Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 127:1963 Đai ốc tai hồng - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 127:1963

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 127:1963 Đai ốc tai hồng - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 127:1963Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:01/01/1963Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 127-63

ĐAI ỐC TAI HỒNG

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đai ốc tai hồng (TCVN 125-63) và đai ốc tai vòng (TCVN 126-63).

I. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1. Kiểu, kích thước, độ nhẵn bề mặt của đai ốc phải phù hợp với yêu cầu đã được quy định trong các tiêu chuẩn về kích thước.

2. Vật liệu để chế tạo đai ốc tai hồng và đai ốc vòng:

a) thép nhãn hiệu Ct.3 và Ct.4;

b) đồng vàng;

c) gang dẻo.

Chú thích:

1. Tạm thời dùng theo tiêu chuẩn hiện hành của Liên xô (GOCT), hay những tiêu chuẩn tương ứng của các nước khác cho tới khi ban hành tiêu chuẩn nhà nước về vật liệu.

2. Theo sự thỏa thuận của hai bên, cho phép chế tạo đai ốc bằng các loại thép khác hoặc kim loại màu khác.

3. Theo yêu cầu của người tiêu thụ, đai ốc có thể được mạ để chống gỉ hay để trang trí. Loại mạ sẽ do hai bên thỏa thuận quy định.

4. Ren theo TCVN 45-63, dung sai ren theo TCVN 46-63 (cấp chính xác 3).

5. Bề mặt ren không được có những vết lõm, vết nứt. Các rìa thừa nhỏ không trở ngại cho calíp ren vặn vào dễ dàng thì cho phép tồn tại.

Cho phép ren ở đai ốc bị sứt cục bộ nhỏ, chiều dài tổng cộng không quá 1 vòng ren.

6. Trên bề mặt của đai ốc không cho phép bị nứt, rìa thừa, sẹo và các vết gỉ không đánh sạch. Cho phép có các vết rỗ và xước không vượt quá sai lệch cho phép của kích thước đai ốc.

7. Mặt tỳ của đai ốc phải thẳng và thẳng góc với trục tâm của ren. Độ không thẳng góc cho phép là 2o.

8. Độ lệch tâm cho phép của lỗ đai ốc là 0,6 mm.

9. Sai lệch cho phép ở hai nửa đai ốc do kết quả rèn khuôn và đúc không quá 0,8 mm.

II. PHƯƠNG PHÁP THỬ

10. Kiểm tra mặt ngoài của đai ốc bằng mắt thường.

11. Kiểm tra kích thước của đai ốc bằng ca líp giới hạn (dưỡng) hay dụng cụ đo có nhiều kích thước.

12. Kiểm tra ren bằng calíp ren giới hạn.

III. QUY TẮC NGHIỆM THU, BAO GÓI VÀ GHI NHÃN HIỆU

13. Quy tắc nghiệm thu, bao gói và ghi nhãn hiệu theo TCVN 128-63.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi