Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-11:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 11: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho mạng không gian

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12721-11:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12721-11:2020 Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 11: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho mạng không gian
Số hiệu:TCVN 12721-11:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12721-11:2020

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 11: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO MẠNG KHÔNG GIAN

Playground equipment and surfacing - Part 11: Additional specific safety requirements and test methods for spatial network

 

Lời nói đầu

TCVN 12721-11:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1176-11:2014 Playground equipment and surfacing - Part 11: Additions specific safety requirements and test methods for spatial network

TCVN 12721-11:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12721, Thiết bị và bề mặt sân chơi gồm các phần sau:

- TCVN 12721-1:2020, Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

- TCVN 12721-2:2020, Phần 2: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đu

- TCVN 12721-3:2020, Phần 3: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cầu trượt

- TCVN 12721-4:2020, Phần 4: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho cáp treo

- TCVN 12721-5:2020, Phần 5: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, quay tròn

- TCVN 12721-6:2020, Phần 6: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho đồ chơi cưỡi, bập bênh

- TCVN 12721-7:2020, Phần 7: Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng và vận hành

- TCVN 12721-10:2020, Phần 10: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho thiết bị vui chơi khép kín hoàn toàn

- TCVN 12721-11:2020, Phần 11: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử cho mạng không gian.

 

THIẾT BỊ VÀ BỀ MẶT SÂN CHƠI - PHẦN 11: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO MẠNG KHÔNG GIAN

Playground equipment and surfacing - Part 11: Additional specific safety requirements and test methods for spatial network

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn riêng bổ sung cho mạng không gian được lắp đặt cố định dành cho trẻ em.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cấu trúc leo nhân tạo sử dụng để tập luyện trong các hoạt động thể thao, ví dụ leo núi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12721-1:2020, Thiết bị và bề mặt sân chơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12721-1:2020 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Mạng không gian (spatial network)

Thiết bị để leo, là kết cấu hình học ba chiều của các bộ phận linh hoạt theo thiết kế cụ thể.

CHÚ THÍCH 1  Các bộ phận linh hoạt có thể là, ví dụ: dây (dây cáp, dây chão, dây thừng), xích .v.v..

CHÚ THÍCH 2  Xem ví dụ trong Hình 1

CHÚ THÍCH 3  Do cách sử dụng thiết bị leo (xem 3.2 TCVN 12721-1:2020), nếu khi người sử dụng bị ngã thì sẽ rơi theo hướng thẳng xuống cấu trúc. Do đó các bộ phận bèn ngoài cấu trúc lưới được coi là không gian rơi.

a)

b)

c)

Hình 1 - Ví dụ mạng không gian

3.2

Lưới phẳng sắp xếp ba chiều (3 - dimensional arranged planar nets)

Kết cấu ba chiều của hai hoặc nhiều lưới phẳng chồng lên nhau

3.3

Phần hội tụ (converging parts)

Hai yếu tố tuyến tính bất kỳ, nghĩa là không phải trong mặt phẳng, khoảng cách giữa chúng giảm dần dọc theo chiều dài của chúng.

4  Yêu cầu về an toàn

4.1  Bảo vệ chống rơi

Mắt lưới của mạng không gian phải không được rộng đến mức một thân trụ tưởng tượng có đường kính 650 mm cao 1800 mm đưa vào ở vị trí thẳng đứng mà có thể lọt qua được cấu trúc lưới đan, xem Hình 2 và Hình 3.

Nếu thân trụ lọt qua thì chiều cao rơi và bề mặt hấp thụ va chạm phải phù hợp với TCVN 12721-1:2020.

CHÚ THÍCH  Kích thước của thân trụ tưởng tượng được lấy từ dữ liệu nhân trắc học và được chọn để đảm bảo rằng người sử dụng có thể đạt được sự an toàn tại bất cứ điểm nào trong cấu trúc lưới

Hình 2 - Thân hình trụ

Kích thước tính bằng milimét

Hình 3 - Đạt được sự an toàn

4.2  Yêu cầu bổ sung cho cỡ mắt lưới trong lưới phẳng sắp xếp ba chiều

Nếu kết cấu ba chiều là sự sắp xếp của các lưới phẳng (xem Hình 1.c)) có khoảng cách theo chiều dọc lớn hơn 1000 mm, đường kính của vòng tròn lớn nhất nội tiếp trong tất cả các lỗ lưới phải không được lớn hơn 420 mm khi không tải, xem Hình 4.

Trường hợp sắp xếp lưới phẳng có một lưới thấp hơn có cỡ lỗ lưới rộng hơn đường kính trong 420 mm thì bề mặt giảm chấn bên dưới của lưới phải có chiều cao rơi tới hạn phù hợp với lưới phẳng cao nhất có cỡ lỗ lưới lớn hơn đường kính trong 420 mm.

CHÚ THÍCH  Cỡ lỗ lưới của lưới phẳng đã giảm xuống 420 mm để bù cho việc giảm nguy cơ kẹp trong cấu trúc lưới hai chiều.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 4 - Nguyên lý đo đường kính hiệu dụng của cỡ lỗ lưới

4.3  Bảo vệ chống thương tích trong không gian rơi

Chiều cao rơi tự do (h) phải như nêu trong 4.2.8 TCVN 12721-1 và phải được đo như trong Hình 5.

CHÚ THÍCH 1  Đối với mạng không gian điều này có nghĩa là vị trí chân cao nhất dẫn đến rơi không bị cản trở.

CHÚ DN

a  Cỡ lỗ lưới nh hơn đường kính của thân trụ tưng tượng

b  Bề mặt hấp thu va chạm

d  Khoảng cách giữa các lưới

d = max. 1,8 m đối với cỡ lỗ lưới đến 420 mm x 420 mm

d = max. 1,0 m đối với cỡ lỗ lưới lớn hơn 420 mm x 420 mm

h  chiều cao rơi tự do

Hình 5 - Chiều cao rơi tự do

CHÚ THÍCH 2  Người leo bên ngoài cấu trúc leo ba chiều (ví dụ kim tự tháp) không rơi ra ngoài do định hướng của họ trong khi leo nhưng lại rơi vào trong cấu trúc theo hướng thẳng đứng.

Khi các bộ phận không linh hoạt (ví dụ: cọc hỗ trợ) bố trí ở vị trí nghiêng và có bề mặt nhẵn, các bộ phận này làm chệch hướng và năng lượng tác động bị giảm.

Chiều cao rơi bên trong lớn nhất có thể được tăng phù hợp với Bảng 1.

Bảng 1 - Chiều cao rơi bên trong lớn nhất

Độ lệch so với phương ngang

°

Hệ số

Chiều cao rơi tương đương với 600 mm chiều dọc

mm

30

45

60

70

80

1,15

1,41

2,00

2,92

5,76

700

850

1 200

1 750

3 000 max.

CHÚ THÍCH  Bảng này cho thấy tỷ lệ toán học chỉ liên quan đến cấu trúc. Yêu cầu vật liệu bề mặt hấp thu va chạm thích hợp cho tất cả vùng chịu va đập xung quanh.

Cấu trúc dây trong thiết kế không được coi là vật cứng trong không gian rơi.

4.4  Phần hội tụ

Phần hội tụ trong mạng không gian được miễn các yêu cầu tại 4.2.7.2 b) TCVN 12721-1:2020. Khi hai bộ phận tuyến tính hội tụ thì ít nhất một bộ phận phải linh hoạt.

Khoảng cách đến mặt đất trên 600 mm thì góc tạo thành giữa các phần hội tụ có cạnh dưới phía trên chiều ngang phải lớn hơn 55°. Góc tạo bởi hai phần hội tụ phải được đo bằng dụng cụ đo, chẳng hạn như thước đo góc.

Nếu dụng cụ đo không thể chèn vào lỗ mở thì sử dụng dưỡng thử theo Hình D.2 TCVN 12721-1:2020, tác dụng một lực (222 ± 5) N và đo lại góc bằng dụng cụ đo.

CHÚ DẪN

α  Góc ≥ 55 °

F  Lực (222 ± 5) N

Hình 6 - Tác dụng lực vào dưỡng thử

5  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải phù hợp với Điều 5 của TCVN 12721-1:2020 và ngoài ra còn các thông tin sau:

a) Báo cáo thử nghiệm liên quan đến việc tuân thủ tiêu chuẩn này

b) Chứng nhận phù hợp với các yêu cầu liên quan của TCVN 12721-1:2020 và tiêu chuẩn này

c) Viện dẫn tiêu chuẩn này.

6  Ghi nhãn

Mạng không gian phải được ghi nhãn phù hợp với Điều 7 của TCVN 12721-1:2020.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi