Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1266:1972 Máy nông nghiệp-Nguyên tắc đặt tên gọi và ký hiệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1266:1972

Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1266:1972 Máy nông nghiệp-Nguyên tắc đặt tên gọi và ký hiệu
Số hiệu:TCVN 1266:1972Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:20/10/1972Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1266-72

MÁY NÔNG NGHIỆP

NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU

Tiêu chuẩn này quy định việc đặt tên gọi và ký hiệu cho những máy nông nghiệp đang chế tạo hoặc sẽ chế tạo ở trong nước.

Những máy đang sử dụng hoặc đã chế tạo xong có thể giữ nguyên tên gọi và ký hiệu từ trước.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mỗi kiểu máy nông nghiệp phải có tên gọi và ký hiệu xác định phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này.

1.2. Tên gọi và ký hiệu máy nông nghiệp phải ngắn gọn, rõ ràng, không trùng nhau.

2. TÊN GỌI

2.1. Nhóm từ đầu tiên của tên máy phải nói lên nhiệm vụ chính của máy. Ví dụ: máy cày, máy gieo…

Trường hợp máy thực hiện nhiều nhiệm vụ thì nhóm từ đầu tiên phải gồm một số từ ứng với những nhiệm vụ chủ yếu của máy, giữa các từ có gạch nối. Ví dụ: Máy gặt - đập, máy gieo - bón, máy xới - bón…

2.2. Nhóm từ thứ hai của tên máy phải nói lên nhiệm vụ đặc biệt của máy. Ví dụ: cày ruộng nước, máy gieo ngô, máy gặt lúa… Trường hợp máy có cấu tạo đặc biệt, nhóm từ này nói lên đặc điểm cấu tạo chính của máy có ảnh hưởng đến chỉ số nông học. Ví dụ: bừa đĩa, máy gieo ngô ô vuông…

2.3. Nhóm từ thứ ba của tên máy nói lên đặc điểm liên kết với nguồn động lực, nếu đặc điểm đó chưa thể hiện ở nhóm từ đầu tiên, ở đặc điểm cấu tạo của máy. Ví dụ:

Máy gặt đập tự chạy,

Máy gieo ngô ô vuông treo,…

Nhóm từ này còn phản ảnh đặc điểm cấu tạo thứ yếu của máy, nếu cần phân biệt máy này với  máy khác cùng nhiệm vụ. Ví dụ: cày treo ba thân, máy gieo ngô treo sáu hàng…

2.4. Cuối tên máy, nếu cần thì có thể mang tên cơ sở sản xuất, tên người sáng chế hay một đặc điểm lịch sử nào đó.

3. KÝ HIỆU

3.1. Ký hiệu máy nông nghiệp phải phản ảnh được tên gọi, năng suất, hoặc thông số cơ bản về đặc điểm kỹ thuật của máy. Ký hiệu máy gồm những chữ cái in hoa và những chữ số A-rập. Cho phép ký hiệu không có chữ số.

3.2. Chữ cái trong ký hiệu phải trùng với chữ cái đầu của các từ trong tên gọi. Thứ tự các chữ cái phải trùng với thứ tự các từ trong tên gọi, nhưng không nhất thiết phải đầy đủ các chữ cái đầu trong tên gọi.

Số chữ cái liền nhau trong ký hiệu không được quá 4.

3.3. Những chữ số đứng sau chữ cái trong ký hiệu phải nói lên năng suất hoặc thông số cơ bản về đặc điểm kỹ thuật của máy.

Số nhóm chữ số trong ký hiệu không được nhiều hơn 2. Nếu có hai nhóm chữ số thì giữa chúng có gạch nối.

Những số ghi trong ký hiệu cố gắng lấy tròn, cho phép có một số lẻ sau dấu phẩy.

Những số đến hàng chục chỉ năng suất (t/h), bề rộng làm việc (m), thể tích (m3) thì dù là tròn vẫn phải thêm dấu phảy và số 0 ở sau để phân biệt với số hàng, số bộ phận làm việc (số nguyên).

Không ghi đơn vị đo lường trong ký hiệu.

3.4. Giữa phần chữ và phần số trong ký hiệu phải có gạch nối.

3.5. Ở đầu ký hiệu (trước phần chữ) có thể có chữ số chỉ số máy đơn vị trong máy chung.

Ở cuối ký hiệu (sau phần số) có thể có chữ cái in hoa (A, B, C…) chỉ những loạt máy cải tiến.

3.6. Không cho phép hai máy không cùng nhiệm vụ, hoặc cùng nhiệm vụ nhưng khác cấu tạo lại có ký hiệu giống nhau.

3.7. Phải thay đổi ký hiệu khi thay đổi những thông số cơ bản của máy. Nếu chỉ thay đổi những thông số phụ trong cấu tạo của máy thì chỉ cần thêm những chữ cái A, B, C… ở cuối ký hiệu để chỉ các lần cải tiến so với cấu tạo đầu tiên.

3.8. Ký hiệu máy phải ghi trên máy ở chỗ dễ nhìn thấy.

 

PHỤ LỤC

Ví dụ cụ thể một số tên gọi và ký hiệu máy nông nghiệp

Tên gọi máy nông nghiệp

Ký hiệu máy

1. Máy bừa đĩa (bề rộng làm việc 2,2m)

2. Máy bừa đĩa treo (bề rộng làm việc 2m)

3. Máy bừa đĩa ruộng nước treo (bề rộng làm việc 2,5m)

4. Máy bừa răng ba mảng (bề rộng làm việc mỗi mảng 1m)

5. Máy bón phân khoáng treo (bề rộng làm việc 2,8m)

6. Máy bón phân chuồng (bề rộng làm việc 2,0m)

7. Máy bóc vỏ đay (năng suất 0,3 t/h)

8. Máy băm trộn thức ăn gia súc (năng suất 1,0 t/h)

9. Máy cày móc 5 thân (bề rộng làm việc mỗi thân 25cm)

10. Máy cày treo 1 thân (bề rộng làm việc 30 cm)

11. Máy cày ruộng nước treo 4 thân (bề rộng làm việc mỗi thân 25cm)

12. Máy cấy lúa 5 hàng

13. Máy cấy lúa treo 10 hàng

14. Máy cấy lúa tự chạy 12 hàng

15. Máy cắt thái ngô (bề rộng làm việc 2,6m)

16. Mắt cắt cỏ treo (bề rộng làm việc 2,1m)

17. Máy cắt lông cừu 12 bộ phận cắt

18. Máy đào khoai treo 2 hàng

19. Máy đập lúa (lượng cung cấp 2,0 kg/s)

20. Máy ép cỏ (năng suất 1,0 t/h)

21. Máy gặt đập lúa tự chạy (lượng cung cấp 3,0 kg/s)

22. Máy gom cỏ xếp giải dọc (bề rộng làm việc 6,0m)

23. Máy gom cỏ xếp giải ngang (bề rộng làm việc 14,5m)

24. Máy gieo hạt treo 24 hàng

25. Máy gieo ngô bón phân treo 6 hàng

26. Máy giũ đay (năng suất 1,0 t/h)

27. Máy khoan hố (đường kính hố 25cm)

28. Máy khử trùng sữa (năng suất 500 l/h)

29. Máy lên luống 2 hàng

30. Máy làm sạch hạt (năng suất 2,0 t/h)

31. Máy làm sạch sữa (năng suất 500 l/h)

32. Máy nấu thức ăn gia súc (năng suất 1,0 t/h)

33. Máy nghiền (năng suất 1,0 t/h)

34. Máy phay ruộng nước treo (bề rộng làm việc 1,6m)

35. Máy phun thuốc nước treo (bề rộng làm việc 6,0m)

36. Máy phun thuốc bột treo (bề rộng làm việc 4,0m)

37. Máy phun mưa (tầm xa 45m)

38. Máy phân loại hạt (năng suất 2,0 t/h)

39. Máy rửa củ (năng suất 1,0 t/h)

40. Máy san ruộng (bề rộng làm việc 2,0m)

41. Máy sấy hạt (năng suất 1,0 t/h)

42. Máy trồng cây con 4 hàng

43. Máy trồng khoai 4 hàng

44. Máy trộn chuyển phân (năng suất 1,0 t/h)

45. Máy thu hoạch bông 2 hàng

46. Máy thu hoạch ngô 3 hàng

47. Máy thái củ (năng suất 1,0 t/h)

48. Máy ủi đất (bề rộng làm việc 1,2m)

49. Máy vắt sữa 10 bộ phận vắt

50. Máy xử lý hạt (năng suất 1,0 t/h)

51. Máy xới treo (bề rộng làm việc 4,2m)

52. Máy xới bón treo (bề rộng làm việc 2,8m)

53. Máy xay xát (năng suất 1,0 t/h)

….

BĐ - 2,2

BĐT - 2,0

BĐNT - 2,5

3BR - 1,0

BPKT - 2,8

BPC - 2,0

BVĐ - 0,3

BTTA - 1,0

C - 5 - 25

CT - 30

CNT - 4 - 25

CL - 5

CLT - 10

CLTC - 12

CTN - 2,6

CCT - 2,1

CLC -12

ĐKT - 2

ĐL - 2,0

EC - 1,0

GĐTC - 3,0

GCD - 6,0

GCN - 14,5

ZHT - 24

ZNBT - 6

ZĐ - 1,0

KH - 25

KTS - 500

LL - 2

LSH - 2,0

LSS - 500

NTA - 1,0

N - 1,0

FNT - 1,6

PTNT - 6,0

PTBT - 4,0

PM - 45

PLH - 2,0

RC - 1,0

SR - 2,0

SH - 1,0

TCC - 4

TK - 4

TCP - 1,0

THB -2

THN - 3

TC - 1,0

U - 1,2

VS - 10

XLH - 1,0

XT - 4,2

XBT - 2,8

XX - 1,0

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi