cọc ống thép

Lớp phủ chống ăn mòn

Sơn phủ

Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

Lớp phủ ăn mòn chất lượng cao, lớp phủ kim loại, Lớp phủ siêu dày lớp phủ đông cứng dưới nước

Hư hỏng lớp phủ.

Lớp phủ bằng sản phẩm dầu khí (petrolatum)

Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc.

Lớp phủ vữa bê tông

Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông.

Bảo vệ ca tốt

Đo điện thế:

• Calomel bão hòa - 800 mV;

• Bạc clorua nước biển - 800 mV;

• Đồng sunfat bão hòa - 850 mV.

Cầu công tác

Hư hỏng kết cấu chính

Hư hỏng, nứt vở; Sơn bảo vệ; Chuyển vị.

Kiểm tra bằng trực quan (cho phần khó kiểm tra và dưới mực nước) tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại I

Mặt bến sau cầu

Cát trôi và tạo hang hốc

Kiểm tra radar điện từ: Khoan kiểm tra trực quan; Khảo sát nội soi (đối với phần trọng lực giữ đất); Hư hỏng tường chắn đất...

Cọc ống thép

Ăn mòn, nứt, hư hỏng thép

Lặn Kiểm tra: Sự hiện diện của lỗ; vết xước trên bề mặt.

Cọc bê tông (cọc bê tông thường và bê tông cốt thép)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Lặn Kiểm tra: Hướng của vết nứt; s lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt; Nứt vỡ lớp bảo vệ; Tình trạng ăn mòn của thanh thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Phần giữ đất

Lặn kiểm tra: Kiểm tra chi tiết, vv (phải được thực hiện đầy đủ cho phần giữ đất).

Loại II

Cọc ống thép

Lớp phủ chống ăn mòn

Sơn phủ

Lặn kiểm tra: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

Lớp phủ ăn mòn chất lượng cao, lớp phủ kim loại; Lớp phủ siêu dày, lớp phủ đông cứng dưới nước

Lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ.

Lớp phủ bằng sản phẩm dầu khí (petrolatum)

Lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc.

Lớp phủ vữa bê tông

Lặn kiểm tra: Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông.

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Anốt

Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt. Đo mức độ tiêu hao của anốt.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đấu nối bị đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lỏng.

Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng

Loi I

Toàn bộ cầu tàu

Chuyển vị, nghiêng, lún

Đo khoảng cách dịch chuyển, độ nghiêng theo TCVN 9398:2012; Đo đó lún của bến theo TCVN 9360:2012.

Bề mặt bãi sau cầu

Lún (chênh lệch cao độ),

Đo độ lún bằng máy thủy chuẩn theo TCVN 9360:2012.

Kết cấu trên của bến (Cho bê tông DƯL)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết Hướng của vết nứt; số lượng, chiều dài và bề rộng của vết nứt; Phồng rộp bê tông bảo vệ; Xuất hiện chất lỏng gỉ; Tình trạng án mòn của cốt thép.

Cọc ống thép

Ăn mòn, hư hỏng thép

Kiểm tra chi tiết.

Đo chiều dày

Đo bằng máy đo siêu âm.

Cọc bê tông

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Hướng của vết nứt; số lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt; Phồng rộp lớp bê tông bảo vệ; Tình trạng ăn mòn của cốt thép.

Đáy biển

Xói lở, bồi lắng

Kiểm tra hình dạng mặt cắt dưới nước, khảo sát độ sâu...

Loại II

Mặt bãi sau cầu

Suy giảm tính năng, hư hỏng của bê tông hoặc asphan

Khảo sát chi tiết: Nứt, hư hỏng, bất thường.

Kết cấu Bê tông cốt thép (Dầm, bản,...)

Thoái hóa, hư hỏng bê tông

Kiểm tra chi tiết: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy; thoái...

Chiều dày lớp bảo vệ

Đo chiều dày lớp bảo v theo TCVN 9356:2012.

Ăn mòn cốt thép

Đo đin thế cốt thép bê tông theo TCVN 9348:2012.

Phân tích bê tông

Kiểm tra cường độ nén của bê tông theo TCVN 9334:2012;

Đánh giá chất lượng bê tông bằng siêu âm theo TCVN 9357:2012;

Kiểm tra nồng đ clorua theo TCVN 7572-15:2006.

Cọc ván thép

Lớp phủ chống ăn mòn

Kiểm tra chi tiết: Ăn mòn và phơi nhiễm của kết cấu thép; Hư hỏng vật liệu che phủ; Tình trạng lớp phủ.

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Điện thế làm việc

Đo điện thế:

• Calomel bão hòa - 800 mV;

• Bạc clorua nước biển - 800 mV;

• Đồng sunfat bão hòa - 850 mV.

Anốt

• Đo dòng điện anốt: Cả hai mặt, phần trung tâm và các bộ phận bị hao mòn đáng kể của anốt.

Mẫu kiểm tra

Kiểm tra ngoại hình: Cân các mẫu thử.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

• Đo điện áp một chiều và dòng điện;

• Điện trở cách điện của chỉnh lưu;

• Điện trở cách điện của mạch.

Điện thế làm việc

Đo điện thế:

• Calomel bão hòa - 800 mV;

• Bạc clorua nước biển - 800 mV;

Đồng sunfat bão hòa - 850 mV.

Mẫu kiểm tra

Kiểm tra ngoại hình: Cân các mẫu thử.

          

d) Công trình phụ trợ

Nội dung, phương pháp kiểm tra định kỳ công trình phụ trợ được trình bày trong Bảng 13. Các tiêu chí đánh giá xem phụ lục A.

Bảng 13 - Nội dung, phương pháp kiểm tra của kiểm định định kỳ công trình phụ trợ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra/Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra bằng trực quan tiêu chí đánh giá xem Phụ lục A

Loại III

Bích neo

Suy giảm tính năng, hư hỏng, bong tróc sơn, v.v.

Hư hỏng, biến dạng; Điều kiện sơn. Các bu lông liên kết với cầu cảng.

Đệm va

Hư hỏng, vỡ tấm chắn, ăn mòn khung cố định, v.v.

Hư hỏng bộ phận cao su; Gỉ và trầy xước của khung cố định. Các bu lông liên kết với cầu cảng, xích treo, ma ní...

Gờ chắn xe

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cấu chính

Hư hỏng, biến dạng; Điều kiện sơn; Ăn mòn.

Rãnh dẫn cáp và hố cấp điện

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Hư hỏng, biến dạng của kết cấu chính, bong tróc Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

Kết cấu lên xuống của hành khách

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Hư hỏng, biến dạng của kết cấu chính, bong tróc; Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

Hạ tầng của các thiết bị giao nhận hàng hóa

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

vết nứt, nứt vỡ, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

Suy giảm tính năng, hư hỏng và ăn mòn kết cấu thép

Hư hỏng hoặc biến dạng kết cấu chính, bong tróc sơn; Ăn mòn các kết cấu thép...

Thang lên xuống

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cấu chính

Hư hỏng, biến dạng; Sơn; Ăn mòn (đối với thép). Các bu lông liên kết với cu cảng

      

e) Nội dung và khối lượng kiểm định định kỳ:

- Đối với kiểm tra trực quan (cho phần trên mực nước biển): Kiểm tra 100 % số lượng cấu kiện.

- Đối với kiểm tra trực quan (cho phần khó kiểm tra bằng phương pháp lặn khảo sát) và kiểm tra chi tiết (bằng thiết bị chuyên dụng) thì nội dung và khối lượng kiểm định định kỳ phải được tư vấn lập và đưa vào quy trình bảo trì phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Thời gian sử dụng công trình;

+ Gii pháp kết cấu chính của công trình;

+ Tần suất khai thác của công trình;

+ Chất lượng hiện tại của công trình;

+ Điều kiện môi trường....

6.4.2  Đánh giá kết quả kiểm tra

Tác động của các biến dạng đã xy ra đối với các Công trình bến cần được đánh giá thích hợp theo cách tiếp cận đã mô tả trong Điều 6.1.2.

Kết quả đánh giá, phải dựa vào các “Loại kiểm tra theo tầm quan trọng” và được đánh giá theo phương pháp nêu trong Bảng 5, sẽ có các giá trị từ A đến D.

Mức độ đánh giá đối với các công trình bến phải là một bến như được nêu trong Bảng 2. Tuy nhiên, khi công trình dài hoặc thuộc loại kết cấu đặc biệt, có thể phân chia một bến thành các phân khu thích hợp.

7  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình cảng biển

7.1  Quy định chung

Dự báo tiến trình suy giảm tính năng để dự báo thời gian khai thác còn lại của công trình. Thời gian khai thác còn lại là chiều dài thời gian một công trình hay hạng mục có thể được sử dụng một cách kinh tế trước khi hư hỏng hay thoái hóa làm gián đoạn hoạt động của hạng mục hay đe dọa đến an toàn công trình.

Phần này ch đề cập đến dự hai vật liệu xây dựng sử dụng phổ biến nhất cho các công trình cng: bê tông và thép. Thời gian khai thác còn lại có thể kéo dài thông qua bảo trì và sửa chữa tập trung vào kiểm soát các bộ phận.

7.2  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng

7.2.1  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của kết cấu thép

a) Dự báo tiến trình suy giảm tính năng cho thép không có bảo vệ chống ăn mòn

Đối với thép không được bảo vệ chống ăn mòn, việc giảm độ dày của thép thu được bằng phép đo độ dày được chia cho số năm trôi qua để tính tốc độ ăn mòn. Sử dụng tốc độ ăn mòn này cho phép dự báo độ dày còn lại trong tương lai. Tốc độ ăn mòn của thép trong nước biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi ôxy hòa tan trong nước, điện trở, tốc độ dòng chảy và các yếu tố khác. Nếu các yếu tố này thay đổi hoặc được dự kiến sẽ thay đổi lớn trong suốt thời gian sử dụng của công trình, thì cần xem xét sự thay đổi của tốc độ ăn mòn.

Tốc độ ăn mòn hiện tại phải được xác định dựa trên việc đo độ dày của thép và dự báo tiến trình ăn mòn trong tương lai. Cường độ còn lại của kết cấu thép nên được đánh giá theo yêu cầu dựa trên kết quả dự báo ăn mòn.

b) Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của hệ thống bảo vệ catốt

Trong trường hợp thép được bảo vệ bởi bảo vệ catốt, tốc độ tiêu thụ anốt phải được tính dựa trên các phép đo tiêu thụ anốt để dự báo mức tiêu thụ anốt trong tương lai.

Đo mức tiêu thụ anốt cho phép dự báo mức tiêu thụ trong tương lai và tuổi thọ còn lại của hệ thống bảo vệ catốt. Hình 20 cho thấy kết quả của một nghiên cứu về tiêu thụ anốt. Anốt có tuổi thọ mười năm. Sau khoảng thời gian mười năm, anốt vẫn tồn tại. Nó đã được dự kiến sẽ được tiêu thụ hoàn toàn trong khoảng năm đến tám năm. Ngày thay thế anode có thể được xác định đúng dựa trên kết quả kiểm tra.

Hình ảnh về tác động của thời gian thay thế anốt trên dòng điện để bảo vệ chống ăn mòn được thể hiện trong Hình 21. Nếu một anốt được thay thế bằng một anốt khác trước khi nó được tiêu thụ hoàn toàn, thì lớp mạ điện hình thành (điện cực) vẫn còn trên bề mặt thép. Do đó, dòng điện tiêu thụ tại thời điểm thay thế anốt có thể được giảm. Nếu một anốt được thay thế bằng một anốt khác sau khi tiêu thụ hoàn toàn, thì lớp mạ điện đã bị mất và cần có dòng điện bổ sung để hình thành lớp mạ điện. Do đó, anốt nên được thay thế bằng cái khác trước khi nó bị tiêu thụ hoàn toàn.

Hình 20 - Biểu đồ tiêu thụ anốt

Tốc độ tiêu thụ anốt, như tốc độ ăn mòn của thép, bị ảnh hưởng bởi ôxy hòa tan trong nước biển, điện trở, tốc độ dòng chảy và các yếu tố khác, cần lưu ý rằng tốc độ tiêu thụ có thể thay đổi khi các yếu tố này thay đổi lớn trong suốt thời gian phục vụ của anốt.

Hình 21 - Hình ảnh nh hưng của thời gian thay anốt đến ăn mòn

c) Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của lớp phủ bảo vệ kết cấu thép

Trong trường hợp thép được bảo vệ bởi lớp phủ, sự phá hoại được dự báo bằng cách sử dụng một mô hình phá hoại thích hợp dựa trên các đặc tính của từng phương pháp tạo lớp phủ. Nếu việc lựa chọn một mô hình phá hoại thích hợp là khó khăn, sự phá hoại có thể được dự báo bằng cách sử dụng mức độ phá hoại của kết cấu như là một ch số.

Cơ chế phá hoại của lớp phủ bảo vệ thay đổi rất nhiều theo vật liệu phủ và phương pháp ứng dụng đã được áp dụng. Cơ chế tiến triển phá hoại đã được xác định trong hầu hết các trường hợp. Phát triển một mô hình phá hoại thích hợp thường là khó khăn. Do đó, hiện tại có thể dự báo tiến trình suy giảm tính năng bằng mô hình chuỗi Markov sử dụng mức độ suy giảm tính năng (a, b, c hoặc d) của kết cấu như là một chỉ số phá hoại.

7.2.2  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của kết cấu bê tông

a) Dự báo tiến trình suy giảm tính năng do ion Cl- xâm nhập vào kết cấu bê tông

Để dự báo tiến trình suy giảm tính năng do xâm nhập ion Cl- vào trong kết cấu bê tông, nên dự báo thời điểm bắt đầu ăn mòn của cốt thép bằng cách dự báo sự xâm nhập của ion Cl- và tiến trình ăn mòn của cốt thép.

- Tiến trình suy giảm tính năng về cơ bản nên được dự báo dựa trên kết quả kiểm tra và khảo sát. Như các thông số để dự báo sự xâm nhập của ion Cl-, nên sử dụng kết quả nghiên cứu về hàm lượng clorua trong bê tông bằng cách lấy bê tông từ công trình thực tế. Tốc độ ăn mòn của cốt thép cần thiết để dự báo tiến trình ăn mòn của cốt thép có thể được ước tính dựa trên kết quả kiểm tra và khảo sát bằng phương pháp điện hóa và các phương pháp khác. Tuy nhiên, hiện nay, không thể phủ nhận rằng tốc độ ăn mòn không thể ước tính được một cách chính xác. Do đó tích lũy kết quả của các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết.

- Để dự báo tiến trình ăn mòn của cốt thép, xác định tốc độ ăn mòn của cốt thép là cần thiết. Tốc độ ăn mòn sau khi bắt đầu ăn mòn cốt thép được xác định bởi các điều kiện cung cấp nước và ôxy cần thiết cho phn ứng ăn mòn. Do đó, tốc độ ăn mòn thay đổi tùy theo môi trường của kết cấu hoặc chất lượng bê tông. Ảnh hưng của các yếu tố này nên được xem xét khi xác định tốc độ ăn mòn thích hợp. Nếu thời gian bắt đầu ăn mòn cốt thép và tiến trình ăn mòn cốt thép có thể dự báo được, việc giảm tiết diện của cốt thép và giảm tính năng kết cấu của các bộ phận bê tông cốt thép có thể dự báo được.

b) Dự báo thời gian bắt đầu ăn mòn cốt thép trong bê tông.

Thời điểm bắt đầu ăn mòn cốt thép trong bê tông nên được xác định dựa trên hàm lượng clorua trong bê tông tại vị trí của cốt thép. Bê tông có tính kim cao (pH lớn hơn 12), do đó, cốt thép trong bê tông không có khả năng bị ăn mòn. Nếu các ion Cl- xâm nhập vào bê tông tới hàm lượng clorua nhất định (Clim gọi là hàm lượng clorua giới hạn cho sự xuất hiện của ăn mòn) đạt được tại vị trí của cốt thép, màng thụ động của cốt thép bị phá hủy và sau đó bắt đầu ăn mòn. Giới hạn hàm lượng clorua khi xảy ra ăn mòn Clim  là t 1,2 đến 2,4 kg/m3. Nên sử dụng giới hạn 2,0 kg/m3 cho bê tông thông thường [13]. Tuy nhiên, hàm lượng giới hạn có thể cao hơn trong trường hợp lớp ph bê tông dày hơn hoặc trong trường hợp các lỗ rỗng trong bê tông chứa đầy nước như trong điều kiện dưới nước biển, không có đủ ôxy cho phản ứng ăn mòn. Do đó, cốt thép rất khó bị ăn mòn ngay cả hàm lượng clorua cực cao.

Sự xâm nhập của ion Cl- trong bê tông có thể được dự báo bằng định luật thứ hai của Fick. Sự chuyển động của các ion Cl- trong bê tông có thể được coi là một hiện tượng khuếch tán. Kết quả thu được bằng cách giải Phương trình (1) được gọi là định luật thứ hai của Fick trong các điều kiện biên thích hợp có thể được sử dụng. Phương trình (2) thu được bằng cách giải Phương trình (1) trong khi đặt hàm lượng clorua ban đầu (Cinc = 0) và giả sử rằng nồng độ clorua trên bề mặt bê tông là không đổi theo thời gian. Dap trong Phương trình (2) đã được định nghĩa là “hệ số khuếch tán biểu kiến” bởi vì C(x,t) có nghĩa là tổng hàm lượng clorua trên một đơn vị thể tích của bê tông thay vì hàm lượng clorua trong pha lỏng được xác định theo Phương trình (1).

(1)

trong đó,

C  hàm lượng clorua trong pha lỏng (trong dung dịch),

Dc  hệ số khuyếch tán của ion Cl-,

X  khoảng cách từ bề mặt bê tông

t  thời gian.

(2)

Trong đó,

C (x,t)  hàm lượng clorua (kg/m3) ở độ sâu tính từ bề mặt bê tông x (cm) và thời gian t (năm);

C0  hàm lượng clorua trên bề mặt bê tông (kg/m3);

Dap  hệ số khuếch tán biểu kiến của ion Cl- (cm2/năm);

erf  hàm sai số;

Cinc  hàm lượng clorua ban đầu trong bê tông sau khi xây dựng (kg/m3).

Trong Phương trình (2) được sử dụng để dự báo, hệ số khuếch tán biểu kiến Dap phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bê tông. Đó là vì, Dap bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ nước/xi măng W/C và loại xi măng. Hàm lượng clorua trên bề mặt bê tông C0 phụ thuộc rất nhiều vào môi trường (ví dụ: vùng thủy triều và vùng nước bắn). Trong trường hợp có kết quả kiểm tra và khảo sát liên quan đến phân bố hàm lượng clorua, C0Dap có thể thu được thông qua phân tích hồi quy phân bố hàm lượng clorua Phương trình (2). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả kiểm tra và các khảo sát liên quan đến C0Dap khác nhau ngay cả trong cùng một kết cấu.

Sự xâm nhập của ion Cl- trong bê tông cần được dự báo đúng khi xét đến chất lượng của bê tông và môi trường mà kết cấu đang hoạt động. Clim nên được xác định chính xác khi không chỉ xét đến lớp phủ bê tông và điều kiện thời tiết mà còn cả tầm quan trọng và tuổi thọ thiết kế của công trình. Trong các lần kiểm tra và khảo sát, mối quan hệ giữa hàm lượng clorua trong bê tông tại vị trí cốt thép và sự ăn mòn của cốt thép sẽ được xác định. Giá trị thu được có thể được sử dụng để chỉ định Clim. Sự ăn mòn của cốt thép có thể được xác nhận bằng phá b lớp bê tông cục bộ.

Thay Clim thu được như mô tả ở trên, chiều dày lớp ph bê tông, hàm lượng clorua trên bề mặt bê tông C0 và hệ số khuếch tán biểu kiến Dap vào Phương trình (2) tính ra thời gian bắt đầu ăn mòn của cốt thép tlim. Thời gian bắt đầu ăn mòn của cốt thép tlim phải vượt quá tuổi thọ thiết kế.

Trong trường hợp không có kết quả khảo sát hiện trường, giá trị của C0Dap tham khảo Phụ lục D.

c) Dự báo tiến trình ăn mòn của cốt thép trong bê tông.

Tiến trình ăn mòn của cốt thép trong bê tông cần được dự báo chính xác khi xem xét chất lượng của bê tông và môi trường mà kết cấu đang hoạt động.

Phản ứng ăn mòn của cốt thép cần ôxy và nước. Kết cấu bê tông tại các cảng được cung cấp đủ nước. Tốc độ ăn mòn của ct thép phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp ôxy. Tốc độ di chuyển của oxy trong bê tông phụ thuộc nhiều vào hàm lượng nước của bê tông. Hàm lượng nước càng cao, chuyển động của ôxy càng chậm. Do đó, người ta đã biết rằng các kết cấu bê tông dưới nước hiếm khi bị phản ứng ăn mòn vì chỉ có một lượng nhỏ ôxy có sẵn trên bề mặt bê tông và ôxy di chuyển chậm trong bê tông dẫn đến lượng ôxy cực nh cung cấp cho thép trong bê tông. Tuy nhiên, ngay cả ở khu vực dưới nước, nếu xảy ra nứt vỡ quá mức trong bê tông, sự ăn mòn có thể chỉ xảy ra tại điểm nứt. Trong các khu vực nước bắn đến hoặc trong các điều kiện tương tự, nước biển có sẵn rất nhiều và kết cấu liên tục tiếp xúc với không khí trong khí quyển được cung cấp ôxy. Điều kiện này thuận lợi cho sự ăn mòn của cốt thép trong bê tông. Do đó, khi dự báo tiến trình ăn mòn, môi trường của kết cấu nên được xem xét đúng.

Một mô hình đơn giản về tiến trình ăn mòn của cốt thép trong bê tông được thể hiện trong Hình 22. Ăn mòn xảy ra tại một điểm và cốt thép bị ăn mòn và trương n, gây ra nứt do ăn mòn. Sau đó, tốc độ ăn mòn tăng và tiến trình ăn mòn được tăng tốc.

Hình 22 - Ăn mòn cốt thép thay đổi theo thời gian

Việc dự báo tiến trình ăn mòn cốt thép trong bê tông theo phương pháp này là rất khó khăn và phức tạp. Do đó một phương pháp đơn giản hơn được khuyến cáo sử dụng đó là mô hình chuỗi Markov. Nội dung của phương pháp mô hình chuỗi Markov được trình bày ở Điều 7.2.3 dưới đây.

7.2.3  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng cho công trình bằng Mô hình chuỗi Markov

Trong trường hợp cơ chế suy giảm tính năng không rõ hoặc mô hình hóa cơ chế suy giảm tính năng là khó khăn, sử dụng mô hình chuỗi Markov làm mô hình ngẫu nhiên cho phép dự báo tiến trình suy giảm tính năng công trình.

Trong trường hợp đã biết cơ chế suy giảm tính năng, cũng có thể mô hình hóa bằng mô hình chuỗi Markov.

Mô hình này có hiệu quả khi điều kiện ăn mòn thay đổi trong cùng một kết cấu và khó khăn trong việc đánh giá.

Trong trường hợp khi phân bố các điều kiện suy giảm tính năng và thời gian trôi qua đã được biết trong cùng một kết cấu, tiến trình suy giảm tính năng có thể được dự báo bằng mô hình chuỗi Markov.

Khi áp dụng mô hình chuỗi Markov, số lượng trạng thái con đại diện cho điều kiện của mô hình phải được chỉ định đúng.

Phương pháp lập mô hình Markov tham khảo Phụ lục D.

8  Lựa chọn các phương pháp sửa chữa khắc phục

8.1  Quy định chung

Kết cấu công trình cảng thông thường được hình thành từ hai loại vật liệu chính là: Kết cấu bê tông có/không cốt thép (BTCT và BT) và kết cấu thép.

Với đặc điểm về kết cấu và vật liệu nêu trên, trong tiêu chuẩn này trình bày 02 nhóm phương pháp sửa chữa kết cấu như sau:

Các phương pháp sửa chữa đối với các kết cấu thép;

Các phương pháp sửa chữa đối với kết cấu BTCT.

8.2  Kết cấu thép

8.2.1.  Yêu cầu chung

Ăn mòn là nguyên nhân chính gây hư hỏng cho kết cấu thép và các bộ phận. Mức độ ăn mòn sẽ rất khác nhau khi kết cấu thép ở vùng tiếp xúc với vùng khí quyển, vùng nước bắn, vùng thủy triu hay vùng ngập nước. Việc lựa chọn kỹ thuật sửa chữa cần phải xem xét đến mỗi điều kiện khác nhau cũng như một số yếu tố khác như:

- Nhiệm vụ của công trình và tuổi thọ yêu cầu;

- Mức độ hư hỏng suy giảm tính năng thông qua kiểm tra, đánh giá;

- Tuổi thọ tính toán khi sửa chữa và khi không sửa chữa;

- Khả năng chịu tải của công trình;

- Các vấn đề liên quan đến việc huy động thiết bị, người và vật liệu để sửa chữa/bảo dưỡng;

- Điều kiện thi công sửa chữa (thủy triều, dòng chảy, sóng, tàu ra vào khai thác);

- Kinh tế và việc cân bằng các yếu tố khác.

8.2.2.  Kế hoạch sửa chữa

Bảo vệ và sửa chữa kết cấu thép cho công trình cảng phải được kiểm soát bởi kỹ sư chuyên ngành và thiết bị phù hợp.

Bước lập kế hoạch ban đầu để thiết lập phương pháp sửa chữa phải bao gồm xem xét các báo cáo kiểm tra trước để xác định phạm vi hư hỏng hoặc suy giảm tính năng, tốc độ suy giảm tính năng và các hạn chế vận hành cụ thể của công trình do suy giảm tính năng. Khi phạm vi của các yêu cầu sửa chữa, bao gồm các ưu tiên, được thiết lập, cần xác định cách thực hiện công việc, tự sửa chữa hay thuê theo hợp đồng.

8.2.3.  Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn và sửa chữa kết cấu thép

a) Kết cấu thép không được bảo vệ chống ăn mòn

Đối với các kết cấu thép không được bảo vệ chống ăn mòn áp dụng phương pháp hàn gia cố hoặc thay thế nếu không đảm bảo tính năng theo yêu cầu của thiết kế. Đối với các kết cấu còn đủ khả năng làm việc, áp dụng các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn như dưới đây.

b) Các phương pháp chống ăn mòn bằng các lớp sơn, phủ

- Sơn;

- Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao;

- Lớp phủ màng siêu dày;

- Lớp phủ bằng kim loại chống ăn mòn;

- Lớp phủ đóng rắn trong nước;

- Lớp phủ từ sản phẩm dầu mỏ;

- Lớp phủ vữa bê tông.

c) Các phương pháp chống ăn mòn bằng bảo vệ catốt

- Bảo vệ catốt bằng anốt hy sinh;

- Bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài;

8.2.4.  Lựa chọn các phương pháp chống ăn mòn và sửa chữa khắc phục cho kết cấu thép.

Lựa chọn phương pháp chống ăn mòn và sửa chữa khắc phục phải giải quyết cả hai vấn đề, cần thiết sửa chữa ngay lập tức để khôi phục kết cấu đầy đủ (hoặc chỉ định khác) và các biện pháp bảo vệ cần thiết để ngăn chặn sự ăn mòn thêm. Việc lựa chọn một phương thức để khôi phục khả năng kết cấu có thể đơn giản, thường được kiểm soát bởi mức độ và tốc độ suy giảm tính năng. Các quyết định về mức độ bảo vệ cần thiết để ngăn chặn sự ăn mòn trong tương lai có thể khó khăn hơn. Nói chung, những quyết định này bị chi phối bởi vấn đề kinh tế.

Mỗi quyết định lựa chọn phương pháp chống ăn mòn hoặc sửa chữa phải cân nhắc cẩn thận các yêu cầu vận hành dài hạn và các yếu tố môi trường hiện tại (thủy triều và dòng chảy) mà có thể làm tăng tốc độ ăn mòn trước khi đánh giá chi phí ban đầu và vòng đời. Trong nhiều trường hợp, kết hợp bảo vệ catốt và lớp phủ bảo vệ trong quyết định khắc phục có thể có hiệu quả nhất về chi phí trong dài hạn.

Lựa chọn các phương pháp chống ăn mòn hay sửa chữa kết cấu thép cn dựa trên kết quả kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chí xem Phụ lục A. Các phương pháp chống ăn mòn cho cọc thép có thể xem TCVN 11197:2015.

Sơ đồ quy trình lựa chọn phương pháp chống ăn mòn và sửa chữa các kết cấu thép của cảng chưa được bảo vệ chống ăn mòn dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng được thể hiện trong Hình 23.

Hình 23 - Sơ đồ lựa chọn phương pháp sửa chữa cho kết cấu thép chưa được bảo vệ chống ăn mòn

Sơ đồ quy trình lựa chọn phương pháp sửa chữa các kết cấu thép được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp sơn hoặc bằng các lớp phủ dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng được thể hiện trong Hình 24. Các tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng xem Phụ lục A.

Đối với các cọc thép được bảo vệ catốt, sử dụng phương pháp đo điện thế bảo vệ để kiểm tra. Nếu điện thế bảo vệ không đạt yêu cầu cần kiểm tra thêm bằng đo chiều dày cọc thép và tình trạng của hệ thống bảo vệ. Trong trường hợp này, phương pháp bảo trì và sửa chữa thực hiện theo sơ đồ đối với thép không được bảo vệ chống ăn mòn.

Hình 24 - Sơ đồ lựa chọn phương pháp sửa chữa cho kết cấu thép được bảo vệ chống ăn mòn bằng sơn hoặc các lớp phủ

8.3  Kết cấu bê tông cốt thép

8.3.1  Yêu cầu chung

a) Yêu cầu kỹ năng chuyên môn:

Hầu hết các công nghệ và phương pháp sửa chữa kết cấu bê tông cốt thép đều đặt ra các yêu cầu về: Các kỹ năng thông thường liên quan đến kết cấu bê tông; Hiểu biết về các dạng kết cấu công trình xây dựng; Gia công lắp đặt cốt thép; Trộn và đầm bê tông; Công tác hoàn thiện; Bảo dưỡng.

Kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn là yêu cầu cần thiết cho việc xử lý và sửa chữa kết cấu bê tông cốt thép. Đặc biệt, bê tông phun đòi hỏi người điều khiển vòi phun phải có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng, cần sử dụng những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm khi pha trộn các thành phần epoxy, phun epoxy để hàn gắn kín các vết nứt và mối nối.

Việc sửa chữa dưới nước, tùy thuộc vào độ phức tạp của công việc, đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu về thi công bê tông, làm sạch dưới nước, sử dụng thiết bị khoan cắt dưới nước, sử dụng các loại vật liệu cho việc phủ và chèn khe dưới nước.

b) Yêu cầu thiết bị chuyên dụng

Yêu cầu thiết bị chuyên dụng được áp dụng với nhiều công việc và thường đưa ra yêu cầu về kỹ năng nhân sự. Việc áp dụng công nghệ phun cũng như bơm bê tông đòi hỏi phải có bộ thiết bị chuyên dụng và hoàn chnh, cũng như bê tông được bơm.

Việc sửa chữa trên mặt nước yêu cầu thiết bị phun tạo nhám và làm sạch bề mặt bằng khí nén, máy trộn, máy đầm và dụng cụ hoàn thiện bê tông.

Ngoài ra, việc sửa chữa dưới nước còn yêu cầu các thiết bị, bao gồm: Máy phun nước áp lực cao; Máy mài và máy cạo hà bám, máy khoan thủy lực; Thiết bị neo giữ; Phương tiện nổi và giàn giáo; Bộ kẹp mẫu để cắt cọc, thiết bị kẹp chuyên dụng; Cần cẩu.

8.3.2  Kế hoạch sửa chữa

Các bước trong việc lập kế hoạch sửa chữa gồm:

- Tiến hành kiểm tra để xác định quá trình và phạm vi hư hại hoặc suy giảm tính năng của công trình;

- Quyết định các nội dung sửa chữa cần thiết để đảm bảo v hoạt động và chức năng làm việc của công trình;

- Thiết lập những vấn đề cần ưu tiên cho việc sửa chữa.

Dựa trên những yếu tố này, tiến hành lập đề cương để xác định các công việc cần phải thực hiện, công nghệ sửa chữa được sử dụng, phương pháp thi công, kỹ năng đặc biệt cần thiết, và yêu cầu thiết bị đặc biệt. Nếu việc sửa chữa dưới nước được đặt ra, đặc biệt chú ý để lập kế hoạch cho yêu cầu thi công dưới nước, đặc biệt liên quan đến an toàn.

8.3.3  Các phương pháp sửa chữa kết cấu bê tông cốt thép

Các loại phương pháp sửa chữa sau đây nên được áp dụng:

a) Phương pháp sửa chữa vết nứt cho bảo trì phòng ngừa

- Phương pháp che vết nứt (chỉ dùng để che vết nứt)

- Phương pháp bơm tiêm (áp dụng cho vết nứt ổn định, không có khả năng phát triển mở rộng)

- Phương pháp trám (sử dụng khi cốt thép không bị ăn mòn)

b) Phương pháp sửa chữa một phần kết cấu

- Phương pháp trét vữa

- Phương pháp bơm vữa

- Phương pháp đ bê tông

- Phương pháp phun bê tông hoặc vữa phun cường độ cao, đạt cường độ nhanh (đạt hiệu quả cao trong trường hợp vừa bảo trì vừa khai thác sử dụng công trình)

- Phương pháp sơn phủ bề mặt không chỉ được sử dụng cho các vết nứt, mà còn cho toàn bộ bề mặt bê tông)

- Phương pháp sử dụng vật liệu FRP để bảo vệ kết cấu, tăng khả năng chống xâm thực, tăng cường khả năng chịu lực.

c) Phương pháp sửa chữa điện hóa

- Phương pháp bảo vệ catốt

- Phương pháp khử muối

- Phương pháp kiểm hóa lại

d) Phương pháp thay thế kết cấu hoặc thay thế hạng mục công trình.

8.3.4  Lựa chọn các phương pháp sửa chữa cho kết cấu bê tông cốt thép

a) Phương pháp sửa chữa cho từng kết cấu được chọn dựa trên các nguyên nhân chính gây nứt, kết quả kiểm tra, đánh giá, tuổi thọ dự kiến và mục tiêu của mức độ phục hồi.

b) Các vết nứt của bê tông có thể được chia thành vết nứt tiến triển và vết nứt không tiến triển. Các vết nứt tiến triển thường liên quan đến ăn mòn cốt thép trong bê tông.

c) Các vết nứt xảy ra ở tuổi sớm sau khi xây dựng hoặc thậm chí trong quá trình xây dựng và trở nên ổn định trong một vài năm được gọi là vết nứt không tiến triển. Các nguyên nhân chính của vết nứt không tiến triển là: co ngót khô, nhiệt hydrat hóa xi măng, lắng và chảy bê tông, co ngót tự nhiên, đổ bê tông không đúng trình tự, đổ nhanh, đầm không đúng cách.

d) Sơ đồ quy trình lựa chọn phương pháp sửa chữa các kết cấu bê tông cốt thép của cảng dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng được thể hiện trong Hình 25. Các tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng của các kết cấu bê tông cốt thép xem Phụ lục A.

e) Lựa chọn phương pháp sửa chữa vết nứt cho bảo trì phòng ngừa theo như Điều 8.3.2.

Hình 25 - Sơ đồ lựa chọn phương pháp sửa chữa kết cấu BTCT dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng

9  Báo cáo và lưu giữ hồ sơ bảo trì

9.1  Quy định chung

Báo cáo kỹ thuật, bao gồm hồ sơ, là ghi chép có tổ chức mang tính hệ thống công tác kiểm định; các điều kiện gặp phải; các phân tích, đánh giá và phán đoán do kỹ sư chịu trách nhiệm làm; các kiến nghị sử dụng và các biện pháp sửa chữa trong tương lai. Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, báo cáo có thể từ một thư tổng hợp đơn giản đến một tường thuật rất chi tiết được bổ sung bởi hồ sơ bao quát về các điều kiện hiện có, thí nghiệm và các phân tích.

Phạm vi của báo cáo cần được xác định từ sự phức tạp của công trình, loại kiểm tra và nhu cầu của chủ đầu tư. Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức và chi tiết của báo cáo bao gồm các tiêu chuẩn sử dụng; kích cỡ, tính phức tạp và tầm quan trọng của công trình; điều kiện hiện tại; dự kiến sử dụng và phân phối báo cáo sau cùng và khả năng tham gia của công chúng hay kiện cáo liên quan đến công trình.

Hình thức báo cáo có thể ảnh hưởng đến phạm vi thu thập số liệu và công tác lập hồ sơ cần thiết. Ngay cả các báo cáo kiểu thư đơn giản, tổng hợp các kết quả các hoạt động kiểm tra và phân tích, có thể đòi hỏi các hoạt động kiểm tra và phân tích rộng rãi làm cơ sở cho báo cáo. Hồ sơ của các hoạt động này có thể không bao gồm trong báo cáo sau cùng nhưng cần có để hỗ trợ cho nội dung.

9.2  Báo cáo kiểm định định kỳ

a) Báo cáo kiểm định

Báo cáo kiểm định có thể chứa nhiều vấn đề như dưới đây. Một số vấn đề có thể không áp dụng cho tất cả các báo cáo và những vấn đề bổ sung có thể quan trọng đối với những báo cáo nhất định. Dù cho độ dài, chi tiết, tổ chức và sắp xếp các vấn đề cụ thể trong một báo cáo có thể biến động, các báo cáo cần bao gồm các phần như sau:

- Căn cứ thực hiện kiểm định;

- Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;

- Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;

- Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;

- Kết luận về những nội dung theo đề cương kiểm đnh được phê duyệt và kiến nghị (nếu có);

- Phần Phụ lục.

b) Căn cứ thực hiện kiểm định

- Căn cứ thực hiện kiểm định bao gồm các căn cứ pháp lý, các quy định chuyên ngành, các quyết định liên quan của chủ cảng. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn áp dụng và các tài liệu được tham khảo trong quá trình kiểm định

c) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định

- Những thông tin sau đây cần được cung cấp trong phần giới thiệu về công trình

- Tên công trình, chủ cng và vị trí công trình;

- Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên bao gồm các điều kiện thủy, hải văn, các điều kiện địa chất, môi trường của công trình;

- Đặc điểm về kết cấu công trình bao gồm các bản vẽ miêu tả hình dạng kết cấu của công trình. Những bản vẽ này thường bao gồm một mặt bằng vị trí, các mặt bằng tổng thể, và các mặt cắt ngang đi qua toàn bộ công trình đủ để mô tả các đặc trưng cơ bản của công trình. Cũng cần mô tả các chức năng và công dụng của công trình và các tải trọng thiết kế;

- Danh mục các đối tượng cần kiểm định và số lượng các kết cấu cần phải kiểm định theo đề cương được duyệt cần được nêu rõ trong báo cáo.

d) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định

- Các nội dung chính cần có trong báo cáo bao gồm:

- Kết quả quan sát và kiểm tra bằng các thiết bị đơn giản các cấu kiện của công trình, đánh giá hiện trạng và phân loại các hư hỏng, xuống cấp;

- Các phương pháp kiểm tra chi tiết theo các tiêu chuẩn liên quan;

- Trình tự thực hiện kiểm định cần được nêu trong báo cáo.

e) Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;

- Các kết quả kiểm tra, thử nghiệm được thực hiện trên hiện trường và kết quả của bất kỳ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm nào. Những kết quả này phải được ghi lại bằng các ghi chú, bản vẽ, hình ảnh và video thích hợp;

- Trong báo cáo nên bao gồm một đánh giá về công trình dựa trên thông tin được mô tả và thu thập ở trên. Mỗi điều kiện được mô tả trong phần trước nên được đánh giá và một nhận định cần làm về ảnh hưởng của điều kiện đến khả năng phục vụ của kết cấu;

- Kết quả của các tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của công trình và phân tích sự phù hợp với thiết kế cần được đưa vào báo cáo;

- Kết quả quan trắc và phân tích so sánh với các kết quả cũ cần được đưa trong báo cáo.

f) Kết luận và kiến nghị

- Cần đưa ra tổng kết các đánh giá của tất cả các kiểm tra trên hiện trường, thí nghiệm và trong phòng thí nghiệm. Trên cơ sở đó đưa ra kết luận chung cho hiện trạng công trình.

- Phần này nên có các khuyến nghị cho việc sử dụng trong tương lai (hoặc hạn chế sử dụng) của kết cấu; khuyến nghị để sửa chữa hoặc thay thế; khuyến nghị cho các loại kiểm tra và thời gian kiểm tra.

g) Phần phụ lục

Một hoặc nhiều phụ lục có thể có để chứa dữ liệu, phân tích và thông tin hỗ trợ. Chúng có thể bao gồm các mục như dữ liệu môi trường, kết quả và quy trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và hiện trường, tính toán, báo cáo phụ trợ và tài liệu tham khảo.

9.3  Hồ sơ bảo trì

9.3.1.  Hồ sơ bảo trì công trình cng bao gồm:

Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình cảng;

- Kế hoạch bảo trì;

- Kết quả kiểm định công trình thường xuyên và định kỳ;

- Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;

- Kết quả quan trắc công trình (nếu có);

- Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);

- Các tài liệu khác có liên quan.

9.3.2.  Lưu giữ hồ sơ điện tử

Bản sao cứng hồ sơ kiểm tra được giữ lại theo cách truyền thống để lưu hồ sơ. Mặc dù đơn giản và thực tế, thông tin dễ bị mất mát, hủy hoại, hoặc giải thích sai do tính cá nhân của kiểm tra viên, phương pháp ghi chép và duy trì thông tin. Hồ sơ bảo trì khuyến nghị thu thập và lưu giữ bằng điện tử. Để nâng cao tính minh bạch và tính chính xác của công tác kiểm định, khuyến cáo lưu hồ sơ điện tử các dữ liệu được nhập trực tiếp từ thiết bị tại hiện trường, các hình ảnh hoạt động kiểm định cũng như các hư hỏng trên các cấu kiện cụ thể.

9.3.3. So sánh dữ liệu qua thời gian

Nhiều cuộc kiểm tra có thể đã diễn ra đối với một công trình cụ thể trong nhiều năm hoặc nhiều thập niên. Điều này dùng để “theo dõi phá hoại” và phát triển thông tin có thể hữu ích trong việc hình thành đánh giá về sự suy giảm tính năng trong tương lai và các khuyến nghị sửa chữa. Khuyến khích xây dựng các phần mềm để có th đánh giá suy giảm tính năng trong tương lai và đưa ra các mô hình sửa chữa hợp lý nhất.

 

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng cho kết cấu của kiểm định định kỳ

A1  Luồng tàu và bể cảng

Bảng A 1 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá luồng tàu và bể cảng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Độ sâu nước

Khảo sát độ sâu bằng máy đo sâu hồi âm hoặc thiết bị phù hợp

a

Có một số phần không đáp ứng được độ sâu nước quy định.

b

 

c

 

d

Đảm bảo độ sâu nước

Loại I

Tình trạng luồng và bể cảng

Kiểm tra bằng quan sát

a

Có chướng ngại vật nổi

b

 

c

 

d

Không thay đổi tình trạng

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu về độ sâu của nước dưới dạng bình đồ độ sâu của luồng và bể cng

A 2  Các công trình bảo vệ bờ

A 2.1  Đê chắn sóng thùng chìm

Bảng A 2 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần trên mực nước của đê chắn sóng thùng chìm

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Chuyển vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây hoặc dụng cụ khác)

a

Một phần thùng chìm bị tách khỏi đê

b

Có khoảng trống 40-50 cm giữa các thùng chìm

c

Có khoảng trống nhỏ

d

Không thay đổi

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rp, hư hỏng và mắt bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có lỗ, vết nứt và tổn thất làm chảy đất trong thùng chìm ra ngoài

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; H cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Loại II

Lún

Kiểm tra trực quan: Khe nối - khác nhau về cao độ

a

Lún nhiều sâu khoảng 1m

b

Sai lệch về cao độ vài chục cm giữa các thùng chìm

c

Sai lệch về cao độ vài cm giữa các thùng chìm

d

Không thay đổi

Kết cấu trên

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có những hư hỏng gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của đê.

b

Các vết nứt rộng 1 cm trở lên; Có những hư hỏng nhỏ.

c

Các vết nứt rộng dưới 1 cm

d

Không thay đổi

Khối tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán, lún

Kiểm tra trực quan: Biến dạng cơ, mái dốc và đỉnh của kết cấu tiêu sóng; Chuyển vị và phân tán của các khối phá sóng

a

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm nhiều hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối.

b

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm bởi xói (ít hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khi).

c

Các khối tiêu sóng bị di chuyển từng phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

Hư hỏng, khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và vết nứt của các khối tiêu sóng; số khối bị sứt mẻ

a

25 % số khối bị sứt mẻ

b

Có sự thay đổi giữa mức a và c

c

Có một số khối bị sứt mẻ hoặc bị suy giảm tính năng một phần

d

Không thay đổi

 

Bảng A 3 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần dưới mực nước và phần mực nước thay đổi của đê chắn sóng thùng chìm

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Lặn kiểm tra: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông: Lộ cốt thép: Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có lỗ thủng, vết nứt và chảy đất đắp bên trong thùng chìm ra ngoài

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; Hở cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Đáy biển

Xói lở và bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có quan sát thy du hiệu xói hay bồi lắng

a

Xói đất đá sâu hơn 1 m ở phần trước chân dốc của móng đê; Có tác động lên móng đê hoặc bản thân thùng chìm do xói; Thảm phòng chống xói bị mất hoặc bị xô dịch

b

Xói đất từ 0,5 đến 1 m ở phần trước chân dốc của móng đê; Khoảng 50 % thảm chống xói bi hỏng

c

Xói đất dưới 0.5 m ở phần trước chân dc của móng đê; Khoảng 10 % thảm chống xói bị hỏng

d

Không thay đổi

Loại II

Lớp khối bảo vệ móng đá đ

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyn của khối và đá

a

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún từ 5 % trở lên

b

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún từ 1 đến 5 %

c

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún dưới 1 %

d

Không thay đổi

Khối bảo vệ chân

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá

a

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng hơn 50 % của một hạng mục kiểm tra

b

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng từ 10 đến 50 % của một hạng mục kiểm tra

c

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng dưới 10 % của một hạng mục kiểm tra

d

Không thay đi

Kết cấu lớp tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của cơ, mái dốc, đỉnh mái dốc; Chuyển vị và phân tán của khối tiêu sóng

a

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm nhiều hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối.

b

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm bởi xói (ít hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối).

c

Khối tiêu sóng bị dịch chuyển từng phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo lường, lưu trữ đ chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyển, phân tán và lún

A 2.2  Đê chắn sóng mái nghiêng

Bảng A 4 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phn trên mực nước của đê chắn sóng mái nghiêng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Chuyển vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây hoặc dụng cụ khác)

a

Dịch chuyển lớn hơn 20 cm so với đường chuẩn

b

Dịch chuyển từ 10 đến 20 cm so với đường chuẩn

c

Dịch chuyển nhỏ hơn 10 cm so với đường chuẩn

d

Không thay đổi

Loại II

Lún

Kiểm tra trực quan: Khác nhau về cao độ

a

Lún nhiều sâu khoảng 1 m

b

Sai lệch về cao độ vài chục cm giữa các mặt cắt (điểm đo)

c

Sai lệch về cao độ vài cm giữa các mặt cắt (điểm đo)

d

Không thay đổi

Khối tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán, lún

Kiểm tra trực quan: Biến dạng cơ, mái dốc và đỉnh của kết cấu tiêu sóng: Chuyển vị và phân tán của các khi phá sóng

a

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm nhiều hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối.

b

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm bởi xói (ít hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối).

c

Các khối tiêu sóng bị di chuyển từng phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

Hư hỏng, khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và vết nứt của các khối tiêu sóng; số khối bị sứt mẻ

a

25 % số khối bị sứt mẻ

b

Có sự thay đổi giữa mức a và c

c

Có một số khối bị sứt mẻ hoặc bị suy giảm tính năng một phần

d

Không thay đổi

Bảng A 5 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần dưới mực nước và phần mực nước thay đổi của đê chắn sóng mái nghiêng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đáy biển

Xói lở và bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có quan sát thy dấu hiệu xói hay bồi lắng

a

Xói đất đá sâu hơn 1m ở phần trước chân dốc của móng đê; Có tác động lên móng đê hoặc bản thân lõi đê do xói; Thảm phòng chống xói bị mất hoặc bị nhăn

b

Xói đất từ 0,5 đến 1 m ở phần trước chân dốc của móng đê; Khoảng 50 % thảm chống xói bị hỏng

c

Xói đất dưới 0.5 m ở phần trước chân dốc của móng đê; Khoảng 10% thảm chống xói bị hng

d

Không thay đổi

Loại II

Lớp khối bảo vệ móng đá đổ

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyển của khối và đá bảo v chân

a

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún từ 5 % trở lên

b

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún từ 1 đến 5 %

c

Sự dịch chuyển, sự phân tán vật liệu hoặc độ lún dưới 1 %

d

Không thay đổi

Khối bảo vệ chân

Chuyển v, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Trạng thái phân tán và dịch chuyn của khối và đá bảo vệ chân

a

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng hơn 50 % của một hạng mục kiểm tra

b

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng từ 10 đến 50 % của một hạng mục kiểm tra

c

Sự dịch chuyển, phân tán hoặc lún trong một khu vực rộng dưới 10 % của một hạng mục kiểm tra

d

Không thay đổi

Kết cấu lớp tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của cơ, mái dốc, đỉnh mái dốc; Dịch chuyển và phân tán của khối tiêu sóng

a

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm nhiều hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối.

b

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm bởi xói (Ít hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối).

c

Khối tiêu sóng bị dịch chuyển từng phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo đạc, lưu trữ đ chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyn, phân tán và lún.

A 2.3  Tường biển và kè bờ

Bảng A 6 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần trên mực nước của tường biển và kè bờ (1/3)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hng

Loại I

Chuyển vcủa toàn bộ công trình

Kiểm tra trực quan: sử dụng thước đo chuyển vị ngang

a

Có sự dịch chuyển lệch hơn 20 cm so với nhịp liền kề; Thay đổi trạng thái so với đường chuẩn là bất lợi cho chức năng của kết cấu

b

Có sự dịch chuyển lệch 10 đến 20 cm so với nhịp liền kề; Quan sát thấy có thay đổi trạng thái so với đường chuẩn

c

Có sự dịch chuyển lệch dưới 10 cm so với nhịp liền kề.

d

Không thay đổi

Lún của toàn bộ công trình

Kiểm tra trực quan: Lún của thân kè

a

Độ lún đáng kể (sâu khoảng 1 m) được quan sát.

b

Có sự khác biệt về cao độ khoảng vài chục cm so với nhịp liền kề.

c

Có sự khác biệt về mức độ khoảng vài cm so với nhịp liền kề.

d

Không thay đổi

Kết cu chính (loại trọng lực, BTCT)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có lỗ hổng, vết nứt và đất lấp bị chảy ra ngoài

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; H cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Phần phía sau của kè và đê

Tạo hang và chảy đất đắp

Kiểm tra trực quan (của những nơi b lún, có hang hốc hoặc hở ở khe nối): Hin trng mặt đất phía sau đê; Khoảng cách và sai lệch khe nối

a

Đất đắp phía sau của kè bị chảy ra, hoặc từ bên trong thân đê; Có những hố đất bị trượt phía sau của đê, trượt đất của thân đê

b

Có những khoảng trống hoặc sai lệch đáng kể ở các khe nối của đê.

c

Có những khoảng trống hoặc sai lệch nhỏ ở các khe nối của đê.

d

Không thay đổi

Kết cấu tường đỉnh

Thoái hóa và hư hỏng bê tông (trong trường hợp BTCT

Kiểm tra trực quan: Nứt, hư hỏng và bong tróc bê tông; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu thoái hóa...

a

Có hư hỏng bất lợi cho chức năng của tường lan can

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; H cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Thoái hóa và hư hỏng bê tông (trong trường hợp BT không cốt thép)

Kiểm tra trực quan: Nứt, hư hỏng, phồng rộp, và mất bê tông; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Đt chảy ra từ từ vết nứt xuyên qua tường; Mất hơn 10% diện tích so với bề mặt của kết cấu

b

Mt ít hơn 10% diện tích so với bề mặt của kết cấu

c

Có những vết nứt xuyên qua tường nhưng không có du hiệu chảy đất đắp; Có vết nứt không xuyên thủng tường rộng 1 cm trở lên

d

Không thay đổi

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước trên bề mặt

a

Có lỗ, biến dạng và thit hại đáng kể do ăn mòn

b

-----

c

-----

d

Không thay đổi

       

Bảng A 6 (tiếp theo)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Hạng II

Công trình chính (dạng thùng chìm)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có những thiếu sót gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của kết cấu

b

Các vết nứt rộng 1 cm trở lên được quan sát; Có những hư hỏng nhỏ

c

Các vết nứt rộng dưới 1 cm được quan sát.

d

Không thay đổi

Cọc thép

Các lớp sơn, lớp phủ bảo vệ

Sơn phủ

Kiểm tra trc quan: Gỉ, phồng rộp, bong tróc lớp phủ.

a

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát trong một khu vực rộng; Bong tróc và nứt lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật lớn hơn 10 %

b

Gỉ sét và phồng rộp lớn được quan sát thấy; Bong tróc của lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật từ 0.3 % đến 10 %

c

G sét và phồng rộp được quan sát thấy một số nơi; Sơn bị bong từng phn và điểm các vết nứt; Khu vực khuyết tật từ 0.03 % đến 0.3 %

d

Không thay đổi

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ kim loại chống ăn mòn; Lớp phủ đông cứng dưới nước.

Kiểm tra trực quan: Hư hng lớp phủ

a

Lớp phủ bị suy giảm tính năng đáng kể với sự ăn mòn đáng chú ý của thép.

b

Suy giảm một phần lớp phủ và các kết cấu thép bị ăn mòn.

c

Hư hỏng lớn của lớp phủ được quan sát ở nhiều nơi nhưng chưa đến được thép

d

Không thay đổi

Lớp bọc bằng sản phm dầu khí (petrolatum)

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc

a

Các tấm bảo vệ bị rách và lớp phủ petrolatum bị lộ ra và gỉ sét quan sát được trên bề mặt thép

b

Có các vết nứt trên tấm bảo vệ hoặc băng quấn; Ăn mòn được quan sát trên bu lông, đai ốc, hoặc vật liệu giữ bên ngoài

c

Các tấm bảo vệ bị đổi màu hoặc chuyển màu trắng; Các vết nứt nhỏ được quan sát trên bề mặt của tấm bảo vệ; Có bu lông, đai ốc hoặc vật liệu giữ bên ngoài bị nới lỏng; Tách một phần trên cạnh tấm bảo vệ

d

Không thay đổi

Phủ bằng vữa bê tông

Kiểm tra trực quan

Lớp vỏ bảo vệ

Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông

a

Lớp bảo vệ b tách ra trong khu vực rộng; Chất lỏng gỉ được quan sát trên bề mặt vữa; Vữa bị mất và gỉ xuất hiện trên bề mặt thép; (Khi lớp vữa được loại bỏ) độ dày của thép bị giảm

b

Các vết nứt được quan sát trong các tấm bảo vệ hoặc vật liệu và các tấm che bảo vệ bị tách ra một phần; Có vết chất lỏng gỉ nhỏ được quan sát; (Khi lớp vữa được loại bỏ) thấy nhiều vết nứt trong vữa và chất lng gỉ.

c

Các tấm bảo vệ được đổi màu hoặc làm trắng; Các vết nứt được quan sát trên bề mặt nhưng diện tích nhỏ hơn 1 %; Các vật liệu của các tấm bảo vệ bao gồm bu lông và đai ốc bị nới lỏng.

d

Không thay đổi

Bảng A 6 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc thép

Bảo vệ catt

Đo điện thế (thế năng kiểm soát ăn mòn trên mỗi điện cực)

Calomel bão hòa - 800mV

Bc clorua nước biển - 800mV

Đồng sunfat bão hòa - 850mV

a

Điện thế bảo vệ không được duy trì

b

----

c

----

d

Điện thế bảo vệ được duy trì

Kết cấu tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Kiểm tra trực quan: Biến dng đỉnh đê, đ dốc và đỉnh dốc của kết cấu tiêu sóng; Sự dịch chuyển và phân tán của các khối tiêu sóng

a

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm nhiều hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khi.

b

Diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn kiểm tra của kết cấu tiêu sóng bị giảm bởi xói (ít hơn diện tích mặt bằng toàn bộ phân đoạn của một khối).

c

Các khối tiêu sóng bị di chuyển một phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

Hư hỏng và khiếm khuyết

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng và vết nứt của khối tiêu sóng; số khối bị sứt mẻ

a

25 % số khối bị sứt mẻ

b

Có sự thay đổi nằm giữa a và c

c

Có một số khối bị sứt mẻ hoặc vỡ một phần

d

Không thay đổi

Loại III

Kết cấu thoát nước

Phá vỡ các thiết bị thoát nước, biến dng và ăn mòn của lưới

Kiểm tra trực quan: Làm tắc nghẽn mương; Phá vỡ, biến dạng; Ăn mòn lưới

a

Phá vỡ và hư hỏng được quan sát trên cống hoặc rãnh thoát nước; cống hoặc rãnh thoát nước bị tắc vì đất; Các tấm lưới bị mất; Các tấm lưới bị biến dạng và bị ăn mòn đáng kvà không thể sử dụng

b

----

c

Các tấm lưới bị biến dạng hay bị ăn mòn

d

Không thay đổi

Mặt trước

Nứt và hư hỏng mặt trước

Kiểm tra trực quan: Nứt, hư hỏng

a

Chức năng của mặt trước bị mất do các vết nứt và hư hỏng

b

----

c

Phát hiện các vết nứt

d

Không thay đổi

       

Bảng A 7 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần dưới mực nước và phần mực nước thay đổi của Tường biển và kè bờ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Kết cấu chính (dạng thùng chìm)

Thoái hóa và hư hỏng bê tông

Kiểm tra lặn: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong mất bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu thoái hóa...

a

Có lỗ hổng, vết nứt và chảy đất đắp ra ngoài

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hưởng; Hở cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; Hở cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng thép

Lặn kiểm tra

a

Có lỗ, biến dạng và hư hỏng đáng kể do ăn mòn; có du hiệu đắt đắp bị chảy, ngoài

b

Có những lỗ ăn mòn xung quanh mực nước thấp; Gỉ sét được thấy trong toàn bộ khu vực

c

Gỉ sét được thấy ở một số nơi

d

Không thay đổi

Kết cấu móng

Chuyển vị, lún và hư hỏng

Kiểm tra lặn: Lún về phía trước, nghiêng, lún kết cấu; Khoảng trống và sự khác biệt về cao độ tại các khớp; Hư hỏng của bê tông

a

Chảy đất đắp, quan sát thấy hiện tượng phá vỡ hoặc hao hụt móng; Có sự dịch chuyển hoặc lún đáng kể; Có những khoảng trống đáng kể hoặc sự khác biệt về cao độ tại các khe phân đoạn.

b

Có những sự dịch chuyển hoặc lún nhỏ trên nền móng; Có những khoảng trống hoặc sự khác biệt nhỏ về cấp độ tại các khe phân đoạn.

c

----

d

Không thay đổi

Phần phía sau của tường và kè bờ

Chảy đt đắp, tạo hang

Khảo sát radar điện từ hoặc Kiểm tra trực quan thông qua các lỗ khoan

a

Có chảy đắt đắp hoặc có khả năng chảy ra; Tầng lọc ngược bị hư hỏng

b

Có thể có hang hốc; Có sự suy giảm đáng kể của tầng lọc ngược, rách hoặc hư hỏng vải địa kỹ thuật.

c

Có sự suy giảm nh, rách hoặc hư hỏng vải địa kỹ thuật

d

Không thay đổi

Đáy biển

Xói lở, bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; Có dấu hiệu xói hay bồi lắng

a

Có xói sâu hơn 1 m ở phân trước của trước chân móng; Có một tác động lên thân đê do xói

b

Có xói sâu 0,5 đến 1 m ở phần trước chân của chân đê.

c

Có trôi đất hoặc bồi lắng sâu dưới 0,5 m

d

Không thay đổi

Bảng A 7 (Tiếp theo)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc cừ thép vv

Sơn các lớp phủ

Sơn

Lặn kiểm tra

Làm sch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mt: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát trong một khu vực rộng; Bong tróc và nứt lớp phủ gây ra g sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật lớn hơn 10%

b

Gỉ sét và phồng rộp lớn được quan sát thấy; Bong tróc của lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật từ 0.3% đến 10%

c

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát thấy một số nơi; Sơn bị bong từng phần và điểm các vết nứt; Khu vực khuyết tật từ 0.03% đến 0.3%

d

Không thay đổi

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dầy; Lớp phủ kim loại chống ăn mòn; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Lặn kiểm tra: Làm sạch tất cả sinh vật bin từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Hư hỏng lớp ph

a

Lớp phủ bị suy giảm tính năng đáng kể với sự ăn mòn đáng chú ý của thép.

b

Một phần sự suy giảm lớp phủ đến thép, và các thành phần thép bị ăn mòn.

c

Hư hỏng lớn của lớp phủ được thấy ở nhiều nơi nhưng chưa đến được thép

d

Không thay đổi

Lớp bọc bằng sản phm dầu khí (petrolatum)

Lặn kiểm tra: Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Hư hỏng lớp ph; Bulông, ốc

a

Các tấm bảo vệ bị rách và lớp phủ petrolatum b lộ hoặc tách ra, và gỉ sét được quan sát trên bề mặt thép

b

Có các vết nứt trên tấm bảo vệ hoặc băng quấn; Ăn mòn được quan sát trên bu lông, đai ốc, hoặc vật liệu giữ bên ngoài

c

Các tm bảo vệ bị đi màu hoặc chuyển màu trắng; Các vết nứt nhỏ được quan sát trên bề mặt của tấm bảo vệ; Có bu lông nới lỏng, đai ốc hoặc vật liệu giữ bên ngoài; Bóc tách một phần được quan sát trên cạnh bịt bảo vệ

d

Không thay đổi

Phủ bằng vữa bê tông

Lặn kiểm tra: Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông

a

Lớp bảo vệ bị tách ra trong một khu vực rộng; Chất lòng gỉ được quan sát trên bề mặt vữa; Vữa bị mất và g xuất hiện trên bề mặt thép; (Khi lớp vật liệu phủ hoặc lớp vữa được loại b) độ dày của thép được quan sát là giảm

b

Các vết nứt được quan sát trong các tấm che bảo vệ hoặc vật liệu cố định và các tấm che bảo vệ bị tách ra một phần; Dấu vết chất lỏng gỉ nhỏ được quan sát nhưng không có rò gỉ; (Khi vật liệu phủ được loại bỏ,) nhiều vết nứt trong vữa và chất lỏng gỉ được quan sát

c

Các tấm bảo vệ được đổi màu hoặc làm trắng; Các vết nứt được quan sát trên bề mặt nhưng diện tích nhỏ hơn 1 %; Các vật liệu cố định của các tấm bảo vệ bao gồm bu lông và đai ốc được nới lỏng.

d

Không thay đổi

Bảng A 7 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc cừ thép vv

 

Điện thế làm việc

Đo điện thế

Calomel bão hòa - 800mV

Bạc clorua nước biển - 800mV

Đồng sunfat bão hòa - 850mV

Ghi lại các phép đo điện thế trình bày dưới dạng đường đẳng thế

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Anốt

* Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt (sác xuất)

a

Anốt bị mất hoặc tiêu thụ hoàn toàn; có một khiếm khuyết trong việc gắn anốt.

b

----

c

----

d

Không có bt bình thường

• Đo mức độ tiêu hao của anốt (3-5 % tổng số anốt)

Ghi lại kết quả đo mức tiêu hao của anốt và dự báo tuổi thọ còn lại.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

• Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đấu nối bị đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lỏng

a

Có các thiết bị đấu nối bị đổi màu hoặc bu lông và đai ốc bị nới lỏng

b

----

c

----

d

Không thay đổi

Kết Cấu bảo vệ chân

Chuyn vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dốc, đỉnh và chân dốc; Sự dịch chuyển hoặc phân tán của đá hoặc khối

a

Chuyển vị, phân tán hoặc lún được quan sát trong một khu vực rộng hơn 50 % của một phân đoạn kiểm tra.

b

Chuyn vị, phân tán hoặc lún được quan sát trong một khu vực rộng hơn từ 10 đến 50 % của một phân đoạn kiểm tra.

c

Chuyển vị, phân tán hoặc lún được quan sát trong một khu vực rộng ít hơn 10 % của một phân đoạn kiểm tra.

d

Không thay đổi

Kết cấu tiêu sóng

Chuyển vị, phân tán và lún

Lặn kiểm tra: Biến dạng của mái dc, đỉnh và chân khay; Sự dịch chuyển hoặc phân tán của đá hoặc khối tiêu sóng

a

Diện tích mặt cắt của kết cấu tiêu sóng của phân đoạn kiểm tra bị giảm nhiều hơn chiều dài của một lớp của khối do xói mòn.

b

Diện tích mặt cắt của kết cấu tiêu sóng của phân đoạn kiểm tra bị gim do xói mòn (ít hơn chiều dài của một lớp của khối).

c

Các khối tiêu sóng bị dịch chuyển từng phần (phân tán, lún)

d

Không thay đổi

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo đạc, lưu trữ để chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyển, phân tán và lún

A 3  Công trình bến

A 3.1  Bến trọng lực

Bảng A 8 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần trên mực nước của bến trọng lực

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Hạng I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, bất thường

Kiểm tra trực quan: Lượng dịch chuyển

a

Có sự bất thường (khoảng trống) từ 20 cm trở lên giữa các thùng chìm

b

Có sự bất thường (khoảng trống) từ 10 đến 20 cm trở lên giữa các thùng chìm

c

Trong các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên, có một sự bất thường nhỏ hơn 10 cm giữa các thùng chìm

d

Không thay đổi

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan

a

Đất phía sau thùng chìm chảy ra; Các hang hốc phía sau thùng chìm; Giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ bị cản trở đáng kể

b

Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 3 cm giữa các thùng chìm liền kề; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa thùng chìm và mặt đất phía sau; Có sự sai lệch hoặc khoảng trống lớn giữa khe phân đoạn của thùng chìm (bao gồm kết cấu phía trên.)

c

Có độ lún (chênh lệch) dưới 3 cm giữa các thùng chìm liền kề; Có độ lún (chênh lệch) dưới 30 cm giữa thùng chìm và mặt đất phía sau; Có sự sai lệch hoặc khoảng trng nhỏ giữa các khe phân đoạn của thùng chìm (bao gồm kết cấu phía trên.)

d

Không thay đổi

Thùng chìm

Thoái hóa, hư hỏng tường bến

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có nhiều l thủng, vết nứt và chảy vật liệu đắp ra ngoài

b

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo nhiều hướng; Cốt thép bị phơi lộ trên một diện tích rộng

c

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo một hướng; cốt thép bị phơi lộ cục bộ

d

Không thay đổi

Loại II

Mặt bến (trạng thái bình thường)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt, hư hỏng của bê tông hoặc nha đường

a

Số lượng vết nứt của mặt đường bê tông là 2m/m2 trở lên; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là 30 % trở lên; vết nứt và hư hỏng được coi là cản trở giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ

b

Số lượng vết nứt của mặt đường bê tông là 0,5 đến 2 m/m2; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là 20 đến 30 %.

c

Có các vết nứt nhỏ

d

Không thay đổi

Bảng A 8 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Mặt bến (Khi việc sử dụng bãi container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, nứt mặt bến

Kiểm tra trực quan Chênh lệch cao độ,

a

Có sự khác biệt về cao độ, gồ ghề và các vết nứt gây nguy him cho giao thông của phương tiện; Có sự khác biệt về cao độ 15 mm trở lên; Có vết nứt rộng 3 mm trở lên

b

Có sự khác biệt cao độ 10 đến 15 cm; Có những vết nứt rộng dưới 3 mm.

c

Có sự khác biệt về cao độ dưới 10 cm; Có những vết nứt nh

d

Không thay đổi

Kết cấu phần trên (cho BTCT thường)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng bê tông; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Các thiệt hại được quan sát là bất lợi cho chức năng của bến

b

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên; cốt thép bị phơi lộ trên một diện tích rộng.

c

Có vết nứt rộng dưới 3 mm; cốt thép bị phơi lộ cục bộ.

d

Không thay đổi

Kết cấu phần trên (cho BTCT ứng suất trước)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng bê tông; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Các thiệt hại được quan sát là bất lợi cho chức năng của bến

b

Có vết nứt rộng 1 mm trở lên; Những sai sót nhỏ được phát hiện

c

Có vết nứt rộng dưới 1 mm.

d

Không thay đổi

Bảng A 9 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần dưới mực nước và phần mực nước thay đổi của bến trọng lực

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Bên trong thùng chìm

Chảy đất đắp, tạo hang hốc

Khảo sát radar điện từ Kiểm tra trực quan thông qua các lỗ khoan: Hư hỏng khe nối

a

Đất đắp bị chảy ra ngoài hoặc có khả năng chảy ra (lỗ hổng được phát hiện); Các tấm chống xâm lấn cát bị phá vỡ hoặc có thể bị phá vỡ.

b

Hình thành hang hốc trong thùng chìm; Có sự suy giảm đáng kể, vết nứt hoặc hư hỏng trong khe nối

c

Có sự suy giảm nhỏ, vết nứt hoặc hư hỏng trong khe nối

d

Không thay đổi

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra lặn: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu thoái hóa...

a

Có nhiều lỗ, vết nứt và mt mát làm chảy vật liệu đắp ra ngoài

b

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo nhiều hướng; cốt thép bị phơi lộ trên một diện tích rộng

c

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo một hướng; cốt thép bị phơi lộ cục bộ

d

Không thay đổi

Đáy biển

Xói, bồi lắng

Lặn kiểm tra: Nâng cao đáy biển; có dấu hiệu xói hay bồi lắng

a

Xói sâu hơn 1 m ở phần trước chân tưng bến; Có một tác động lên tường bến do xói

b

Xói sâu 0,5 đến 1 m ở phần trước chân dốc của bến.

c

Xói hoặc bồi lắng sâu dưới 0,5 m

d

Không thay đổi

GHI CHÚ: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo đạc, lưu trữ để chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyển, phân tán và lún

A 3.2  Bến tường cừ

Bảng A 10 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần trên mực nước của bến tường cừ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đường mép bến

Chuyn vị từng phần, bất thường

Kiểm tra trực quan Chuyển vị, lún

a

Có sự bất thường (khoảng cách) lớn hơn 20 cm giữa các kết cấu trên liền kề của đường mép bến; Đường mép bến bị cong có thể ảnh hưởng đến tính năng của kết cấu

b

Đường mép bến bị cong; có sự bất thường (khoảng cách) từ 10 đến 20 cm giữa các kết cu trên liền kề của đường mép bến.

c

Các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, có sự bất thường (khoảng cách) nhỏ hơn 10 cm giữa kết cấu trên liền kề của đường mép bến.

d

Không thay đổi

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan

a

Đất phía sau kết cấu chính bị chảy ra; Tạo hang hốc phía sau kết cấu chính; Giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ bị cản trở đáng kể

b

Có dấu hiệu đất tự phía sau kết cấu chính bị chảy ra; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 3 cm giữa các kẹt cấu chính; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa mặt bến và mặt đất phía sau bến.

c

Có độ lún (chênh lệch) dưới 3 cm giữa các kết cấu chính trên mặt bến; Có độ lún (chênh lệch) nhỏ hơn 30 cm giữa mặt bến và mặt đất phía sau.

d

Không thay đổi

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước trên bề mặt

a

Có lỗ, biến dạng và thiệt hại đáng kể do ăn mòn

b

----

c

----

d

Không thay đổi

Bảng A 10 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Mặt bến (trạng thái bình thường)

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt, hư hỏng của bê tông hoặc nhựa đường

a

Số lượng vết nứt của mặt đường bê tông là 2m/m2 trở lên; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là 30% trở lên; Các vết nứt và hư hỏng được coi là cản trở giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ

b

Số lượng vết của mặt đường bê tông là 0,5 đến 2m/m2 trở lên; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là 20 đến 30%

c

Quan sát thấy các vết nứt nhỏ

d

Không thay đổi

Mặt bến (khi việc sử dụng bãi container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, nứt bề mặt

Kiểm tra trực quan: Chênh lệch về cao độ, nứt

a

Có sự khác biệt về cao độ, hằn lún và các vết nứt gây nguy hiểm cho giao thông của phương tiện; Có sự khác biệt v cao độ 15 cm trở lên; Có vết nứt rộng 3 mm trở lên.

b

Cố sự khác biệt cao độ 10 đến 15 cm; Có những vết nứt rộng dưới 3 mm

c

Có sự khác biệt về cao độ dưới 10 cm; Có những vết nứt nhỏ

d

Không thay đổi

Kết cấu phía trên

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; Hở cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng ...

a

Các thiệt hại được quan sát là bất lợi cho chức năng của bến

b

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên; cốt thép bị phơi lộ trên một diện tích rộng.

c

Có vết nứt rộng dưới 3 mm; cốt thép bị phơi lộ cục bộ.

d

Không thay đổi

Bảng A 11 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phn dưới mực nước và phần mực nước thay đổi của bến tường cừ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc cừ thép vv

Sơn và các lớp phủ

Sơn phủ

Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát trong một khu vực rộng; Bong tróc và nứt lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật ln hơn 10%

b

Gỉ sét và phồng rộp lớn được quan sát thấy; Bong tróc của lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật từ 0.3 % đến 10 %

c

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát thấy một số nơi; Sơn bị bong từng phần và điểm các vết nứt; Khu vực khuyết tật từ 0.03 % đến 0.3 %

d

Không thay đổi

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ kim loại chống ăn mòn; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Làm sạch tt cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Hư hỏng lớp phủ; Đo chiều dày lớp sơn...

a

Lớp phủ bị suy giảm tính năng đáng kể với sự ăn mòn đáng chú ý của thép.

b

Một phần sự suy giảm lớp phủ đến thép, vá các thành phần thép bị ăn mòn.

c

Hư hỏng lớn của lớp phủ được thấy ở nhiều nơi nhưng chưa đến được thép

d

Không thay đổi

Lớp bọc bằng sản phẩm dầu khí (petrolatum)

Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc

a

Các tm bảo vệ bị rách và lớp phủ petrolatum bị lộ hoặc tách ra, và gỉ sét được quan sát trên bề mặt thép

b

Có các vết nứt trên tấm bảo vệ hoặc băng quấn; Ăn mòn được quan sát trên bu lông, đai ốc, hoặc vật liệu giữ bên ngoài

c

Các tấm bảo vệ bị đổi màu hoặc chuyển màu trắng; Các vết nứt nhỏ được quan sát trên bề mặt của tấm bảo vệ; Có bu lông nới lỏng, đai ốc hoặc vật liệu giữ bên ngoài; Bóc tách một phần được quan sát trên cạnh bịt bảo vệ

d

Không thay đổi

Lớp phủ bằng vữa bê tông

Làm sạch tt cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu kiểm tra tấm) và kiểm tra bằng mắt: Lớp v bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông

a

Lớp bảo vệ bị tách ra trong một khu vực rộng; Chất lng gỉ được quan sát trên b mặt vữa; Vữa bị mất và gỉ xuất hiện trên bề mặt thép; (Khi lớp vật liệu phủ hoặc lớp vữa được loại b,) độ dày của thép được quan sát là giảm

b

Các vết nứt được quan sát trong các tấm che bảo vệ hoặc vật liệu cố định và các tấm che bảo vệ bị tách ra một phần; Dấu vết chất lỏng gỉ nhỏ được quan sát nhưng không có rò gỉ; (Khi vật liệu phủ được loại bỏ) nhiều vết nứt trong vữa và chất lỏng gỉ được quan sát

c

Các tấm bảo vệ được đi màu hoặc làm trắng; Các vết nứt được quan sát trên bề mặt nhưng diện tích nhỏ hơn 1%; Các vật liệu cđịnh của các tấm bảo vệ bao gồm bu lông và đai ốc được nới lỏng.

d

Không thay đổi

Bảng A 11 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kim tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc cừ thép vv

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Anốt

Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt (sác xuất)

a

Anốt bị mt hoặc tiêu thụ hoàn toàn; Có một khiếm khuyết trong việc gắn a nốt.

b

----

c

----

d

Không có bất bình thường

Đo mức độ tiêu hao của anốt (3 - 5% tổng số anốt)

 

Ghi lại kết quả đo mức tiêu hao của anốt và dự báo tuổi thọ còn lại.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Cốc thiết bị điện

Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đấu ni b đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lỏng

a

Có các thiết bị đấu nối bị đổi màu hoặc bu lông và đai ốc bị nới lỏng

b

----

c

----

d

Không thay đổi

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo đạc, lưu trữ để chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyển, phân tán và lún

A 3.3  Bến cầu tầu

Bảng A12 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần trên mực nước cho bến cầu tầu

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, những bất thường

Kiểm tra trực quan: Chuyển vị, lún

a

Có một sự bất thường (khoảng cách chuyển vị) 20 cm trở lên giữa hai kết cấu liền kề.

b

Có sự bất thường 10 đến 20 cm giữa hai kết cấu liền k.

c

Trong các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, có sự bt thường nhỏ hơn 10 cm giữa hai kết cấu liền k.

d

Không thay đổi trạng thái

Mặt bến

Lún, tạo hốc

Kiểm tra trực quan:

a

Phần đất phía sau bến bị chảy ra; Hình thành hang hốc ở phần đất phía sau bến; Giao thông của phương tiện và người đi bộ bị ảnh hưởng

b

Có những khe hở hoặc khoảng trống đáng kể trong các khe nối với bãi sau bến; Độ lún chênh nhau 3cm trên bề mặt giữa các kết cấu (phân đoạn) liền kề; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa mặt bến với mép bãi sau bến (liền kề)

c

Có khe h nhỏ hoặc khoảng trống trong các khe ni với đất đó; Độ lún chênh nhau dưới 3 cm trên bề mặt giữa các kết cấu liền kề; Có một độ lún (chênh lệch) dưới 30 cm giữa mặt bến với mép bãi sau bến (liền kề)

d

Không thay đổi trạng thái

Kết cấu bê tông phía trên (mặt dưới của BT ứng suất trước)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt; Xuất hiện màu gỉ.

a

Có các vết nứt; Phát triển các vết nước màu gỉ

b

----

c

----

d

Không thay đổi trạng thái

Cọc thép

Ăn mòn, vết nứt hư hỏng thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; Vết xước trên bề mặt.

a

Có các lỗ thng, biến dạng và hư hỏng nghiêm trọng do ăn mòn

b

----

c

----

d

Không có lỗ và biến dạng do ăn mòn

Cọc bê tông ứng suất trước

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt; Xuất hiện màu gỉ.

a

Có các vết nứt; Phát triển các vết nước màu gỉ

b

----

c

----

d

Không thay đổi trạng thái

Cọc bê tông thường

Suy giảm nh năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Hướng của vết nứt; số lượng, chiều dài, chiều rộng của vết nứt; Bong lớp vỏ bọc bê tông; Xuất hiện vết nước gỉ thép; Tình trạng ăn mòn của cốt thép.

a

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên theo hướng dọc trục của thanh thép; Có những phần bị bong tróc; Nước gỉ sét chảy ra ở khu vực rộng

b

Có những vết nứt rộng dưới 3 mm theo hướng dọc trục của thanh thép; Nước gì sét chảy ra ở một số nơi

c

Chỉ có vết nứt vuông góc với hướng trục; Có các đốm chất lỏng gỉ sét rải rác ở nhiều nơi

d

Không thay đổi trạng thái

Bảng A 12 (Tiếp theo)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Trạng thái bình thường của mặt bến

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông hoặc asphan

Kiểm tra trực quan: vết nứt hoặc hư hỏng tông hay asphan.

a

Số lượng vết nứt của mặt đường bê tông là 2 m/m2 trở lên; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là 30 % trở lên; vết nứt và hư hỏng được coi là cản trở giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ

b

Mức độ nứt của mặt đường bê tông là 0,5 đến 2 m/m2 trở lên; Tỷ lệ nứt của mặt đường nhựa là từ 20 đến 30 % trở lên

c

Các vết nứt nhỏ được quan sát.

d

Không thay đổi trạng thái

Mặt bến (Khi việc sử dụng bến Container bị hạn chế nghiêm trọng)

Sự khác biệt về cao độ, nứt bề mặt

Kiểm tra trực quan: Sự khác biệt về cao độ, sự bất thường và nứt

a

Có sự khác biệt về cao độ, độ dốc và vết nứt gây nguy hiểm cho giao thông của phương tiện; Có sự khác biệt về cao độ 15 cm trở lên; Có vết nứt rộng 3 mm trở ln

b

Có sự khác biệt ở cao độ 10 đến 15 cm; Có vết nứt rộng dưới 3 mm

c

Có sự khác biệt về cao độ dưới 10 mm; Có những vết nứt nhỏ

d

Không thay đổi trạng thái

Kết cấu bê tông phía trên (mt dưới của BT cốt thép)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Hướng của vết nứt; Số lượng, chiều dài, chiều rộng của vết nứt; Bong lớp vỏ bọc bê tông; Xuất hiện vết nước gỉ thép; Tình trạng ăn mòn của cốt thép.

a

Bản mặt dưới: Có những vết nứt giống như lưới bao phủ từ 50% bề mặt trở lên; Có những phần bị bong tróc; Nước g sét chảy ra ở khu vực rộng;

Dầm, cạnh sườn bê tông: Có vết nứt rộng 3 mm trở lên theo hướng dọc trục của thanh thép; Có những phần bị bong tróc; Nước g sét chảy ra ở khu vực rộng

b

Bản mặt dưới: có những vết nứt giống như lưới che phủ dưới 50% bề mặt; Nước gỉ sét chảy ra ở một số nơi

Dầm: Có những vết nứt rộng dưới 3 mm theo hướng dọc trục của thanh thép; Nước gỉ sét chảy ra ở một số nơi

c

Bản mặt dưới: Có những vết nứt phát triển theo một hướng duy nhất, hoặc kết tủa màu trắng xuất hiện trên bề mặt; Có các đốm chất lỏng gỉ sét rải rác ở nhiều nơi

Dầm, cạnh sườn bê tông: Chỉ có vết nứt vuông góc với hướng trục; Có các đốm chất lỏng gỉ sét rải rác ở nhiều nơi

d

Không thay đổi trạng thái

Kết cấu bê tông phía trên (mặt trên và cạnh)

suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, bong tróc, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu xuống cấp...

a

Có những hư hỏng có thể làm suy giảm chức năng của tường bến.

b

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên; cốt thép bị lộ ra trong một khu vực rộng

c

Có vết nứt rộng dưới 3 mm; cốt thép bị lộ ra từng khu vực

d

Không có thay đổi trạng thái

Bảng A 12 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Cọc ống thép

Các lớp phủ bọc chống ăn mòn

Sơn ph

Kiểm tra trực quan: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

Gỉ sét và phng rộp được quan sát trong một khu vực rộng; Bong tróc và các vết nứt của lớp phủ gây ra g sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tt lớn hơn 10 %

b

Gỉ sét và phồng rộp lớn được quan sát thấy; Bong tróc của lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật từ 0.3 % đến 10 %

c

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát thấy một số nơi; Sơn bị bong từng phần và điểm các vết nứt; Khu vực khuyết tật từ 0.03 % đến 0.3 %

d

Không thay đổi

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ kim loại chống ăn mòn; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng lớp phủ

a

Lớp phủ bị suy giảm tính năng đáng kể với sự ăn mòn đáng chú ý của thép.

b

Một phần sự suy giảm lớp phủ đến thép, và các thành phần thép bị ăn mòn.

c

Hư hỏng lớn của lớp phủ được quan sát ở nhiều nơi nhưng chưa đến được thép

d

Không thay đổi

Lớp bọc bằng sản phm dầu khí (petrolatum)

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, ốc

a

Các tm bảo vệ bị rách và lớp phủ petrolatum bị lộ hoặc tách ra, và gỉ sét được quan sát trên bề mặt thép

b

Có các vết nứt trên tấm bảo vệ hoặc băng quấn; Ăn mòn được quan sát trên bu lông đai ốc, hoặc vật liệu giữ bên ngoài

c

Các tấm bảo vệ bị đi màu hoặc chuyển màu trắng; Các vết nứt nhỏ được thy trên bề mặt của tấm bảo vệ; Có bu lông nới lỏng, đai ốc hoặc vật liệu giữ bên ngoài; Bóc tách một phần trên cạnh tầm bảo vệ

d

Không thay đổi

Phủ bằng vữa bê tông

Kiểm tra trực quan: Lớp vỏ bảo vệ; Suy giảm tính năng và hư hỏng của vữa bê tông

a

Chất lỏng gỉ được quan sát trên bề mặt vữa; Vữa bị mát và gỉ xuất hiện trên bề mặt thép; (Khi lớp vữa được loại bỏ) độ dày của thép được quan sát là giảm

b

Các vết nứt được quan sát thấy trong vữa hoặc bị tách ra một phần; Dấu vết chất lỏng gỉ nhỏ được quan sát thấy.

c

Các vết nứt được quan sát trên bề mặt nhưng diện tích nhỏ hơn 1 %.

d

Không thay đổi

Bảo vcatốt

Đo đin thế (thế năng kiểm soát ăn mòn trên mỗi đin cực):

Calomel bão hòa - 800mV

Bc clorua nước bin - 800mV

Đồng sunfat bão hòa - 850mV

a

Điện thế bảo vệ không được duy trì

b

----

c

----

d

Điện thế bảo vệ được duy trì

Cầu công tác

Hư hỏng và sơn kết cấu chính

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, nứt vỡ; Sơn bảo vệ; Chuyển vị

a

Giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ bị cản trở đáng kể.

b

Quan sát thấy có hư hỏng

c

Quan sát thấy có hư hỏng nhỏ

d

Không thay đổi

Bảng A 13 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho phần dưới mực nước và phần mực nước thay đổi cho bến cầu tầu

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Các cọc thép

Sơn và các lớp phủ

Sơn phủ

Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu cần) và Lặn kiểm tra: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

G sét và phồng rộp được quan sát trong một khu vực rộng; Bong tróc và các vết nứt của lớp phủ gây ra gỉ sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật lớn hơn 10%

b

Gỉ sét và phồng rộp lớn được quan sát thấy; Bong tróc của lớp phủ gây ra g sét trong một khu vực rộng; Khu vực khuyết tật từ 0.3 % đến 10 %

c

Gỉ sét và phồng rộp được quan sát thấy một số nơi; Sơn bị bong từng phần và điểm các vết nứt; Khu vực khuyết tật từ 0.03 % đến 0.3 %

d

Không thay đổi

Lớp phủ chống ăn mòn chất lượng cao; Lớp phủ siêu dày; Lớp phủ kim loại chống ăn mòn; Lớp phủ đông cứng dưới nước

Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu cần) và lặn kiểm tra: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

Lớp phủ bị suy giảm tính năng đáng kể với sự ăn mòn đáng chú ý của thép.

b

Một phần sự suy giảm lớp phủ đến thép, và các thành phần thép b ăn mòn.

c

Hư hỏng lớn của lớp phủ được quan sát ở nhiều nơi nhưng chưa đến được thép

d

Không thay đổi

Lớp bọc bằng sản phm dầu khí (petrolatum)

Làm sạch tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu cần) và lặn kiểm tra: Hư hỏng lớp phủ; Bulông, c

a

Các tấm bảo vệ b rách và lớp phủ petrolatum bị lộ hoặc tách ra, và gỉ sét được quan sát trên bề mặt thép

b

Có các vết nứt trên tấm bảo vệ hoặc băng quấn; Ăn mòn được quan sát trên bu lông, đai ốc, hoặc vật liệu giữ bên ngoài

c

Các tấm bảo vệ bị đổi màu hoặc chuyển màu trắng; Các vết nứt nhỏ được quan sát trên b mặt của tấm bảo vệ; Bu lông, đai ốc hoặc vật liệu giữ bên ngoài bị nới lỏng; Bóc tách một phần được quan sát trên cạnh tấm bảo vệ

d

Không thay đổi

Phủ bằng vữa bê tông

Làm sach tất cả sinh vật biển từ một vùng 30 cm2 của cọc (làm sạch diện tích lớn hơn nếu cần) và kiểm tra bằng quan sát: Gỉ, phồng rộp; Bong tróc lớp phủ.

a

Lớp bảo vệ bị tách ra trong một khu vực rộng; Có chất lỏng gỉ trên bề mặt vữa; Vữa bị mt và xuất hiện gỉ trên bề mặt thép; (Khi lớp loại bỏ lớp vữa) độ dày của thép bị giảm

b

Các vết nứt được quan sát trong các tấm che bảo vệ hoặc vật liệu cố định và các tấm che bảo vệ b tách ra một phần; Có chất lòng g với số lượng nhỏ nhưng chưa có nước gỉ chảy ra; (Khi loại bỏ lớp vữa) thấy có nhiều vết nứt trong vữa và có thy chất lỏng gỉ

c

Các tấm bảo vệ bị đổi màu hoặc làm trắng; Các vết nứt được quan sát trên bề mặt nhưng diện tích nhỏ hơn 1 %; Các vật liệu cố định của các tấm bảo vệ bao gồm bu lông và đai ốc được nới lỏng.

d

Không thay đổi

Bảng A 13 (Kết thúc)

Hang mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại II

Các cọc thép

Bảo vệ bằng anốt hy sinh

Anốt

Lặn kiểm tra: Kiểm tra hiện trạng của các anốt (sác xuất)

a

Anốt bị mất hoặc tiêu thụ hoàn toàn; Có một khiếm khuyết trong việc gắn anốt.

b

----

c

----

d

Không có bất bình thường

Đo mức độ tiêu hao của anốt (3-5 % tng số anốt)

 

Ghi lại kết quả đo mức tiêu hao của anốt và dự báo tuổi thọ còn lại.

Bảo vệ bằng dòng điện ngoài

Các thiết bị điện

Kiểm tra chi tiết: Thiết bị đu nối bị đổi màu; Bu lông, đai ốc bị lỏng

a

Có các thiết bị đấu nối bị đổi màu hoặc bu lông và đai ốc bị nới lng

b

----

c

----

d

Không thay đổi

CHÚ THÍCH: Ghi lại dữ liệu khảo sát và đo đạc, lưu trữ để chúng có sẵn khi đánh giá kết cấu về sự dịch chuyển, phân tán và lún

A 3.4  Các hạng mục phụ trợ

Bảng A 14 - Hạng mục kiểm tra và tiêu chí đánh giá cho các hạng mục phụ trợ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại III

Bích neo

Suy giảm tính năng, hư hỏng, bong tróc sơn...

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng; chất lượng

a

Trụ neo không thể sử dng do phá v và hư hỏng

b

----

c

Có thiệt hại, biến dạng của trụ neo hoặc lớp phủ bị bóc ra.

d

Không thay đổi

Đệm va

Hư hỏng, vỡ tm chắn, ăn mòn khung cố định...

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng bộ phận cao su; Gỉ và trầy xước của khung đệm

a

Kết cấu chính (phần cao su): Mất hoặc biến dạng thường xuyên; Khung cố định: Có các bộ phn bị nới lỏng, tháo rời, uốn cong hoc ct

b

----

c

Kết cấu chính (phần cao su): Có s thiếu hụt, nứt hoặc sứt mẻ; Khung thép: Có bị g

d

Không thay đổi

Gờ chắn xe

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cu chính

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dng; chất lưng sơn; Ăn mòn

a

Có sự mất mát; Có hư hỏng hoặc biến dạng ảnh hưởng đến chức năng

b

------

c

Có những hư hỏng, biến dng, ăn mòn của hàng rào hoặc bong tróc của sơn

d

Không thay đổi

Rãnh dẫn dây và hố cấp điện

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng của kết cấu chính, bong tróc; Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dng đe dọa đến chức năng

b

------

c

Có biến dng và hư hỏng trên vỏ hố cấp đin; Có gỉ sét đường ng

d

Không thay đổi

Thang lên xuống hành khách

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng của kết cấu chính, bong tróc; Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dng đe dọa đến chức năng

b

------

c

Có hư hỏng, biến dạng, ăn mòn các kết cấu chính hoặc bong tróc sơn

d

Không thay đổi

Hạ tầng của các thiết bgiao nhận hàng hóa

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: vết nứt, nứt vỡ, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên theo hướng dọc trục của thanh thép; Có những phần vỏ bê tông b bong tróc

b

Có vết nứt rộng dưới 3 mm theo hướng dọc trục của thanh thép; Có vết nứt vuông góc với hướng trục

c

Các đốm chất lỏng gỉ sét được rải rác ở vài nơi

d

Không thay đổi

Suy giảm tính năng, hư hỏng và ăn mòn các chi tiết, cấu kiện bằng thép

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng hoặc biến dạng kết cấu chính, bong tróc sơn; Ăn mòn các kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dạng đe da đến chức năng

b

----

c

Có những phần sơn bị bong tróc hoặc gỉ sét một số khu vực

d

Không thay đổi

Thang lên xuống

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cấu chính

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng; Sơn; Ăn mòn (đối với thép)

a

Kéo rão ra; Có những thiệt hại và ăn mòn đáng kể được coi là nguy hiểm khi sử dụng

b

----

c

Có hư hỏng, biến dạng, bong tróc sơn và gỉ sét trong kết cấu chính

d

Không thay đổi

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng cho kết cấu của kiểm định thường xuyên

B1  Các công trình bảo vệ bờ

Bảng B1 - Đê chắn sóng dạng thùng chìm

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Chuyển vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây hoặc dụng cụ khác)

a

Một phần thùng chìm bị tách khỏi đê

b

Có khoảng trống 40-50 cm giữa các thùng chìm

c

Có khoảng trống nhỏ

d

Không thay đổi

Thùng chìm

Suy giảm tính năng và phá hoại bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; H cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có lỗ, vết nứt và tổn thất làm chảy đất đổ

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; H ct thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Bảng B2 -Đê chắn sóng dạng mái nghiêng

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Chuyn vị

Kiểm tra trực quan (bao gồm cả sử dụng thước dây hoặc dụng cụ khác)

a

Dịch chuyển lớn hơn 20 cm so với đường chuẩn

b

Dịch chuyển từ 10 đến 20 cm so với đường chuẩn

c

Dịch chuyển nhỏ hơn 10cm so với đường chuẩn

d

Không thay đổi

Bảng B3 - Tường biển và kè bờ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Chuyển vị của toàn bộ công trình

Kiểm tra trực quan: Lượng dịch chuyển

a

Có sự dịch chuyển lệch hơn 20 cm so với nhịp liền kề.

b

Có sự dịch chuyển lệch 10 đến 20 cm so với nhịp liền kề.

c

Có sự dịch chuyển lệch dưới 10 cm so với nhịp liền kề.

d

Không thay đổi

Lún của toàn bộ công trình

Kiểm tra trực quan: Lún của thân kè

a

Độ lún đáng kể (sâu khoảng 1 m) được quan sát.

b

Có sự khác biệt về cao độ khoảng vài chục cm so với nhp liền kề.

c

Có sự khác biệt về mức độ khoảng vài cm so với nhịp liền kề.

d

Không thay đổi

Công trình chính (loại trọng lực) (Trong trường hợp BTCT)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông bảo vệ; Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có lỗ hổng, vết nứt và tổn thất cho phép đất lp chảy ra

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; H cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; H cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Phần phía sau của kè và đê hoặc chính con đê

Tạo hang và chảy đất đắp

Kiểm tra trực quan: Hiện trng mặt đất phía sau đê; Khoảng cách và sai lệch khớp

a

Có dòng chảy ra từ phần đất đắp phía sau của kè, hoặc từ bên trong thân đê; Có những hố đất bị trượt phía sau của kè hoặc đê, trượt đất của thân đê

b

Có những khoảng trống hoặc sai lệch đáng kể ở các khớp của con đê.

c

Có những khoảng trống hoặc sai lệch nhổ ở các khớp của con đê.

d

Không thay đổi

Tường bến

Thoái hóa và hư hỏng bê tông (trong trường hợp BTCT)

Kiểm tra trực quan: Nứt, nứt, hư

hỏng; Ăn mòn thanh cốt thép; Dấu hiệu thoái hóa...

a

Có thiệt hại bất lợi cho chức năng của tường lan can

b

Vết nứt rộng 3 mm theo nhiều hướng; Hở cốt thép trên phạm vi rộng

c

Vết nứt rộng 3 mm theo một hướng; Hở cốt thép một số vùng

d

Không thay đổi

Thoái hóa và hư hỏng bê tông (trong trường hợp BT không cốt thép)

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và mất bê tông; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có dấu hiệu chảy đất từ vết nứt xuyên thu; Mất hơn 10% diện tích so với bề mặt của kết cấu

b

Mất ít hơn 10% diện tích so với bề mặt của kết cấu

c

Có những vết nứt xuyên thấu nhưng không có dấu hiệu chảy đất đắp; Có vết nứt không xuyên tháu rộng 1 cm trở lên

d

Không thay đổi

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước trên bề mặt

a

Có lỗ, biến dạng và thiệt hại đáng kể do ăn mòn

b

----

c

----

d

Không thay đổi

B2  Công trình bến

Bảng B4 - Bến trọng lực

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, bất thường

Kiểm tra trực quan: Lượng dịch chuyển

a

Có sự bất thường (khoảng trống) từ 20 cm trở lên giữa các thùng chìm

b

Có sự bt thường (khoảng trống) từ 10 đến 20 cm tr lên giữa các thùng chìm

c

Trong các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên, có một sự bất thường nhỏ hơn 10 cm giữa các thùng chìm

d

Không thay đổi

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan

a

Đất phía sau thùng chìm chảy ra; Các hang hốc phía sau thùng chìm; Giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ bị cản trở đáng kể

b

Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 3 cm giữa các thùng chìm liền kề; có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa thùng chìm và mặt đất phía sau liền kề; Có sự sai lệch hoặc khoảng trống lớn trong các khe nối của thùng chìm (bao gồm kết cấu phía trên)

c

Có độ lún (chênh lệch) nhỏ hơn 3 cm giữa các thùng chìm liền kề; Có độ lún (chênh lệch) nhỏ hơn 30 cm giữa thùng chìm và mặt đất phía sau liền kề; Có s sai lệch hoặc khoảng trống nhỏ trong các khe nối của thùng chìm (bao gồm kết cấu phía trên)

d

Không thay đổi

Thùng chìm

Thoái hóa, hư hỏng tường bến

Kiểm tra trực quan: Nứt, phồng rộp, hư hỏng và bong tróc bê tông: Lộ cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có nhiều lỗ, vết nứt và mất mát làm chảy vật liệu đắp

b

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo nhiều hướng; cốt thép bị phơi lộ trên một diện tích rộng

c

Có các vết nứt rộng khoảng 3 mm theo một hướng; cốt thép bị phơi lộ cục bộ

d

Không thay đổi

Bảng B5 - Bến dạng tường cừ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị từng phần, bt thường

Kiểm tra trực quan Chuyển vị, lún

a

Có sự bất thường (khoảng cách) lớn hơn 20 cm giữa các kết cấu trên liền kề của đường mép bến; Đường mép bến b cong có thể ảnh hưởng đến tính năng của kết cấu

b

Đường mép bến bị cong; có sự bất thường (khoảng cách) từ 10 đến 20 cm giữa các kết cấu trên liền kề của đường mép bến.

c

Các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, có sự bất thường (khoảng cách) nhỏ hơn 10 cm giữa kết cấu trên liền kê của đường mép bến.

d

Không thay đổi

Mặt bến

Lún, tạo hang hốc

Kiểm tra trực quan

a

Đất phía sau kết cấu chính bị chảy ra; Tạo hang hốc phía sau kết cấu chính; Giao thông của xe cộ hoặc người đi bộ bị cản trở đáng kể

b

Có dấu hiệu đất từ phía sau kết cấu chính bị chảy ra; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 3 cm giữa các kết cấu chính; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa mặt bến và mặt đất phía sau bến.

c

Có độ lún (chênh lệch) dưới 3 cm giữa các kết cấu chính trên mặt bến; Có độ lún (chênh lệch) nhỏ hơn 30 cm giữa mặt bến và mặt đất phía sau.

d

Không thay đổi

Cọc ván thép

Ăn mòn, nứt và hư hỏng cọc thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết trầy xước trên bề mặt

a

Có lỗ, biến dạng và thiệt hại đáng kể do ăn mòn

b

----

c

------

d

Không thay đổi

Bảng B 6 - Bến cầu tầu

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại I

Đường mép bến

Chuyển vị ngang, những bất thường

Kiểm tra trực quan: Chuyển vị, lún

a

Có một sự bt thường (khoảng cách chuyn vị) 20 cm trở lên giữa hai kết cấu liền kề.

b

Có sự bất thường 10 đến 20 cm giữa hai kết cu liền kề.

c

Trong các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, có sự bất thường nhỏ hơn 10 cm giữa hai kết cấu liền kề.

d

Không thay đổi trạng thái

Mặt bến

Lún, tạo hốc

Kiểm tra trực quan:

a

Phần đất phía sau bến bị chảy ra; Hình thành hang hốc ở phần đất phía sau bến; Giao thông của phương tiện và người đi bộ bị ảnh hưởng

b

Có những khe hở hoặc khoảng trống đáng kể trong các khe nối với bãi sau bến; Độ lún chênh nhau 3cm trên bề mặt giữa các kết cấu (phân đoạn) liền kề; Có độ lún (chênh lệch) lớn hơn 30 cm giữa mặt bến với mép bãi sau bến (liền kề)

c

Có khe h nhỏ hoặc khoảng trống trong các khe nối với đất đố; Độ lún chênh nhau dưới 3 cm trên bề mặt giữa các kết cấu liền kề; Có một độ lún (chênh lệch) dưới 30 cm giữa mặt bến với mép bãi sau bến (liền kề)

d

Không thay đổi trạng thái

Kết cấu bê tông phía trên (mặt dưới của BT ứng suất trước)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt, Xuất hiện màu gỉ

a

Có các vết nứt; Phát triển các vết nước màu gỉ

b

----

c

----

d

Không thay đổi trạng thái

Cọc thép

Ăn mòn, vết nứt hư hỏng thép

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện lỗ; vết xước trên bề mặt

a

Có các lỗ thủng, biến dạng và hư hỏng nghiêm trọng do ăn mòn

b

----

c

----

d

Không có lỗ và biến dạng do ăn mòn

Cọc bê tông ứng suất trước

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Xuất hiện vết nứt, Xuất hiện màu gỉ

a

Có các vết nứt; Phát triển các vết nước màu gỉ

b

----

c

----

d

Không thay đổi trạng thái

Cọc bê tông thường

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: Hướng của vết nứt; S lượng, chiều dài, chiều rộng của vết nứt; Bong lớp bảo vệ bê tông; Xuất hiện vết nước gỉ thép; Tình trạng ăn mòn của cốt thép

a

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên theo hướng dọc trục của thanh thép; Có những phần bị bong tróc; Nước gỉ sét chảy ra ở khu vực rộng

b

Có những vết nứt rộng dưới 3 mm theo hướng dọc trục của thanh thép; Nước gỉ sét chảy ra ở một số nơi

c

Chỉ có vết nứt vuông góc với hướng trục; Có các đốm chất lng gỉ sét rải rác ở nhiều nơi

d

Không thay đổi trạng thái

B3  Các công trình phụ trợ

Bảng B 7- Công trình phụ trợ

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tiêu chí đánh giá hư hỏng

Loại III

Bích neo

Suy giảm tính năng, hư hỏng, bong tróc sơn...

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng; chất lượng

a

Trụ neo không thể sử dụng do phá vỡ và hư hỏng

b

----

c

Có thiệt hại, biến dạng của trụ neo hoặc lớp phủ bị bóc ra.

d

Không thay đổi

Đệm va

Hư hỏng, vỡ tấm chắn, ăn mòn khung cố định...

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng bộ phận cao su; Gỉ và trầy xước của khung đệm

a

Kết cu chính (phần cao su): Mất hoặc biến dạng thường xuyên; Khung cố định: Có các bộ phận bị nới lng, tháo rời, uốn cong hoặc cắt

b

-----

c

Kết cấu chính (phần cao su): Có s thiếu hụt, nứt hoặc sứt mẻ; Khung thép: Có bị gỉ

d

Không thay đổi

Gờ chắn xe

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cấu chính

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng; chất lượng sơn; Ăn mòn

a

Có sự mất mát; có hư hỏng hoặc biến dạng ảnh hưởng đến chức năng

b

------

c

Có những hư hỏng, biến dạng, ăn mòn của hàng rào hoặc bong tróc của sơn

d

Không thay đổi

Rãnh dẫn dây và hố cấp điện

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng của kết cấu chính, bong tróc; Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dạng đe da đến chức năng

b

----

c

Có biến dạng và hư hỏng trên v hố cấp đin; Có gỉ sét đường ống

d

Không thay đổi

Thang lên xuống hành khách

Suy giảm tính năng và hư hỏng các kết cấu chính, bong sơn

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dng của kết cấu chính, bong tróc; Sơn; Ăn mòn kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dạng đe dọa đến chức năng

b

----

c

Có hư hỏng, biến dng, ăn mòn các kết cấu chính hoặc bong tróc sơn

d

Không thay đổi

Hạ tầng của các thiết bị giao nhận hàng hóa

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Kiểm tra trực quan: vết nứt, nứt vỡ, hư hỏng; Ăn mòn cốt thép; Dấu hiệu suy giảm tính năng...

a

Có vết nứt rộng 3 mm trở lên theo hướng dọc trục của thanh thép; có những phần vỏ bê tông bị bong tróc

b

Có vết nứt rộng dưới 3 mm theo hướng dọc trục của thanh thép; Có vết nứt vuông góc với hướng trục

c

Các đốm chất lỏng gỉ sét được rải rác ở vài nơi

d

Không thay đổi

Suy giảm tính năng, hư hỏng và ăn mòn các chi tiết, cấu kiện bằng thép

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng hoặc biến dạng kết cấu chính, bong tróc sơn; Ăn mòn các kết cấu thép...

a

Có hư hỏng và biến dạng đe dọa đến chức năng

b

----

c

Có những phần sơn b bong tróc hoc gỉ sét ở một số khu vực

d

Không thay đổi

Thang lên xuống

Hư hỏng, sơn, ăn mòn các kết cấu chính

Kiểm tra trực quan: Hư hỏng, biến dạng; Sơn; Ăn mòn (đối với thép)

a

Kéo rão ra; Có những thiệt hại và ăn mòn đáng kể được coi là nguy hiểm khi sử dụng

b

----

c

Có hư hỏng, biến dạng, bong tróc sơn và gỉ sét trong kết cấu chính

d

Không thay đổi

 

 

Phụ lục C

(Tham Khảo)

Phương pháp đánh giá suy giảm tính năng của công trình

Trình tự của phương pháp đánh giá suy giảm tính năng của công trình được thể hiện trong Hình C1 và Hình C2 và kết quả đánh giá được thể hiện như Bảng C1.

Hình C1 -Trình tự của phương pháp đánh giá suy giảm tính năng của công trình

Hình C2 - Trình tự của phương pháp đánh giá suy giảm tính năng của công trình

 

Bảng C1 - Đánh giá suy giảm tính năng (Cho công trình trọng lực)

 

Bước 1

10

Bước 2

11

Bước 3

 

(1)

 

(2)

 

(3)

 

Nội dung kiểm tra

Loại kiểm tra

Kết quả đánh giá suy giảm tính năng

Tổng

Tổng

Đánh giá cho từng hạng mục

Đánh giá tổng thể công trình

Block 1

Block 2

Block 3

...

Block 10

a

b

c

d

Đường mép bến

Biến dạng lồi, lõm, không đều

I

a

c

c

d

1

2

5

2

10

B

A

Kết cấu chính

Suy giảm tính năng, hư hỏng bê tông

I

c

c

b

b

0

4

6

0

10

B

Mặt bến

Lún, hang hốc

I

b

c

a

b

1

2

6

1

10

A

Suy giảm tính năng, hư hỏng bố tông hoặc asphant

II

a

a

d

..

c

2

0

7

1

10

B

Đáy biển

Sói lở và bồi lắng

I

c

c

c

..

b

0

4

6

0

10

B

Kết cấu trên

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

II

c

c

c

c

c

0

0

0

10

10

C

Các hạng mục phụ trợ

Hư hỏng

III

d

d

d

d

d

0

0

0

10

10

D

……..

(1) Từ kết quả đánh giá mức độ suy giảm, mức độ suy giảm của Block 1 biến dạng lồi/lõm và không đều trong đường mặt bến (Loại kiểm tra theo tầm quan trọng là Loại I), được đánh giá là [a], nhưng do hư hỏng nằm ở bề ngoài của bến trọng lực và có tác động tương đối nhỏ đến sự an toàn của việc neo đậu tàu và làm việc tại bến, Do vậy đánh giá sự suy giảm là [B].

(2) Từ kết quả đánh giá mức độ suy giảm, Bloc 3 mức độ suy giảm tính năng “Lún và sụt của mặt bến (Loại kiểm tra theo tầm quan trọng là Loại I)” được đánh giá là [a], và vì hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động làm hàng tại bến nói trên, Do vậy đánh giá sự suy giảm là [A].

(3) Việc thiết lập kết quả đánh giá tổng thể cho công trình dựa vào kết quả khắc nghiệt nhất của việc đánh giá của từng hạng mục. Do Vậy kết quả đánh giá tổng th công trình được kết luận là [A].

 

 

Phụ lục D

(Tham Khảo)

Phương pháp dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình

D 1  Phương pháp xác định hàm lượng clorua ban đầu C0 và hệ số khuếch tán biểu kiến Dap

D 1.1  Hệ số khuếch tán biểu kiến Dap

Hệ số khuếch tán thiết kế Dd có thể được lấy từ tỷ lệ xi măng nước W/C theo phương trình theo OCDI 2019. Có thể giả định rằng Dd bằng Dap. Trong trường hợp không có hoặc có ít vết nứt xảy ra trong kết cấu, số hạng thứ hai ở bên phải của Phương trình (D1) có thể được loại bỏ.

(D1)

Trong đó:

γc  hệ số vật liệu của bê tông. Có thể lấy bằng 1,0;

Dk  giá trị đặc trưng của hệ số khuyếch tán đối với ion Cl- trong bê tông (cm2/năm);

D0 hằng số thể hiện ảnh hưởng của vết nứt đến chuyển động của ion Cl- trong bê tông. Nói chung có thể lấy bằng 200 cm2/năm;

w  giới hạn của chiều rộng vết nứt (mm);

wa  tỷ số chiều rộng - khoảng cách vết nứt (w/l = (σse /Es + ε'csd);

σse  gia số ứng suất của cốt thép (N/mm2);

Es  mô đun đàn hồi của cốt thép (N/mm2);

ε'csd  giá trị để xét đến chiều rộng vết nứt bổ sung do co ngót và biến dạng dư của bê tông;

Nếu bê tông được sử dụng thực sự đã biết, giá trị đặc trưng của hệ số khuếch tán đối với ion Cl- trong bê tông Dk Cũng có thể được chỉ định bằng cách tiến hành thử nghiệm đối với mẫu thử bê tông thực tế. Mặt khác, các Phương trình (D2) đến (D4) có thể được sử dụng.

Dk = γp α Dp

(D2)

- Khi sử dụng xi măng Portland thông thường:

(D3)

- Khi sử dụng xi măng xỉ lò cao hay silica fume:

(D4)

Trong đó

α  hệ số tính đổi. Có thể lấy bằng 0,65 khi sử dụng xi măng Portland thông thường hay bằng 1,0 khi sử dụng xi măng xỉ lò cao hay silica fume;

γp  hệ số an toàn xét đến độ chính xác của Dp. Có thể lấy bằng 1,0;

Dp  hệ số khuyếch tán dự báo của bê tông (cm2/năm).

D 1.2  Mật độ ion Cl- trên bề mặt bê tông C0

OCDI 2009 khuyến cáo C0 có thể thu được bằng phương trình sau. Phương trình này đã được dựa trên kết quả khảo sát trên kết cấu bên trên của một bến cầu tàu.

C0 = - 6,0 x + 15,1

(D5)

Trong đó

x  Khoảng cách từ mực nước cao đến bề mặt bê tông (m). Trong đó x nên phải đáp ứng yêu cầu 0 ≤ x 2 và C0 không được nhỏ hơn 6,0 kg/m3.

D 2  Phương pháp lập mô hình Markov

Chuỗi Markov là mô hình xác định ngẫu nhiên quá trình chuyển đổi hệ thống từ “trạng thái” sang “trạng thái” tiếp theo với một “xác suất chuyển tiếp” nhất định. Mức độ suy giảm tính năng của kết cấu được thể hiện bằng kết quả kiểm tra (a, b, c hoặc d) và xác suất chuyển tiếp của mức độ suy giảm được biểu thị bằng px để cho thấy sự chuyển đổi của mức độ suy giảm tính năng (Hình D 1). Hình vẽ này cho phép dự báo về tiến trình xuống cấp. Được giải thích như sau.

Nếu một khoảng thời gian nhất định trôi qua từ thời điểm hiện tại, các kết cấu có mức độ suy giảm tính năng chuyển tiếp nhất định đến mức độ suy giảm tiếp theo với xác suất chuyn tiếp px. Các bộ phận còn lại có xác suất chuyển tiếp 1 - px vẫn ở cùng mức độ xuống cấp. Sự chuyển tiếp của mức độ suy giảm tính năng xảy ra đồng thời ở tất cả các mức độ xuống cấp. Quá trình chuyển đổi cuối cùng dừng lại ở mức độ suy giảm tính năng cuối cùng là mức (a). Trong mô hình này, quá trình chuyển đổi trạng thái được lặp lại với mỗi thời gian nhất định trôi qua và sự suy giảm tính năng dần dần tiến triển. Tiến trình suy giảm tính năng được thể hiện bằng Phương trình (E6) trong đó mức độ suy giảm tính năng là (d) cho tất cả các bộ phận ở trạng thái ban đầu.

Hình D1 - Quá trình chuyển tiếp trong chuỗi Markov dựa trên các kết quả dự báo của các đợt kiểm tra

(D6)

Trong đó:

px  xác suất chuyển tiếp

t  thời gian trôi qua.

Xác suất chuyển tiếp px được coi là một chỉ số về tốc độ suy giảm tính năng và được giả định là không đổi trong quá trình tính toán để dự báo tiến trình xuống cấp.

Các đặc điểm cơ bản của mô hình chuỗi Markov là mô tả dựa trên kết quả ước tính. Hình D 2 cho thấy những thay đổi về tỷ lệ của từng mức độ suy giảm tính năng theo thời gian.

Hình D2 - Quá trình chuyển tiếp của tốc độ mức độ suy gim tính năng theo thời gian.

Hình D 3 cho thấy ảnh hưởng của xác suất chuyển tiếp px đến quá trình chuyển đổi tốc độ của mức độ xuống cấp. Trong trường hợp thời gian trôi qua là như nhau, xác suất chuyển tiếp càng cao, mức độ suy giảm tính năng càng cao thì mức độ đỉnh của mức độ suy giảm tính năng càng cao. Kết quả cho thấy xác suất chuyển tiếp là một chỉ số tương đương với tốc độ xuống cấp. Một mức độ nhất định của các kết quả kiểm tra trong cùng điều kiện được yêu cầu là điều kiện tiên quyết.

Hình D3 - Ảnh hưởng của px đến quá trình chuyển tiếp của mức độ xuống cấp

Mô hình này được áp dụng để phân bố mức độ suy giảm (a, b, c hoặc d) trong kết cấu bên trên của một bến (bê tông) và kết quả tính toán được so sánh với các số liệu đo. Rõ ràng là chúng phù hợp với nhau. Do đó, xác suất chuyển tiếp px có thể được tính bằng cách xác định kết quả kiểm tra mức độ suy giảm tính năng và thời gian trôi qua trước khi kiểm tra.

Hình D 4 và Hình D 5 so sánh các dự báo được thực hiện bằng cách sử dụng xác suất chuyển tiếp px được ước tính dựa trên kết quả kiểm tra mức độ suy giảm tính năng (dự báo trong ba năm trong hình) với kết quả kiểm tra thực tế trong tương lai (kết quả kiểm tra trong thời gian ba năm trong hình vẽ). Rõ ràng là cả hai đang có sự phù hợp với nhau. Kết quả cho thấy rằng tiến trình suy giảm tính năng của một kết cấu với các điều kiện suy giảm tính năng khác nhau có thể được dự báo tương đối dễ dàng chỉ bằng cách sử dụng kết quả kiểm tra mức độ xuống cấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp mức độ suy giảm tính năng thấp được tìm thấy với số lượng lớn vì sự suy giảm tính năng không nổi bật vì chỉ có ít thời gian trôi qua, xác suất chuyển tiếp px có th được đánh giá thấp và dự báo có thể khác với điều kiện thực tế.

Mô hình chuỗi Markov không chỉ áp dụng cho sự suy giảm tính năng vật liệu mà tiến triển theo thời gian như sự ăn mòn của cốt thép gây ra bởi xâm nhập clorua mà còn cho sự xuất hiện và tiến trình biến dạng. Phần này chỉ tho luận về mức độ suy giảm tính năng (a, b, c hoặc d). Tuy nhiên, mô hình này cũng được áp dụng để đánh giá toàn diện (A, B, C hoặc D).

Hình D4 - Ví dụ về phân bố mức độ suy giảm tính năng trong kết cấu bên trên của một bến

Hình D5 - Kết quả khảo sát và dự báo suy giảm tính năng cho kết cấu bên trên của một bến

 

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Hướng dẫn lập quy trình bảo trì

E.1  Tổng quan

E.1.1  Mục đích

Quy trình bảo trì công trình cảng được xây dựng nhằm phục vụ công tác bảo trì các hạng mục công trình cảng biển.

Phần này phải trình bày các thông tin cơ bản, sơ đồ bố trí mặt bằng của cng, bao gồm:

- Loại công trình;

- Mục đích, chức năng của các hạng mục công trình;

- Chiều sâu nước thiết kế trước bến;

- Ngày xây dựng hoàn thành;

- Ngày nâng cấp hay ci tạo, sa chữa (nếu có);

- Thời gian sử dụng thiết kế: Ban đầu và sau cải tạo, sửa chữa nâng cấp; các thông tin cơ bản khác...

E.1.2  Lựa chọn chương trình bảo trì

Khi công trình phải quản lý chi phí vòng đời thì việc xây dựng chương trình bảo trì cho công trình cảng biển được xây dựng trên cơ sở tham khảo nội dung tại Điều 4.3 Tiêu chuẩn này.

E.1.3  Các căn cứ pháp lý

Bao gồm các căn cứ pháp lý thuộc phạm vi điều chỉnh liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình cảng biển.

E.1.4  Các tiêu chuẩn áp dụng

Bao gồm các tiêu chuẩn được sử dụng để phục vụ công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình cng biển.

E.1.5  Hồ sơ quản lý chất lượng

Các hồ sơ liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình bao gồm: Hồ sơ khảo sát; Hồ sơ thiết kế; Hồ sơ hoàn công hạng mục công trình/công trình; Hồ sơ báo cáo kết quả thí nghiệm; Hồ sơ kiểm định các lần trước đó (nếu đã từng kiểm định); Hồ sơ thiết kế cải tạo, nâng cấp, sửa chữa ...

E.2  Tổng quan về công trình

E.2.1  Tổng quan công trình

Phn này s trình bày các thông tin chi tiết của từng hạng mục công trình sẽ phải tiến hành thực hiện công tác bảo trì trong tương lai.

Các thông tin được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng các bảng biểu tổng hợp và các bản vẽ mặt bằng, vị trí, sơ đồ kết cấu, bố trí chung. Các thông tin này phải được tổng hợp từ hồ sơ thiết kế và hồ sơ bản vẽ hoàn công của công trình.

1) Các bản vẽ bao gồm;

• Mặt bằng tổng thể;

Sơ đồ mặt bằng vị trí các hạng mục công trình (đánh số, ký hiệu, ghi chú rõ tên từng cấu kiện hoặc hạng mục);

• Bn vẽ hoặc mặt cắt các dạng kết cấu chính của công trình;

2) Các bảng tổng hợp bao gồm;

• Bảng chi tiết thông tin về cấu kiện/hạng mục công trình được trình bày như Bảng E.1;

• Bảng chi tiết thông tin về các thiết bị, công trình bảo vệ, phụ trợ khác được trình bày như Bảng E.2.

Bảng E.1 - Các thông tin chính của công trình

STT

Hạng mục

Chi tiết

Thời gian sử dụng thiết kế

1

Cao độ đáy tại đường bến

 

 

2

Tàu thiết kế

 

 

3

Kích thước kết cấu

 

 

3-1

 

 

 

3-2

 

 

 

...

 

 

 

Bảng E.2 - Danh mục thiết bị của công trình

STT

Hạng mục

Chi tiết

Ghi chú

1

Thang lên xuống

 

 

2

Đệm va

 

 

3

Bích neo

 

 

4

Hệ thống bảo vệ ăn mòn cọc ống thép bằng Cathodic

 

 

...

 

 

 

E.2.2  Lịch sử khai thác và bảo trì

Phần này sẽ mô tả các thông tin về lịch sử xây dựng, khai thác, bảo trì của hạng mục/công trình, kế hoạch bảo trì và sửa chữa trong tương lai nhằm đảm bảo khai thác và tuổi thọ công trình đáp ứng theo yêu cầu thiết kế được trình bày như ví dụ ở Bảng E.3.

Bảng E.3 - Lịch sử khai thác và bảo trì của công trình

E.2.3  Tiêu chuẩn thiết kế

Thống kê các tiêu chuẩn đã được sử dụng để thiết kế công trình.

E.2.4  Các thông số thiết kế

Phần này mô tả các đặc trưng về điều kiện thiết kế công trình. Thông tin cơ bản được cht lọc từ Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công công trình. Các nội dung có thể bao gồm:

a) Thông số về điều kiện tự nhiên

- Mực nước

- Vận tốc gió

- Dòng chảy

- Điều kiện về động đất...

b) Điều kiện về địa chất

c) Mô tả các thông tin về địa chất nơi xây dựng công trình. Các thông tin như mặt cắt địa chất, mặt cắt trụ lỗ khoan, các chỉ tiêu cơ lý thí nghiệm hiện trường và trong phòng được lấy từ Hồ sơ khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế hoặc thi công. Tàu thiết kế

d) Lực neo, lực va tàu

e) Điều kiện về tải trọng

f) Điều kiện về lớp bê tông bảo vệ ....

E.2.5  Các thông số về vật liệu

a) Bê tông và cốt thép

b) Các thiết bị và vật liệu khác

Mô tả thông tin loại vật liệu, thiết bị được sử dụng trong công trình dưới dạng bảng biểu, bao gồm tên loại, tiêu chuẩn áp dụng, nhà cung cấp (nếu có rõ tên nhà cung cấp), các vấn đề khác có liên quan.

E.3  Công tác kiểm định

E.3.1  Các loại kiểm tra và tầm quan trọng

Để xây dựng kế hoạch kiểm định, cần phải xác định được tầm quan trọng của các cấu kiện/hạng mục đối với tính năng của công trình theo các loại kiểm tra theo hướng dẫn tại Điều 6 của tiêu chuẩn này.

E.3.2  Lựa chọn nội dung để kiểm tra

Khối lượng và nội dung để kiểm tra được lựa chọn theo Điều 6.2 đến 6.4 tại Điều 6 của Tiêu chuẩn này.

E.3.3  Kế hoạch kiểm định

Kế hoạch kiểm định được xây dựng trên cơ sở các thông tin ở trên.

E.4  Đánh giá

E.4.1  Tổng quan

Đánh giá mức độ suy giảm tính năng công trình dựa trên kết quả kiểm tra và xem xét tính năng còn lại của công trình, khả năng duy trì tính năng cần thiết trong suốt thời gian khai thác còn lại, kế hoạch sử dụng của công trình, tầm quan trọng..., và thực hiện các biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết.

E.4.2  Mức độ suy giảm tính năng của các kết cấu và hạng mục công trình

E.4.2.1  Mức độ suy giảm tính năng của các kết cấu

“Mức độ suy giảm tính năng của các kết cấu” được lấy từ các nội dung của “Mức độ quan trọng của kết cấu” và “Mức độ suy giảm tính năng của các kết cấu” có được từ kết quả kiểm tra và chẩn đoán.

E.4.2.2  Suy giảm tính năng của công trình

Mức độ suy giảm tính năng của công trình được trình bày như Bảng E.4.

 

Bảng E.4 - Danh mục kiểm tra mức độ suy giảm tính năng của công trình

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Hạng mục kiểm tra

Mức độ suy giảm tính năng của mỗi hạng mục

Mức độ suy giảm tính năng của công trình

Kết cấu

SCN

TV1

TV2

TN1

TN2

TN3

TN4

CD

...

Mức độ suy giảm tính năng của mi hạng mục công trình

 

D

C

C

A

B

B

D

A

 

 

A

Tổng thể cầu cảng

Lún và dịch chuyển ngang

Bằng mắt thường

Lún và dịch chuyển ngang

Loại I

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Đáy biển

Biến động của mức đáy biển

Đo đạc

Hồi âm

Loại I

d

d

d

N/A

N/A

N/A

N/A

d

 

D

Bãi sau bến

Biến dạng lún

Bằng mắt thường

Biến dạng lún

Loại II

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Kết cấu trên (mặt trên)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Bằng mắt thường

Nứt, nứt v, thép băn mòn, có dấu hiệu hư hỏng, vv

Loại II

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Kết cấu trên (mặt dưới, bản)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Bằng mắt thường

Hướng của vết nứt, số lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt, nứt v lớp bảo vệ

Loại II

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Kết cấu trên (mặt dưới, dầm)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Bằng mắt thường

Hướng của vết nứt, số lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt, nứt vỡ lớp bảo vệ

Loại II

d

c

d

d

b

b

d

d

 

B

Kết cấu trên (mặt trên & dưới, bản & dầm)

Cường độ bê tông (súng bật nẩy)

Bằng mắt thường

Súng bật nẩy (Schmidt hammer)

Loại II

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Kết cấu trên (mặt trên & dưới, bản & dm)

Cường độ bê tông (thí nghiệm nén)

Đo đạc

Thí nghiệm nén lõi khoan

Loại II

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Cọc thép (sơn)

Suy giảm tính năng và hư hỏng của lớp sơn bảo vệ

Bằng mắt thường

Gvà bong tróc ra khỏi lớp phủ

Loại I

d

d

a

a

d

d

d

a

 

A

Bảng E4 (Kết thúc)

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Hạng mục kiểm tra

Mức độ suy giảm tính năng của mỗi hạng mục

Mức độ suy giảm tính năng của công trình

Kết cấu

SCN

TV1

TV2

TN1

TN2

TN3

TN4

CD

....

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

Đo điện thế

Đo đạc

Đo điện áp (điện thế kiểm soát ăn mòn trên mỗi điện cực)

Loại I

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

A

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

DC và thiết bị điện

Bằng mắt thường

Độ dơ của bu lông, ốc vít

Loại I

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

DC và thiết bị điện

Đo đạc

Đo điện áp DC và điện trở cách điện hiện tại của bộ chỉnh lưu)

Loại I

d

d

d

d

d

d

d

d

 

D

Bích neo

Suy giảm tính năng và hư hỏng, bong tróc - sơn, vv

Bằng mắt thường

Hư hỏng, tình trạng biến dạng của bích neo

Loại III

d

d

d

d

d

d

d

N/A

 

D

Đệm va

Hư hỏng, vỡ đệm va, ăn mòn móc đỡ

Bằng mắt thường

Hư hỏng của các bộ phận cao su, G và try xước móc đỡ

Loại III

d

d

d

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

 

D

Thang lên xuống

Hư hỏng, tróc sơn, ăn mòn kết cấu chính

Bằng mắt thường

Hư hỏng, sơn chống ăn mòn bị biến dạng (đối với thép)

Loại III

d

d

d

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

 

D

Gờ chắn xe

Hư hỏng, tróc sơn, ăn mòn kết cấu chính

Bằng mắt thường

Hư hỏng, điều kiện biến dạng của sơn chống ăn mòn

Loại III

d

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

N/A

d

 

D

 

Ghi chú:

N/A

hạng mục không có trong công trình hoặc không có kết quả đánh

 

SCN

Sàn công nghệ

 

TV1, TV2

trụ va 1, trụ va 2

 

TN1, TN2, TN3, TN4

trụ neo 1, trụ neo 2, trụ neo 3, trụ neo 4

 

CD

cầu dẫn

 

E.5  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình

Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 của tiêu chuẩn này.

E.6  Đánh giá toàn diện và lựa chọn biện pháp sửa chữa khắc phục

Nội dung đánh giá toàn diện và lựa chọn biện pháp sửa chữa khắc phục được trình bày như Bảng E.5

Kế hoạch về bảo trì và sửa chữa hạng mục/công trình yêu cầu phải được xây dựng dựa trên các kết quả kiểm tra, đánh giá và kế hoạch khai thác trong tương lai.

 

Bảng E.5 - Đánh giá toàn diện và biện pháp sửa chữa (Khắc phục)

Mục tiêu kiểm tra

Hạng mục kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Mức độ suy giảm tính năng của mỗi cấu kiện

Mức độ suy giảm tính năng của hạng mục

Đánh giá của đơn vị kiểm định

Quyết định quản lý cảng

Đánh giá

Đánh giá/Biện pháp xử lý

Thời gian thực hiện

Mức độ suy giảm tính năng của mỗi cấu kiện

 

 

A

 

 

 

Tổng thể cầu cảng

Lún và dịch chuyển ngang

Mắt thường

Lún và dịch chuyển ngang

Loại I

D

 

 

 

Đáy biển

Biến động của mức đáy biển

Đo đạc

Hồi âm

Loại I

D

 

 

 

Bãi sau bến

Biến dạng lún

Mắt thường

Biến dạng lún

Loại II

D

 

 

 

Kết cấu trên (mặt trên)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Mắt thường

Nứt, nứt vở, thép bị ăn mòn, có dấu hiệu hư hỏng, vv

Loại II

D

 

 

 

Kết cấu trên (mặt dưới, bản)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Mắt thường

Hướng của vết nứt, số lượng, chiều dài và chiều rộng của vết nứt, nứt vỡ lớp bảo vệ

Loại II

D

 

 

 

Kết cấu trên (mặt dưới, dầm)

Suy giảm tính năng và hư hỏng bê tông

Mắt thường

Hướng của vết nứt, số lượng, chiều dài và bề rộng vết nứt, nứt vỡ lớp bảo vệ

Loại II

B

 

 

 

Kết cấu trên (mặt trên & dưới, bản & dầm)

Cường độ bê tông (súng bật nẩy)

Mắt thường

Súng bật nẩy (Schmidt hammer)

Loại II

D

 

 

 

Kết cấu trên (mặt trên & dưới, bản & dầm)

Cường độ bê tông (thí nghiệm nén)

Đo đạc

Thí nghiệm nén lõi khoan

Loại II

D

 

 

 

Cọc thép (sơn)

Suy giảm tính năng và hư hỏng của lớp sơn bảo vệ

Mắt thường

Gỉ và bong tróc ra khỏi lớp phủ

Loại I

A

 

 

 

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

Đo điện thế

Đo đạc

Đo điện áp (điện thế kiểm soát ăn mòn trên mỗi điện cực)

Loại I

D

 

 

 

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

DC và thiết bị điện

Mắt thường

Độ dơ của bu lông, ốc vít

Loại I

D

 

 

 

Bảng E.5 (Kết thúc)

Mục tiêu kiểm tra

Hạng mục kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Hạng mục kiểm tra theo tầm quan trọng

Mức độ suy giảm tính năng của mỗi cấu kiện

Mức độ suy giảm tính năng của hạng mục

Đánh giá của đơn v kiểm định

Quyết định quản lý cảng

Đánh giá

Đánh giá/Biện pháp xử lý

Thời gian thực hiện

Cọc thép - Bảo vệ Cathodic

DC và thiết bị điện

Đo đạc

Đo điện áp DC và điện trở cách điện hiện tại của bộ chỉnh lưu)

Loại I

D

A

 

 

 

Bích neo

Suy giảm tính năng và hư hỏng, bong tróc - sơn, vv

Mắt thường

Hư hỏng, tình trạng biến dạng của bích neo

Loại III

D

 

 

 

Đệm va

Hư hỏng, vỡ đệm va, ăn mòn bu lông, xích

Mắt thường

Hư hỏng của các bộ phận cao su, Gỉ và trầy xước bu lông và xích

Loại III

D

 

 

 

Thang lên xuống

Hư hỏng, tróc sơn, ăn mòn kết cấu chính

Mắt thường

Hư hỏng, sơn chống ăn mòn bị biến dạng (đối với thép)

Loại III

D

 

 

 

Gờ chắn xe

Hư hỏng, tróc sơn, ăn mòn kết cấu chính

Mắt thường

Hư hỏng, điều kiện biến dạng của sơn chống ăn mòn

Loại III

D

 

 

 

 

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Tần suất kiểm định định kỳ

Bảng F1 - Hướng dẫn lựa chọn tần suất kiểm định định kỳ

Công trình

Thời điểm và tần suất kiểm định

Luồng tầu và bể cảng

Kiểm định định kỳ phải được thực hiện tối đa 3 năm một lần và có thể ngắn hơn tùy thuộc vào cơ chế bồi lắng, xói mòn của luồng tàu và bể cảng và yêu cầu của cng vụ địa phương

Các công trình bảo vệ

Việc kiểm định định kỳ khuyến cáo thực hiện định kỳ 5 năm một lần trong 15 năm đầu từ khi bắt đầu đưa công trình vào sử dụng. Các lần kiểm định tiếp theo được thực hiện tối đa 5 năm một lần hoặc có thể ngắn hơn tùy thuộc vào các điều kiện liên quan đến sự xuất hiện hoặc phát triển của biến dạng.

Các công trình bến

Việc kiểm định định kỳ khuyến cáo thực hiện định kỳ 5 năm một lần trong 15 năm đầu từ khi bắt đầu đưa công trình vào sử dụng. Các lần kiểm định tiếp theo được thực hiện tối đa 5 năm một lần hoặc có thể ngắn hơn tùy thuộc vào các điều kiện liên quan đến sự xuất hiện hoặc phát triển của biến dạng.

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 72:2014/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo, phao tín hiệu.

[2] TCVN 8789:2011, Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

[3] TCVN 9335:2012, Bê tông nặng - Phương pháp không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy;

[4] TCVN 9343:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì;

[5] TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung;

[6] TCVN 10264:2014, Bảo vệ Catốt cho các kết cấu thép của cảng biển và công trình biển - Tiêu chuẩn thiết kế;

[7] TCVN 11820-1:2017, Công trình Cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 1: Nguyên tắc chung;

[8] TCVN 11820-2:2017, Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 2: Tải trọng tác động;

[9] TCVN 11820-3:2019, Công trình cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật vật liệu;

[10] TCVN 11820-4:2020, Công trình Cảng biển - Yêu cầu thiết kế - Phần 4: Nền móng và cải tạo đất (Phần 4-1: Nền móng, 4-2: Cải tạo đất);

[11] TCVN 11859:2017, Công trình cảng biển - Thi công nghiệm thu;

[12] TCVN 12041:2017, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu chung về thiết kế độ bền lâu và tuổi thọ trong môi trường xâm thực;

[13] Technical standards and commentaries for Port and Harbor Facilities in Japan, OCDI 2009 do OCDI xuất bản năm 2009;

[14] Technical manual of Maintenance and repair for Port and Harbor Facilities - Hướng dẫn kỹ thuật bảo trì và sửa chữa cho Cảng và công trình cảng do CDIT xuất bản năm 2007;

[15] Guidelines for inspection and diagnosis of port facilities - Hướng dẫn kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng cho công trình Cảng do PHB MLIT xuất bản năm 2014;

[16] (ASCE manuals and reports on engineering practice no. 130) - Waterfront facilities inspection and assessment - American Society of Civil Engineers (2015) - Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình ven bờ.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và các chữ viết tắt

4  Nguyên tắc chung về bảo trì công trình cảng biển

4.1  Quy định chung

4.2  Bảo trì công trình cảng biển trên cơ sở quản lý vòng đời (LCM)

4.3  Lựa chọn chương trình bảo trì từ giai đoạn thiết kế và thi công

5  Chuỗi biến dạng và yêu cầu về bảo trì

5.1  Quy định chung

5.2  Luồng tàu và bể cảng

5.3  Công trình bảo vệ

5.4  Công trình bến

6  Kiểm định định kỳ công trình cảng biển

6.1  Quy định chung

6.2  Kiểm đinh định kỳ luồng tàu và bể cảng

6.3  Kiểm định định kỳ công trình bảo vệ

6.4  Kiểm định định kỳ công trình bến

7  Dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình cảng bin

7.1  Quy định chung

7.2  Dự báo tiến trình xuống cấp

8  Lựa chọn các phương pháp sửa chữa khắc phục

8.1  Quy định chung

8.2  Kết cấu thép

8.3  Kết cấu bê tông cốt thép

9  Báo cáo và lưu giữ hồ sơ bảo trì

9.1  Quy định chung

9.2  Báo cáo kiểm định định kỳ

9.3  Hồ sơ bảo trì

Phụ lục A (Quy định) Tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng cho kết cấu của kiểm định định kỳ

Phụ lục B (Tham khảo) Tiêu chí đánh giá mức độ suy giảm tính năng cho kết cấu của kiểm định thường xuyên

Phụ lục C (Tham Khảo) Phương pháp đánh giá suy giảm tính năng của công trình

Phụ lục D (Tham khảo) Phương pháp dự báo tiến trình suy giảm tính năng của công trình

Phụ lục E (Tham khảo) Hướng dẫn lập quy trình bảo trì

Phụ lục F (Tham khảo) Tần suất kiểm định định kỳ

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi