Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-3:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 3: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cầu trượt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12721-3:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-3:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 3: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cầu trượt
Số hiệu:TCVN 12721-3:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:02/10/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12721-3:2020

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 3: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO CẦU TRƯỢT

Playground equipment and surfacing - Part 3: Additions specific safety requirements and test methods for slides

 

Lời nói đầu

TCVN 12721-3:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1176-3:2017 Playground equipment and surfacing - Part 3: Additions specific safety requirements and test methods for slides

TCVN 12721-3:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12721, Thiết bị và bề mặt sân chơi gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12721-1:2020, Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;

- TCVN 12721-2:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đu;

- TCVN 12721-3:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cầu trượt;

- TCVN 12721-4:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cáp treo;

- TCVN 12721-5:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, quay tròn;

- TCVN 12721-6:2020, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, bập bênh;

- TCVN 12721-7:2020, Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành.

 

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 3: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO CẦU TRƯỢT

Playground equipment and surfacing - Part 3: Additions specific safety requirements and test methods for slides

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn bổ sung cho cầu trượt lắp đặt cố định cho trẻ em sử dụng. Mục đích là để bảo vệ người dùng trước những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp chức năng chơi chính không phải là trượt, có thể sử dụng các yêu cầu liên quan trong tiêu chuẩn này, nếu phù hợp.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho cầu trượt nước, đường lăn hoặc các thiết bị cầu trượt khi sử dụng các thiết bị phụ trợ như thảm hoặc xe trượt. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bề mặt dốc mà không chứa và dẫn hướng người dùng, ví dụ: tay vịn cầu thang (thanh nghiêng song song).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12721-1:2020, Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12721-1:2020 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Cầu trượt (slide)

Kết cấu có bề mặt dốc, chứa người dùng và dẫn hướng người dùng trượt trong rãnh xác định.

CHÚ THÍCH  Các mặt phẳng dốc được thiết kế cho các mục đích khác, như các mái nhà và các mặt dốc khác không được coi là cầu trượt.

3.2

Cầu trượt có đường bao (embankment slide)

Cầu trượt trong đó phần lớn vùng trượt được viền (được bao) hai bên bằng đất.

CHÚ THÍCH  Tiếp cận vùng bắt đầu thường trực tiếp từ mô đất hoặc thông qua thang hoặc cầu thang

3.3

Cầu trượt liên kết (attachment slide)

Cầu trượt mà người dùng có thể tiếp cận với vùng bắt đầu trượt bằng cách đi qua một thiết bị khác hoặc các bộ phận của một thiết bị khác.

CHÚ THÍCH  Thiết bị này bao gồm lưới leo, cầu, bệ sàn, mặt phẳng dốc, cơ cấu leo khác.

3.4

Cầu trượt xoắn ốc (helical slide)

Cầu trượt trong đó vùng trượt có hình xoắn ốc.

CHÚ THÍCH  Xem Hình 4

3.5

Cầu trượt dạng cong (curved slide)

Cầu trượt trong đó vùng trượt là các đường cong.

CHÚ THÍCH  Xem Hình 4

3.6

Cầu trượt không có giá đỡ (free-standing slide)

Cầu trượt tách biệt với bất kỳ bộ phận thiết bị nào khác có cách tiếp cận riêng trực tiếp từ mặt đất đến vùng bắt đầu.

3.7

Cầu trượt dạng ống (tunnel slide)

Cầu trượt mà vùng trượt được quây kín.

3.8

Cầu trượt dạng ống kết hợp (mixed tunnel slide)

Cầu trượt chỉ có phần trên của vùng trượt được quây kín.

3.9

Cầu trượt nhiều rãnh (multi-track slide)

Cầu trượt có một vài rãnh xác định cách nhau bởi dải phân cách.

3.10

Vùng bắt đầu (starting section)

Vùng mà người dùng có thể vào vị trí trượt.

CHÚ THÍCH  Vùng bắt đầu có thể là một bệ sàn hoặc phần mở rộng của bệ sàn của thiết bị sân chơi.

3.11

Vùng trượt (sliding section)

Vùng mà người dùng chịu chuyển động cưỡng bức.

3.12

Vùng kết thúc (run-out section)

Vùng trên đó tốc độ của người dùng giảm đi để cho phép rời khỏi cầu trượt an toàn.

3.13

Vùng bảo vệ (guarding section)

Bộ phận bổ sung của cầu trượt, có chức năng của một thanh chắn, để bảo vệ người dùng khỏi bị ngã ở vùng bắt đầu.

CHÚ THÍCH  Vùng bảo vệ có thể mở rộng đến khu vực của vùng trượt.

3.14

Bảo vệ bên (lateral protection)

Cạnh bên của vùng bắt đầu hoặc vùng trượt, giữ và dẫn hướng người dùng.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

Cầu trượt phải phù hợp với TCVN 12721-1:2020 trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn này.

4.2  Tiếp cận cầu trượt

Tiếp cận vùng bắt đầu phải bằng thang, cầu thang, bộ phận leo hoặc cơ cấu khác.

Trong trường hợp cầu trượt có đường bao, tiếp cận vào vùng bắt đầu có thể được thực hiện trực tiếp từ mô đất.

Đối với các cầu trượt không có giá đỡ, chiều cao thẳng đứng tối đa mà cầu thang đầu tiên có thể đạt được mà không thay đổi hướng hoặc sự dịch chuyển, theo chiều rộng tối thiểu của phương tiện tiếp cận phải là 2500 mm.

Khi vùng bắt đầu của cầu trượt dễ dàng tiếp cận, chiều cao rơi tự do (h) tối đa phải là 1000 mm trừ khi được bảo vệ (xem 4.3.2).

Đối với tất cả cầu trượt liên kết có chiều cao rơi lớn hơn 1000 mm, phải cung cấp thanh chắn hoặc thanh ngang qua khe có thể tiếp cận (xem Hình 1a)). Thanh chắn hoặc thanh ngang phải được đặt giữa lan can hoặc thanh chắn của bệ sàn và vùng bắt đầu trượt.

Chiều cao của thanh chắn hoặc thanh ngang phải cao hơn vùng bắt đầu trong khoảng từ 600 mm đến 900 mm.

Đối với cầu trượt liên kết có vùng bắt đầu hoặc thanh chắn vượt ra ngoài cạnh của bệ sàn, vùng bắt đầu giữa thanh chắn hoặc thanh ngang và bệ sàn phải phù hợp với các yêu cầu tương tự như đối với bệ sàn trong TCVN 12721-1:2020.

CHÚ THÍCH  Các yêu cầu này bao gồm chiều cao của thanh chắn bảo vệ hoặc rào chắn.

Kích thước tính bằng milimet

a) vùng bắt đầu của cầu trượt có giá đỡ

 

b) vùng bắt đầu của cầu trượt không có giá đỡ

CHÚ DẪN

1  khu vực đại diện cho tất cả các vị trí có thể của thanh chắn hoặc thanh ngang

2  thanh ngang

Hình 1 - Ví dụ bảo vệ bên của vùng bắt đầu của cầu trượt có và không có giá đỡ

4.3  Vùng bắt đầu

CHÚ THÍCH  Vùng bắt đầu và vùng kết thúc được minh họa trong Hình 2

4.3.1  Chiều dài và góc

Mỗi cầu trượt phải có vùng bắt đầu dài ít nhất là 350 mm. Vùng bắt đầu phải có dung sai độ dốc từ 0° đến 5° theo hướng của vùng trượt, phép đo được được thực hiện tại đường tâm của vùng bắt đầu.

Đối với cầu trượt liên kết, bệ sàn có thể được sử dụng như vùng bắt đầu

CHÚ DẪN

A  Vùng bắt đầu được đo dọc theo bề mặt của cầu trượt

B  Vùng trượt được đo dọc theo bề mặt của cầu trượt

C  Vùng kết thúc được đo dọc theo bề mặt của cầu trượt

α  độ dốc tối đa của vùng kết thúc

β  độ dốc tối đa của vùng bắt đầu

Hình 2 - Minh họa về vị trí của các phần của cầu trượt

4.3.2  Vùng bảo vệ

Vùng bắt đầu phải có phần bảo vệ phù hợp với các yêu cầu về thanh chắn theo TCVN 12721-1:2020 khi áp dụng một trong những yêu cầu sau đây:

- chiều dài của vùng bắt đầu lớn hơn 400 mm;

- vùng bắt đầu có thể tiếp cận dễ dàng và có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1 000 mm;

- chiều cao rơi tự do của vùng bắt đầu lớn hơn 2 000 mm.

Vùng bảo vệ phải là phần tiếp theo của bảo vệ bên hoặc ở bên ngoài mặt phẳng của bảo vệ bên.

Khi vùng bảo vệ tách biệt khỏi hoặc ở bên ngoài mặt phẳng bảo vệ bên, độ dịch chuyển theo chiều dọc hoặc ngang tối đa phải nhỏ hơn 89 mm.

Đối với cầu trượt liên kết, khe hở ở chỗ thanh chắn phải bằng chiều rộng của vùng bắt đầu hoặc vùng bảo vệ.

Đối với cầu trượt liên kết trong đó toàn bộ hoặc một phần của vùng bắt đầu nằm bên ngoài cạnh của bệ sàn, vùng bảo vệ phải có chiều cao ít nhất 500 mm tại một số điểm (xem Hình 1a)).

Đối với cầu trượt liên kết trong đó bệ sàn được sử dụng làm vùng bắt đầu, áp dụng các yêu cầu về bảo vệ chống rơi trong 4.2.4 TCVN 12721-1:2020.

Đối với cầu trượt không có giá đỡ, vùng bảo vệ phải có chiều cao tối thiểu là bằng chiều cao được yêu cầu cho bệ sàn tại một điểm [xem Hình 1b)].

4.3.3  Chiều rộng

Chiều rộng của vùng bắt đầu phải bằng chiều rộng của vùng trượt. Vùng bắt đầu phải được thiết kế thẳng hàng với hướng trượt ban đầu. Nếu vùng bắt đầu là một bệ sàn hoặc phần mở rộng của bệ sàn thì vùng bắt đầu có thể có chiều rộng lớn hơn vùng trượt.

4.3.4  Bảo vệ bên (sườn)

Bảo vệ bên của vùng bắt đầu phải là phần kéo dài liên tục không bị gián đoạn của bảo vệ bên vùng trượt.

Cấu tạo của bảo vệ bên có thể từ nhiều bộ phận. Bất kỳ khớp nối nào cũng không được gây ra mắc kẹt và không gây nguy hiểm cho người dùng.

Bất kỳ sự thay đổi nào về góc dốc của đỉnh bảo vệ bên theo hướng trượt phải được thực hiện trong bán kính ít nhất 50 mm tại một số điểm.

4.4  Vùng trượt

4.4.1  Chiều dài và góc

Chiều dài của vùng trượt thẳng ban đầu không được vượt quá 7 000 mm.

Chiều dài của vùng trượt thẳng thứ hai và các vùng trượt thẳng tiếp theo sau chỗ uốn không được vượt quá 5 000 mm.

CHÚ THÍCH 1  Thông tin cơ bản và lý do liên quan đến việc giới hạn các vùng trượt thẳng được nêu trong Phụ lục B.

Góc nghiêng so với chiều ngang của phần trượt phải không được vượt quá 60° tại bất kỳ điểm nào và không được vượt quá giá trị trung bình 40°. Độ dốc của vùng trượt phải được đo từ đường tâm.

Nếu các thay đổi về góc nghiêng của các cầu trượt lớn hơn 15°, trừ khi đối với phần chuyển tiếp giữa vùng bắt đầu và vùng trượt thì góc phải có bán kính như sau:

a) đối với sự thay đổi chiều cao 2 000 mm ban đầu, ít nhất là 450 mm; và

b) đối với phần còn lại của cầu trượt, ít nhất là 1 000 mm.

CHÚ THÍCH 2 Điều này để giúp ngăn ngừa người dùng không bị bay lên không trung.

4.4.2  Chiều rộng

Khi được đo theo Hình 3 và Hình 5b) (đối với các cầu trượt nằm phẳng) cầu trượt hở, cầu trượt thẳng và cầu trượt không phải dạng ống có vùng trượt dài hơn 1 500 mm thì chiều rộng (w) của vùng trượt phải:

a) nhỏ hơn 700 mm; hoặc

b) lớn hơn 950 mm.

Mỗi rãnh của cầu trượt nhiều rãnh phải có chiều rộng nhỏ hơn 700 mm.

Khi được đo theo Hình 3, cầu trượt xoắn ốc hoặc cong (xem ví dụ Hình 4) phải có chiều rộng (w) của vùng trượt không quá 700 mm

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN

1  thước đo

w  chiều rộng của vùng trượt

Hình 3 - Đo chiều rộng vùng trượt

a) Cầu trượt xoắn ốc

b) Cầu trượt dạng cong

Hình 4 - Ví dụ điển hình cho cầu trượt xoắn ốc và dạng cong

4.4.3  Các cạnh và biên dạng của cầu trượt

Vùng trượt phải có độ cao bảo vệ bên cứng (p) (xem Hình 5a) Hình 5h)) phù hợp Bảng 1 khi đo vuông góc với bề mặt vùng trượt.

Trường hợp cầu trượt có cạnh phẳng, các cạnh phải không được đổ ra khỏi phương thẳng đứng quá 30° (xem Hình 5b)).

Trường hợp cầu trượt mà cạnh có biên dạng cong thì biên dạng của vùng trượt được thiết kế sao cho tay ngắn của dưỡng (xem Hình 5c)) vẫn nằm ngang khi đặt với tay dài vuông góc với bề mặt trượt tại điểm bên trong cao nhất của mặt trong của cạnh (xem Hình 5d)) và Hình 5e))

Bảng 1 - Chiều cao của bảo vệ bên

Kích thước tính bằng milimét

Chiều cao rơi tự do

h

Chiều cao bảo vệ bên

p

≤ 1 200

≥ 100

> 1 200 ≤ 2 500

≥ 150

> 2 500

≥ 500

Tiếp cận được dễ dàng (xem 3.25 TCVN 12721-1:2020)

> 2 000

≥ 500

Các cạnh phải vuông góc với bề mặt trượt hoặc có độ cong hoặc có góc tù theo hướng bề mặt trượt

Các mép của các cạnh phải được làm tròn với bán kính ít nhất là 3 mm hoặc được cung cấp phương tiện để bảo vệ tránh gây thương tích cho người sử dụng.

Trường hợp cầu trượt nhiều rãnh, dải phân cách phải có chiều cao tối thiểu 100 mm và phải được làm tròn với bán kính ít nhất là 3 mm. Dải phân cách phải được trang bị ở mức tối thiểu cho toàn bộ chiều dài của vùng trượt.

a) Đo chiều cao các cạnh của vùng trượt có biên dạng cong

b) Đo chiều rộng, chiều cao và độ dốc của các cạnh của vùng trượt có cạnh phẳng

Kích thước tính bằng milimét

c) Dưỡng để xác định biên dạng của vùng trượt có biên dạng cong

d) Đặt dưỡng đến vùng trượt có biên dạng cong - Điều kiện đạt

e) Đặt dưỡng đến vùng trượt có biên dạng cong - Điều kiện không đạt

CHÚ DẪN

p chiều cao của bảo vệ bên                w chiều rộng

Hình 5 - Đo biên dạng của cầu trượt

4.5  Vùng kết thúc

Tất cả các cầu trượt phải bao gồm vùng kết thúc, hoặc Kiểu 1, trong đó vùng kết thúc ngắn có vùng chịu va đập dài, hoặc Kiểu 2, trong đó vùng kết thúc dài có vùng chịu va đập ngắn.

Độ dốc của vùng kết thúc tối đa phải là 10° (đối với Kiểu 1) hoặc tối đa là 5° (đối với Kiểu 2) (xem Hình 2). Chiều dài tối thiểu của vùng kết thúc phải phù hợp với Bảng 2.

Chiều cao (H) của phần cuối vùng kết thúc (xem Hình 6 và 7) so với mặt đất phải theo quy định trong Bảng 2.

Có thể nguy hiểm nếu người dùng dừng lại trên vùng trượt. Cầu trượt cần được thiết kế để ngăn ngừa người dùng vô tình dừng lại trước khi đến vùng kết thúc.

Bảng 2 - Chiều dài và chiều cao của vùng kết thúc

Kích thước tính bằng milimét

Chiều dài vùng trượt

B

Chiều dài tối thiểu vùng kết thúc

C

Chiều cao phần cuối vùng kết thúc

H

Kiểu 1

α = tối đa 10°

Kiểu 2

α = tối đa 5°

≤ 1 500

300

≤ 200

> 1 500

≤ 7 500

> 500 với phần cuối của cầu trượt phù hợp với Hình 6 hoặc Hình 7

> 0,3 x chiều dài vùng trượt, B

≤ 350

> 7 500

> 1 500

với phần cuối của cầu trượt phù hợp với Hình 6 hoặc Hình 7

Phần cuối của vùng kết thúc của cầu trượt Kiểu 1 phải hướng xuống mặt đất với bán kính ít nhất là 50 mm hoặc đối xứng tại một góc ít nhất là 100° phù hợp với Hình 6 và Hình 7.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

H  chiều cao phần cuối vùng kết thúc của cầu trượt

Hình 6 - Ví dụ về sự liên tục của vùng kết thúc của cầu trượt đến mặt đất

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

H  chiều cao phần cuối vùng kết thúc của cầu trượt

Hình 7 - Ví dụ về vùng kết thúc của cầu trượt cao hơn mặt đất

4.6  Bề mặt của cầu trượt

Việc thiết kế cầu trượt và các kết cấu có thể tiếp cận xung quanh phải sao cho không có bất cứ phần nào của quần áo bị mắc kẹt (xem D.3 TCVN 12721-1:2020).

Bề mặt của chiều dài cầu trượt và bảo vệ bên (các cạnh) nên được chế tạo để giảm bớt mọi thay đổi có khả năng gây thương tích sau khi phơi nhiễm với thời tiết hoặc các ứng suất khác phát sinh trong quá trình sử dụng.

Nếu bề mặt cầu trượt được xây dựng từ nhiều tấm vật liệu thì các tấm vật liệu này nên được chế tạo để loại bỏ các khe hở tại các chỗ nối để không tạo thành các vật sắc như lưỡi dao và mảnh vụn. Phương pháp bảo vệ ưu tiên để tránh hiện tượng này là chế tạo các bề mặt cầu trượt có dạng một tấm.

4.7  Không gian vận động

Không gian vận động bắt đầu ở phần cuối vùng bắt đầu và kết thúc ở phần cuối vùng kết thúc (xem Hình 8). Một số đường bao nhất định của cầu trượt, ví dụ: thanh chắn hoặc thanh ngang, phần che hoặc tương tự, có thể có trong không gian vận động vì chúng cung cấp thêm sự an toàn. Nếu có, mọi đường bao này phải phù hợp với các yêu cầu liên quan trong TCVN 12721-1:2020, ví dụ: mắc kẹt.

Cột đỡ trung tâm trên cầu trượt xoắn ốc có thể được sử dụng trong không gian vận động.

Đối với cầu trượt xoắn ốc hở, chiều cao của không gian vận động phải tối thiểu phải là 1000 mm (xem 4.2.8.2.3 TCVN 12721-1:2020).

Trong trường hợp cầu trượt nhiều rãnh, các không gian vận động có thể chồng lên nhau.

a) Cầu trượt không phải dạng ống

Hình 8 - Ví dụ về không gian vận động của cầu trượt

b) Cầu trượt dạng ống

CHÚ DẪN

1  không gian của thiết bị

2  không gian vận động

Hình 8 - Ví dụ về không gian vận động của cầu trượt

4.8  Vùng chịu va đập

Khác với các yêu cầu được đưa ra trong TCVN 12721-1:2020, vùng chịu va đập phải được cung cấp ở khoảng cách ít nhất là 1 000 mm tính từ mép ngoài của vùng kết thúc của cầu trượt. Các góc ở đầu mút có thể được làm tròn với bán kính tối đa là 1000 mm (xem Hình 9).

Vùng chịu va đập đối với Kiểu 1 và vùng trượt nhỏ hơn 1 500 mm phải có khoảng cách ít nhất là 1 500 mm ngoài vùng kết thúc được yêu cầu. Nếu vùng trượt lớn hơn 1 500 mm, vùng chịu va đập phải được cung cấp ở khoảng cách ít nhất là 2000 mm ngoài vùng kết thúc được yêu cầu và 1 000 mm ngoài phần cuối của vùng kết thúc được yêu cầu đối với Kiểu 2 (xem Hình 9)

Bề mặt của vùng chịu va đập xung quanh vùng kết thúc phải có mức giảm chấn thích hợp, ít nhất phải tương đương với mức giảm va đập ở chiều cao rơi tự do là 1 000 mm.

Kích thước tính bằng milimét

a) Cầu trượt không có giá đỡ

b) Cầu trượt liên kết

CHÚ DẪN

A  vùng bắt đầu

B  vùng trượt

C  vùng kết thúc

1  vùng chịu va đập

2  bề mặt vùng chịu va đập không yêu cầu thử nghiệm (xem 4.2.8.5.3 TCVN 12721-1:2020)

3  kết cấu trò chơi

h  chiều cao rơi tự do

Ra  kích thước không gian rơi phụ thuộc vào chiều cao rơi tự do

B  phụ thuộc vào kiểu vùng kết thúc/chiều dài vùng trượt

Hình 9 - Vùng chịu va đập của cầu trượt

Vùng chịu va đập phải được cung cấp với khoảng cách xung quanh vùng kết thúc tối thiểu 1 000 mm.

4.9  Cầu trượt dạng ống và cầu trượt dạng ống kết hợp

4.9.1  Khoảng hở

Các vùng quây kín của cầu trượt dạng ống phải có chiều cao bên trong tối thiểu là 750 mm, khi được đo vuông góc với mặt trượt và chiều rộng bên trong tối thiểu là 750 mm.

4.9.2  Vị trí

Các vùng của cầu trượt dạng ống phải bắt đầu ít nhất ở phần cuối của vùng bắt đầu và không được kéo dài đến vùng kết thúc.

Các vùng của cầu trượt dạng ống phải liên tục trên toàn bộ chiều dài của chúng.

5  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải phù hợp với Điều 5 của TCVN 12721-1:2020, ngoài ra còn:

a) báo cáo về sự phù hợp với tiêu chuẩn này;

b) bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu liên quan của TCVN 12721-1:2020 và tiêu chuẩn này;

c) viện dẫn tiêu chuẩn này.

6  Ghi nhãn

Cầu trượt phải được ghi nhãn theo Điều 7 của TCVN 12721-1:2020

Nhãn phải được đặt ở vị trí có thể nhìn thấy được trên cầu trượt khi được lắp đặt tại hiện trường

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Độ lệch A

Độ lệch A: Độ lệch do các quốc gia quy định, có thể tham khảo ở một số quốc gia:

Độ lệch

Pháp

Nghị định số 94-699 ngày 10 tháng 8 năm 1994 xác định các yêu cầu về an toàn cho sân chơi công cộng

Điều 4.2

Các điều khoản của điều 4.2 được hoàn thiện ở Pháp như sau: Đối với tất cả các cầu trượt, lối vào cầu trượt phải được thiết kế theo cách ngăn chặn mọi nỗ lực tiếp cận cầu trượt ở vị trí thẳng đứng.

Phụ lục II, 3, a)

Phần này của nghị định chỉ ra rằng "lối vào cầu trượt phải được thiết kế theo cách ngăn chặn mọi nỗ lực tiếp cận ở vị trí thẳng đứng”.

Romania

Quy định của Chính phủ, HG 435/2010, về các quy tắc bày bán trên thị trường và vận hành thiết bị sân chơi

Các quy định của điều 4.1 được hoàn thiện ở Romania như sau: Đối với tất cả các cầu trượt, không được sử dụng vật liệu kim loại để:

a) làm vùng trượt của cầu trượt,

b) làm các bộ phận tiếp xúc với cơ thể con người trong quá trình sử dụng thiết bị (ví dụ: ống, cầu trượt dạng ống, vùng bao kín, v.v..)

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Thông tin cơ bản và cơ sở liên quan đến giới hạn các vùng trượt thẳng

Tiêu chuẩn này không giới hạn về tốc độ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trên một cầu trượt về cơ bản là hệ số ma sát, độ dốc, chiều dài của các vùng trượt thẳng và sự thay đổi hướng.

Hệ số ma sát phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu của cầu trượt, quần áo/giày dép của người sử dụng, tuổi của cầu trượt và điều kiện thời tiết.

Các thiết kế cầu trượt có thể không ảnh hưởng đến quần áo/giày dép của người dùng, tuổi của cầu trượt và điều kiện thời tiết.

Do đó, việc cải thiện tiêu chuẩn liên quan đến hệ số ma sát là không hiệu quả.

Sự trượt phải dễ dàng đối với tất cả các vật liệu quần áo của người dùng và không phụ thuộc vào tuổi thọ của cầu trượt. Khả năng trượt giảm qua các năm. Do đó, các nhà thiết kế càng cần phải tăng độ dốc nhiều hơn để cầu trượt duy trì những tiện ích của chúng.

Chọn độ dốc phải đảm bảo tốc độ thích hợp ngay cả sau nhiều năm sử dụng. Giới hạn độ dốc được quy định trong tiêu chuẩn này đã được chứng minh qua nhiều thập kỷ và không cần thay đổi.

Cơ sở: Để giảm thiểu rủi ro gây tai nạn nghiêm trọng do tốc độ quá cao, biện pháp hiệu quả nhất là hạn chế chiều dài của vùng trượt thẳng trong khoảng thay đổi về hướng.

Các nghiên cứu lý thuyết đã được thực hiện trên các cầu trượt hoạt động tốt và các cầu trượt có sự cố. Tất cả các cầu trượt có các chỗ uốn tiêu chuẩn khoảng 30°và bán kính trong khoảng từ 1 m đến 1,5 m. Các cuộc điều tra được dựa trên giả định rằng người dùng có thể ảnh hưởng đến tốc độ trượt.

Điều 4.5 của tiêu chuẩn này nêu rõ:

Các cầu trượt nên được thiết kế để ngăn ngừa người dùng vô tình dừng lại trước khi trượt đến vùng kết thúc.

Ngược lại: giả sử rằng người dùng có thể cố ý dừng lại. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên giả thiết rằng người dùng có thể ảnh hưởng đến tốc độ trượt (ví dụ: giảm tốc độ trượt cho an toàn).

Kết quả của các cuộc điều tra cho thấy các sự cố xảy ra khi tốc độ tính toán tối đa vượt quá 7 m/s.

Tốc độ 7m/s đã được chuyển đổi thành chiều dài của vùng trượt bằng cách sử dụng các giá trị được áp dụng chung đối với độ dốc và ma sát.

Tính toán chỉ ra rằng 7m/s tương ứng với:

- chiều dài của vùng trượt thẳng ban đầu là 7 m (khi không có tốc độ ban đầu) và;

- chiều dài của vùng trượt thẳng thứ hai là 5 m sau khi có một chỗ uốn (khi có tốc độ ban đầu).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 12722:2020, Bề mặt sân chơi giảm chấn - Phương pháp thử để xác định độ giảm chấn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi