Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13250:2020 ISO 9994:2018 Bật lửa - Quy định an toàn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13250:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13250:2020 ISO 9994:2018 Bật lửa - Quy định an toàn
Số hiệu:TCVN 13250:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13250:2020

ISO 9994:2018

BẬT LỬA - QUY ĐỊNH AN TOÀN

Lighter - Safety Specifications

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Các yêu cầu về chức năng

4.1  Tạo ngọn lửa

4.2  Chiều cao ngọn lửa

4.3  Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa

4.4  Chống cháy bắn giọt hoặc cháy bập bùng

4.5  Sự tắt lửa

4.6  Thay khối nhiên liệu

4.7  Khối lượng nhiên liệu

5  Các yêu cầu toàn vẹn về kết cấu

5.1  Hoàn thiện bên ngoài

5.2  Tương thích với nhiên liệu

5.3  Chống mất nhiên liệu

5.4  Chịu rơi

5.5  Chịu nóng

5.6  Chịu áp suất bên trong

5.7  Biểu hiện khi cháy

5.8  Chịu cháy theo chu kỳ

5.9  Chịu cháy liên tục

6  Phương pháp thử

6.1 Mẫu thử nghiệm và thứ tự phép thử

6.2  Đo chiều cao ngọn lửa

6.3  Thử nghiệm cháy bắn giọt và cháy bập bùng

6.4  Thử nghiệm tắt lửa

6.5  Thử nghiệm tương thích nhiên liệu

6.6  Thử nghiệm nạp lại

6.7  Thử nghiệm thay khối nhiên liệu

6.8  Thử nghiệm chịu rơi

6.9  Thử nghiệm chịu nóng

6.10  Thử nghiệm chịu áp suất bên trong

6.11  Thử nghiệm thời gian bật lửa theo chu kỳ

6.12  Thử nghiệm cháy liên tục

7  Hướng dẫn và cảnh báo

7.1  Tổng quát

7.2  Vị trí

7.3  Nội dung

7.4  Các ký hiệu an toàn

7.5  Hướng dẫn nạp lại nhiên liệu

8  Dãn nhãn sản phẩm

Phụ lục A (quy định) Thứ tự các thử nghiệm

 

Lời nói đầu

TCVN 13250:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 9994:2018

TCVN 13250:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 92 An toàn cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẬT LỬA - QUY ĐỊNH AN TOÀN

Lighter - Safety Specifications

CẢNH BÁO - Các cá nhân áp dụng tiêu chuẩn này phải thành thạo những công việc thực hành chuẩn trong phòng thí nghiệm (nếu có). Tiêu chuẩn này không nhằm chỉ ra tất cả các khía cạnh an toàn, có liên quan với việc sử dụng tiêu chuẩn (nếu có). Người sử dụng tiêu chuẩn có trách nhiệm xây dựng quy trình thực hành đảm bảo an toàn và sức khỏe và xác định rõ mọi giới hạn về những khả năng áp dụng khác.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với bật lửa để đảm bảo một mức độ an toàn hợp lý cho việc sử dụng bình thường hoặc có sai lệch đã được dự tính của người sử dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi sản phẩm tạo ra ngọn lửa, thường được biết dưới dạng bật la châm thuốc lá, bật lửa châm xì gà và bật lửa châm tẩu.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại diêm và sản phẩm tạo ra ngọn lửa, chỉ được sử dụng để châm lửa các vật liệu không phải là thuốc lá, xì gà và tẩu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7941, Commercial propane and butane - Analysis by gas chromatography (Propan và butan thương mại - Phân tích bằng phương pháp sắc ký khí).

UL 1439, Tests for Sharpness of Edges on Equipment (Kiểm tra độ sắc nét của các cạnh trên thiết bị).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau.

ISO và IEC duy trì cơ sở dữ liệu mang tính thuật ngữ để sử dụng trong tiêu chuẩn hóa tại những địa chỉ sau:

- IEC Electropedia: http://www.electropedia.org/.

- ISO kho trình duyệt trực tuyến: http://www.iso.org/obp

3.1

Bật lửa (lighter)

Phương tiện tạo ra ngọn lửa bằng cách thủ công, dùng sản phẩm hóa dầu làm nhiên liệu đốt, thường được sử dụng chuyên cho việc châm thuốc lá, xì gà và tẩu, và cũng có thể được sử dụng để châm lửa (3.21) vào các vật liệu khác như giấy, bấc, nến và đèn bão.

CHÚ THÍCH: Bật lửa cơ bản không chủ ý sử dụng như nến hoặc đèn chớp hoặc dùng cho các mục đích khác đòi hỏi thời gian cháy lâu.

3.2

Bật lửa nhiên liệu lỏng (fluid lighter)

Bật lửa (3.1), có một bấc hở, sử dụng nhiên liệu đốt là chất lỏng gốc hydrocarbon, ví dụ như hexane, với ngưỡng áp suất hóa hơi ở 24 °C không quá 34,5 kPa.

3.3

Bật lửa nhiên liệu khí (gas lighter)

Bật lửa (3.1), sử dụng nhiên liệu đốt gốc hydrocarbon hóa lỏng, ví dụ như nbutane, isobutane và propane với ngưỡng áp suất hóa hơi tương đối ở 24 °C cao hơn 104 kPa.

3.4

Bật lửa đốt phối sau (postmixing burner lighter)

Bật lửa nhiên liệu khí (3.3) có nhiên liệu cấp cho sự cháy và không khí cùng được cấp tại điểm cháy.

3.5

Bật lửa đốt phối trước (premixing burner lighter)

Bật lửa nhiên liệu khí (3.3) có hỗn hợp nhiên liệu - không khí được phối trước khi được cấp vào điểm cháy.

3.6

Bật lửa nạp một lần, bật lửa dùng một lần (non-refillable lighter, disposable lighter)

Bật lửa (3.1) được bán kèm một bầu nhiên liệu gắn liền và không được nạp lại nhiên liệu.

3.7

Bật lửa nạp lại (refillable lighter)

Bật lửa (3.1) chủ định được nạp lại bằng cách đưa nhiên liệu vào từ một chai chứa bên ngoài hoặc thay một bầu nhiên liệu mới đã được nạp đầy sẵn.

3.8

Bật lửa chỉnh được (adjustable lighter)

Bật lửa (3.1) có cơ cấu cho phép người sử dụng thay đổi chiều cao ngọn lửa (3.13).

3.9

Bật lửa không chỉnh được (non-adjustable lighter)

Bật lửa (3.1) không có cơ cấu cho phép người sử dụng thay đổi chiều cao ngọn lửa (3.13).

CHÚ THÍCH: Chiều cao ngọn lửa được định trước bởi nhà sản xuất.

3.10

Bật lửa châm tẩu tự chỉnh (Automatically adjusting pipe-lighter)

Bật lửa (3.1) được thiết kế riêng để châm tẩu, đặc trưng bởi sự tự động tăng chiều cao ngọn lửa (3.13) khi được cầm ở vị trí dốc ngược từ trên xuống.

3.11

Bật lửa tự tắt (self-extinguishing lighter)

Bật lửa (3.1), sau khi đã bật lên đòi hỏi phải liên tục duy trì thao tác có tính chủ động và có chủ ý và hệ quả của việc kết thúc thao tác chủ động sẽ làm tắt ngọn lửa.

3.12

Bật lửa không tự tắt (non-self-extinguishing lighter)

Bật lửa (3.1), sau khi đã bật lên không đòi hỏi thao tác tính chủ động và có chủ ý của người sử dụng để duy trì ngọn lửa đồng thời phải có thao tác định trước làm tắt ngọn lửa.

3.13

Chiều cao ngọn lửa (flame height)

Chiều dài đoạn thẳng nối từ đỉnh của ngọn lửa hữu hình đến mép trên của lưới chắn gió (3.14) hoặc nếu không có lưới chắn gió thì tính từ đỉnh của ngọn lửa hữu hình đến chân của phần bấc lộ hoặc đến đỉnh của miệng van vòi đốt.

3.14

Lưới chắn gió (shield)

Cấu trúc bao quanh một phần hoặc toàn bộ vòi đốt (3.16) của bật lửa nhiên liệu khí (3.3) hoặc bấc của bật lửa nhiên liệu lỏng (3.2).

3.15

Van vòi đốt (burner valve)

Bộ phận của một bật lửa nhiên liệu khí (3.3) kiểm soát lượng xả ra của nhiên liệu.

3.16

Miệng van vòi đốt (burner valve orifice)

Đỉnh của van vòi đốt (3.15) qua đó nhiên liệu được giải phóng ra.

3.17

Cháy bập bùng (flaring)

Chiều cao ngọn lửa (3.13) thay đổi khác nhau so với trạng thái ngọn lửa cháy ổn định.

3.18

Tự phát cháy ổn định (sustained self-ignition)

Sự lan truyền của ngọn lửa (3.20) bằng các thao tác khác với thao tác thủ công định trước, dẫn đến việc bộ phận phát lửa bị kích hoạt và để ngọn lửa cháy liên tục.

VÍ DỤ: Do làm rơi bật lửa.

3.19

Cháy bắn giọt, cháy lép bép (spitting, sputtering)

Hiện tượng của ngọn lửa của một bật lửa nhiên liệu khí (3.3) trong đó nhiên liệu khí hóa lng không bị hóa hơi thoát ra tạo nên một chùm giọt chất lỏng cháy tách rời với ngọn lửa chính.

3.20

Ngọn lửa (flame)

Kết quả của sự cháy nhiên liệu tạo ra nhiệt và thường cả ánh sáng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường ở điều kiện bình thường hoặc chiếu sáng yếu.

3.21

Châm lửa (mồi lửa) (ignite)

Dùng bật lửa (3.1) một cách có chủ định để tạo ra một ngọn lửa (3.20) bằng cách kích hoạt các hệ thống phát cháy nội tại và giải phóng nhiên liệu của bật lửa đó.

3.22

Bật lửa kép (dual flame type lighter)

Bật lửa (3.1) sử dụng một hệ van vòi đốt có thể tạo ra nhiều hơn 1 dạng ngọn lửa (phối trước hoặc phối sau). Mỗi ngọn lửa đó được tạo ra một cách độc lập và riêng biệt (mỗi lúc một dạng ngọn lửa) hoặc kết hợp và đồng thời (nhiều dạng ngọn lửa cùng một lúc).

3.23

Bật lửa cháy đa dạng (multiple flame type lighter)

Bật lửa (3.1) sử dụng một hệ van vòi đốt có thể tạo ra nhiều nhiều ngọn lửa của cùng một dạng giống nhau (phối trước hoặc phối sau). Mỗi ngọn lửa đó được tạo ra một cách độc lập và riêng biệt (mỗi lúc một ngọn lửa) hoặc kết hợp và đồng thời (nhiều ngọn lửa cùng một lúc).

4  Các yêu cầu về chức năng

4.1  Tạo ngọn lửa

Để giảm thiểu khả năng phát cháy vô thức hoặc tự phát cháy, các bật lửa phải có một thao tác thủ công có chủ ý để tạo ra ngọn lửa. Thao tác này phải đáp ứng được ít nhất một trong số những yêu cầu sau đây:

a) Người sử dụng phải có tác động chủ động để tạo ra và duy trì ngọn lửa;

b) Người sử dụng phải có ít nhất hai tác động chủ động để tạo ra một ngọn lửa;

c) Phải có một lực kích thích không nhỏ hơn 15 N để tạo ra một ngọn lửa (xem Hình 1 hoặc Hình 2).

CHÚ DẪN:

1 Bật lửa.

2 Vật nặng.

F Lực kích thích gây phát cháy.

Hình 1 - Áp dụng lực kích thích gây phát cháy như quy định trong 4.1 c) - Kích thích kiểu nút ấn

CHÚ DẪN:

1 Lực kế.

F Lc kích thích gây phát cháy.

Hình 2 - Áp dụng lực kích thích gây phát cháy như quy định trong 4.1 c) - Kích thích kiểu bánh xe

4.2  Chiều cao ngọn lửa

CHÚ THÍCH: Các giá trị chiều cao lớn nhất của ngọn lửa được quy định trong tiêu chuẩn này, đối với cả bật lửa đốt phối trước và bật lửa đốt phối sau, được dự định soát xét lại định kỳ trên quan điểm giảm dần xuống theo tiến bộ kỹ thuật.

4.2.1  Bật lửa không chỉnh được

4.2.1.1  Không cho phép các bật lửa nhiên liệu lỏng không chỉnh được có thể tạo ra được ngọn lửa có chiều cao lớn hơn 120 mm khi thử nghiệm theo 6.2.

4.2.1.2  Không cho phép các bật lửa không chỉnh được, dùng vòi đốt phối thước và phối sau, có thể tạo ra được ngọn lửa có chiều cao lớn hơn 50 mm khi thử nghiệm theo 6.2.

4.2.2  Bật lửa chỉnh được

4.2.2.1  Đối với các bật lửa chỉnh được như định nghĩa trong 3.8, khi thử nghiệm phù hợp với 6.2, chiều cao lớn nhất của ngọn lửa mà người sử dụng có được trong những điều kiện khác nhau phải thỏa mãn những yêu cầu như dưới đây.

4.2.2.2  Các bật lửa (nạp một lần hoặc nạp lại) chỉnh được phối sau phải có chiều cao ngọn lửa được điều chỉnh bởi nhà sản xuất đảm bảo để trong lần bật đầu tiên bởi người sử dụng - khi chưa có thay đổi về chế độ điều chỉnh ban đầu - không lớn hơn 100 mm.

4.2.2.3  Các bật lửa chỉnh được phối sau phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 120 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.

4.2.2.4  Các bật lửa nạp một lần chỉnh được phối sau phải không có khả năng (cho phép) tạo ra một ngọn lửa cao hơn 100 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.

4.2.2.5  Các bật lửa chỉnh được phối trước phải có chiều cao ngọn lửa được điều chỉnh bởi nhà sản xuất đảm bảo để trong lần bật đầu tiên bởi người sử dụng - khi chưa có thay đổi về chế độ điều chỉnh ban đầu - không lớn hơn 60 mm.

4.2.2.6  Các bật lửa chỉnh được phối trước phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 75 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.

4.2.2.7  Các bật lửa chỉnh được phối trước phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 50 mm khi được đặt ở chế độ ngọn lửa thấp nhận có thể.

4.2.2.8  Bật lửa châm tẩu tự chỉnh phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 100 mm ở mọi vị trí sử dụng.

4.2.2.9  Chiều cao ngọn lửa lớn nhất có thể tạo ra được của bật lửa phải được giới hạn bởi chế độ đặt trước hoặc bởi thiết kế sản phẩm hoặc theo cả hai cách.

4.2.3  Bật lửa kép

Đối với mỗi dạng ngọn lửa của bật lửa kép, chiều cao của mỗi ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu tương ứng quy định trong 4.2.1 hoặc 4.2.2.

4.2.4  Bật lửa cháy đa dạng

Đối với bật lửa cháy đa dạng, chiều cao của mỗi ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu tương ứng quy định trong 4.2.1 hoặc 4.2.2.

4.3  Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa

4.3.1  Các bật lửa chỉnh được như định nghĩa trong 3.8 khi sử dụng theo cách thông thường phải đòi hỏi người sử dụng tác động có chủ ý để giảm hoặc tăng chiều cao ngọn lửa. Các bật lửa chỉnh được phải có các chỉ thị để thể hiện hướng dịch chuyển của cơ cấu điều chỉnh nhằm tăng hoặc giảm chiều cao ngọn lửa.

4.3.2  Trên các bật lửa có cơ cấu điều chỉnh phù hợp với 4.3.3 và 4.3.4, hướng dịch chuyển phải được in cố định hoặc khắc lên bật lửa tại vùng lân cận của cơ cấu dịch chuyển đồng thời phải đảm bảo dễ thấy và dễ hiểu.

4.3.3  Các bật lửa nhiên liệu khí có tay gạt kiểm soát bằng chuyển động xoay gần vuông góc với trục ngọn lửa thì phải thực hiện như sau:

a) Khi tay gạt điều chỉnh nằm phần trên của bật lửa và bật lửa được giữ vị trí để ngọn lửa nằm theo chiều thẳng đứng hướng lên trên,đồng thời người sử dụng nhìn hướng về tay gạt điều chỉnh, thì dịch chuyển của tay gạt sang bên trái phải làm giảm chiều cao ngọn lửa.

b) Khi tay gạt điều chỉnh nằm ở phần dưới của bật lửa và bật lửa được giữ vị trí để người sử dụng nhìn hướng về tay gạt điều chỉnh, thì dịch chuyển của tay gạt theo chiều kim đồng hồ phải làm giảm chiều cao ngọn lửa.

4.3.4  Đối với các bật lửa đòi hỏi dịch chuyển của tay gạt điều chỉnh ngọn lửa gần song song với trục ngọn lửa, thì chiều cao ngọn lửa phải giảm hoặc tăng tương ứng với hướng dịch chuyển của tay gạt.

4.3.5  Nếu tay gạt điều chỉnh ngọn lửa lồi ra ngoài thân của bật lửa, thì lực để điều chỉnh tay gạt áp dụng theo phương tiếp tuyến phải không nhỏ hơn 1 N trên toàn phạm vi điều chỉnh (xem Hình 3).

4.4  Chống cháy bắn giọt hoặc cháy bập bùng

Các bật lửa như định nghĩa trong (3.3) khi đặt chế độ ngọn lửa lớn nhất và được thử nghiệm theo 6.3, phải đảm bảo không cháy bắn giọt hoặc như định nghĩa trong 3.19 hoặc cháy bập bùng như định nghĩa trong 3.17.

CHÚ DN:

1 Hướng của lực kích thích điều chỉnh ngọn lửa.

Hình 3 - Áp dụng lực kích thích điều chỉnh ngọn lửa theo quy định trong 4.3.5

4.5  Sự tắt lửa

Khi tắt lửa của một bật lửa theo cách chủ có chủ ý, ví dụ bằng cách đóng nắp hoặc nhả một nút hoặc tay gạt, thì thời gian tắt lửa phải thỏa mãn những yêu cầu dưới đây.

a) Các bật lửa không chỉnh được dùng nhiên liệu lỏng và phối sau, ở chế độ chiều cao ngọn lửa cao cố định, khi được thử nghiệm theo 6.4, sau khi cháy 10 s tất cả các ngọn lửa trần phải tắt hoàn toàn trong khoảng thời gian 2 s.

b) Các bật lửa chỉnh được phối sau, khi được thử nghiệm theo 6.4 tất cả các ngọn lửa phải tắt hoàn toàn trong vòng 2 s:

i) Sau khi cháy 10 s ở chế độ chiều cao ngọn lửa 50 mm, hoặc chiều cao ngọn lửa lớn nhất chỉnh được nếu nhỏ hơn 50 mm;

ii) Sau khi cháy 5 s ở chế độ ngọn lửa lớn nhất.

c) Trong trường hợp bật lửa đốt phối sau có lưới chắn gió, cho phép cộng thêm 2 s sau khi cháy (có nghĩa là cháy liên tục) nếu trong khoảng thời gian 2 s cộng thêm, ngọn lửa không lộ ra phía trên của lưới chắn gió.

d) Các bật lửa không chỉnh được phối trước, khi thử nghiệm theo 6.4 và đặt chế độ ngọn lửa cố định thì sau khi 10 s tất cả các ngọn lửa phải tắt hoàn toàn trong khoảng thời gian không quá 5 s.

e) Các bật lửa chỉnh được phối trước, khi được thử nghiệm theo 6.4, tất cả các ngọn lửa phải tắt hoàn toàn trong khoảng thời gian không quá 5 s

i) Sau khi cháy 10 s chế độ chiều cao ngọn lửa 50 mm, hoặc chiều cao ngọn lửa lớn nhất chỉnh được nếu nhỏ hơn 50 mm;

ii) Sau khi cháy 5 s ở chế độ ngọn lửa lớn nhất.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp bật lửa nhiên liệu khí phối trước, tổng thời gian sau cháy trong tiêu chuẩn này dự kiến được xem xét giảm dần theo tiến bộ công nghệ.

f) Trong trường hợp của các bật lửa kép, thời gian tắt lửa của mỗi dạng ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu được đưa ra trong các điều nhỏ tương ứng với dạng ngọn lửa đó.

g) Trường trường hợp bật lửa cháy đa dạng, thời gian tắt lửa của mỗi ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu tương ứng được đưa ra trong các điều nhỏ tương ứng với dạng ngọn lửa đó.

4.6  Thay khối nhiên liệu

Đối với các bật lửa nhiên liệu khí có kèm nhiên liệu, phần nhiên liệu lỏng không được vượt quá 85 % thể tích chứa của bầu nhiên liệu khi được thử nghiệm theo 6.7.

4.7  Khối lượng nhiên liệu

Đối với bật lửa nhiên liệu khí có kèm nhiên liệu, khối lượng của nhiên liệu lỏng không được quá 10 g.

5  Các yêu cầu toàn vẹn về kết cấu

5.1  Hoàn thiện bên ngoài

Bật lửa không được có các cạnh sắc bên ngoài, có thể vô ý gây ra vết cắt hoặc trầy xước cho người sử dụng khi cầm hoặc sử dụng theo đúng cách dự kiến. Nếu thấy có các cạnh sắc nguy cơ như vậy thì phải tiến hành thử nghiệm theo UL 1439.

CHÚ THÍCH: UL là viết tắt của Undewrite Laboratories.

5.2  Tương thích với nhiên liệu

5.2.1  Các bộ phận của bật lửa nhiên liệu lỏng theo định nghĩa trong 3.2 có tiếp xúc với nhiên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất phải đảm bảo sau thời gian dài tiếp xúc với nhiên liệu đó, không bị xuống cấp đến mức có thể làm cho bật lửa bị hỏng bất cứ chỉ tiêu nào nêu ra trong tiêu chuẩn này khi được thử nghiệm theo 6.5.

5.2.2  Các bộ phận của bật lửa nhiên liệu khí theo định nghĩa trong 3.3 có tiếp xúc với nhiên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất phải đảm bảo tiếp xúc với nhiên liệu đó, không bị xuống cấp đến mức có thể làm cho bật lửa bị hỏng bất cứ chỉ tiêu nào nêu ra trong tiêu chuẩn này hoặc cho phép nhiên liệu khí bị thất thoát quá 15 mg/min khi được thử nghiệm theo 6.5.

5.2.3  Những bật lửa đáp ứng được các quy định trong 5.2.1 và 5.2.2 và vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì không coi là bị hỏng.

5.3  Chống mất nhiên liệu

5.3.1  Bật lửa nhiên liệu lỏng nạp lại có bầu nhiên liệu kín phải có một nắp cho phép ngăn ngừa mất hoặc rò rỉ nhiên liệu từ cả bầu kín và nắp khi nắp đó được người sử dụng lắp vào bật lửa theo đúng cách dự kiến và được thử nghiệm theo 6.6.

5.3.2  Bật lửa nhiên liệu khí nạp lại phải có bầu nhiên liệu chịu được áp suất với van nạp phải được vặn đủ chặt để ngăn ngừa sự thất thoát của nhiên liệu khí vượt quá 15 mg/min khi được thử nghiệm theo 6.6.

5.4  Chịu rơi

5.4.1  Bật lửa phải có khả năng chịu được 3 lần rơi ở độ cao (1,5 ± 0,1) m thực hiện theo 6.8 mà không bị hỏng sự hoạt động an toàn tiếp theo:

a) Bầu nhiên liệu không bị vỡ/nứt, và

b) Không tự phát cháy ổn định như định nghĩa 3.18.

Bên cạnh đó, đối với bật lửa nhiên liệu khí, thì lượng nhiên liệu khí thất thoát không được vượt quá 15 mg/min.

5.4.2  Bật lửa đáp ứng những yêu cầu trên và vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì không coi là bị hỏng.

Trong trường hợp lưới chắn gió bị rời ra khi thử nghiệm thả rơi, có thể gắn lại nếu được và làm thử nghiệm tiếp theo.

5.5  Chịu nóng

5.5.1  Bật lửa nhiên liệu khí và bật lửa nhiên liệu lỏng có bầu nhiên liệu kín đã nạp đầy bằng nhiên liệu không thấm, phải có khả năng chịu được nhiệt độ 65 °C trong 4 h khi thử nghiệm theo 6.9.

5.5.2  Bật lửa đáp ứng những yêu cầu trên và vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5 sau khi được ổn định ở (23 ± 2) °C. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì không coi là bị hỏng.

5.6  Chịu áp suất bên trong

Bật lửa nhiên liệu khí phải có khả năng chịu được áp suất bên trong gấp 2 lần áp suất hóa hơi ở 55 °C của nhiên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khi thử nghiệm theo 6.10.

5.7  Biểu hiện khi cháy

5.7.1  Các dạng bật lửa sau đây phải có khả năng chịu được thời gian cháy 5 s khi được giữ vị trí để đỉnh bấc hoặc miệng van vòi đốt nghiêng một góc 45° ± 5° hướng xuống phía dưới đường nằm ngang (xem Hình 4) mà không để xảy ra cháy hoặc biến dạng của các bộ phận đến mức gây ra một điều kiện nguy hiểm:

- Bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được với ngọn lửa ở mức cao nhất.

Hình 4 - Vị trí của bật lửa khi thử nghiệm theo 5.7.1, 5.7.2 và 6.3.2.7

5.7.2  Các dạng bật lửa sau đây phải khả năng chịu được thời gian cháy 10 s khi được giữ ở vị trí để đỉnh bấc hoặc miệng van vòi đốt nghiêng một góc 45° ± 5° hướng xuống phía dưới đường nằm ngang (xem Hình 4) mà không để xảy ra cháy hoặc biến dạng của các bộ phận đến mức gây ra một điều kiện nguy hiểm:

- Bật lửa nhiên liệu lỏng;

- Bật lửa nhiên liệu khí không chỉnh được với ngọn lửa cao ở mức cố định;

- Bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được với ngọn lửa cao 50 mm hoặc mức chiều cao lớn nhất có thể nếu nhỏ hơn 50 mm.

Bật lửa đáp ứng những yêu cầu trên và vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì không coi là bị hỏng.

5.8  Chịu cháy theo chu kỳ

Những loại bật lửa dưới đây phải có khả năng chịu được thời gian cháy trong 20 s - lặp 10 lần - khi thử nghiệm theo 6.11:

a) Bật lửa nhiên liệu lỏng;

b) Bật lửa nhiên liệu khí không chỉnh được với ngọn lửa cao mức cố định;

c) Bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được với ngọn lửa cao 50 mm hoặc mức chiều cao lớn nhất có thể nếu nhỏ hơn 50 mm.

Bật lửa đáp ứng những yêu cầu trên và vẫn khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì không coi là bị hỏng.

5.9  Chịu cháy liên tục

Những loại bật lửa dưới đây phải có khả năng chịu được thời gian cháy trong 2 min với ngọn lửa ở vị trí thẳng đứng hướng lên mà không gây ra những điều kiện nguy hiểm, khi được thử nghiệm theo 6.12

a) Bật lửa nhiên liệu lỏng;

b) Bật lửa nhiên liệu khí không chỉnh được với ngọn lửa cao mức cố định;

c) Bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được với ngọn lửa cao 50 mm hoặc mức chiều cao lớn nhất có thể nếu nhỏ hơn 50 mm.

6  Phương pháp thử

6.1  Mẫu thử nghiệm và thứ tự phép thử

6.1.1  Mu thử nghiệm

Trừ khi có quy định khác nêu trong các phương pháp thử dưới đây, các mẫu thử nghiệm phải là các bật lửa mới, hoàn chỉnh, được nạp đầy nhiên liệu và không được có những khiếm khuyết về cơ học.

6.1.2  Thứ tự phép thử

Thứ tự các thử nghiệm phải được thực hiện phù hợp với Phụ lục A.

6.2  Đo chiều cao ngọn lửa

6.2.1  Thiết bị thử

6.2.1.1  Tấm bằng vật liệu không cháy đặt thẳng đứng có các vạch dấu nằm ngang cách nhau 5 mm. Tấm phải được lắp cùng một giá tại cạnh đáy để định vị bật lửa cách tấm một khoảng không nhỏ hơn 25 mm.

6.2.1.2  Buồng kín gió, được làm bằng vật liệu không cháy.

6.2.2  Các bước thực hiện

6.2.2.1  Các thử nghiệm phải được thực hiện trong một buồng kín gió. Trong trường hợp của bật lửa đốt phối trước thì thử nghiệm này nên được thực hiện trong điều kiện ánh sáng yếu.

6.2.2.2  Ổn định mẫu thử ở (23 ± 2) °C trong khoảng thời gian ít nhất là 10 h trước mỗi lần đo chiều cao ngọn lửa.

6.2.2.3  Đặt một mẫu thử lên giá giữ đảm bảo để ngọn lửa thẳng đứng hướng lên trên.

6.2.2.4  Bật bật lửa, để ngọn lửa ổn định trong xấp xỉ 1 s sau đó xác định chiều cao ngọn lửa như định nghĩa trong 3.13, chính xác đến 5 mm, trong khoảng thời gian cháy 5 s thông qua các vạch dấu trên tấm nằm phía sau bật lửa,.

6.3  Thử nghiệm cháy bắn giọt và cháy bập bùng

6.3.1  Tổng quát

Không thực hiện thử nghiệm này đối với bật lửa nhiên liệu lỏng như định nghĩa trong 3.2.

6.3.2  Các bước thực hiện

6.3.2.1  Ổn định mẫu thử ở (23 ± 2) °C trong khoảng thời gian ít nhất là 10 h trước mỗi lần thử nghiệm cháy bắn giọt và cháy bập bùng.

6.3.2.2  Điều chỉnh ngọn lửa đến ngưỡng chiều cao lớn nhất đối với các bật lửa chỉnh được theo định nghĩa tại 3.8.

6.3.2.3  Bật bật lửa và quan sát sự cháy bắn giọt hoặc cháy lép bép, như định nghĩa trong 3.19 trong khoảng thời gian 5 s ở tất cả các điều kiện cầm giữ.

Hỏng: Mọi dấu hiệu của cháy bắn giọt hoặc cháy lép bép đều coi là hỏng.

6.3.2.4  Nếu bật lửa không bị hỏng, ổn định lại trong 5 min ở (23 ± 2) °C trước khi tiếp tục chuyển sang quy trình 6.3.2.7.

6.3.2.5  Nếu sử dụng những bật lửa khác để tiến hành thử nghiệm theo 6.3.2.7 thì phải ổn định từng chiếc theo 6.3.2.1

6.3.2.6  Các bật lửa châm tẩu chỉnh được theo định nghĩa 3.10 không phải thử nghiệm theo các quy trình từ 6.3.2.7 đến 6.3.2.12

6.3.2.7  Bật bật lửa để ngọn lửa thẳng đứng hướng lên trên. Quan sát chiều cao ngọn lửa rồi dùng tay xoay ngược bật lửa nghiêng một góc 45° ± 5° hướng xuống phía dưới đường nằm ngang (xem Hình 4), tiếp tục theo dõi chiều cao ngọn lửa trạng thái trung bình hoặc cháy ổn định trong suốt quá trình. Tắt bật lửa và xoay về vị trí thẳng đứng.

Hỏng: Tại mọi thời điểm, chiều cao ngọn lửa tăng lên quá 50 mm so với chiều cao ngọn lửa ở trạng thái cháy ổn định trong khoảng thời gian 5 s hoặc chiều cao lớn nhất của ngọn lửa vượt quá giới hạn chiều cao lớn nhất nêu trong 4.2 thì coi là bị hỏng.

6.3.2.8  Nếu bật lửa không bị hỏng, ổn định lại trong 5 min (23 ± 2) °C trước khi tiếp tục chuyển sang quy trình 6.3.2.10, 6.3.2.11 và 6.3.2.12.

6.3.2.9  Nếu sử dụng những bật lửa khác để tiến hành thử nghiệm theo 6.3.2.10, 6.3.2.11 và 6.3.2.12 thì phải ổn định từng chiếc theo 6.3.2.1.

6.3.2.10  Dốc ngược bật lửa trong thời gian 10 s.

6.3.2.11  Xoay lại bật la để ngọn lửa sẽ vị trí thẳng đứng hướng lên trên và bật bật lửa.

6.3.2.12  Quan sát chiều cao ngọn lửa trong thời gian cháy 5 s.

Hng: mọi thay đổi của ngọn lửa vượt quá 50 mm hoặc vượt quá các giá trị lớn nhất nêu trong 4.2 đều bị coi là hỏng

6.4  Thử nghiệm tắt lửa

6.4.1  Thiết bị

Như mô tả trong 6.2.1.

6.4.2  Quy trình

6.4.2.1  Ổn định mẫu thử (23 ± 2) °C trong khoảng thời gian ít nhất là 10 h. Thử nghiệm này nên được thực hiện trong các điều kiện ánh sáng yếu.

6.4.2.2  Đặt bật lửa lên thiết bị đo chiều cao ngọn lửa để ngọn lửa sẽ thẳng đứng hướng lên trên.

6.4.2.3  Bật bật lửa và điều chỉnh chiều cao ngọn lửa như quy định trong 4.5a) hoặc 4.5b) hoặc 4.5d) hoặc 4.5e) nếu thích hợp.

6.4.2.4  Tắt bật lửa và để nguội trong ít nhất 1 min

6.4.2.5  Bật bật lửa theo các chu kỳ thời gian như quy định trong 4.5a) hoặc 4.5b) hoặc 4.5d) hoặc 4.5e). và tắt theo cách thông thường.

6.4.2.6  Đo và ghi lại thời gian của mọi hiện tượng cháy xuất hiện sau tác động tắt bật lửa.

Hỏng: cháy kéo dài (tức là cháy liên tục) vượt quá thời gian quy định trong 0 bị coi là hỏng.

6.5  Thử nghiệm tương thích nhiên liệu

6.5.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định xem các bộ phận của bật lửa khi tiếp xúc với nhiên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất có dấu hiệu bị xuống cấp ở bất kỳ hình thức nào hoặc có gây ra rò rỉ nhiên liệu như định nghĩa trong tiêu chuẩn này không.

Các bật lửa được dùng cho thử nghiệm theo yêu cầu trong 4.1 đến 4.5 đều có thể được sử dụng cho thử nghiệm tính tương thích nhiên liệu này.

6.5.2  Thiết bị

6.5.2.1  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng

6.5.2.1.1  Hộp chứa, có khả năng được bịt hoàn toàn kín khí.

6.5.2.1.2  Tủ bảo quản, được thông gió để ngăn ngừa sự tích tụ của nhiên liệu khi hoặc hơi, có khả năng duy trì nhiệt độ ở mức (40 ± 2) °C

6.5.2.2  Đối với bật lửa nhiên liệu khí

6.5.2.2.1  Tủ bảo quản, được thông gió để ngăn ngừa sự tích tụ của nhiên liệu khí hoặc hơi, có khả năng duy trì nhiệt độ mức (40 ± 2) °C

6.5.2.2.2  Dụng cụ đo nhiệt độ, độ chính xác đến ± 1 °C trong phạm vi đo 35 °C đến 45 °C.

6.5.2.2.3  Cân, có độ nhạy đến 0,1 mg.

6.5.3  Quy trình

6.5.3.1  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng

6.5.3.1.1  Nạp nhiên liệu cho bật lửa theo phương pháp và loại nhiên liệu được nhà sản xuất khuyến cáo.

6.5.3.1.2  Bật bật lửa theo đúng cách dự kiến để chắc chắn là bật lửa dùng bình thường được.

6.5.3.1.3  Đặt các mẫu bật lửa đã tắt lửa trong hộp chứa với vỏ và nắp ở vị trí mở

6.5.3.1.4  Đổ đầy nhiên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất vào hộp chứa, đảm bảo để các mẫu thử ngập hoàn toàn trong nhiên liệu. Đậy kín hộp chứa.

6.5.3.1.5  Ổn định tủ bảo quản ở (40 ± 2) °C

6.5.3.1.6  Đặt hộp chứa trong tủ bảo quản trong 28 ngày.

6.5.3.1.7  Sau 28 ngày, lấy hộp chứa ra khỏi tủ bảo quản và lấy các mẫu thử ra khỏi hộp chứa.

6.5.3.1.8  Để các mẫu thử khô hoàn toàn.

6.5.3.1.9  Nạp lại nhiên liệu cho các mẫu thử theo phương pháp và loại nhiên liệu được nhà sản xuất khuyến cáo.

6.5.3.1.10  Ổn định các mẫu thử ở nhiệt độ (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

6.5.3.1.11  Quan sát trực quan để tìm sự rò rỉ nhiên liệu khi xoay bật lửa ở mọi tư thế khác nhau.

Hỏng: mọi sự rò rỉ nhiên liệu đều bị coi là hỏng.

6.5.3.1.12  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5.

6.5.3.1.13  Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi bị hỏng.

6.5.3.1.14  Tính tái lặp của thử nghiệm này phụ thuộc vào lịch sử thử nghiệm của các mẫu và do vậy thử nghiệm phải được thực hiện trên các bật lửa mới.

6.5.3.2  Đối với bật la nhiên liệu khí

6.5.3.2.1  Ổn định tủ bảo quản (40 ± 2) °C

6.5.3.2.2  Bật lướt qua từng bật lửa mẫu để chắc chắn rằng các bật lửa đều có nhiên liệu, sau đó đặt các mẫu bật lửa đã tắt trong tủ bảo quản trong 28 ngày.

6.5.3.2.3  Sau 28 ngày, lấy các mẫu thử ra khỏi tủ bảo quản.

6.5.3.2.4  Ổn định các mẫu thử ở nhiệt độ (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

6.5.3.2.5  Dùng cân để xác định xem lượng nhiên liệu khí thoát ra của các mẫu thử có vượt quá 15 mg/min không.

Hỏng: lượng nhiên liệu khí thoát ra vượt quá 15 mg/min bị coi là hỏng. Một bật lửa hết hoàn toàn nhiên liệu khí hóa lỏng cũng bị coi là hỏng.

Nếu một phần hoặc toàn bộ bầu nhiên liệu của bật lửa trong suốt, thì kiểm tra trực quan về tình trạng của nhiên liệu nhiên liệu khí hóa lỏng trong bầu chứa. Nếu không thấy nhiên liệu nhiên liệu khí hóa lỏng, bật lửa được coi là hết hoàn toàn nhiên liệu khí hóa lỏng.

6.5.3.2.6  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

Nếu bầu chứa nhiên liệu của bật lửa không trong suốt thì thực hiện theo 6.5.3.2.7.

6.5.3.2.7  Các bật lửa không trong suốt không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến phải được thử nghiệm như dưới đây để xác định xem chúng có hết hoàn toàn nhiên liệu nhiên liệu khí hóa lỏng không:

a) Dùng cân có độ chính xác 0,1 mg để xác định khối lượng của bật lửa;

b) Mở bầu nhiên liệu (đẩy bi khóa nắp hoặc mở van vòi đốt đối với bật lửa không nạp lại hoặc mở van nạp lại đối với bật lửa nạp lại)

c) Cân lại bật lửa cùng tất cả các bộ phận khác.

Nếu khối lượng khác nhau không quá ± 10 mg, thì bật lửa được coi là đã hết hoàn toàn nhiên liệu.

6.5.3.2.8  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

6.5.3.2.9  Tính tái lặp của thử nghiệm này phụ thuộc vào lịch sử thử nghiệm của các mẫu và do vậy thử nghiệm phải được thực hiện trên các bật lửa mới.

6.6  Thử nghiệm nạp lại

6.6.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để chắc chắn rằng không có sự rò rỉ nhiên liệu đến mức nguy hiểm qua nắp nạp lại nhiên liệu của bật lửa

6.6.2  Thiết bị

Đối với các bật lửa nhiên liệu khí nạp lại: cân, có độ nhạy thích hợp để xác định lượng nhiên liệu khí thất thoát trong một khoảng thời gian

6.6.3  Quy trình

6.6.3.1  Đối với các bật lửa nhiên liệu lỏng có bầu nhiên liệu kín

6.6.3.1.1  Tháo nắp miệng nạp ra khỏi bật lửa có bầu nhiên liệu kín

6.6.3.1.2  Nạp nhiên liệu vào bầu theo phương pháp và loại nhiên liệu được khuyến cáo bởi nhà sản xuất.

6.6.3.1.3  Thay nắp miệng nạp nhiên liệu, lau bật lửa và để khô

6.6.3.1.4  Quan sát để phát hiện sự rò r nhiên liệu từ vùng lân cận của nắp miệng nạp hoặc từ chính bầu chứa nhiên liệu.

Hỏng: mọi sự rò rỉ nhiên liệu đều bị coi là hỏng

6.6.3.2  Đối với bật lửa nhiên liệu khí nạp lại

6.6.3.2.1  Rút hết bầu chứa nhiên liệu của bật lửa, sau đó nạp lại theo phương pháp và loại nhiên liệu được khuyến cáo bởi nhà sản xuất.

6.6.3.2.2  Cân để xác định xem tốc độ thất thoát nhiên liệu khí có vượt quá 15 mg/min không.

Hỏng: lượng nhiên liệu khí thất thoát vượt quá 15 mg/min thì bị coi là hỏng.

6.7  Thử nghiệm thay khối nhiên liệu

6.7.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định lượng chuyển dịch khối của phần lỏng của nhiên liệu tương quan với sức chứa của bầu nhiên liệu. Bật lửa nhiên liệu lỏng như định nghĩa ở 3.2 không phải thực hiện thử nghiệm này.

6.7.2  Mu thử nghiệm

Các mẫu thử nghiệm phải là những bật lửa được chuẩn bị để xuất xưởng.

6.7.3  Thiết bị thử nghiệm

Cân, có độ nhạy 0,1 mg.

6.7.4  Quy trình

6.7.4.1  Ổn định mẫu bật la ở (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h

6.7.4.2  Xác định khối lượng nhiên liệu bằng cách cân một bật lửa đầy nhiên liệu và chưa được sử dụng, rút hết nhiên liệu, cân lại bật lửa rỗng sau 30 min.

6.7.4.3  Tính thể tích V1 của phần lỏng của nhiên liệu với khối lượng riêng của nhiên liệu xác định ở 23 °C:

(1)

Trong đó:

mf là khối lượng nhiên liệu, đơn vị g;

pf là khối lượng riêng của nhiên liệu ở 23 °C, đơn vị g/cm3.

Nếu không biết dạng nhiên liệu và công thức hóa học, sử dụng trị số khối lượng riêng bằng 0,54 g/cm3.

6.7.4.4  Khoan một lỗ có đường kính không quá 6 mm vào bầu nhiên liệu sau đó cân bật lửa.

6.7.4.5  Nạp đầy bầu nhiên liệu bằng nước cất ở nhiệt độ (23 ± 2) °C bằng bơm tiêm hoặc dụng cụ thích hợp khác, đồng thời phải đảm bảo không có bọt khí bên trong bầu nhiên liệu.

Tùy thiết kế của bật lửa và bầu nhiên liệu của bật lửa (kích cỡ, hình dạng và chiều dày vỏ), có thể phải khoan một lỗ thông hơi vào bầu nhiên liệu ở vị trí thích hợp để giúp thoát khí bị nhốt trong quá trình nạp nước. Nếu dùng lỗ thông hơi thì cân bật lửa sau khi khoan bao gồm cả nước nạp vào và các lỗ thông hơi.

6.7.4.6  Cân bật lửa đã nạp đầy nước

6.7.4.7  Xác định khối lượng nước bằng cách lấy khối lượng của bật lửa được nạp đầy nước (xem 6.7.4.6) trừ đi khối lượng bật lửa rỗng (6.7.4.4), hoặc bằng cách đo lượng nước cần thiết để nạp đầy bầu nhiên liệu của mẫu bật lửa, hoặc bằng cách thức thuận tiện khác.

6.7.4.8  Tính thể tích của bầu chứa nhiên liệu V0 như sau:

(2)

Trong đó:

mf là khối lượng nhiên liệu, đơn vị g;

pf là khối lượng riêng của nhiên liệu ở 23 °C, đơn vị g/cm3.

6.7.4.9  Nếu biết loại và công thức hóa học của nhiên liệu

Hỏng: Tỷ lệ V1/V0 lớn hơn 0,85 thì bị coi là hỏng

6.7.4.10  Nếu không biết dạng và công thức hóa học của nhiên liệu (tức là đã sử dụng trị số khối lượng riêng bằng 0,54 g/cm3) và tỷ lệ V1/V0 lớn hơn 0,85 thì xử lý như sau:

Thực hiện phân tích sắc ký theo ISO 7910 để xác định loại và công thức hóa học của nhiên liệu từ đó xác định khối lượng riêng của nhiên liệu ở 23 °C.

Tính thể tích V2 của phần lỏng của nhiên liệu qua giá trị khối lượng riêng của nhiên liệu ở 23 °C xác định được bởi phân tích sắc ký.

(3)

Trong đó:

mf khối lượng nhiên liệu, đơn vị g;

pf là khối lượng riêng của nhiên liệu ở 23 °C, đơn vị g/cm3.

Hỏng: Tỷ lệ V2/V0 lớn hơn 0,85 thì bị coi là hỏng

6.8  Thử nghiệm chịu rơi

6.8.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng đảm bảo an toàn của bật lửa khi bị rơi như có thể xảy ra trong lúc sử dụng.

Có thể dùng những bật la được sử dụng trong thử nghiệm theo yêu cầu ở 4.1 đến 4.5.

6.8.2  Thiết bị

6.8.2.1  Mặt sàn bê tông

6.8.2.2  Dụng cụ đo chiều cao, được đánh dấu chiều cao (1,5 ± 0,1) m.

6.8.2.3  Cân, độ nhạy 0,1 mg nếu đo thất thoát nhiên liệu khí trong thời gian 1 min hoặc độ nhạy 1 mg nếu đo thất thoát nhiên liệu khí trong thời gian 10 min.

6.8.3  Quy trình

6.8.3.1  Với mỗi loại bật lửa

Thực hiện thử nghiệm trên hai mẫu thử nghiệm khác nhau.

Mu thử số 1: ổn định bật lửa (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

Đối với bật lửa chỉnh được, phải chỉnh ngọn lửa đến chiều cao lớn nhất.

Mẫu thử số 2: ổn định bật lửa ở (-10 ± 2) °C trong ít nhất 24 h sau đó ổn định (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

Đối với bật lửa chỉnh được, phải chỉnh ngọn lửa đến chiều cao 50 mm lớn nhất.

6.8.3.2  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng

6.8.3.2.1  Từng mẫu được thử rơi tự do từ chiều cao (1,5 ± 0,1) m lên mặt sàn bê tông ở những góc độ ban đầu như sau:

a) Đuôi hướng xuống:

b) Đuôi hướng lên;

c) Nằm ngang.

Những bật lửa có nắp thì phải thử nghiệm rơi ở tình trạng nắp đóng.

6.8.3.2.2  Quan sát mẫu thử trong mỗi lần rơi để phát hiện sự vỡ bầu nhiên liệu và/hoặc tự phát cháy.

Hỏng: Vỡ/nứt gãy bầu nhiên liệu hoặc tự bắt cháy ổn định bị coi là hỏng.

6.8.3.3  Đối với bật lửa nhiên liệu khí

6.8.3.3.1  Từng mẫu được thử rơi tự do từ chiều cao (1,5 ± 0,1) m lên mặt sàn bê tông ở những góc độ ban đầu như sau:

a) Đuôi hướng xuống;

b) Đuôi hướng lên;

c) Nằm ngang.

Những bật lửa có nắp thì phải thử nghiệm rơi tình trạng nắp đóng.

6.8.3.3.2  Quan sát mẫu thử trong mỗi lần rơi để phát hiện sự vỡ bầu nhiên liệu và/hoặc sự tự bắt cháy.

Hỏng: Vỡ/nứt gãy bầu nhiên liệu hoặc tự phát cháy ổn định bị coi là hỏng.

6.8.3.3.3  Trong vòng 5 s sau khi thực hiện 3 lần thử nghiệm rơi, cân mẫu thử để xác định xem lượng thất thoát nhiên liệu khí có vượt quá 15 mg/min không.

Hỏng: thất thoát nhiên liệu khí vượt quá ngưỡng nêu trên thì bị coi là hỏng.

6.8.3.4  Mọi bật lửa không bị hỏng sau các thử nghiệm theo 6.8.3.2 và 6.8.3.3 và vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5.

6.8.3.5  Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến cũng không bị coi là hỏng.

6.9  Thử nghiệm chịu nóng

6.9.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là xác định khả năng chịu nhiệt độ cao của bầu nhiên liệu, bao gồm cả nắp mà không bị vỡ/nứt gãy và không bị hỏng hoạt động tiếp theo của bật lửa theo cách an toàn.

Có thể dùng những bật lửa được sử dụng trong thử nghiệm theo yêu cầu ở 4.1 đến 4.5.

6.9.2  Thiết bị

6.9.2.1  T bảo quản, được thông gió để ngăn ngừa sự tích tụ của nhiên liệu khí hoặc hơi, có khả năng duy trì nhiệt độ ở mức (65 + 2) °C.

6.9.2.2  Dụng cụ để đo nhiệt độ chính xác đến ± 2 °C.

6.9.2.3  Cân có độ nhạy 0,1 mg.

6.9.3  Quy trình

6.9.3.1  Ổn định tủ bảo quản (65 ± 2) °C

6.9.3.2  Bật lướt qua từng bật lửa mẫu để chắc chắn rằng các bật lửa đều có nhiên liệu, sau đó đặt các mẫu bật lửa đã tắt trong tủ bảo quản trong 4 h.

6.9.3.3  Sau 4 h, lấy các mẫu thử ra khỏi tủ bảo quản và ổn định các mẫu thử ở nhiệt độ (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h nhưng không quá 24 h

6.9.3.4  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng, sau khi ổn định nhiệt độ, nếu bật lửa mất hoàn toàn nhiên liệu lỏng thì nạp lại theo phương pháp và loại nhiên liệu được nhà sản xuất khuyến cáo.

Hỏng: vỡ/nứt gãy của bầu nhiên liệu, bao gồm cả nắp thì bị coi là hỏng.

6.9.3.5  Những bật lửa nhiên liệu lỏng vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa nhiên liệu lỏng không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến cũng không bị coi là hỏng.

6.9.3.6  Đối với các bật lửa nhiên liệu khí, sau khi ổn định nhiệt độ, tiến hành cân để xác định xem tốc độ thất thoát nhiên liệu khí có vượt quá 15 mg/min không.

Hỏng: lượng nhiên liệu khí thất thoát vượt quá 15 mg/min bị coi là hỏng. Một bật lửa hết hoàn toàn nhiên liệu khí lỏng cũng bị coi là hỏng

Nếu một phần hoặc toàn bộ bầu nhiên liệu của bật lửa trong suốt, thì kiểm tra trực quan về tình trạng của nhiên liệu nhiên liệu khí lỏng trong bầu chứa. Nếu không thấy nhiên liệu nhiên liệu khí hóa lỏng, bật lửa được coi là hết hoàn toàn nhiên liệu khí hóa lỏng.

6.9.3.7  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa nhiên liệu khí không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

Nếu bầu chứa nhiên liệu của bật lửa không trong suốt thì thực hiện theo 6.9.3.8

6.9.3.8  Các bật lửa không trong suốt không có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến phải được thử nghiệm như dưới đây để xác định xem chúng có hết hoàn toàn nhiên liệu nhiên liệu khí hóa lỏng không:

a) Dùng cân có độ chính xác 0,1 mg để xác định khối lượng của bật lửa;

b) Mở bầu nhiên liệu (đẩy bi khóa nắp hoặc mở van vòi đốt đối với bật lửa không nạp lại hoặc mở van nạp lại đối với bật lửa nạp lại)

c) Cân lại bật lửa cùng tất cả các bộ phận khác.

Nếu khối lượng khác nhau không quá ± 10 mg, thì bật lửa được coi là đã hết hoàn toàn nhiên liệu.

6.9.3.9  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5. Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

6.10  Thử nghiệm chịu áp suất bên trong

6.10.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng duy trì an toàn của bầu nhiên liệu, bao gồm cả nắp khi phải chịu áp suất bên trong cao bất thường.

Các bật la nhiên liệu lỏng như định nghĩa trong 3.2 không thực hiện thử nghiệm này.

6.10.2  Mu thử nghiệm

Các mẫu thử nghiệm phải gồm những bật lửa mới, đã rút hết nhiên liệu và không bị khiếm khuyết về cơ học.

Có thể dùng những bật lửa được sử dụng trong thử nghiệm theo yêu cầu ở 4.1 đến 4.5 cho thử nghiệm về áp suất này.

6.10.3  Thiết bị

Mọi phương tiện có khả năng tạo ra một áp suất bên trong lên đến 2 Mpa

6.10.4  Quy trình

6.10.4.1  Thực hiện thử nghiệm với nhiệt độ môi trường bằng (23 ± 2) °C

6.10.4.2  Nếu biết loại và công thức hóa học của nhiên liệu thì thử nghiệm mẫu mức áp suất bên trong bằng 2 lần áp suất hỏa hơi tại 55 °C với tốc độ tăng áp suất không quá 69 kPa/s

Quan sát quá trình thử để ghi nhận sự tụt áp suất nhanh.

Hỏng: Mọi dấu hiệu cho thấy sự tụt áp suất nhanh thì bị coi là hỏng

6.10.4.3  Nếu không biết loại và công thức hóa học của nhiên liệu thì thì thử nghiệm mẫu ở mức áp suất bên trong bằng 1,93 MPa với tốc độ tăng áp suất không quá 69 kPa/s

Quan sát quá trình thử đề ghi nhận sự tụt áp suất nhanh.

Hỏng: Mọi dấu hiệu cho thấy sự tụt áp suất nhanh thì bị coi là hỏng. Trong trường hợp ghi nhận hỏng ở mức áp suất lớn nhất thì thực hiện theo 6.10.4.4

6.10.4.4  Thực hiện phân tích sắc ký theo ISO 7941 để xác định loại và công thức hóa học của nhiên liệu đồng thời xác định mức áp suất hóa hơi ở 55 °C.

Hỏng: áp suất lớn nhất ghi nhận được khi thử nghiệm theo 6.10.4.3 thấp hơn 2 lần áp suất hóa hơi xác định ở 55 °C bằng phương pháp phân tích sắc ký thì bị coi là hỏng.

6.11  Thử nghiệm thời gian bật lửa theo chu kỳ

6.11.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng của bật lửa chịu 10 lần bật cháy kéo dài 20 s và thời gian nghỉ giữa các lần là 5 min mà không bị hỏng sự hoạt động an toàn tiếp theo.

Có thể dùng những bật lửa được sử dụng trong thử nghiệm theo yêu cầu ở 4.1 đến 4.5 cho thử nghiệm về cháy này.

6.11.2  Quy trình

6.11.2.1  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng và bật lửa nhiên liệu khí không chỉnh được

6.11.2.1.1  Thử nghiệm với ngọn lửa các mức chiều cao đặt cố định.

6.11.2.1.2  Ổn định các mẫu bật lửa (23 ± 2) °C trong ít nhất là 10 h.

6.11.2.1.3  Bật các mẫu bật lửa để ngọn lửa thẳng đứng và hướng lên sau đó để cháy trong 20 s.

6.11.2.1.4  Để bật lửa đã tắt chờ trong thời gian 5 min

6.11.2.1.5  Lặp lại các thao tác 6.11.2.1.3 và 6.11.2.1.4 thêm 9 lần nữa để hoàn thành 10 chu kỳ.

6.11.2.1.6  Ổn định các bật lửa mẫu (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

6.11.2.1.7  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5.

6.11.2.1.8  Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

6.11.2.1.9  Đối với những bật lửa kép, thử nghiệm phải được thực hiện cho từng loại ngọn la.

6.11.2.1.10  Đối với bật lửa cháy đa dạng, phải thực hiện thử nghiệm cho từng ngọn lửa.

6.11.2.2  Đối với bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được

6.11.2.2.1  Thử nghiệm với ngọn lửa ở chiều cao 50 mm, hoặc chiều cao lớn nhất có thể cho phép chỉnh được nếu thấp hơn 50 mm.

6.11.2.2.2  Ổn định các mẫu bật lửa ở (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

6.11.2.2.3  Bật các mẫu bật lửa để ngọn lửa thẳng đứng và hướng lên sau đó để cháy trong 20 s.

6.11.2.2.4  Để bật lửa đã tắt chờ trong thời gian 5 min

6.11.2.2.5  Lặp lại các thao tác ở 6.11.2.2.3 và 6.11.2.2.4 thêm 9 lần nữa để hoàn thành 10 chu kỳ.

6.11.2.2.6  Ổn định các bật lửa mẫu ở (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

6.11.2.2.7  Các bật lửa vẫn có khả năng tạo ra lửa theo đúng cách dự kiến thì phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu thích hợp nêu tại 4.1 đến 4.5.

6.11.2.2.8  Những bật lửa không có khả năng tạo ra lửa thì không coi là bị hỏng.

6.11.2.2.9  Đối với những bật lửa kép, thử nghiệm phải được thực hiện cho từng loại ngọn lửa.

6.11.2.2.10  Đối với bật lửa cháy đa dạng, phải thực hiện thử nghiệm cho từng ngọn lửa.

6.12  Thử nghiệm cháy liên tục

6.12.1  Tổng quát

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng của các bật lửa khi để cháy liên tục 2 min mà không gây ra điều kiện nguy hiểm

Có thể dùng những bật lửa được sử dụng trong thử nghiệm theo yêu cầu 4.1 đến 4.5 cho thử nghiệm về cháy này.

6.12.2  Thiết bị

Buồng kín gió được làm từ vật liệu không cháy

6.12.3  Quy trình

6.12.3.1  Đối với bật lửa nhiên liệu lỏng và bật lửa nhiên liệu khí không chỉnh được

a) Thử nghiệm với ngọn lửa ở các mức chiều cao đặt cố định.

b) Ổn định các mẫu bật lửa (23 ± 2) °C trong ít nhất là 10 h.

c) Bật các mẫu bật lửa để ngọn lửa thẳng đứng và hướng lên sau đó để cháy trong 2 min.

d) Quan sát các mẫu thử trong khi cháy.

Hỏng: mẫu thử bị coi là hỏng nếu trong khi thử nghiệm xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:

- Cháy liên tục một bộ phận bất kỳ,

- Nổ các bộ phận van,

- Tụt và/hoặc nổ các bộ phận đánh lửa,

- Bầu nhiên liệu bị vỡ/nứt gãy, có bắt cháy hoặc không bắt cháy.

e) Đối với bật lửa cháy đa dạng, phải thực hiện thử nghiệm cho từng ngọn lửa. Phải thử nghiệm tất cả các ngọn lửa.

f) Đối với những bật lửa kép, thử nghiệm phải được thực hiện cho từng loại ngọn lửa

Những bật lửa đã sử dụng để thử nghiệm cháy liên tục thì không được sử dụng lại cho các thử nghiệm khác.

Thực tế là một bật lửa hỏng trong thử nghiệm này thì cũng không coi là thử nghiệm không đạt.

6.12.3.2  Đối với bật lửa nhiên liệu khí chỉnh được

a) Thử nghiệm với ngọn lửa chiều cao 50 mm, hoặc chiều cao lớn nhất có thể cho phép chỉnh được nếu thấp hơn 50 mm.

b) Ổn định các mẫu bật lửa ở (23 ± 2) °C trong ít nhất 10 h.

c) Bật các mẫu bật lửa để ngọn la thẳng đứng và hướng lên sau đó để cháy trong 2 min.

d) Quan sát các mẫu thử trong khi cháy.

Hỏng: mẫu thử bị coi là hỏng nếu trong khi thử nghiệm xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:

- Cháy liên tục một bộ phận bất kỳ,

- Nổ các bộ phận van,

- Tụt và/hoặc nổ các bộ phận đánh lửa,

- Bầu nhiên liệu bị vỡ/nứt gãy, có bắt cháy hoặc không bắt cháy.

e) Đối với bật lửa cháy đa dạng, phải thực hiện thử nghiệm cho từng ngọn lửa. Phải thử nghiệm tất cả các ngọn lửa.

f) Đối với những bật lửa kép, thử nghiệm phải được thực hiện cho từng loại ngọn lửa

Những bật lửa đã sử dụng để thử nghiệm cháy liên tục thì không được sử dụng lại cho các thử nghiệm khác.

Thực tế là một bật lửa hỏng trong thử nghiệm này thì cũng không coi là thử nghiệm không đạt.

7  Hướng dẫn và cảnh báo

7.1  Tổng quát

Mọi bật lửa phải kèm theo các thông tin an toàn thích hợp (các hướng dẫn hoặc cảnh báo hoặc cả hai) dưới hình thức chữ viết hoặc các ký hiệu an toàn có thể thay thế được tất cả những hướng dẫn và cảnh báo an toàn hiện có bằng chữ viết, hoặc cả hai hình thức, để thông báo đến người sử dụng về phương pháp sử dụng đúng cách.

7.2  Vị trí

Thông tin an toàn phải được trình bày trên chính bật lửa hoặc trong một số tay hoặc tờ rơi đóng gói cùng bật lửa hoặc trên bao bì của sản phẩm đến tay người sử dụng được cung cấp điểm bán. Những thông tin này phải tập trung vào những cảnh báo thích hợp nhất với loại bật lửa. Thông tin an toàn phải được đặt nơi dễ thấy, với nền, mầu sắc tương phản, cỡ chữ hoặc kiểu chữ khác với những thông tin khác.

7.3  Nội dung

Với mọi bật lửa, thông tin an toàn phải đi kèm từ "WARNING / CẢNH BÁO" gần với thông tin về an toàn và phải có những thông báo sau:

- "KEEP AWAY FROM CHILDREN/ĐẶT XA TRẺ NHỎ" hoặc "KEEP OUT OF REACH OF CHILDREN / ĐẶT XA TẦM VỚI CỦA TRẺ NHỎ" (Lời cảnh báo được sử dụng phải được nhấn mạnh và khác biệt);

- “Bật bật lửa xa mặt và quần áo”.

7.3.2  Thông tin an toàn phải bao gồm những nội dung phụ như sau, tùy theo từng loại bật lửa:

a) “Chứa khí cháy được ở áp suất cao.

b) “Cha chất lỏng cháy được”.

c) “Khi được nạp, sẽ chứa chất lỏng cháy được”.

d) “Không được tiếp xúc với nhiệt độ trên 50 °C hoặc để lâu dưới ánh nắng mặt trời”.

e) “Không được làm vỡ hoặc ném vào lửa.

f) “Đảm bảo tắt lửa hoàn toàn sau khi dùng”.

g) “Bật lửa không tự tắt - đậy nắp để tắt lửa (cảnh báo này phải dùng trên toàn bộ các bật lửa không tự tắt).

h) “Phía trên ngọn lửa là nhiệt độ rất nóng. Phải hết sức thận trọng để tránh bị thương do lửa” (Cảnh báo này phải đi kèm với tất cả các bật lửa đốt phối trước).

i) “Không được để lửa cháy quá 10 s” (Cảnh báo này phải đi kèm với tất cả các bật lửa đốt phối trước).

j) “Không được để lửa cháy quá 30 s (Cảnh báo này phải đi kèm với tất cả các bật lửa đốt phối sau).

7.4  Các ký hiệu an toàn

Nếu sử dụng các ký hiệu an toàn, thì có thể sử dụng các ký hiệu sau:

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này dự kiến được soát xét khi các ký hiệu an toàn trong Hình 6 và Hình 8 được đăng ký với ISO/TC 145.

a) Ký hiệu “Warning/Cảnh báo chung

T lệ của ký hiệu: giống như Hình 5.

Hình 5 - Ký hiệu “Cảnh báo” chung

b) Ký hiệu “Để xa trẻ nhỏ”

Tỷ lệ của ký hiệu: giống như Hình 6

Hình 6 - Ký hiệu “Để xa trẻ nhỏ”

c) Ký hiệu “Cảnh báo: vật liệu cháy được”

T lệ của ký hiệu: giống như Hình 7.

Hình 7 - Ký hiệu “Cảnh báo vật liệu cháy được”

d) Ký hiệu “Không được tiếp xúc với nhiệt độ trên 50 °C hoặc để lâu dưới ánh nắng mặt trời”

T lệ của ký hiệu: giống như Hình 8

Hình 8 - Ký hiệu “Không được tiếp xúc với nhiệt độ trên 50 °C hoặc để lâu dưới ánh nắng mặt trời”

7.5  Hướng dẫn nạp lại nhiên liệu

7.5.1  Tổng quát

Các bật lửa nạp lại phải đi kèm với những chỉ dẫn và cảnh báo dẫn riêng, nếu thích hợp, tương ứng theo 7.5.2 hoặc 7.5.3.

7.5.2  Các bật lửa nhiên liệu lỏng

Bật lửa nhiên liệu lỏng nạp lại như định nghĩa trong 3.2 phải đi kèm với những hướng dẫn phụ dưới đây:

a) “Chỉ được nạp bằng ... [loại nhiên liệu được khuyến cáo bởi nhà sản xuất]”.

b) Nạp chập. Không được nạp quá đầy.

c) Sau khi nạp, lau khô bật lửa và tay trước khi bật.

(Phải có chỉ dẫn này trên nhãn gắn liền với bật lửa hoặc phải in trực tiếp lên bật lửa).

7.5.3  Bật lửa nhiên liệu khí

Các bật lửa nhiên liệu khí phải đi kèm với những chỉ dẫn được in riêng về quy trình đúng để thực hiện nạp lại nhiên liệu một cách an toàn. Những chỉ dẫn này phải chỉ rõ loại nhiên liệu được khuyến cáo bởi nhà sản xuất để đảm bảo sự kết nối tốt giữa bình nhiên liệu nạp lại và bầu chứa nhiên liệu của bật lửa.

8  Ghi nhãn sản phẩm

Mọi bật lửa phải có logo hoặc tên cố định để xác định rõ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Thứ tự các thử nghiệm

Thứ tự các thử nghiệm theo TCVN 13250 (ISO 9994) - Phương án 1

Thứ tự các thử nghiệm theo TCVN 13250 (ISO 9994) - Phương án 2

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi