Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-7:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 7: Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12721-7:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-7:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 7: Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành
Số hiệu:TCVN 12721-7:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:02/10/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12721-7:2020

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 7: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH

Playground equipment and surfacing - Part 7: Guidance on installation, inspection, maintenance and operation

 

 

Lời nói đầu

TCVN 12721-7:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1176-7:2008 Playground equipment and surfacing - Part 7: Guidance on installation, inspection, maintenance and operation

TCVN 12721-7:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12721, Thiết bị và bề mặt sân chơi gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12721-1:2020, Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;

- TCVN 12721-2:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đu;

- TCVN 12721-3:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cầu trượt;

- TCVN 12721-4:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cáp treo;

- TCVN 12721-5:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, quay tròn;

- TCVN 12721-6:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, bập bênh;

- TCVN 12721-7:2020, Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành.

 

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 7: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH

Playground equipment and surfacing - Part 7: Guidance on installation, inspection, maintenance and operation

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành thiết bị sân chơi, bao gồm cả các bộ phận phụ trợ, vi dụ: cổng, hàng rào, và bề mặt sân chơi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12721-1:2020, Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12721-1:2020.

4  Yêu cầu chung

4.1  Nếu thiết bị không an toàn, cần ngăn chặn sự tiếp cận của mọi người, bao gồm cả trẻ em.

CHÚ THÍCH  Ví dụ về các tình huống trong đó thiết bị không an toàn như sau:

- lắp đặt an toàn cho thiết bị chưa hoàn thiện;

- bề mặt giảm chấn chưa lắp đặt xong;

- khi bảo dưỡng không thể đảm bảo được mức độ an toàn liên tục.

4.2  Chủ sở hữu/Nhà điều hành/người vận hành phụ trách bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị phải lưu giữ nhật ký, danh sách kiểm tra và bảo dưỡng hoặc hồ sơ.

5  Lắp đặt

5.1  Thiết bị cần được lắp đặt một cách an toàn, đáp ứng, ví dụ: các quy định quốc gia hoặc địa phương về an toàn và xây dựng.

5.2  Thiết bị phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất (xem Điều 6 TCVN 12721-1:2020)

5.3  Khi hoàn thành một sân chơi mới, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra sau khi lắp đặt đề đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này.

6  Kiểm tra và bảo dưỡng

6.1  Thiết bị và các bộ phận của thiết bị cần được kiểm tra và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất với tần suất không thấp hơn tần suất do nhà sản xuất đưa ra (xem Điều 6 TCVN 12721-1:2020).

6.2  Thiết bị và các bộ phận của thiết bị cần được kiểm tra như sau.

a) Thường xuyên kiểm tra bằng mắt

Thường xuyên kiểm tra bằng mắt cho phép xác định các mối nguy rõ ràng có thể xảy ra do phá hoại, do sử dụng hoặc điều kiện thời tiết, ví dụ: các mối nguy như các bộ phận bị vỡ.

Đối với các sân chơi sử dụng thường xuyên hoặc bị phá hoại, việc kiểm tra hàng ngày là cần thiết.

b) Kiểm tra hoạt động

Kiểm tra hoạt động là kiểm tra chi tiết hơn về hoạt động và độ ổn định của thiết bị, đặc biệt là đối với bất kỳ sự mài mòn nào. Việc kiểm tra này cần được thực hiện từ 1 tháng đến 3 tháng một lần, hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Cần chú ý đặc biệt đến các bộ phận có “tuổi thọ đã được xác định”.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về kiểm tra bằng mắt: độ sạch, khoảng cách đến mặt đất của thiết bị, lớp hoàn thiện bề mặt, nền móng lộ ra, cạnh sắc, bộ phận bị hỏng, mài mòn quá mức (của bộ phận chuyển động) và tính toàn vẹn của kết cấu.

c) Kiểm tra chính hàng năm

Việc kiểm tra chính hàng năm được thực hiện để thiết lập mức độ an toàn chung của thiết bị, nền móng và bề mặt, ví dụ: sự phù hợp với tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này, bao gồm mọi thay đổi do đánh giá các biện pháp an toàn (xem 8.2.1), ảnh hưởng của thời tiết, hiện tượng mục nát hoặc ăn mòn và bất kỳ thay đổi nào về mức độ an toàn của thiết bị dẫn đến cần thực hiện sửa chữa hoặc cần bổ sung hoặc thay thế các bộ phận.

Cần chú ý đặc biệt đến các bộ phận có “tuổi thọ đã được xác định”.

CHÚ THÍCH 2: Việc kiểm tra chính hàng năm có thể liên quan đến việc loại bỏ hoặc tháo dỡ một số bộ phận nhất định. Các biện pháp bổ sung có thể là cần thiết để phát hiện sự xuống cấp khác của kết cấu.

Thiết bị cần được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định, ít nhất là theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6.3  Khuyến nghị cụ thể

6.3.1  Vật liệu gia cường

Các bộ phận bao gồm chất dẻo gia cường sợi thủy tinh (GRP) cần được thay thế hoặc sửa chữa khi quan sát thấy các sợi thủy tinh do bị mài mòn hoặc hư hỏng. Điều này được đặc biệt áp dụng cho các cầu trượt.

6.3.2  Thiết bị cột đơn

Khi tính ổn định của thiết bị đồ chơi phụ thuộc vào cột đơn, cần đặc biệt chú ý đến việc bảo dưỡng, ví dụ: bằng cách theo dõi sự xuống cấp và, nếu cần thiết, dừng hoạt động trước khi kết thúc thời gian sử dụng.

7  Kế hoạch kiểm tra

7.1  Để ngăn ngừa tai nạn, chủ sở hữu hoặc nhà điều hành cần đảm bảo kế hoạch kiểm tra phù hợp được thiết lập và duy trì cho mỗi sân chơi. Điều này cần tính đến các điều kiện của khu vực và hướng dẫn của nhà sản xuất có thể ảnh hưởng đến tần suất kiểm tra cần thiết. Kế hoạch cần liệt kê các bộ phận được kiểm tra tại các đợt kiểm tra khác nhau và phương pháp kiểm tra phù hợp với 6.2.

7.2  Nếu các hư hỏng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến an toàn được phát hiện trong quá trình kiểm tra, cần sửa chữa ngay lập tức. Nếu không thể sửa chữa ngay lập tức thì không được sử dụng thiết bị, ví dụ: thu hồi hoặc tháo dỡ.

Trường hợp một phần của thiết bị phải được tháo khỏi hiện trường, ví dụ để bảo dưỡng, mọi móc neo hoặc nền móng còn lại trên mặt đất phải được tháo hoặc bảo vệ an toàn.

8  Vận hành

8.1  Khuyến nghị chung

8.1.1  Trong tất cả các bước trong thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành khu vực sân chơi, nhà điều hành hoặc chủ sở hữu phải tính đến thông tin của nhà sản xuất, vi dụ: thông tin ban đầu/danh mục, hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn bảo dưỡng, cùng với các yêu cầu trong các tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này và bất kỳ thông tin thích hợp nào khác.

8.1.2  Nhà điều hành cần thiết lập một hệ thống thích hợp để quản lý an toàn sân chơi.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ 'quản lý an toàn' là tổ chức được thành lập bởi nhà điều hành sân chơi để đánh giá, bảo dưỡng và, nếu cần, cải thiện sự an toàn của toàn bộ sân chơi, bao gồm cả thiết bị và bề mặt sân chơi.

8.2  Khuyến nghị cụ thể

8.2.1  Đánh giá các biện pháp an toàn

Nhà điều hành sân chơi cần định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần, đánh giá một cách có hệ thống hiệu quả của tất cả các biện pháp an toàn được sử dụng (bao gồm các khuyến nghị được đưa ra trong tiêu chuẩn này) và thay đổi chúng nếu cần, dựa trên kinh nghiệm hoặc tình huống thay đổi.

8.2.2  Nhân sự

Nhân sự thực hiện các công việc là một phần của quản lý an toàn, chẳng hạn như kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng cần phải có đủ năng lực (thành thạo). Mức độ năng lực sẽ thay đổi theo công việc và có thể cần đào tạo. Nhân sự cần có đầy đủ thông tin về công việc của họ và đầy đủ thông tin về trách nhiệm và quyền hạn của họ. Chỉ những nhân sự có trình độ mới được thực hiện các công việc chuyên môn, chẳng hạn như hàn các chi tiết của kết cấu, được coi là ảnh hưởng đến sự an toàn của thiết bị.

8.2.3  Tài liệu

Hồ sơ cần lưu giữ tất cả các hành động được thực hiện như một phần của quản lý an toàn.

Các tài liệu liên quan đến một sân chơi bao gồm:

a) Giấy chứng nhận kiểm tra và thử nghiệm, nếu có;

b) Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng;

c) Hướng dẫn vận hành, nếu có;

d) Hồ sơ nhà điều hành, tất cả các hồ sơ kiểm tra và bảo dưỡng, ví dụ nhật ký; và

e) Thiết kế cụ thể và hồ sơ đấu thầu.

Phải có thể tiếp cận được những tài liệu này khi cần để bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và trong trường hợp xảy ra tai nạn.

8.2.4  Các biện pháp an toàn chung

Trên sân chơi cần có một bảng chỉ dẫn cung cấp các thông tin sau:

a) Số điện thoại khẩn cấp chung:

b) Số điện thoại để liên lạc với nhân viên bảo dưỡng;

c) Tên của sân chơi;

d) Địa chỉ của sân chơi; và

e) Thông tin khác có liên quan, nếu có.

Lối vào, lối ra và lối đi khẩn cấp đến và đi từ sân chơi, được sử dụng cho các dịch vụ công cộng và khẩn cấp phải có thể tiếp cận được và không có vật cản vào mọi thời điểm.

8.2.5  Quy trình thực hiện

Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành và gây nguy hiểm cho an toàn cần được sửa chữa ngay lập tức. Nếu không thể sửa chữa ngay lập tức thì không được sử dụng thiết bị, ví dụ: thu hồi hoặc tháo dỡ.

Cần có các quy trình vận hành bằng văn bản bao gồm các biện pháp được thực hiện trong trường hợp tai nạn, hỏa hoạn và tương tự.

Trước khi thiết bị không an toàn được sửa chữa và không cho sử dụng, cần ngăn ngừa tiếp cận của người dùng. Thông tin về các vụ tai nạn cần được ghi lại theo một biểu mẫu bao gồm các chi tiết sau đây:

a) Ngày và giờ xy ra tai nạn;

b) Tuổi và giới tính của nạn nhân và quần áo mặc, bao gồm cả giày dép;

c) Thiết bị liên quan;

d) Số trẻ em ở hiện trường tại thời điểm xảy ra tai nạn;

e) Mô tả tai nạn;

f) Chấn thương bao gồm cả bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng;

g) Hành động thực hiện;

h) Lời khai của nhân chứng;

i) Bất kỳ sửa đổi thiết bị tiếp theo;

j) Điều kiện thời tiết; và

k) Bất kỳ thông tin nào liên quan khác.

Thông tin này cần được sử dụng để cải thiện sự an toàn của sân chơi và được duy trì cho mục đích tham khảo.

8.2.6  Bảo dưỡng thường quy

Để giảm thiều tai nạn, chủ sở hữu hoặc nhà điều hành cần đảm bảo kế hoạch bảo dưỡng thường quy thích hợp được thiết lập, được thực hiện và được duy trì. Điều này cần tính đến các điều kiện cục bộ và hướng dẫn của nhà sản xuất có thể ảnh hưởng đến tần suất kiểm tra cần thiết. Kế hoạch cần liệt kê các bộ phận được bảo dưỡng và cũng nên đưa ra các quy trình xử lý khiếu nại và sự cố.

Việc bảo dưỡng thường quy các thiết bị và bề mặt sàn chơi bao gồm các biện pháp phòng ngừa để duy trì mức độ an toàn, hoạt động và sự phù hợp với tiêu chuẩn liên quan của bộ tiêu chuẩn này. Các biện pháp bao gồm:

a) Thắt chặt dây buộc;

b) Sơn lại và xử lý lại bề mặt;

c) Bảo dưỡng bề mặt giảm chấn;

d) Bôi trơn các ổ trục;

e) Đánh dấu các thiết bị để biểu thị mức độ lấp đầy bề mặt hoàn thiện;

f) Vệ sinh;

g) Loại bỏ thủy tinh và các mảnh vụn hoặc chất gây ô nhiễm khác;

h) Khôi phục sự lấp đầy bề mặt tới mức quy định; và

i) Duy trì các khu vực không gian vận động.

8.2.7  Bảo dưỡng chính xác

Bảo dưỡng chính xác phải bao gồm các biện pháp để sửa chữa các sự cố (hỏng hóc) hoặc thiết lập lại mức độ an toàn cần thiết của thiết bị và bề mặt sân chơi. Các biện pháp này bao gồm:

a) Thay thế dây buộc;

b) Hàn hoặc bảo dưỡng mối hàn;

c) Thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hư hỏng; và

d) Thay thế các bộ phận kết cấu hư hỏng.

8.2.8  An toàn cá nhân

Sửa chữa trong quá trình hoạt động có thể gây nguy hiểm cho nhân sự bảo dưỡng hoặc người dân, vì vậy nên tránh xa khu vực sửa chữa.

CHÚ THÍCH: Có thể áp dụng các quy định an toàn khác.

8.2.9  Thay đổi thiết bị

Việc thay đổi các bộ phận của một thiết bị hoặc kết cấu có thể ảnh hưởng đến sự an toàn thiết yếu của thiết bị, do vậy chỉ nên được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của nhà sản xuất hoặc người có năng lực (thành thạo).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi