Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12826:2019 ISO 22867:2011 Máy lâm nghiệp và làm vườn - Phương pháp thử rung động cho các loại máy cầm tay sử dụng động cơ đốt trong - Rung động tại tay cầm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12826:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12826:2019 ISO 22867:2011 Máy lâm nghiệp và làm vườn - Phương pháp thử rung động cho các loại máy cầm tay sử dụng động cơ đốt trong - Rung động tại tay cầm
Số hiệu:TCVN 12826:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2019Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12826 : 2019

ISO 22867 : 2011

MÁY LÂM NGHIỆP VÀ LÀM VƯỜN - PHƯƠNG PHÁP THỬ RUNG ĐỘNG CHO CÁC LOẠI MÁY CẦM TAY SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - RUNG ĐỘNG TẠI TAY CẦM

Forestry and gardening machinery - Vibration test code for portable hand-held machines with internal combustion engine - Vibration at the handles

 

Lời nói đầu

TCVN 12826 : 2019 hoàn toàn tương đương với ISO 22867: 2011.

TCVN 12826 : 2019 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Giới thiệu

Tài liệu này là tiêu chuẩn loại C được nêu trong ISO 12100.

Các loại máy có liên quan mà mối, tình huống hoặc sự việc nguy hiểm tạo ra được quy định trong phạm vi áp dụng của tài liệu này.

Khi các yêu cầu của tiêu chuẩn loại C khác với các yêu cầu của tiêu chuẩn loại A hoặc B, các yêu cầu của tiêu chuẩn loại C được ưu tiên hơn các yêu cầu của các tiêu chuẩn khác đối với các máy được thiết kế và chế tạo theo theo yêu cầu của tiêu chuẩn loại C này.

Phương pháp thử rung động được quy định trong Tiêu chuẩn này dựa trên ISO 20643, đưa ra các thông số kỹ thuật chung để đo rung động phát ra của máy cầm tay. Khác với ISO 20643 về số lượng người vận hành cần tham gia thử nghiệm, với ISO 20643 yêu cầu ít nhất ba người vận hành và Tiêu chuẩn này chỉ có một. Điểm khác biệt nữa là Tiêu chuẩn này chủ yếu đặt bộ chuyển đổi bên cạnh bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ, nơi gây kẹp ít nhất cho người vận hành máy.

Xác định đặc tính rung động chủ yếu được sử dụng cho

- công bố của nhà sản xuất,

- so sánh dữ liệu giữa các máy trong chủng loại máy có liên quan,

- phát triển sản phẩm ở giai đoạn thiết kế, và

- đánh giá rủi ro rung động tính đến các điều kiện cụ thể (thông số).

Sử dụng phương pháp thử rung này đảm bảo độ tái lập của xác định đặc tính rung. Phép đo được thực hiện trong các chế độ vận hành cụ thể để đánh giá mức độ rung động, ví dụ, trong một ngày làm việc thông thường.

Lựa chọn chu kỳ làm việc cho phương pháp thử này dựa trên áp dụng sau đây:

a) máy cưa xích có dung tích làm việc của động cơ < 80 cm3 được sử dụng cho hoạt động khác nhau, bao gồm cả chặt hạ, cưa cắt và tỉa cành cây;

b) máy cưa xích có dung tích làm việc của động cơ > 80 cm3 thường được sử dụng để chặt hạ và cưa cắt cây.

Công việc tỉa cành đòi hỏi cưa phải chạy ở tốc độ cao, việc chạy ở tốc độ cao chỉ áp dụng với cưa xích có dung tích động cơ < 80 cm3.

Đối với máy cắt bụi cây, máy cắt cỏ cầm tay, máy cắt cỏ động cơ lắp trên cần nối, máy cắt hàng rào cây, chế độ cắt (đầy tải) ước tính chỉ có giá trị trong thời gian ngắn, chế độ tăng tốc và chế độ chạy không là hai chế độ chủ đạo. Hơn nữa, chế độ cắt dựa trên thay đổi khác nhau và không thể được thực hiện trong các điều kiện lặp lại.

Trong quá trình cắt, chế độ đầy tải và tăng tốc được tích hợp vào một chế độ duy nhất, do biến thiên và thay đổi của tải.

Đối với máy cắt bụi cây, máy cắt hàng rào cây và máy cắt có động cơ lắp trên cần nối, không thể mô phỏng chế độ đầy tải theo cách khả thi, vì không có điều kiện tải không đổi so với máy cưa xích. Vì chế độ vận hành “tăng tốc” là trường hợp không thích hợp nhất, nên nó được sử dụng là đại diện để thử nghiệm.

Đối với máy thổi dùng trong làm vườn, đầy tải và chạy không là hai chế độ để thử nghiệm.

Trong các trường hợp này, vận chuyển và các hoạt động để máy chạy ở chế độ chạy không. Kinh nghiệm cho thấy rằng thời gian thử nghiệm ở chế độ làm việc khác nhau được ước tính là thời gian làm việc của máy hàng ngày. Giá trị thu được là các giá trị dự định là đại diện cho mức trung bình của độ rung điển hình sử dụng máy trong thế giới thực. Tuy nhiên, độ rung thực tế sẽ thay đổi đáng kể theo từng thời điểm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm người vận hành, công việc và phụ tùng cắt.

Tình trạng bảo trì của máy cũng có thể có tầm quan trọng.

 

MÁY LÂM NGHIỆP VÀ LÀM VƯỜN - PHƯƠNG PHÁP THỬ RUNG ĐỘNG CHO CÁC LOẠI MÁY CẦM TAY SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - RUNG ĐỘNG TẠI TAY CẦM

Forestry and gardening machinery - Vibration test code for portable hand-held machines with internal combustion engine - Vibration at the handles

CẢNH BÁO - Một số phương pháp thử được quy định trong tiêu chuẩn này liên quan đến các quá trình có thể gây ra tình huống nguy hiểm. Bất kỳ người nào thực hiện các phép thử theo Tiêu chuẩn này phải được đào tạo phù hợp về loại công việc thực hiện. Tất cả các yêu cầu quốc gia về điều kiện thử và sức khỏe, an toàn phải được tuân theo.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định rung động một cách có hiệu quả ở điều kiện chuẩn, độ rung tại tay cầm của máy cầm tay sử dụng động cơ đốt trong dùng trong lâm nghiệp và làm vườn, bao gồm máy cưa xích (trừ máy cưa xích có tay cầm cao), máy cắt bụi cây, máy cắt cỏ cầm tay, máy cắt có động cơ lắp trên cần nối, máy cắt hàng rào cây và máy thổi dùng trong làm vườn.

Mặc dù đo độ rung trong điều kiện làm việc mô phỏng, tuy nhiên giá trị đo nhận được phải giống như trong điều kiện làm việc thực tế.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung.

TCVN 11249:2015 (ISO 6531:2008), Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 11250 (ISO 7112), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 10874 (ISO 7293), Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Đặc tính động cơ và tiêu thụ nhiên liệu.

TCVN 10878:2015 (ISO 8893:1997), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Đặc tính động cơ và tiêu thụ nhiên liệu.

ISO 5349-2:2001, Mechanical vibration - Measurement and evaluation of human exposure to hand- transmitted vibration - Part 2: Practical guidance for measurement at the workplace (Rung cơ học - Đo và đánh giá sự tiếp xúc của con người đối với truyền rung động qua tay - Phần 2: Hướng dẫn thực hành đo tại nơi làm việc).

ISO 8041, Human response to vibration - Measuring instrumentation (Phản ứng của cơ thể người đối với rung động - Thiết bị đo).

ISO 16063 (all parts), Methods for the calibration of vibration and shock transducers (Phương pháp hiệu chuẩn đầu dò rung và sốc).

ISO 20643, Mechanical vibration - Hand-held and hand-guided machinery - Principles for evaluation of vibration emission (Rung cơ học - Máy cầm tay và tay điều khiển - Nguyên tắc đánh giá sự truyền rung động).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11249, TCVN 11250 và ISO 20643.

4  Các đại lượng rung cần đo và xác định

Các đại lượng đo là gia tốc rung trọng số tần số theo 3 phương vuông góc ahwx, ahwy ahwz.

Đại lượng xác định tổng giá trị rung động, ahv, và tổng giá trị rung động tương đương, ahv,eq, đối với mỗi tay cầm. Từ Phụ lục A đến Phụ lục E cung cấp phương pháp tính toán cho từng loại máy cụ thể.

CHÚ THÍCH: Về mặt toán học, ahv là căn bậc hai của tổng các bình phương của 3 giá trị gia tốc trục đơn quân phương của các giá trị rung động trọng số tần số truyền đến tay ahwx, ahwy ahwz.

5  Thiết bị

5.1  Quy định chung

Hệ thống đo rung động quy định tại ISO 8041.

5.2  Gia tốc kế

Tổng khối lượng của gia tốc kế kể cả giá đỡ nhưng không tính dây cáp để đo rung động cho phép đo gia tốc theo 3 hướng, tại mỗi vị trí phải nhỏ nhất có thể và trong mọi trường hợp không vượt quá 25 g. Thông tin chi tiết xem trong 6.1.5, ISO 5349-2:2001.

CHÚ THÍCH: Gia tốc kế là phần tử cảm biến để ghi nhận rung động và chuyển đổi nó thành tín hiệu điện. Gia tốc kế 3 trục sẽ cho phép đo 3 trục x, y, z đồng thời.

5.3  Lắp gia tốc kế

Gia tốc kế được lắp chắc chắn vào tay cầm bằng dụng cụ lắp, phù hợp với ISO 5349-2.

Để đo trên tay cầm có bọc lớp đàn hồi (ví dụ tay cầm có đệm), lắp gia tốc kế quy định tại 6.1.4.2, ISO 5349-2:2001 và thực hiện một hoặc thao tác khác sau đây:

- loại bỏ vật liệu đàn hồi khỏi bề mặt bên dưới bộ chuyển đổi;

- lắp bộ chuyển đổi bằng cách dùng một lực nén hoàn toàn vật liệu đàn hồi.

Lắp đặt quy định tại D.2.2 và D.2.3, ISO 5349-2: 2001; không được sử dụng phương pháp đưa ra trong D.2.4, ISO 5349-2: 2001.

5.4  Hiệu chuẩn

Gia tốc kế phải được hiệu chuẩn quy định tại ISO 16063.

Toàn bộ hệ thống đo, kể cả gia tốc kế đều phải được kiểm tra trước và sau các phép đo bằng cách dùng một bộ chuẩn gia tốc ở tần số đã biết. Việc kiểm tra tại chỗ như vậy quy định tại ISO 8041.

5.5  Bộ chỉ báo tốc độ

Tốc độ của động cơ phải được đo với độ chính xác ±1,0 % giá trị đọc. Bộ chỉ báo tốc độ và đồ gá của nó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy trong quá trình thử.

6  Hướng và vị trí đo

Phép đo phải được thực hiện trên mỗi tay cầm mà tại vị trí đó người vận hành thường nắm. Phải thực hiện phép đo đồng thời theo 3 hướng x, yz.

Trọng tâm của gia tốc kế phải được đặt ở vị trí cách đường viền của tay cầm tối đa là 20 mm. Một trong các trục của gia tốc kế phải song song với trục của tay cầm.

Vị trí của gia tốc kế phải càng gần tay cầm càng tốt mà không cản trở nắm tay bình thường.

CHÚ THÍCH: Các điều kiện quy định với mỗi loại máy được nêu trong Phụ lục A đến Phụ lục E.

7  Điều kiện thử và vận hành máy

Phải thực hiện các phép đo trên máy mới, trang thiết bị chuẩn do nhà sản xuất quy định với bình nhiên liệu và dầu bôi trơn được đổ ít nhất một nửa.

Động cơ phải được chạy rà trước khi thử theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Động cơ phải ở nhiệt độ hoạt động bình thường ổn định trước khi bắt đầu thử.

Phải điều chỉnh bộ chế hòa khí, nếu có, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tốc độ động cơ cho tất cả các chế độ thử phải giữ không đổi trong phạm vi ± 3,5 r/s trong suốt quá trình thử. Khi bắt đầu mỗi phép đo, không được thay đổi bất kỳ một điều chỉnh ban đầu nào. Nếu việc điều chỉnh là cần thiết, thì việc thử phải được bắt đầu lại sau khi điều chỉnh.

Độ rung đo được của máy phụ thuộc vào người vận hành. Bởi vậy, người vận hành máy phải có kỹ năng và vận hành máy đúng cách.

Máy cầm tay, ngoại trừ các máy được treo bởi dây đeo, phải được giữ sao cho không tiếp xúc với cơ thể người vận hành trong quá trình đo.

Dữ liệu thu được ở các phép thử cho mỗi chế độ vận hành phải gồm tối thiểu bốn phép đo, với thời gian dừng ít nhưng thay đổi lớn (ít nhất 20%) tốc độ động cơ giữa các lần đo. Trước mỗi lần đo lấy số liệu, tốc độ động cơ phải ổn định (không đổi trong phạm vi ± 3,5 r/s).

Dữ liệu rung phải được lấy ít nhất bốn lần đo riêng, tổng cộng ít nhất 20 s.

Phép đo phải tiếp tục cho đến khi thỏa mãn các yêu cầu về tính hợp lệ nêu trong Điều 8.

Dữ liệu phải được lấy từ tín hiệu đo ở mỗi thời lượng ít nhất 2s, và tốc độ động cơ phải được duy trì trong khoảng ±3,5 r/s.

Thu thập dữ liệu ở mỗi chế độ vận hành khác nhau hoàn toàn độc lập, không cần phải thực hiện theo một trình tự cụ thể nào.

CHÚ THÍCH: Các điều kiện quy định với mỗi loại máy được nêu trong Phụ lục A đến Phụ lục E.

8  Đo và tính toán

8.1  Quy định chung

Thực hiện đo và tính toán theo trình tự và được thể hiện trong Hình 1.

a) Đo gia tốc trọng số của mỗi chế độ vận hành theo 3 hướng ahwx,J, ahwy,Jahwz,J đối với tay cầm bên trái và tay cầm bên phải, trong đó J là chế độ vận hành (Id - chế độ chạy không, Fl - chế độ đầy tải và Ra - chế độ tăng tốc).

b) Tính giá trị quân phương của gia tốc ahvJ theo 3 phương x, y z đối với chế độ vận hành đã được lựa chọn.

c) Lặp lại bước a) và b) ít nhất 3 lần.

d) Tính giá trị trung bình của chế độ vận hành .

e) Lặp lại bước a), b) và d) cho đến khi hệ số biến thiên Cv và độ lệch chuẩn sn-1 phù hợp các yêu cầu của 8.2.

f) Thực hiện các bước từ a) đến e) đối với các chế độ vận hành còn lại theo phụ lục áp dụng cho từng loại máy.

g) Tính tổng giá trị rung động tương đương, ahv,eq, đối với mỗi tay cầm theo phụ lục áp dụng cho từng loại máy.

h) Xác định giá trị công bố theo Điều 10.

a  Bộ lọc thông dải

b  Bộ lọc trọng số tần số

c  Quân phương (r.m.s)

d  Xem chú thích Điều 4

e  Giá trị trung bình đối với mỗi chế độ vận hành

f  Đ tính ahv,eq xem Phụ lục A đến Phụ lục E

Hình 1 - Trình tự đo và tính toán dữ liệu rung động từ các chế độ vận hành có thể áp dụng

8.2  Tính hợp lệ của dữ liệu đo

Dữ liệu đo kết hợp tay cầm và chế độ vận hành được coi là hợp lệ, khi

a) hệ số biến thiên Cv của các giá trị trọng số liên tiếp nhỏ hơn 0,3 hoặc

b) độ lệch chuẩn sn-1 nhỏ hơn 0,4 m/s2.

Nếu Cv lớn hơn 0,15 hoặc nếu sn-1, lớn hơn 0,3 m/s2, các phép đo phải được kiểm tra sai sót trước khi dữ liệu được chấp nhận.

Nếu các giá trị đo được kết hợp tay cầm và chế độ vận hành không đáp ứng tiêu chí a) hoặc b), việc kết hợp không thỏa mãn sẽ phải lặp lại cho đến khi đạt được một hoặc các tiêu chí hợp lệ.

Hệ số biến thiên của loạt thử, Cv bằng tỉ lệ giữa độ lệch chuẩn sn-1, của loạt giá trị đo và giá trị trung bình, .

trong đó:

trong đó:

xi  Giá trị thứ i đo được;

n  Số lượng các giá trị đo.

9  Thông tin cần báo cáo

Các thông tin dưới đây phải được biên soạn và báo cáo đối với tất cả các phép đo thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

a) Máy dùng để thử:

1) mô tả máy, gồm dung tích làm việc của động cơ, nhà sản xuất, loại và số loạt sản xuất, loại bộ  phận cắt (nếu có);

2) các điều kiện vận hành xem Bảng 1.

b) Bộ phận làm việc, nếu có.

c) Thiết bị đo:

1) thiết bị dùng để đo bao gồm tên, loại, số loạt sản xuất và nhà sản xuất;

2) phương pháp sử dụng để lắp gia tốc kế;

3) phương pháp sử dụng để hiệu chuẩn hệ thống thiết bị đo;

4) ngày và địa điểm hiệu chuẩn gần nhất đối với bộ hiệu chuẩn gia tốc kế.

d) Số liệu rung động và số liệu khác:

1) vị trí đặt gia tốc kế (bản vẽ phác thảo, nếu cần);

2) giá trị đo, giá trị trung bình đối với mỗi tay cầm và bộ phận cắt (nếu có) xem Bảng 1;

3) nhận xét (nếu có);

4) nhiệt độ không khí;

5) ngày và địa điểm đo.

Bảng 1 - Bảng báo cáo giá trị tổng rung động được xác định và tính giá trị trung bình đối với mỗi tay cầm

Chế độ vận hành

Số liệu tính và tiêu chí hợp lệ

Tốc độ động cơ

r/s

Tay cầm được quy định

Số phép thử

1

2

3

4

n

Chế độ chạy không (Id)

ahv,Id (m/s2)

 

 

 

 

 

 

 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

sn-1 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

Cv

 

-

-

-

 

 

Chế độ đầy tải (Fl)a

ahv,Fl (m/s2)

 

 

 

 

 

 

 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

sn-1 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

Cv

 

-

-

-

 

 

Chế độ tăng tốc (Ra)a

ahv,Ra (m/s2)

 

 

 

 

 

 

 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

sn-1 (m/s2)

 

-

-

-

 

 

Cv

 

-

-

-

 

 

Giá trị tổng rung động ahv được xác định và ghi vào bảng, giá trị trung bình  được tính cho đến khi hệ số biến thiên Cv nhỏ hơn 0,3 hoặc độ lệch chuẩn sn-1 nhỏ hơn 0,4.

Nếu Cv lớn hơn 0,15 hoặc nếu sn-1 lớn hơn 0,3 m/s2, các phép đo phải được kiểm tra lỗi trước khi dữ liệu được chấp nhận.

Tính trị số trung bình  dựa trên cơ sở ít nhất 4 lần xác định giá trị tổng rung động ahv.

Các giá trị trung bình  được sử dụng để tính giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq.

a Quy trình thử đối với loại máy cụ thể được nêu trong Phụ lục A đến Phụ lục E.

10  Công bố và kiểm chứng giá trị rung động

Công bố bao gồm viện dẫn tiêu chuẩn này. Nêu độ sai lệch, nếu có.

Giá trị tổng rung động tương đương, ahv,eq, được tính theo Phụ lục A đến Phụ lục E cho từng loại máy cụ thể, được sử dụng để công bố các giá trị rung động phát ra. Độ không đảm bảo đo, K cũng phải được ghi.

Tổng giá trị rung động áp dụng cho các chế độ vận hành (chế độ chạy không, đầy tải và tăng tốc) phải được cung cấp theo yêu cầu.

Độ không đảm bảo đo, K, liên quan đến giá trị tổng rung tương đương được công bố dựa trên độ lệch chuẩn tái lập, σR, và độ lệch chuẩn của nhà sản xuất, σp, trong đó:

Quy tắc σR trên được nêu trong Phụ lục F; giá trị của nó được xác định bởi nhà sản xuất, dựa trên kinh nghiệm thay đổi sản xuất của họ.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Máy cưa xích

A.1  Hướng và vị trí đo

Hướng và vị trí của gia tốc kế phải như thể hiện trên Hình A.1.

Gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm.

Gia tốc kế ở trên tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách mặt phẳng thanh dẫn hướng về bên trái là 25 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía đầu bên phải của phần tay cầm dự định sẽ được nắm.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

2  đường tâm thanh dẫn hướng

Hình A.1 - Hướng đo và vị trí của gia tốc kế lắp trên máy cưa xích.

A.2  Điều kiện về máy cưa xích và khúc gỗ thử

A.2.1  Máy cưa xích

Máy cưa xích phải trang bị thanh dẫn hướng do nhà sản xuất quy định và phải có chiều dài như được nêu trong Bảng A.1. Tất cả xích cưa do nhà sản xuất quy định phải được thử nghiệm.

Xích cưa phải mới và phải được kéo căng theo sổ tay hướng dẫn.

A.2.2  Khúc gỗ thử

Để thử cắt, lấy khúc gỗ lành lặn từ cây gỗ tươi mới chặt tại địa phương. Khúc gỗ không được để lâu hoặc đông lạnh. Thực hiện cắt một phần khúc gỗ không có mắt.

Chiều rộng và hình dạng của khúc gỗ phải tương ứng với chiều dài cắt có thể sử dụng của thanh dẫn hướng, như thể hiện trên Hình A.2 và xem Bảng A.1

Hình A.2 - Hình dạng của khúc gỗ thử

Bảng A.1 - Chiều rộng của khúc gỗ thử và chiều dài cắt có thể sử dụng của thanh dẫn hướng

Dung tích làm việc của động cơ

C

Chiều dài cắt có thể sử dụng của thanh dẫn hướng

L

Chiều rộng khúc gỗ

b

cm3

m

< 45

0,25 đến 0,4

(75 ± 5) % của L

45 C < 70

0,30 đến 0,5

(75 ± 5) % của L

70 C < 90

0,40 đến 0,55

(75 ± 5)% của L

90

> 0,50

L - (0,1 ± 10)% của L

A.2.3  Điều kiện vận hành

Máy phải được vận hành ở tư thế đứng thẳng và mũi thanh dẫn hướng nhô ra ngoài khúc gỗ thử, xem Hình A.3.

Khúc gỗ phải được bắt vững chắc nằm ngang và trên một giá đỡ cứng sao cho đường tâm của khúc gỗ cách mặt nền một khoảng là (800 ± 100) mm.

Kích thước tính bằng mm

CHÚ DẪN:

1  đường tâm của khúc gỗ

2  mặt nền

Hình A.3 Vị trí máy cưa xích

A.3  Quy trình thử

A.3.1  Quy định chung

Phép thử phải được thực hiện theo các chế độ vận hành dưới đây:

a) đối với máy có dung tích làm việc của động cơ < 80 cm3 thì thử ở chế độ chạy không, đầy tải và tăng tốc.

b) đối với máy có dung tích làm việc của động cơ ≥ 80 cm3 thì thử ở chế độ chạy không và đầy tải.

Trong quá trình vận hành, máy cưa xích phải được giữ với đường tâm thanh dẫn hướng nằm ngang và mặt phẳng thanh dẫn hướng thẳng đứng.

A.3.2  Chế độ chạy không

Tốc độ của động cơ ở chế độ chạy không được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện các phép đo với tay điều khiển van tiết lưu thả ra hoàn toàn. Xích không được chuyển động trong quá trình thử.

A.3.3  Chế độ đầy tải

Thực hiện các phép đo trong quá trình cắt ngang và van tiết lưu mở hoàn toàn. Tốc độ của động cơ phải giữ ở mức công suất lớn nhất, xác định theo ISO 7293, bằng cách điều chỉnh lực tác động lên tay cầm.

Phép đo rung phải được thực hiện ở giữa lần cắt thứ ba với đầu thanh dẫn hướng hoàn toàn tự do bên ngoài khúc gỗ. Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng lực cắt. Không được phép có sự tiếp xúc giữa khúc gỗ thử và phần động cơ của máy hoặc bộ phận giảm xóc có mấu nhọn, nếu có. Chỉ có thanh dẫn và xích mới tiếp xúc với khúc gỗ thử.

A.3.4  Chế độ tăng tốc

Thực hiện phép đo ở tốc độ động cơ bằng 133% tốc độ khi công suất động cơ lớn nhất, được xác định theo ISO 7293.

Nếu động cơ có bộ phận giới hạn tốc độ đặt ở mức thấp hơn tốc độ trên, thực hiện phép đo ở tốc độ lớn nhất có thể đạt được. Nếu động cơ không hoạt động ở tốc độ ổn định, tiến hành thử ở tốc độ ổn định lớn nhất có thể; tuy nhiên, tốc độ này không nhỏ hơn 8 r/s so với tốc độ lớn nhất, được xác định bởi bộ phận giới hạn tốc độ. Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng tay điều khiển van tiết lưu.

A.4  Tính toán giá trị tổng rung động tương đương

A.4.1  Quy định chung

Giá trị tổng rung động tương đương được xác định bởi chu kỳ làm việc. Các chu kỳ làm việc gồm các thành phần khoảng thời gian như nhau trong đó các thành phần đối với máy cưa xích có dung tích làm việc của động cơ < 80 cm3 là các chế độ chạy không, đầy tải và tăng tốc; đối với máy cưa xích có dung tích làm việc của động cơ à 80 cm3 là chế độ chạy không và đầy tải.

A.4.2  Máy cưa xích có dung tích động cơ < 80 cm3

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được xác định bởi công thức sau đây.

A.4.3  Máy cưa xích có dung tích động cơ 80 cm3

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq được xác định bởi công thức sau đây.

Phụ lục B

(Quy định)

Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay

B.1  Hướng và vị trí đo

Mỗi gia tốc kế phải được đặt ở cùng phía của tay cầm với ngón tay cái của bàn tay nắm tay cầm đó; hướng của gia tốc kế phải cùng hướng với ngón tay cái.

- Đối với các máy có tay cầm kiểu ghi đông xe đạp, gia tốc kế phải được đặt ở vị trí cách bên ngoài tâm của tay nắm là 50 mm ± 3 mm, xem Hình B.1.

- Đối với các máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước kiểu vòng lặp, gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm. Gia tốc kế cho tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách tâm tay nắm về bên phải là 50 mm ± 3 mm. Xem Hình B.2.

- Đối với máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước ở trên ống, gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm, xem Hình B.2. Gia tốc kế cho tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách tâm tay nắm về phía trước là 50 mm ± 3 mm hoặc, nếu không có tay nắm, gia tốc kế ở vị trí cách tâm tay cầm phía sau về phía trước là 250 mm ± 5 mm.

B.2  Điều chỉnh máy

Máy phải được trang bị tất cả bộ phận cắt do nhà sản xuất quy định.

Đối với máy cắt cỏ dùng dây mềm, chiều dài dây phải được điều chỉnh đến chiều dài lớn nhất, có che chắn bảo vệ.

Máy phải được vận hành ở tư thế đứng thẳng, xem Hình B.3. Máy phải được nối với dây đeo, nếu có, và được giữ bằng cả hai tay theo cách phù hợp với việc sử dụng máy cả ngày.

Máy sử dụng dây đeo phải có điểm treo được điều chỉnh sao cho theo chiều thẳng đứng cách trên mặt đất 775 mm ± 25 mm và điểm gần nhất của bộ phận cắt, H, theo chiều thẳng đứng cách mặt đất xem Hình B.3.

Máy không có dây đeo phải được giữ sao cho điểm phía sau tay điều khiển van tiết lưu theo chiều thẳng đứng cách trên mặt đất 775 mm ± 25 mm và điểm gần nhất của bộ phận cắt, H, theo chiều dọc cách mặt đất xem Hình B.3.

Các khoảng cách quy định phải được thỏa mãn với các bình chứa đầy một nửa và có đầy đủ bộ phận cắt kèm theo như giới thiệu.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

2  tâm của tay nắm

Hình B.1 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy có tay cầm bên trái và bên phải (tay cầm kiểu ghi đông xe đạp)

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

Hình B.2 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy có tay cầm phía trước và phía sau (kiểu vòng lặp)

Kích thước tính bằng milimet

H = 300 mm ± 25 mm đối với máy cắt bụi cây và H = 50 mm ± 25 mm đối với máy cắt cỏ.

CHÚ DẪN:

1 điểm treo

Hình B.3 - Tư thế vận hành

B.3  Phương pháp thử

B.3.1  Quy định chung

Phép thử phải được thực hiện ở chế độ chạy không và tăng tốc, như sau.

B.3.2  Chế độ chạy không

Tốc độ của động cơ ở chế độ chạy không được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện các phép đo với tay điều khiển van tiết lưu thả ra hoàn toàn. Bộ phận cắt không được quay trong quá trình thử.

B.3.3  Chế độ tăng tốc

Đối với máy cắt bụi cây, thực hiện phép đo ở tốc độ động cơ bằng 133% tốc độ khi công suất động cơ lớn nhất được xác định theo ISO 8893.

Đối với máy cắt cỏ, thực hiện phép đo với dây mềm được điều chỉnh đến chiều dài sử dụng lớn nhất có thể (xem Hình B.2) và van tiết lưu mở hoàn toàn. Nếu tốc độ lớn nhất vượt quá 133% tốc độ ở công suất động cơ lớn nhất thì tốc độ phải được điều chỉnh để duy trì ở mức 133%.

Nếu động cơ có bộ phận giới hạn tốc độ đặt ở mức thấp hơn tốc độ trên, thực hiện phép đo ở tốc độ lớn nhất có thể đạt được. Nếu động cơ không hoạt động ở tốc độ ổn định, tiến hành thử ở tốc độ ổn định lớn nhất có thể; tuy nhiên, tốc độ này không nhỏ hơn 8 r/s so với tốc độ lớn nhất, được xác định bởi bộ phận giới hạn tốc độ. Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng tay điều khiển van tiết lưu.

B.3.4  Tính giá trị tổng rung động tương đương

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được căn cứ vào chu kỳ làm việc bao gồm chế độ chạy không và tăng tốc với khoảng thời gian như nhau cho mỗi chế độ.

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được xác định bởi công thức sau đây.

Phụ lục C

(Quy định)

Máy cắt có động cơ lắp trên cần nối

C.1  Hướng và vị trí đo

Hướng và vị trí của gia tốc kế phải như thể hiện trên Hình C.1.

Gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm.

Đối với các máy có tay nắm riêng để đỡ tay (phía trên), thì gia tốc kế phải ở vị trí cách tâm của tay nắm về phía trước là 50 mm ± 3 mm. Xem Hình C.1 b).

Đối với các máy không có tay nắm riêng để đỡ tay (phía trên), thì gia tốc kế phải ở vị trí cách tâm của tay cầm phía sau là 500 mm ± 10 mm. Xem Hình C.1 a).

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

2  tâm của tay nắm

Hình C.1 - Hướng và vị trí của gia tốc kế trên máy cắt có động cơ lắp trên cần nối

C.2  Điều chỉnh máy

Mỗi loại máy phải được trang bị bộ phận cắt chuẩn do nhà sản xuất quy định.

Bộ phận cắt phải được bôi trơn, nếu có, và được điều chỉnh để hiệu suất cắt tốt nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Máy phải được vận hành ở vị trí góc 60° ± 10°, xem Hình C.2.

Máy phải được đeo với dây đeo, nếu có, và được giữ bằng cả hai tay phù hợp với sử dụng máy trong cả ngày. Dây đeo không được mang tải từ máy trong quá trình đo.

Với máy chiều dài trục có thể điều chỉnh hoặc chiều dài trục khác nhau phải đo ở chiều dài trục tối đa và tối thiểu.

a Chiều dài trục được điều chỉnh đến vị trí ngắn nhất hoặc dài nhất, nếu có.

Hình C.2 - Tư thế vận hành

C.3  Phương pháp thử

C.3.1  Quy định chung

Phép thử phải được thực hiện ở chế độ chạy không và tăng tốc, như sau.

C.3.2  Chế độ chạy không

Tốc độ động cơ ở chế độ chạy không được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện các phép đo với tay điều khiển van tiết lưu thả ra hoàn toàn. Bộ phận cắt không được quay trong quá trình thử.

C.3.2  Chế độ tăng tốc

Thực hiện phép đo ở tốc độ động cơ bằng 133% tốc độ khi công suất động cơ lớn nhất được xác định theo ISO 8893.

Nếu động cơ có bộ phận giới hạn tốc độ đặt ở mức thấp hơn tốc độ trên, thực hiện phép đo ở tốc độ lớn nhất có thể đạt được. Nếu động cơ không hoạt động ở tốc độ ổn định, tiến hành thử ở tốc độ ổn định lớn nhất có thể; tuy nhiên, tốc độ này không nhỏ hơn 8 r/s so với tốc độ lớn nhất, được xác định bởi bộ phận giới hạn tốc độ. Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng tay điều khiển van tiết lưu.

C.3.4  Tính giá trị tổng rung động tương đương

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được căn cứ vào chu kỳ làm việc bao gồm chế độ chạy không và tăng tốc với khoảng thời gian như nhau cho mỗi chế độ.

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được xác định bởi công thức sau đây.

Phụ lục D

(Quy định)

Máy cắt hàng rào cây

D.1  Hướng và vị trí đo

Mỗi gia tốc kế phải được đặt ở cùng phía của tay cầm với ngón tay cái của bàn tay nắm tay cầm đó; hướng của gia tốc kế phải cùng hướng với ngón tay cái.

- Đối với các máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước kiểu vòng lặp, gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm. Gia tốc kế cho tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách tâm tay nắm về bên phải là 50 mm ± 3 mm. Xem Hình D.1.

- Đối với máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước nằm ngang, gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm, xem Hình D.2. Gia tốc kế lắp trên tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách tâm của tay nắm về phía trước là 50 mm ± 3 mm, xem Hình D.2

- Đối với máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước trên ống, gia tốc kế lắp trên tay cầm phía sau phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm, xem Hình D.3. Gia tốc kế lắp trên tay cầm phía trước phải được đặt ở vị trí cách tâm của tay nắm về phía trước là 50 mm ± 3 mm, xem Hình D.3 b). Nếu không có thiết kế tay nắm, gia tốc kế ở tay cầm phía trước được đặt vị trí cách tâm của tay cầm phía sau về phía trước là 500 mm ±10 mm, xem Hình D.3 a).

D.2  Điều chỉnh máy

Máy phải trang bị bộ phận cắt do nhà sản xuất quy định mà bộ phận cắt đó cho giá trị rung cao nhất.

Bộ phận cắt phải được bôi trơn và điều chỉnh để hiệu suất cắt tốt nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Với máy có chiều dài trục có thể điều chỉnh hoặc chiều dài trục khác nhau phải đo ở chiều dài trục tối đa và tối thiểu.

Máy phải được vận hành với người vận hành ở tư thế đứng thẳng, máy được giữ bằng cả hai tay phù hợp với sử dụng máy trong cả ngày. Máy cắt hàng rào cây có tầm với dài phải được giữ ở vị trí góc 45° ± 10° và bộ phận cắt ở vị trí xa nhất có thể trên ống trục, xem Hình D.4. Các máy khác phải được giữ với bộ phận cắt nằm ngang.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

2  tay cầm phía trước

3  tay cầm phía sau

Hình D.1 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy có tay cầm phía sau theo chiều dọc và tay cầm phía trước kiểu vòng lặp

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

1  gia tốc kế

2  tâm của tay nắm

Hình D.2 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy có tay cầm phía sau và tay cầm phía trước

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

2  tâm của tay nắm

Hình D.3 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy cắt hàng rào cây có tầm với dài

a Chiều dài trụ tay cầm điều chỉnh đến vị trí ngắn nhất hoặc dài nhất, nếu có.

Hình D.4 - Tư thế người vận hành máy cắt hàng rào cây có tầm với cao

D.3  Phương pháp thử

D.3.1  Quy định chung

Phép thử phải được thực hiện ở chế độ chạy không và tăng tốc, như sau.

D.3.2  Chế độ chạy không

Tốc độ của động cơ ở chế độ chạy không được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện các phép đo với tay điều khiển van tiết lưu thả ra hoàn toàn. Bộ phận cắt không được quay trong quá trình thử.

D.3.3  Chế độ tăng tốc

Thực hiện phép đo ở tốc độ động cơ bằng 133% tốc độ khi công suất động cơ lớn nhất xác định theo ISO 8893.

Nếu động cơ có bộ phận giới hạn tốc độ đặt ở mức thấp hơn tốc độ trên, thực hiện phép đo ở tốc độ lớn nhất có thể đạt được. Nếu động cơ không hoạt động ở tốc độ ổn định, tiến hành thử ở tốc độ ổn định lớn nhất có thể; tuy nhiên, tốc độ này không nhỏ hơn 8 r/s so với tốc độ lớn nhất, được xác định bởi bộ phận giới hạn tốc độ. Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng tay điều khiển van tiết lưu.

D.3.4  Tính giá trị tổng rung động tương đương

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được căn cứ vào chu kỳ làm việc bao gồm chế độ chạy không và tăng tốc với khoảng thời gian bằng 1/5 cho chế độ chạy không và bằng 4/5 cho chế độ tăng tốc.

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được xác định bởi công thức sau đây.

Phụ lục E

(Quy định)

Máy thổi/hút dùng trong làm vườn

E.1  Hướng và vị trí đo

Các phép đo phải thực hiện trên máy có trang thiết bị chuẩn.

Mỗi gia tốc kế phải được đặt ở cùng phía của tay cầm với ngón tay cái của bàn tay nắm tay cầm đó; hướng của gia tốc kế phải cùng hướng với ngón tay cái.

- Đối với máy với tay cầm có tay điều khiển van tiết lưu, gia tốc kế phải được đặt ở vị trí cách điểm cuối tay điều khiển van tiết lưu về phía trước là 20 mm ± 3 mm. Nếu không thể đạt được khoảng cách này, gia tốc kế phải được đặt ở phía trước của phần tay cầm dự định sẽ được nắm. Xem Hình E.1 tới Hình E.3

- Đối với máy với tay cầm không có điều khiển van tiết lưu, gia tốc kế được đặt ở vị trí cách tâm của tay nắm về bên cạnh là 50 mm ± 3 mm. Xem Hình E.3.

E.2  Điều chỉnh máy

Máy có dây đeo phải vận hành khi đeo với dây đeo.

Máy được thiết kế với hai tay cầm phải được giữ bằng cả hai tay, với tay phải giữ tay cầm phía sau.

Máy được thiết kế với một tay cầm phải được giữ bằng tay phải phù hợp với sử dụng máy trong cả ngày.

Máy được đeo với dây đeo phải được định hướng sao cho khoảng cách từ điểm treo đến mặt đất là 775 mm ± 25 mm.

Máy không có điểm treo phải được định hướng sao cho khoảng cách giữa mép dưới tay cầm (tay cầm phía sau đối với máy có hai tay cầm) ở giữa tay nắm và mặt đất là 775 mm ± 25 mm.

Máy đeo vai phải được định hướng sao cho khoảng cách từ mép dưới của đệm lưng đến mặt đất là 1 030 mm ± 25 mm.

Tất cả các máy có điểm thấp nhất của ống thổi khí cách mặt đất là 50 mm ± 25 mm.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

Hình E.1 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy thổi cầm tay có một tay cầm

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1  gia tốc kế

Hình E.2 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy thổi/hút dùng trong làm vườn đeo vai

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

1  gia tốc kế

2  tâm của tay nắm

Hình E.3 - Hướng và vị trí đo của gia tốc kế trên máy thổi/hút cầm tay có hai tay cầm

E.3  Phương pháp thử

E.3.1  Quy định chung

Phép thử phải được thực hiện ở chế độ chạy không và đầy tải, như sau.

E.3.2  Chế độ chạy không

Tốc độ của động cơ ở chế độ chạy không được điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện các phép đo với tay điều khiển van tiết lưu thả ra hoàn toàn.

E.3.3  Chế độ đầy tải

Thực hiện các phép đo ở tốc độ của động cơ lớn nhất đạt được với van tiết lưu mở hoàn toàn.

Tốc độ của động cơ phải được điều chỉnh bằng tay điều khiển van tiết lưu.

E.3.4  Tính giá trị tổng rung động tương đương

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được căn cứ vào chu kỳ làm việc bao gồm chế độ chạy không và đầy tải với khoảng thời gian bằng 1/7 chế độ chạy không và 6/7 chế độ đầy tải.

Giá trị tổng rung động tương đương ahv,eq, được xác định bởi công thức sau đây.

Phụ lục F

(Tham khảo)

Tóm tắt các kết quả thử “luân phiên” 2007 - 2008 trên máy cưa xích, máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay

Phụ lục này tóm tắt (xem Bảng F.1 đến Bảng F.3) biểu mẫu kết quả thử các giá trị trung bình, ,và độ lệch chuẩn được tính, σR, từ các giá trị này. Các phép thử được thực hiện trong năm 2007 và 2008 tại bảy phòng thí nghiệm khác nhau. Mục đích là để đánh giá độ chính xác và khả năng lặp lại của phép đo và báo cáo được đưa ra trong phiên bản trước Tiêu chuẩn này.

Bảng F.1 - Giá trị trung bình, , và độ lệch chuẩn được tính, σR, từ đo rung trên máy cưa xích (m/s2)

Rung động

ahv

Tay cầm phía trước

Tay cầm phía sau

σR

σR

Chế độ chạy không

5,2

0,9

4,6

1,2

Chế độ đầy tải

4,0

1,1

5,2

1,8

Chế độ tăng tốc

4,5

1,5

5,8

1,3

Tương đương

4,6

1,0

5,3

1,3

Bảng F.2 - Giá trị trung bình, , và độ lệch chuẩn được tính, σR, từ đo rung trên máy cắt bụi cây (m/s2)

Rung động

ahv

Tay cầm bên phải

Tay cầm bên trái

σR

σR

Chế độ chạy không

3,4

0,8

2,9

0,6

Chế độ tăng tốc

4,1

1,0

2,6

0,2

Tương đương

3,8

0,8

2,8

0,4

Bảng F.3 - Giá trị trung bình, , và độ lệch chuẩn được tính, σR,từ đo rung trên máy cắt cỏ cầm tay (m/s2)

Rung động

ahv

Tay cầm phía trước

Tay cầm phía sau

σR

σR

Chế độ chạy không

6,5

1,3

5,1

0,5

Chế độ tăng tốc

6,4

1,8

9,7

0,5

Tương đương

6,5

1,2

7,7

0,4

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  ISO 5348, Mechanical vibration and shock - Mechanical mounting of accelerometers (Rung động và sốc cơ học - Lắp đặt gia tốc kế).

[2]  ISO 12100, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn của máy móc - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro).

[3]  EN 12096, Mechanical vibration - Declaration and verification of vibration emission values (Rung động cơ học - Công bố và kim tra giá trị rung động phát ra).

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Các đại lượng rung cần đo và xác định

5  Thiết bị

6  Hướng và vị trí đo

7  Điều kiện thử và vận hành máy

8  Đo và tính toán

9  Thông tin cần báo cáo

10  Công bố và kiểm chứng giá trị rung động

Phụ lục A (Quy định) Máy cưa xích

Phụ lục B (Quy định) Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay

Phụ lục C (Quy định) Máy cắt có động cơ lắp trên cần nối

Phụ lục D (Quy định) Máy cắt hàng rào cây

Phụ lục E (Quy định) Máy thổi/hút dùng trong làm vườn

Phụ lục F (Tham khảo) Tóm tắt các kết quả thử “luân phiên” 2007 - 2008 trên máy cưa xích, máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi