Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12692:2020 Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng bên dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12692:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12692:2020 Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng bên dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 12692:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:14/09/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12692:2020

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM NƯỚC THI CÔNG DẠNG LỎNG SỬ DỤNG BÊN DƯỚI LỚP CHẤT KẾT DÍNH DÁN GẠCH GỐM ỐP LÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ

Liquid applied water impermeable products for use beneath ceramic tiling bonded with adhesive - Requirements, test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 12692:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017, Liquid applied water impermeable products for use beneath ceramic tiling bonded with adhesive - Requirements, test methods, assessment and verification of constancy of performance, classification and designation.

TCVN 12692:2020 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM NƯỚC THI CÔNG DẠNG LỎNG SỬ DỤNG BÊN DƯỚI LỚP CHẤT KẾT DÍNH DÁN GẠCH GỐM ỐP LÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ

Liquid applied water impermeable products for use beneath ceramic tiling bonded with adhesive - Requirements, test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng trên cơ sở vữa xi măng biến tính bằng polyme, các chất phân tán và lớp phủ nhựa phản ứng, sử dụng bên dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát, để lát nền, ốp tường phía ngoài công trình và trong các bể bơi.

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ liên quan đến các vật liệu, quy định các phương pháp thử và các mức yêu cầu tính năng cho vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát.

Tiêu chuẩn này quy định việc đánh giá và xác minh tính ổn định về chất lượng, phân loại và ký hiệu cho vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng dưới lớp gạch gốm ốp lát.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các khuyến cáo về thiết kế, thi công gạch gốm ốp lát và vữa xi măng kết hợp với các vật liệu chống thấm nước.

CHÚ THÍCH: Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng cũng có thể được sử dụng dưới các loại gạch ốp lát khác (đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo, v.v...), nếu không ảnh hưởng xấu đến các loại gạch này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 4506:2012, Nước trộn cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6016:2011, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ.

TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7745:2007, Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7899-1:2008 (ISO 13007-1:2004), Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch.

TCVN 7899-2:2008 (ISO 13007-2:2005), Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 2: Phương pháp thử vữa, keo dán gạch.

EN 480-1:2006 + A1:2011, Admixtures for concrete, mortar and grout - Test methods - Part 1: Reference concrete and reference mortar for testing (Phụ gia cho bê tông, vữa và vữa rót - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm mẫu bê tông và mẫu vữa đối chứng)

EN 1067, Adhesives - Examination and preparation of samples for testing (Chất kết dính - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu để thử).

ISO 15605, Adhesives - Sampling (Chất kết dính - Lấy mẫu).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng (Liquid-applied water impermeable product)

Vật liệu chống thấm nước một hoặc nhiều thành phần được sử dụng theo lớp đồng nhất dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát.

CHÚ THÍCH: Lớp chống thấm nước có thể có vải hoặc lưới gia cường.

3.2

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng biến tính bằng polyme (Polymer modified cementitious liquid-applied water impermeable product)

CM

Hỗn hợp gồm chất kết dính thủy, cốt liệu và phụ gia hữu cơ chỉ trộn với nước hoặc phụ gia lỏng ngay trước khi sử dụng.

3.3

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán (Dispersion liquid-applied water impermeable product)

DM

Hỗn hợp gồm chất kết dính hữu cơ ở dạng polyme phân tán trong nước, phụ gia hữu cơ và chất độn khoáng.

CHÚ THÍCH: Hỗn hợp trộn sẵn để sử dụng.

3.4

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng (Reaction resin liquid-applied water impermeable product)

RM

Hỗn hợp gồm nhựa tổng hợp, chất độn khoáng và phụ gia hữu cơ, đóng rắn bằng phản ứng hóa học.

CHÚ THÍCH: Loại vật liệu chống thấm này có thể có một hoặc nhiều thành phần.

3.5

Khả năng tạo cầu vết nứt (Crack bridging ability)

Khả năng của vật liệu chống thấm đã đóng rắn chống lại sự phát triển vết nứt mà không bị hư hại.

3.6

Lớp lót (Primer)

Lớp phủ dạng lỏng được thi công lên bề mặt trước khi thi công vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng để cải thiện độ bám dính và độ bền lâu của liên kết.

3.7

Đặc tính cơ bản (Fundamental characteristic)

Các đặc tính mà vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng cần phải có.

3.8

Đặc tính tùy chọn (Optional characteristic)

Các đặc tính cần cho điều kiện sử dụng cụ thể khi có yêu cầu mức tính năng cao hơn hoặc cho biết thêm thông tin về tính năng chung.

4  Phân loại và ký hiệu quy ước

Theo định nghĩa nêu ở Điều 3 vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng được phân thành một trong ba loại sau:

- CM Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng;

- DM Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán;

- RM Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng.

Tùy thuộc vào các đặc tính tùy chọn nêu trong Bảng 2, mục 2 b, mỗi loại được phân thành các nhóm và được ký hiệu như sau:

- O1 Có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC);

- O2 Có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC);

- P Bền khi tiếp xúc với nước clo (ví dụ: sử dụng trong các bể bơi)

Ký hiệu quy ước của vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng bao gồm ký hiệu theo loại (CM, DM hoặc RM) và theo nhóm hoặc các nhóm (O1, O2 và/hoặc P) được nêu ở Bảng 1.

Bảng 1 - Ký hiệu quy ước và phân loại vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng

Ký hiệu

Mô tả

Loại

Nhóm

CM

 

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng thông thường

DM

 

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán thông thường

RM

 

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng thông thường

CM

O1

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC)

CM

O2

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC)

DM

O1

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC)

DM

O2

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC)

RM

O1

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5oC)

RM

O2

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC)

CM

P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

DM

P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

RM

P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

CM

O1P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

CM

O2P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

DM

O1P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

DM

O2P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ chất phân tán có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

RM

O1P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

RM

O2P

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng từ nhựa phản ứng có khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC) và bền khi tiếp xúc với nước chứa clo

5  Yêu cầu kỹ thuật

5.1  Quy định chung

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng phải có các đặc tính cơ bản phù hợp với quy định tại Bảng 2, mục 2 a.

Các đặc tính tùy chọn nêu ở Bảng 2, mục 2 b được yêu cầu trong điều kiện sử dụng đặc biệt.

Lượng nước và/hoặc phụ gia lỏng yêu cầu để chuẩn bị cho vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng phải như nhau đối với tất cả các phép thử.

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật

Đặc tính

Mức

Phương pháp thử

2 a Đặc tính cơ bản (CM - DM - RM)

1. Cường độ bám dính khi kéo ban đầu, N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.2

2. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước, N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.3 hoặc 6.6.4

3. Cường độ bám dính khi kéo sau khi lão hóa nhiệt, N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.5

4. Cường độ bám dính khi kéo sau các chu kỳ đóng băng - tan băng, N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.6

5. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước vôi, N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.9

6. Độ chống thấm nước

Không xuyên qua và khối lượng tăng thêm ≤ 20 g

6.7

7. Khả năng tạo cầu vết nứt ở điều kiện tiêu chuẩn, mm,

không nhỏ hơn

0,75

6.8.2

2 b Đặc tính tùy chọn

8. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo (P), N/mm2, không nhỏ hơn

0,5

6.6.7 hoặc 6.6.8

9. Khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp (- 5 oC) (O1), mm, không nhỏ hơn

0,75

6.8.3

10. Khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ rất thấp (- 20 oC) (O2), mm, không nhỏ hơn

0,75

6.8.3

5.2  Phát thải các chất nguy hại

Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất vật liệu chống thấm phù hợp với tiêu chuẩn này không được phát thải bất kỳ chất nguy hại nào vượt quá mức tối đa cho phép được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có liên quan.

Phải kiểm tra và công bố các chất nguy hại phát thải và đôi khi là cả nồng độ của các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn này khi lưu thông trên thị trường. Trong trường hợp không có phương pháp thử phù hợp, việc kiểm tra và công bố chất nguy hại phát thải/ nồng độ phải được thực hiện có tính đến các quy định hiện hành.

6  Phương pháp thử

6.1  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Lấy mẫu thử theo ISO 15605 với khối lượng không nhỏ hơn 2 kg.

Chuẩn bị mẫu thử theo EN 1067.

6.2 Điều kiện thử nghiệm

Điều kiện tiêu chuẩn là nhiệt độ (27 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (65 ± 5) %, tốc độ lưu thông không khí trong vùng thử nghiệm nhỏ hơn 0,2 m/s.

Mẫu thử phải được ổn định theo quy định của phương pháp thử tương ứng, sai lệch về thời gian ổn định cho tất cả các mẫu thử được quy định như sau:

Thời gian ổn định

Sai lệch

24 h

± 0,5 h

7 ngày

± 3 h

14 ngày

± 6 h

21 ngày

± 9 h

28 ngày

± 12 h

6.3  Vật liệu thử

6.3.1  Quy định chung

Ổn định tất cả vật liệu thử ít nhất 24 h trong điều kiện tiêu chuẩn. Vật liệu dùng thử nghiệm phải còn hạn sử dụng.

6.3.2  Gạch gốm ốp lát

Gạch gốm ốp lát phải sạch và khô.

Gạch ốp lát dùng cho phương pháp thử này là:

Loại BIa: phù hợp với TCVN 7745:2007, có độ hút nước ≤ 0,5 % khối lượng, không phủ men và có bề mặt phẳng, được cắt thành hình vuông, kích thước mỗi cạnh (50 ± 1) mm.

6.3.3  Tấm nền thử

6.3.3.1  Tấm nền bê tông

Phù hợp với TCVN 7899-2:2008.

6.3.3.2  Tấm nền khác (tùy chọn)

Có thể sử dụng các tấm nền khác theo thỏa thuận nếu tấm nền thử đó được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng cho gạch gốm ốp lát. Để chứng minh sự tương thích với mặt nền khác, thi công vật liệu chống thấm lên mặt nền đã lựa chọn phù hợp với phương pháp thử cường độ bám dính khi kéo ban đầu (6.6.2). Nếu kết quả thử cường độ bám dính khi kéo lớn hơn hoặc bằng 0,5 N/mm2 hoặc sự phá hủy mối dán xảy ra ở tấm nền thì tấm nền đạt yêu cầu.

6.3.4  Chất kết dính dán gạch gốm ốp lát

Phù hợp với TCVN 7899-1:2008.

6.3.5  Natri hypoclorit

Loại dùng để phân tích.

6.4  Thiết bị, dụng cụ

6.4.1  Vật nặng

Vật nặng để thử có tiết diện không lớn hơn (50 x 50) mm, có khả năng tạo ra lực bằng (20 ± 0,05) N.

6.4.2  Tấm đầu kéo

Tấm đầu kéo bằng kim loại, hình vuông kích thước (50 x 50) mm, chiều dày tối thiểu là 10 mm, có cơ cấu phù hợp để gắn với máy thử.

6.4.3  Máy thử kéo

Để kiểm tra lực kéo trực tiếp, có công suất và độ nhạy phù hợp với phép thử. Máy thử kéo phải có khả năng truyền lực lên tấm đầu kéo với tốc độ (250 ± 50) N/s thông qua một cơ cấu phù hợp mà không gây ra lực uốn.

6.4.4 Tủ sấy tuần hoàn không khí

Có khả năng kiểm soát nhiệt độ chính xác đến ± 3 oC.

6.4.5  Khuôn

Khuôn có 6 ngăn, kích thước bên trong của mỗi ngăn là (12 ± 0,1) mm x (40 ± 1) mm x (160 ± 1) mm và có một lỗ vuông với kích thước cạnh (4 ± 0,1) mm ở giữa mặt nhỏ nhất, có thể chuẩn bị 6 mẫu thử hình lăng trụ cùng một lúc. Để tránh mẫu thử bị trượt trong lực kế, các phần cuối của mẫu phải lớn hơn phần giữa (xem Hình 1) và phải sử dụng kẹp như trong Hình 2.

6.4.6  Bộ gá

Bộ gá bất kỳ có khả năng làm gãy mẫu thử ở vị trí tương ứng với lỗ hình vuông mà không gây ra sự phá hủy lớp vật liệu chống thấm (xem Hình 3).

6.4.7  Máy thử thấm

Máy bất kỳ cho phép thử nghiệm mẫu như quy định trong 6.7 được đặt sao cho nước có áp lực tác động từ trên xuống bề mặt mẫu thử. Máy cho phép quan sát được các mặt không tiếp xúc với nước để có thể quan sát được dấu hiệu của sự thấm nước (xem Hình 4). Đường kính trong của vòng đệm kín là (100 ± 1) mm.

6.4.8  Máy thử kéo đứt

Có khả năng đo được độ giãn dài chính xác đến 0,01 mm và truyền tải trọng chính xác đến 1 N.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Khuôn

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 - Kẹp

Kích thước tính bằng milimét

Hình 3 - Bộ gá

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 - áp lực nước;

2 - vòng đệm kín nước;

3 - lớp vật liệu chống thấm nước;

4 - nền bê tông.

Hình 4 - Sơ đồ điển hình để xác định độ chống thấm

6.5  Trộn vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng

Chuẩn bị mẫu vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng gốc xi măng thông thường, dạng chất phân tán hoặc dạng nhựa phản ứng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lượng nước và/hoặc phụ gia dạng lỏng yêu cầu đối với vật liệu chống thấm gốc xi măng tính theo phần khối lượng thường phải do nhà sản xuất đưa ra, nghĩa là lượng chất lỏng tính theo khối lượng bột khô (nếu giá trị đưa ra là khoảng giới hạn, thì sử dụng giá trị trung bình cộng của giới hạn trên và giới hạn dưới).

Lượng nước và/hoặc phụ gia lỏng yêu cầu đối với vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng phải như nhau đối với tất cả các phép thử.

6.6  Cường độ bám dính khi kéo

6.6.1  Chuẩn bị mẫu thử

Thi công vật liệu chống thấm dạng lỏng lên bề mặt tấm nền (6.3.3) theo hướng dẫn của nhà sản xuất, gồm cả lớp lót nếu có. Vật liệu chống thấm phải được thi công làm hai hoặc nhiều lớp, gia cường thêm vải hoặc lưới nếu có yêu cầu. Đối với một số sản phẩm cần phải rắc cát lên lớp phủ trên cùng để cải thiện khả năng bám dính bề mặt.

Trừ khi có hướng dẫn khác của nhà sản xuất, để tấm nền bê tông đã phủ vật liệu chống thấm khô ở điều kiện tiêu chuẩn ít nhất 24 h trước khi thi công chất kết dính dán gạch.

Dùng bay có cạnh thẳng thi công một lớp mỏng chất kết dính dán gạch lên tấm nền bê tông đã phủ vật liệu chống thấm. Sau đó thi công thêm một lớp dày hơn và chải bằng bay hình răng lược kích thước (6 x 6) mm với khoảng cách giữa các tâm răng lược là 12 mm.

Sau khi thi công keo dán gạch, đặt bay nghiêng một góc 60o so với tấm nền thử, vuông góc với một cạnh của tấm và kéo một đường song song với cạnh đó ngang qua tấm nền. Không loại bỏ chất kết dính giữa các viên gạch.

Sau 5 min, đặt 9 viên mẫu thử đã chuẩn bị theo 6.3.2 từ gạch Loại BIa lên trên lớp chất kết dính dán gạch sao cho viên nọ cách viên kia 50 mm và đặt vật nặng (20 ± 0,05) N lên mỗi viên mẫu thử trong vòng 30 s.

6.6.2  Cường độ bám dính khi kéo ban đầu

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1

Sau 27 ngày, gắn tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử bằng keo cường độ cao thích hợp (ví dụ epoxy).

Sau 28 ngày ổn định ở điều kiện tiêu chuẩn xác định cường độ bám dính khi kéo bằng cách truyền lực kéo với tốc độ không đổi (250 ± 50) N/s. Trước khi xác định cường độ bám dính khi kéo, phải cắt đường bao quanh mẫu thử từ bề mặt mẫu sâu đến bề mặt của tấm nền bê tông.

Ghi lại kết quả thử theo Niutơn (N).

6.6.3  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1. Sau đó, tạo khung cao khoảng 10 mm theo chu vi bề mặt trên của tấm nền đã được phủ vật liệu chống thấm, dùng keo (ví dụ silicon) bịt kín xung quanh. Ổn định khung và tổ mẫu thử 7 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn.

Đổ nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn vào trong khung đến chiều cao khoảng 6 mm. Trong suốt thời gian ngâm mẫu phải duy trì mực nước trong khung cao khoảng 6 mm. Sau 20 ngày, đổ bỏ hết nước trong khung ra, dùng khăn vải thấm khô bề mặt mẫu thử trước khi gắn tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử. Sau 7 h ổn định ở điều kiện tiêu chuẩn, lại đổ nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn vào trong khung đến chiều cao khoảng 6 mm thêm một lần nữa.

Ngày hôm sau đổ bỏ nước ra khỏi tổ mẫu thử và xác định ngay cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

Ghi lại kết quả thử theo Niutơn (N).

6.6.4  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước theo phương pháp khác

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1.

Tất cả các bề mặt còn lại của tấm nền bê tông, bao gồm cả mặt dưới, phải được bịt kín bằng vật liệu không thấm, vật liệu phủ chống thấm, như vật liệu epoxy hoặc vật liệu trên cơ sở polyeste, đảm bảo tất cả các cạnh và tại vị trí tiếp giáp của mẫu thử với lớp vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng ở mặt trên đều được bịt kín.

Ổn định tổ mẫu thử 7 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhúng chìm trong nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn.

Sau 20 ngày, lấy tổ mẫu thử ra khỏi nước, dùng khăn vải thấm nước lau bề mặt và gắn tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử. Sau 7 h ổn định ở điều kiện tiêu chuẩn, nhúng ngập tổ mẫu thử trong nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn.

Ngày hôm sau lấy tổ mẫu thử ra khỏi nước và xác định ngay cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

6.6.5  Cường độ bám dính khi kéo sau khi lão hóa nhiệt

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1.

Ổn định tổ mẫu thử ở điều kiện tiêu chuẩn 14 ngày, sau đó đặt tổ mẫu thử vào tủ sấy tuần hoàn khí ở nhiệt độ (70 ± 3) oC trong 14 ngày. Lấy tổ mẫu thử ra khỏi tủ sấy và gắn tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử bằng keo có cường độ bám dính cao thích hợp (ví dụ epoxy).

Tiếp theo ổn định tổ mẫu thử trong 24 h ở điều kiện tiêu chuẩn.

Sau đó xác định cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

Ghi lại kết quả theo Niutơn (N).

6.6.6  Cường độ bám dính khi kéo sau các chu kỳ đóng băng - tan băng

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1. Dùng bay cạnh thẳng trát thêm một lớp chất kết dính dán gạch dày khoảng 1 mm lên mặt sau của mẫu thử từ gạch Loại BIa trước khi đặt gạch.

Tất cả các bề mặt còn lại của tấm nền bê tông, bao gồm cả mặt dưới, phải được bịt kín bằng vật liệu không thấm, vật liệu phủ chống thấm, như vật liệu epoxy hoặc vật liệu trên cơ sở polyeste, đảm bảo toàn bộ vật liệu phủ chống thấm được phủ trên tất cả các cạnh và tại vị trí tiếp giáp với vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng ở mặt trên.

Ổn định tổ mẫu thử 7 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó ngâm ngập trong nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn trong 21 ngày trước khi thực hiện cho tổ mẫu thử chịu tác động 25 chu kỳ đóng băng - tan băng.

Mỗi chu kỳ đóng băng - tan băng gồm các bước sau:

1) Lấy tổ mẫu thử ra khỏi nước và giảm nhiệt độ xuống (- 15 ± 3) oC trong 2 h ± 20 min;

2) Lưu tổ mẫu thử ở nhiệt độ (- 15 ± 3) oC trong thời gian 2 h ± 20 min;

3) Nhúng chìm tổ mẫu thử vào nước ở nhiệt độ (20 ± 3) oC để nâng nhiệt độ tổ mẫu thử lên (15 ± 3) oC và giữ ở nhiệt độ này trong thời gian 2 h ± 20 min.

Lặp lại chu kỳ trên 25 lần. Sau đó, dùng khăn vải lau sạch bề mặt trước khi gắn tấm đầu kéo. Bảo quản tổ mẫu thử ít nhất 7 h để đạt được điều kiện tiêu chuẩn và sau đó xác định cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

Ghi lại kết quả theo Niutơn (N).

6.6.7  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1 và lắp đặt khung như 6.6.3.

Ổn định tổ mẫu thử 28 ngày trước khi đổ nước chứa clo vào khung đến chiều cao khoảng 6 mm. Sau 7 ngày ngâm tiến hành đổ bỏ dung dịch thử, rửa lại bề mặt bằng nước máy sạch, dùng khăn vải lau sạch bề mặt mẫu thử và dán tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử. Tiếp theo, ổn định tổ mẫu thử 24 h ở điều kiện tiêu chuẩn rồi tiến hành xác định cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

Ghi lại kết quả theo Niutơn (N).

Chuẩn bị dung dịch thử bằng cách pha natri clorit và natri sunfat vào nước sạch để có hàm lượng clo và hàm lượng sunfat là 200 mg/L mỗi loại.

Nước phải được clo hóa bằng cách cho thêm natri hypoclorit loại phân tích (6.3.5).

Nồng độ clo trong dung dịch thử được giữ không đổi trong khoảng 0,3 mg/L đến 0,6 mg/L, kiểm tra hàm lượng clo hoạt tính trong nước bằng phương pháp chuẩn độ.

Giá trị pH của dung dịch thử nghiệm phải được xác định hàng ngày và giữ trong khoảng từ 6,5 đến 7,8; khi cần tăng giá trị pH thì điều chỉnh bằng cách cho thêm natri hiđroxit, khi cần giảm giá trị pH thì cho thêm axit clohydric vào dung dịch thử nghiệm.

Thời gian ngâm mẫu thử phải được kéo dài khi hàm lượng clo hoạt tính bị giảm xuống dưới 0,3 mg/L (ví dụ vào chủ nhật và ngày nghỉ).

6.6.8  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo theo phương pháp khác

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1.

Tất cả các bề mặt của tấm nền bê tông, bao gồm cả mặt dưới, phải được bịt kín bằng vật liệu không thấm, vật liệu phủ chống thấm, như vật liệu epoxy hoặc vật liệu trên cơ sở polyeste, đảm bảo toàn bộ vật liệu phủ chống thấm được phủ trên tất cả các cạnh và tại vị trí tiếp giáp với vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng ở mặt trên.

Ổn định tổ mẫu thử 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn và ngâm chúng vào trong nước chứa clo ở nhiệt độ tiêu chuẩn.

Sau 7 ngày lấy tổ mẫu thử ra khỏi nước chứa clo, dùng khăn vải lau sạch bề mặt mẫu thử và gắn tấm đầu kéo lên bề mặt mẫu thử.

Ổn định tổ mẫu thử 24 h ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó xác định cường độ bám dính khi kéo theo 6.6.2.

Chuẩn bị dung dịch nước chứa clo theo 6.6.7.

6.6.9  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước vôi

Chuẩn bị tổ mẫu thử theo 6.6.1.

Tất cả các bề mặt của tấm nền bê tông, bao gồm cả mặt dưới, phải được bịt kín bằng vật liệu không thấm, vật liệu phủ chống thấm, như vật liệu epoxy hoặc vật liệu trên cơ sở polyeste, đảm bảo toàn bộ vật liệu phủ chống thấm được phủ trên tất cả các cạnh và tại vị trí tiếp giáp với vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng ở mặt trên.

Ổn định tổ mẫu thử ở điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày, sau đó ngâm chúng vào trong nước vôi bão hòa (pH ≥ 12) ở 40 oC.

Sau 7 ngày lấy tổ mẫu thử ra khỏi nước vôi, dùng khăn vải lau sạch và gắn tấm đầu kéo lên gạch.

Tiếp theo, ổn định tổ mẫu thử 24 h ở điều kiện tiêu chuẩn, xác định cường độ bám dính theo 6.6.2.

Ghi lại kết quả theo Niutơn (N).

6.6.10  Tính toán và biểu thị kết quả

Cường độ bám dính khi kéo của từng mẫu thử được xác định chính xác đến 0,1 N/mm2 theo công thức sau:

trong đó:

S cường độ bám dính khi kéo của từng mẫu thử, tính bằng Niutơn trên milimét vuông (N/mm2);

L Lực phá hủy, tính bằng Niutơn (N);

A diện tích bám dính, tính bằng milimét vuông (2 500 mm2).

Cường độ bám dính khi kéo đối với từng điều kiện thử nghiệm được xác định như sau:

- Tính giá trị trung bình của chín kết quả;

- Loại bỏ các giá trị sai lệch so với giá trị trung bình ± 20 %;

- Nếu còn lại năm giá trị trở lên, tính giá trị trung bình mới;

- Nếu còn lại ít hơn năm giá trị, làm lại phép thử;

- Xác định kiểu phá hủy của các mẫu thử.

6.7  Độ chống thấm nước

Mẫu được thử nghiệm trên nền bê tông thấm nước, bịt kín tất cả các mặt trừ phần diện tích thử nghiệm được phủ bằng vật liệu chống thấm dạng lỏng và tạo một áp lực nước từ phía trên diện tích thử nghiệm.

Nền là viên bê tông có kích thước tối thiểu (150 x 150 x 100) mm, sử dụng bê tông thấm nước và có bề mặt phẳng (Hình 4). Chế tạo bê tông thấm nước bằng cách sử dụng tỷ lệ nước/xi măng ≥ 1. Bê tông được chế tạo theo cấp phối sau:

- Sử dụng một trong các loại xi măng sau:

Xi măng PC30 hoặc PC40 theo TCVN 2682:2009;

Xi măng PCB30 hoặc PCB40 theo TCVN 6260:2009;

250 kg/m3

- Cốt liệu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7570:2006 và có dải phân bố kích thước hạt như Hình 5

1 750 kg/m3

- Nước trộn phù hợp với TCVN 4506:2012

250 kg/m3

CHÚ THÍCH: Sử dụng thêm phụ gia WRA (phụ gia giữ nước theo EN 934-2 [1]) trong trường hợp hỗn hợp bê tông bị tách nước. Sự phân bố kích thước hạt cốt liệu phù hợp với đường cong cấp phối liên tục như Hình 5.

CHÚ DẪN:

X Kích thước danh nghĩa của lỗ sàng (mm);

Y Tỷ lệ phần trăm khối lượng lọt qua sàng (%).

Hình 5 - Phân bố kích thước hạt cốt liệu

Chuẩn bị mẫu bê tông theo Điều 6.2 trong EN 480-1:2006 + A1:2011. Chế tạo các viên mẫu bê tông theo TCVN 3105 và bảo dưỡng ít nhất 28 ngày ở (27 ± 2) oC, độ ẩm tương đối (95 ÷ 100) %.

Các viên mẫu bê tông khi không phủ vật liệu chống thấm phải có độ hấp thụ nước bằng 400 g ± 100 g ở áp lực nước 150 kPa và duy trì trong 7 ngày khi xác định theo tiêu chuẩn này. Cấp phối bê tông phải được điều chỉnh theo yêu cầu nếu khối lượng nước hấp thụ không nằm trong giới hạn này.

Trước khi thi công vật liệu chống thấm, một mặt của viên mẫu bê tông phải được mài và làm sạch để loại bỏ bột xi măng và các vết của chất chống dính khuôn.

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng phải được thi công lên bề mặt viên mẫu bê tông đã được mài và làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng lớp lót nếu có yêu cầu. Vật liệu chống thấm phải được thi công hai hoặc nhiều lớp, sử dụng vải hoặc lưới để gia cường nếu có yêu cầu.

Chuẩn bị ba viên mẫu thử cho một lần thử.

Ổn định ba viên mẫu thử đã phủ vật liệu chống thấm ở điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian yêu cầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tất cả các bề mặt còn lại của viên mẫu bê tông phải được bịt kín bằng vật liệu không thấm, vật liệu phủ chống thấm, như vật liệu epoxy hoặc vật liệu trên cơ sở polyeste trước khi thử nghiệm 24 h, đảm bảo toàn bộ vật liệu phủ chống thấm được phủ trên tất cả các cạnh và tại vị trí tiếp giáp với vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng ở mặt trên.

Trước khi bắt đầu quá trình thử nghiệm độ chống thấm nước phải cân viên mẫu thử, sau đó đặt vào trong thiết bị như mô tả trong 6.4.7 và để mẫu thử chịu áp lực nước 150 kPa trong 7 ngày. Áp lực nước phải được giữ không đổi trong suốt quá trình thử nghiệm.

Nếu nước thấm xuyên qua bề mặt dưới của viên mẫu thử hoặc các mặt xung quanh có dấu hiệu của sự thấm nước thì kết thúc quá trình thử nghiệm.

Kết thúc quá trình thử nghiệm, tắt áp lực nước rồi lấy mẫu thử ra thấm khô và cân lại khối lượng. Ngay sau khi cân khối lượng, sử dụng máy thử nén phá hủy viên mẫu thử ở giữa theo phương thấm nước, để đánh giá xem liệu có xảy ra bất kỳ sự thấm nước nào không. Chênh lệch khối lượng trước và sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm độ chống thấm là khối lượng tăng thêm.

Quá trình thử nghiệm phải được tiến hành lại nếu có những kết quả thử nghiệm trong số ba viên mẫu thử mâu thuẫn nhau.

6.8  Khả năng tạo cầu vết nứt

6.8.1  Quy định chung

Mẫu thử là thanh vữa hình lăng trụ, kích thước (160 ± 1) mm x (40 ± 1) mm x (12 ± 0,1) mm và có một lỗ hình vuông với kích thước cạnh (4 ± 0,1) mm nằm giữa mặt nhỏ nhất như Hình 6.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 6 - Thanh mẫu thử nghiệm khả năng tạo cầu vết nứt

Thanh vữa phải được chế tạo theo cấp phối sau:

- Xi măng PC40 hoặc PCB40 theo TCVN 6260:2009

675 g;

- Cát thạch anh theo TCVN 6016:2011

1 350 g;

- HRWR (phụ gia giảm nước cao)

0,5 % đến 1,5 % tính theo khối lượng xi măng (đưa vào nước trộn);

- Nước trộn theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009)

303 g.

Điều chỉnh hàm lượng phụ gia siêu dẻo sử dụng để vữa có độ chảy lỏng cao mà không bị phân tầng. Độ chảy của vữa nằm trong khoảng từ 270 mm đến 300 mm là phù hợp và được xác định theo TCVN 3121-3:2003 [2].

Quét lớp mỏng chất chống dính trên cơ sở nhũ tương lên bề mặt khuôn (6.4.5) để có thể tháo dỡ khuôn dễ dàng.

Vữa phải được trộn và ổn định theo TCVN 6016:2011. Sau khi chuẩn bị, vữa được đổ vào khuôn và đầm bằng tay nếu cần.

Sau khi tháo khuôn, mài nhẵn thanh vữa (trong vùng diện tích thi công vật liệu chống thấm nước) để loại bỏ tất cả các vết của chất chống dính và bảo dưỡng ít nhất 28 ngày trong nước ở (27 ± 2) oC.

Sau 28 ngày lấy thanh vữa ra khỏi nước và ổn định tiếp 24 h ở điều kiện tiêu chuẩn.

Sử dụng dưỡng phù hợp có kích thước bên trong (60 x 30) mm, thi công vật liệu chống thấm nước lên các mặt đối diện của thanh mẫu thử (Hình 6) theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng lớp lót nếu có yêu cầu. Vật liệu chống thấm nước phải được thi công hai hoặc nhiều lớp, sử dụng vải hoặc lưới để gia cường nếu có yêu cầu.

Chuẩn bị ba mẫu thử cho mỗi phép thử.

Sau khi thi công, ổn định mẫu thử 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn.

Kết thúc quá trình ổn định, làm nứt mẫu thử hình lăng trụ bằng cách sử dụng bộ gá phù hợp (6.4.6) mà không làm hư hại đến lớp vật liệu chống thấm nước. Đặt mẫu thử vào bộ gá như Hình 3 và vặn ốc vít một cách từ từ cho đến khi xuất hiện vết nứt cạnh lỗ hình vuông. Tháo mẫu thử ra khỏi bộ gá và tiến hành thử nghiệm theo 6.8.2 hoặc 6.8.3.

6.8.2  Khả năng tạo cầu vết nứt ở điều kiện tiêu chuẩn

Khả năng tạo cầu vết nứt tại thời điểm bắt đầu phá hủy vật liệu chống thấm được đánh giá bằng việc sử dụng máy thử kéo (6.4.8) ở tốc độ 0,15 mm/min.

Chuẩn bị mẫu thử theo 6.8, dùng kẹp phù hợp (xem Hình 2) để cố định mẫu. Đặt lực kéo 20 N để kéo mẫu, đưa thang đo độ giãn dài về "không", sau đó bắt đầu thử nghiệm ở tốc độ 0,15 mm/min, yêu cầu không làm vặn hoặc uốn cong mẫu thử.

Kết thúc thử nghiệm khi nhìn thấy sự hư hại bắt đầu xuất hiện trên bề mặt lớp chống thấm.

Ghi lại kết quả theo milimét, lấy chính xác đến 0,01 mm.

6.8.3  Khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp

Tiến hành quá trình thử nghiệm như mô tả trong 6.8.2 với thiết bị duy trì nhiệt độ ở (- 20 ± 2) oC và (- 5 ± 1) oC.

Chuẩn bị mẫu thử theo 6.8, dùng kẹp phù hợp (xem Hình 2) để cố định mẫu. Đặt lực kéo 20 N để kéo mẫu, đưa thang đo độ giãn dài về "không", sau đó bắt đầu thử nghiệm ở tốc độ 0,15 mm/min, yêu cầu không làm vặn hoặc uốn cong mẫu thử.

Kết thúc thử nghiệm khi nhìn thấy sự hư hại bắt đầu xuất hiện trên bề mặt lớp chống thấm.

Ghi lại kết quả theo milimét, lấy chính xác đến 0,01 mm.

6.9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này, ví dụ TCVN 12692:2020;

b) địa điểm, ngày tháng và thời gian lấy mẫu;

c) loại vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng, tên thương mại và tên cơ sở sản xuất;

d) định danh mẫu thử;

e) cách xử lý và bảo quản mẫu trước khi thử nghiệm;

f) ngày tiến hành thử nghiệm;

g) điều kiện thử nghiệm;

h) lượng nước và/hoặc phụ gia lỏng sử dụng để chuẩn bị cho mẫu vật liệu chống thấm gốc xi măng;

i) mô tả lớp lót và vải hoặc lưới sử dụng để gia cường;

j) độ phủ của lớp lót và vật liệu chống thấm (g/m2);

k) loại và tên thương mại của chất kết dính sử dụng;

l) kết quả thử nghiệm (cường độ bám dính, khả năng chống thấm, khả năng tạo cầu vết nứt);

m) bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

7  Ghi nhãn và bao gói

Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này phải có nhãn ghi rõ các thông tin sau:

a) tên sản phẩm;

b) tên, tên viết tắt và địa chỉ của cơ sở sản xuất;

c) ngày sản xuất và mã sản phẩm, thời gian và điều kiện bảo quản;

d) số hiệu tiêu chuẩn này;

e) loại vật liệu và ký hiệu theo Điều 4 (Bảng 1);

f) hướng dẫn sử dụng:

1) tỷ lệ pha trộn (khi sử dụng);

2) thời gian hóa rắn (khi sử dụng);

3) thời hạn bảo quản;

4) kiểu thi công (bao gồm lớp lót và/hoặc lưới gia cường);

5) lượng sử dụng tối thiểu hoặc độ dày của lớp chống thấm;

6) thời gian chờ để thi công gạch gốm ốp lát;

7) chất kết dính dán gạch, loại và nhóm theo TCVN 7899-1:2008;

8) khuyến cáo vị trí sử dụng (tường ngoài, tường trong, sàn nhà,…).

CHÚ THÍCH 1: Trong ký hiệu quy ước của mỗi loại vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng, có thể có thêm các thông tin về các tính chất đặc biệt khi có dự định sử dụng cho những trường hợp khác.

Thông tin này có thể được ghi trong nhãn trên bao gói và/hoặc trong tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin yêu cầu về việc ghi nhãn đối với một số hoặc tất cả các mục được liệt kê ở trên thì những quy định liên quan đến các mục đã thống nhất được coi là phù hợp và không cần phải lặp lại.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Đánh giá và kiểm tra xác nhận tính ổn định về chất lượng (AVCP)

A.1  Quy định chung

Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và công bố chất lượng của nhà sản xuất trong DoP phải được chứng minh bằng:

- Xác định loại sản phẩm trên cơ sở loại phép thử;

- Kiểm soát sản xuất tại nhà máy bởi nhà sản xuất, bao gồm việc đánh giá sản phẩm.

Nhà sản xuất phải luôn duy trì quyền kiểm soát và phải có biện pháp cần thiết để chịu trách nhiệm về sự phù hợp của sản phẩm với chất lượng đã công bố.

A.2  Loại phép thử

A.2.1  Quy định chung

Phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến đặc tính trong tiêu chuẩn này khi nhà sản xuất dự kiến công bố chất lượng tương ứng trừ khi tiêu chuẩn đưa ra các quy định để công bố mà không thực hiện các phép thử (ví dụ: sử dụng các dữ liệu đã có trước đây, CWFT và chất lượng đạt được theo quy định).

Đánh giá đã được thực hiện trước phù hợp với tiêu chuẩn này, có thể được đưa vào báo cáo với điều kiện là chúng phải được tiến hành theo cùng một phương pháp thử hoặc các phương pháp thử khác nghiêm ngặt hơn, trong cùng hệ thống AVCP trên cùng một sản phẩm hoặc các sản phẩm được thiết kế tương tự nhau, cùng quy trình sản xuất và cùng tính năng, để có thể áp dụng kết quả cho sản phẩm được đề cập.

Mục đích đánh giá là để có thể nhóm các sản phẩm vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng thành các nhóm và nhóm đó được coi là kết quả của một hoặc nhiều đặc tính, tất cả các sản phẩm cùng nhóm được đại diện bởi các đặc tính tương tự nhau.

CHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm có các đặc tính khác nhau được nhóm thành các nhóm khác nhau.

CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn đánh giá được lựa chọn để cho phép chọn một mẫu đại diện phù hợp.

Ngoài ra, để kiểm tra loại sản phẩm phải tiến hành thử nghiệm tất cả các đặc tính trong tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố chất lượng:

- Khi bắt đầu quá trình sản xuất một sản phẩm vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng mới (trừ một sản phẩm của cùng một nhóm), hoặc

- Khi bắt đầu một quá trình sản xuất mới hoặc phương pháp sản xuất thay đổi (điều này có thể ảnh hưởng đến các tính chất đã nêu), hoặc

- Các đặc tính phù hợp phải được lặp lại, bất kỳ khi nào có sự thay đổi xảy ra trong thiết kế cấp phối, trong nguyên vật liệu hoặc nhà cung cấp hoặc phương pháp sản xuất (đối tượng để phân biệt nhóm), có thể ảnh hưởng đáng kể đến một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm.

Đặc tính của các thành phần được sử dụng (ví dụ: xi măng) đã được xác định bởi nhà cung cấp theo các tiêu chuẩn khác, các đặc tính này không cần phải đánh giá lại để chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Các sản phẩm có gắn nhãn quy định phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn được coi là các hoạt động đã được công bố trong DoP, mặc dù điều này không thay thế về mặt pháp lý đối với nhà sản xuất sản phẩm vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng để đảm bảo vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng được sản xuất đúng quy trình và các thành phần trong sản phẩm đạt chất lượng như công bố.

A.2.2  Lấy mẫu, phương pháp thử nghiệm và tiêu chí phù hợp

Số lượng mẫu thử và phương pháp thử nghiệm/đánh giá sản phẩm vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng phải phù hợp với Điều 6 (6.6, 6.7 và 6.8) và Bảng A.1.

Bảng A.1 - Số mẫu thử và tiêu chí phù hợp

Đặc tính

Yêu cầu kỹ thuật

Phương pháp đánh giá

Số mẫu thử

Chứng nhận phù hợp

1. Cường độ bám dính khi kéo ban đầu

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 5

2. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 4

3. Cường độ bám dính khi kéo sau khi lão hóa nhiệt

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 5

4. Cường độ bám dính khi kéo sau các chu kỳ đóng băng - tan băng

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 5

5. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước vôi

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 5

6. Độ chống thấm nước

Điều 5

6.7

1

Bảng 2.a Điều 5

7. Khả năng tạo cầu vết nứt ở điều kiện tiêu chuẩn

Điều 5

6.8

1

Bảng 2.a Điều 5

8. Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo

Điều 5

6.6

1

Bảng 2.a Điều 5

9. Khả năng tạo cầu vết nứt ở nhiệt độ thấp

Điều 5

6.8

1

Bảng 2.a Điều 5

A.2.3  Báo cáo thử nghiệm

Phải ghi chép vào báo cáo thử nghiệm kết quả xác định loại sản phẩm. Nhà sản xuất phải lưu giữ tất cả các báo cáo thử nghiệm tối thiểu 10 năm kể từ ngày sản xuất.

A.2.4  Chia sẻ kết quả với bên liên quan

Nhà sản xuất có thể sử dụng kết quả xác định loại sản phẩm từ bên khác (ví dụ: nhà sản xuất khác, các đơn vị làm dịch vụ cho các nhà sản xuất hoặc nhà phát triển sản phẩm) để chứng minh chất lượng sản phẩm đã công bố khi được sản xuất theo cùng một đơn phối liệu (ví dụ: kích thước) và cùng nguyên vật liệu, cùng thành phần và phương thức sản xuất, với điều kiện:

- Kết quả phải có giá trị đối với các sản phẩm có cùng đặc tính cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm;

- Ngoài ra, các thông tin cơ bản để chứng minh sản phẩm có cùng chất lượng liên quan đến đặc tính cơ bản cụ thể, bên khác đã tiến hành xác định loại sản phẩm có liên quan hoặc sản phẩm đã được tiến hành xác định, chấp nhận (giấy phép đăng ký, hợp đồng hoặc bất kỳ loại hình thức nào khác được công nhận bằng văn bản) để chuyển đến nhà sản xuất các kết quả và báo cáo thử nghiệm sử dụng để xác định loại sản phẩm, cũng như thông tin về các cơ sở sản xuất và kiểm soát quá trình sản xuất có thể được đưa vào FDC;

- Nhà sản xuất thừa nhận kết quả của bên khác để chịu trách nhiệm về sản phẩm có chất lượng đã được công bố và cũng:

- Đảm bảo sản phẩm có đặc tính tương đương nhau về chất lượng và không có sự khác nhau đáng kể liên quan đến nhóm sản phẩm và quá trình kiểm soát sản xuất so với sản phẩm đã được sử dụng để xác định về loại;

- Giữ sẵn bản sao có thông tin cần thiết về việc xác định loại sản phẩm để chứng minh sản phẩm được sản xuất theo cùng một đơn phối liệu và cùng nguyên vật liệu, cùng thành phần và quy trình sản xuất.

A.3  Kiểm soát sản xuất tại nhà máy

A.3.1  Quy định chung

Nhà sản xuất phải thiết lập tài liệu và lưu giữ trong hệ thống FPC để đảm bảo các sản phẩm được lưu thông trên thị trường phù hợp với chất lượng đã công bố.

Hệ thống FPC bao gồm quy trình, kiểm tra định kỳ, thử nghiệm và/hoặc đánh giá và sử dụng kết quả để kiểm soát nguyên liệu thô và các vật liệu hoặc thành phần khác, thiết bị, quá trình sản xuất và sản phẩm.

Phải ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng văn bản tất cả các yếu tố yêu cầu kỹ thuật và quy định được nhà sản xuất thông qua.

Tài liệu hệ thống kiểm soát sản xuất tại nhà máy phải đảm bảo sự hiểu biết chung về đánh giá tính ổn định về chất lượng và có khả năng đạt được chất lượng sản phẩn yêu cầu và hệ thống kiểm soát sản xuất tại nhà máy hoạt động hiệu quả. Kiểm soát sản xuất tại nhà máy gồm tập hợp các kỹ thuật vận hành và tất cả các biện pháp bảo trì và kiểm soát sự phù hợp của sản phẩm cùng với các đặc tính về chất lượng đã công bố.

Trường hợp nhà sản xuất sử dụng kết quả loại chia sẻ hoặc kết hợp các loại sản phẩm, FPC cũng phải bao gồm các tài liệu như nêu trong A.2.4.

A.3.2  Yêu cầu kỹ thuật

A.3.2.1  Quy định chung

Nhà sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống FPC phù hợp với nội dung tiêu chuẩn quy định đối với sản phẩm này. Nhiệm vụ và trách nhiệm trong tổ chức kiểm soát sản xuất là phải lập hồ sơ và cập nhật tài liệu.

Phải xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa nhân viên quản lý, thực hiện hoặc kiểm tra công việc có ảnh hưởng đến tính ổn định của sản phẩm. Đặc biệt, điều này áp dụng cho các nhân viên khi bắt đầu các hành động để ngăn ngừa tính không ổn định của sản phẩm khi xảy ra, hành động trong trường hợp không ổn định để xác định và ghi lại các vấn đề không ổn định của sản phẩm.

Nhân viên thực hiện các công việc ảnh hưởng đến tính ổn định về chất lượng sản phẩm phải được giáo dục, đào tạo về kỹ năng và kinh nghiệm để ghi chép hồ sơ lưu giữ.

Mỗi nhà máy, khi cần thiết nhà sản xuất có thể ủy quyền hoạt động cho người có thẩm quyền để:

- Định danh các quá trình để chứng minh tính ổn định của sản phẩm ở các công đoạn thích hợp;

- Phải ghi lại và định danh bất kỳ trường hợp nào không ổn định;

- Định danh các quá trình để xác định trường hợp không ổn định.

Nhà sản xuất phải lập và cập nhật các tài liệu để kiểm soát sản xuất tại nhà máy. Tài liệu và quy trình của nhà sản xuất phải phù hợp với sản phẩm và quá trình sản xuất. Hệ thống FPC phải đạt được mức độ tin cậy phù hợp với tính ổn định về chất lượng của sản phẩm. Điều này liên quan đến:

a) Chuẩn bị các tài liệu quy trình sản xuất và hướng dẫn liên quan đến các hoạt động kiểm soát sản xuất tại nhà máy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã được tham khảo;

b) Thực hiện có hiệu quả các quy trình sản xuất và hướng dẫn này;

c) Ghi lại các hoạt động này và kết quả đạt được;

d) Sử dụng các kết quả này để điều chỉnh và sửa chữa các ảnh hưởng do độ lệch, xử lý kết quả không phù hợp và nếu cần thiết thì sửa đổi FPC để sửa chữa nguyên nhân dẫn đến chất lượng không ổn định.

Khi thực hiện hợp đồng thầu phụ, nhà sản xuất phải giữ toàn bộ quyền kiểm soát sản phẩm và đảm bảo rằng mình nhận được tất cả các thông tin cần thiết để hoàn thành trách nhiệm theo tiêu chuẩn này.

Nếu nhà sản xuất có một phần sản phẩm được thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, chế biến và/hoặc dán nhãn bằng hợp đồng thầu phụ thì FPC của thầu phụ có thể được tính đến nếu phù hợp với sản phẩm được đề cập.

Tất cả các hoạt động trong mọi trường hợp không được vượt quá những trách nhiệm trên khi nhà sản xuất ký hợp đồng thầu phụ.

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có hệ thống FPC phù hợp với TCVN ISO 9001 và đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn Châu Âu hiện nay thì được coi là đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát FPC của Quy định (EU) số 305/2011.

A.3.2.2  Thiết bị, dụng cụ

A.3.2.2.1  Thử nghiệm

Tất cả cân, thiết bị đo và thử nghiệm phải được hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ theo tần suất và tiêu chuẩn ghi trong tài liệu.

A.3.2.2.2  Sản xuất

Phải kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ tất cả các thiết bị sử dụng trong sản xuất để đảm bảo việc sử dụng, hao mòn hoặc hư hỏng không phải là nguyên nhân gây ra sự không đồng nhất trong quá trình sản xuất. Kiểm tra và bảo dưỡng phải được tiến hành và ghi chép phù hợp với quy trình của nhà sản xuất và hồ sơ phải được lưu giữ trong khoảng thời gian quy định theo quy trình FPC của nhà sản xuất.

A.3.2.3  Nguyên vật liệu và các thành phần

Phải ghi chép và có kế hoạch kiểm tra các thông số kỹ thuật của tất cả các nguyên vật liệu thô và thành phần để đảm bảo sự phù hợp. Trong trường hợp sử dụng các thành phần được cung cấp, hệ thống chất lượng ổn định của các thành phần phải được quy định trong yêu cầu kỹ thuật đối với thành phần đó.

A.3.2.4  Truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn

Phải định danh và truy xuất nguồn gốc sản xuất của các lô sản phẩm riêng lẻ. Nhà sản xuất phải viết quy trình để đảm bảo quá trình liên quan đến gắn mã truy xuất nguồn gốc và/hoặc ghi nhãn được kiểm tra thường xuyên.

A.3.2.5  Kiểm soát quá trình sản xuất

Nhà sản xuất phải lập kế hoạch và tiến hành sản xuất trong điều kiện được kiểm soát.

A.3.2.6  Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm

Nhà sản xuất phải thiết lập quá trình sản xuất để đảm bảo các đặc tính công bố được duy trì. Bảng A.2 quy định các đặc tính, phương pháp thử và tần suất kiểm soát tối thiểu.

Bảng A.2 - Kiểm soát sản xuất: phương pháp thử và tần suất FPC tối thiểu

 Đặc tính

Phương pháp thử

Tần suất FPC tối thiểu

Cường độ bám dính khi kéo ban đầu

6.6.2

B

Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước

6.6.3 hoặc 6.6.4

B

Cường độ bám dính khi kéo sau khi lão hóa nhiệt

6.6.5

B

Cường độ bám dính khi kéo sau các chu kỳ đóng băng - tan băng

6.6.6

B

Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước vôi

6.6.9

B

Độ chống thấm nước

6.7

A

Khả năng tạo cầu vết nứt (trong điều kiện tiêu chuẩn và ở nhiệt độ thấp)

6.8.2 hoặc 6.8.3

B

Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo

6.6.7 hoặc 6.6.8

B

A: nghĩa là "trong vòng 6 tháng"

B: nghĩa là "một năm thử nghiệm một lần cho sản xuất dưới 500 tấn/năm và một năm thử nghiệm hai lần cho sản xuất trên 500 tấn/năm.

A.3.2.7  Sản phẩm không phù hợp

Nhà sản xuất phải ghi vào văn bản và nêu rõ cách xử lý các sản phẩm không phù hợp. Khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra phải ghi lại và các hồ sơ này phải được lưu giữ trong vòng một năm được nhà sản xuất quy định bằng văn bản.

Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm không phù hợp, phải tiến hành ngay biện pháp khắc phục cần thiết và sản phẩm hoặc lô hàng không phù hợp phải được cách ly và định danh.

Phải kiểm tra và xác minh lại khi lỗi đã được sửa chữa.

Phải ghi chép chính xác kết quả thử nghiệm và kiểm soát. Mô tả sản phẩm, ngày sản xuất, phương pháp thử nghiệm được thông qua, kết quả thử nghiệm và tiêu chuẩn chấp nhận phải được ghi vào hồ sơ có chữ ký của người chịu trách nhiệm kiểm soát/thử nghiệm.

Đối với bất kỳ kết quả kiểm soát nào không đáp ứng mức yêu cầu của tiêu chuẩn này, phải ghi trong hồ sơ các biện pháp khắc phục được thực hiện (ví dụ: tiến hành thử nghiệm tiếp theo, sửa đổi quy trình sản xuất, loại bỏ hoặc đặt đúng sản phẩm).

A.3.2.8  Hành động khắc phục

Nhà sản xuất phải có quy trình hướng dẫn bằng tài liệu để hành động loại bỏ nguyên nhân không phù hợp để ngăn ngừa sự tái lặp.

A.3.2.9  Xử lý, lưu trữ và bao gói

Nhà sản xuất phải có quy trình đưa ra các phương pháp xử lý sản phẩm và khu vực lưu trữ phù hợp để tránh hư hỏng hoặc giảm chất lượng.

A.3.3  Yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho sản phẩm

Hệ thống FPC phải đề cập đến tiêu chuẩn này và đảm bảo rằng các sản phẩm được lưu thông trên thị trường phải phù hợp với chất lượng đã công bố.

Hệ thống FPC phải gồm một FPC cụ thể cho sản phẩm xác định để chứng minh sự phù hợp của sản phẩm theo các giai đoạn thích hợp, ví dụ:

a) kiểm soát và thử nghiệm để thực hiện trước và/hoặc trong quá trình sản xuất theo tần suất quy định trong kế hoạch thử nghiệm của FPC, và/hoặc

b) Việc kiểm tra và thử nghiệm sẽ được thực hiện trên các sản phẩm hoàn chỉnh theo một kế hoạch thử nghiệm của FPC.

Nếu nhà sản xuất chỉ sử dụng sản phẩm hoàn chỉnh, các hoạt động theo b) dẫn đến mức phù hợp tương đương của sản phẩm như FPC đã được thực hiện trong quá trình sản xuất.

Nếu nhà sản xuất tự sản xuất một phần sản phẩm thì các hoạt động theo b) có thể bị giảm đi và một phần được thay thế bằng các hoạt động theo a). Nhìn chung, càng nhiều phần sản xuất được thực hiện bởi nhà sản xuất thì các hoạt động theo b) càng nhiều có thể thay thế được bằng các hoạt động theo a).

Trong bất kỳ trường hợp nào, hoạt động sẽ dẫn đến một mức độ phù hợp tương đương của sản phẩm như FPC đã được thực hiện trong quá trình sản xuất.

CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, có thể thực hiện các hoạt động theo a) và b), hoặc chỉ theo a) hoặc chỉ theo b)

Các hoạt động theo a) đề cập đến chế độ trung gian của sản phẩm như máy móc sản xuất và điều khiển chúng, thiết bị đo... Các thử nghiệm, kiểm soát và tần suất phải lựa chọn dựa trên loại sản phẩm và thành phần, quá trình sản xuất và mức độ phức tạp của nó, độ nhạy của đặc tính sản phẩm với các thông số sản xuất.

Nhà sản xuất phải thiết lập và lưu trữ hồ sơ cung cấp bằng chứng cho thấy sản xuất đã được lấy mẫu và thử nghiệm. Hồ sơ phải thể hiện rõ sản xuất có đáp ứng được tiêu chuẩn quy định và phải lưu trữ ít nhất mười năm.

A.3.4  Quy trình điều chỉnh

Nếu điều chỉnh sản phẩm, quy trình sản xuất hoặc hệ thống FPC có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đặc tính nào của sản phẩm đã công bố theo tiêu chuẩn này, sau đó là tất cả các đặc tính chất lượng nhà sản xuất công bố có thể bị ảnh hưởng phải tuân theo việc xác định loại sản phẩm như mô tả A.2.1.

Việc đánh giá lại nhà máy và hệ thống FPC phải được thực hiện theo các khía cạnh đã điều chỉnh.

Tất cả các đánh giá và kết quả đánh giá phải được ghi chép trong báo cáo.

A.3.5  Sản phẩm một lần, sản phẩm trước khi sản xuất (ví dụ: sản phẩm thử nghiệm) và sản phẩm được sản xuất với số lượng rất ít

Đánh giá sản phẩm vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng được sản xuất một lần, sản xuất thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt và sản phẩm được sản xuất với số lượng rất ít như sau:

Để đánh giá loại, áp dụng A.2.1 đoạn 3 cùng với các điều khoản bổ sung sau:

- Trong trường hợp sản xuất thử nghiệm, mẫu thử nghiệm phải đại diện cho sản xuất được dự kiến và được nhà sản xuất lựa chọn;

- Theo yêu cầu của nhà sản xuất, kết quả đánh giá mẫu sản xuất thử nghiệm có thể bao gồm trong một chứng chỉ hoặc trong báo cáo thử nghiệm do bên thứ ba đưa ra.

Hệ thống FPC cho sản phẩm sản xuất một lần và sản xuất với số lượng rất ít phải đảm bảo nguyên vật liệu và/hoặc thành phần đủ để sản xuất ra sản phẩm. Các quy định nguyên vật liệu và/hoặc thành phần chỉ được áp dụng khi phù hợp. Nhà sản xuất phải lưu giữ hồ sơ cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đánh giá lần đầu của nhà máy và FPC phải được kiểm tra:

a) tất cả các nguồn cần thiết để đạt được các đặc tính của sản phẩm trong tiêu chuẩn này phải có sẵn, và

b) quy trình FPC phù hợp với tài liệu của FPC sẽ được thực hiện và tuân thủ trong thực tế, và

c) các quy trình đã được áp dụng để chứng minh quy trình sản xuất của nhà máy có thể sản xuất một sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và sản phẩm sản xuất sẽ tương đương với mẫu sử dụng để xác định loại sản phẩm.

Khi thiết lập quá trình sản xuất hàng loạt, áp dụng các quy định nêu tại Điều A.3.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 934-2, Admixtures for concrete, mortar and grout - Part 2: Concrete admixtures - Definations, requirements, conformity, marking and labelling (Phụ gia cho bê tông, vữa và vữa rót - Phần 2: Phụ gia bê tông - Định nghĩa, yêu cầu kỹ thuật, sự phù hợp, ghi nhãn và bao gói).

[2] TCVN 3121-3:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (Phương pháp bàn dằn).

[3] TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân loại và ký hiệu quy ước

5  Yêu cầu kỹ thuật

6  Phương pháp thử

6.1  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

6.2  Điều kiện thử nghiệm

6.3  Vật liệu thử

6.4  Thiết bị, dụng cụ

6.5  Trộn vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng

6.6  Cường độ bám dính khi kéo

6.6.1  Chuẩn bị mẫu thử

6.6.2  Cường độ bám dính khi kéo ban đầu

6.6.3  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước

6.6.4  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước theo phương pháp khác

6.6.5  Cường độ bám dính khi kéo sau khi lão hóa nhiệt

6.6.6  Cường độ bám dính khi kéo sau các chu kỳ đóng băng - tan băng

6.6.7  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo

6.6.8  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước chứa clo theo phương pháp khác

6.6.9  Cường độ bám dính khi kéo sau khi tiếp xúc với nước vôi

6.6.10  Tính toán và biểu thị kết quả

6.7  Độ chống thấm nước

6.8  Khả năng tạo cầu vết nứt

6.9  Báo cáo thử nghiệm

7  Ghi nhãn và bao gói

Phụ lục A (tham khảo) Đánh giá và kiểm tra xác nhận tính ổn định về chất lượng

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi