Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13:1978 Hệ thống tài liệu thiết kế - Vẽ quy ước và vẽ đơn giản truyền động bánh răng, xích

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13:1978 Hệ thống tài liệu thiết kế - Vẽ quy ước và vẽ đơn giản truyền động bánh răng, xích
Số hiệu:TCVN 13:1978Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1978Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 13 - 78

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ

VẼ QUY ƯỚC VÀ VẼ ĐƠN GIẢN TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG, XÍCH

Tiêu chuẩn này ban hành để thay thế cho TCVN 13 - 74.

1. Tiêu chuẩn này được quy định cách vẽ quy ước và vẽ đơn giản bánh răng, thanh răng, trục vít, đĩa, xích và các dạng ăn khớp của chúng trên các bản vẽ của các ngành công nghiệp.

2. Đối với bánh răng trụ, thanh răng, bánh răng côn, trục vít, đĩa xích thấy được quy định: vẽ hình chiếu của mặt đỉnh răng (đường trên đỉnh, đường sinh biên) bằng nét cơ bản và không vẽ hình chiếu của mặt đáy răng (hình 1 đến 6).

3. Đối với bánh vít thấy được quy định vẽ đường tròn biên ngoài cùng, đường sinh mặt đỉnh bằng nét cơ bản, không vẽ đường tròn mặt đỉnh răng, đường tròn mặt đáy răng và đường sinh mặt đáy răng (hình 9).

4. Hình chiếu của mặt chia (đường tròn mặt chia và đường sinh mặt chia) của bánh răng trụ, thanh răng, bánh răng côn, trục vít, bánh vít, đĩa xích vẽ bằng nét chấm gạch mảnh (hình 1 đến 9).

Đối với bánh răng côn quy định chỉ vẽ đường tròn đáy lớn của mặt côn chia bằng nét chấm gạch mảnh và không vẽ đường tròn đáy nhỏ của mặt côn chia (hình 4).

Đối với bánh vít quy định chỉ vẽ đường tròn chia năm trong mặt phẳng đi qua tâm đường tròn sinh và vuông góc với trục của bánh vít (hình 9).

5. Đối với bánh răng trụ, thanh răng, bánh răng côn, đĩa xích, bánh vít, trục vít thấy được quy định vẽ hình chiếu của cả hai mặt đỉnh răng (đường tròn mặt đỉnh, đường sinh mặt đỉnh trong phần ăn khớp bằng nét cơ bản (hình 10 đến 34)

6. Hướng răng hoặc hướng xoắn của trục vít được vẽ bằng ba nét liền mảnh (vẽ gần đường trục) và nghiêng theo hướng tương ứng của răng hoặc hướng xoắn (hình 10, 12, 13, 16).

7. Trên hình cắt, nếu mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng (trụ, côn) đĩa xích, bánh vít hoặc vuông góc với trục của trục vít quy ước răng hoặc vòng xoắn không bị cắt và không phụ thuộc vào góc nghiêng của răng số lượng răng hay góc nâng của vòng xoắn (hình 1 đến 9).

8. Nếu mặt phẳng cắt vuông góc với trục của bánh răng (trụ, côn) đĩa xích, bánh vít hoặc cắt dọc theo trục vít thanh răng thì các chi tiết đó thường được vẽ như không bị cắt. Khi cần thiết thể hiện, dùng hình cắt riêng phần, khi đó đường tròn đáy răng và các đường sinh biên của mặt đáy răng được vẽ bằng nét liền đậm; đường gạch gạch của mặt cắt phải vẽ đến những nét liền đậm đó (hình 8, 9).

9. Nếu mặt phẳng cắt chứa đường trục của cặp bánh răng ăn khớp, thì quy ước trong phần ăn khớp răng của bánh răng chủ động che khuất răng của bánh răng bị động đỉnh bánh răng chủ động vẽ bằng nét cơ bản, đỉnh bánh răng bị động vẽ bằng nét đứt (hình 10 đến 15).

Nếu mặt phẳng chứa trục của bánh vít, thì quy ước tại vùng ăn khớp, vòng xoắn của trục vít được vẽ ở vị trí trước răng của bánh vít (hình 17, 18, 19).

10. Đối với bánh răng hình trụ răng xoắn ăn khớp có trục chéo nhau khác 90o: cho phép biểu diễn bánh răng trên mặt phẳng hình chiếu mà trục của bánh răng này xiên góc với mặt phẳng hình chiếu đó bằng một đường tròn chia nét chấm gạch mảnh (hình 21).

11. Đối với bánh răng côn ăn khớp có trục cắt nhau khác 90o, trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục của bánh răng thứ nhất và xiên góc với trục của bánh răng thứ hai cho phép biểu diễn bánh răng thứ hai này bằng một đường tròn chia nét chấm gạch mảnh và trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng thứ nhất, cho phép biểu diễn bánh răng thứ hai bằng một tam giác bằng nét chấm gạch mảnh thể hiện hình chiếu của mặt côn chia (hình 14,15).

Đối với bánh côn hipôit được biểu diễn như hình 16.

12. Trên hình biểu diễn bộ truyền động bằng xích, dây xích được quy ước vẽ bằng nét chấm gạch mảnh (hình 22).

13. Trên bản vẽ lắp, cho phép biểu diễn đơn giản ăn khớp bằng răng như các hình 23 đến 34.

Bánh răng trụ răng ngoài.

Hình 1

Bánh răng trụ răng trong

Hình 2

Thanh răng

Hình 3

Bánh răng côn

Hình 4

Bánh răng côn bẹt

Hình 5

Đĩa xích

Hình 6

Trục vít mặt trụ

Hình 7

Trục vít mặt cong

Hình 8

Bánh vít

Hình 9

Vẽ quy ước

Vẽ đơn giản

Bánh răng trụ ăn khớp ngoài

Hình 10

Hình 23

Bánh răng trụ ăn khớp trong

Hình 11

Hình 24

Thanh răng ăn khớp

Hình 12

Hình 25

Bánh răng côn ăn khớp

Hình 13

Hình 26

Hình 14

Hình 27

Bánh răng côn dẹt ăn khớp

Hình 15

Hình 28

Bánh răng hipôit ăn khớp

Hình 16

Hình 29

Trục vít mặt trụ ăn khớp

Hình 17

Hình 30

Trục vít mặt trụ ăn khớp

Hình 18

Trục vít mặt cong ăn khớp

Hình 19

Hình 31

Bánh răng xoắn ăn khớp

Hình 20

Hình 32

Bánh răng xoắn ăn khớp

Hình 21

Hình 33

Truyền động bằng xích

Hình 22

Hình 34

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi