Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11658:2016 ISO 2927:1973 Nguyên liệu nhôm oxit dùng để sản xuất nhôm-Lấy mẫu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11658:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11658:2016 ISO 2927:1973 Nguyên liệu nhôm oxit dùng để sản xuất nhôm-Lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 11658:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11658:2016
ISO 2927:1973

NGUYÊN LIỆU NHÔM OXIT DÙNG Đ SẢN XUT NHÔM - LẤY MẪU

Aluminium oxide primarily used for the production of aluminium - Sampling

Lời nói đầu

TCVN 11658:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 2927:1973.

TCVN 11658:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

NGUYÊN LIỆU NHÔM OXIT DÙNG Đ SẢN XUT NHÔM - LẤY MẪU

Aluminium oxide primarily used for the production of aluminium - Sampling

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đ lây mẫu đại diện dùng cho phân tích hóa học và xác định các tính chất vật lý của nguyên liệu nhôm oxit dùng trong sản xuất nhôm.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho nhôm oxit trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, trên băng chuyền nhập kho hoạt động liên tục cũng như nhôm oxit sau khi lưu kho, ví dụ như:

- Khi được vận chuyển bằng băng chuyền (băng tải, máng trượt, tấm ghép phẳng, v.v...).

- Khi được nhập hoặc xuất từ vật chứa, silo hoặc bồn chứa, v.v...

- Khi nằm trong đống, trong khoang hàng hoặc trong các silo hở, v.v...

2  Nguyên tắc

Lấy mẫu không cần giảm kích thước hạt bằng cách lấy ra số mẫu đơn có khối lượng không đổi theo phương pháp thủ công hoặc cơ giới tùy theo điều kiện.

Bo quản các mẫu đơn và vận chuyển ở nhiệt độ môi trường trong các vật chứa kín.

Mẫu phải được giữ nguyên ở trạng thái vật lý và hóa học vốn có từ thời điểm lấy mẫu đến khi được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm.

3  Lấy mẫu từ băng tải, máng trượt hoặc trên băng chuyền loại tấm ghép phẳng

3.1  Thiết bị, dụng cụ

3.1.1  Các thiết bị, dụng cụ thủ công hoặc cơ giới phù hợp, ví dụ vít Acsimet hoặc các ống xiên.

3.1.2  Hộp đựng mẫu, tốt nhất là bằng vật liệu chất dẻo.

3.2  Cách tiến hành

3.2.1  Mẫu đống - số mẫu đơn

Mỗi mẫu đơn được lấy qua toàn bộ chiều rộng của dòng nguyên liệu ở khoảng thời gian tương ứng với 1/20 thời gian vận hành liên tục của băng chuyền (khối lượng tối thiểu: 2 kg).

3.2.2  Mẫu phòng thử nghiệm

Đối với nhôm oxit có dải kích cỡ hạt trong khoảng từ vài micromet đến 300 μm, lượng mẫu phòng thử nghiệm 500 g là vừa đủ.

Để giản lược mẫu đống thành mẫu phòng thử nghiệm, áp dụng các phương pháp cổ điển để chia nhỏ các vật liệu bột, rồi tuân theo cách xử lý được mô tả trong đoạn thứ 5 và các đoạn tiếp theo của 3.2.3.

3.2.3  Phương pháp lấy mẫu

Đầu tiên phải kiểm tra dụng cụ lấy mẫu là rỗng. Sau đó thao tác dụng cụ ít nhất ba lần, loại bỏ hết mẫu được lấy trước khi lấy mẫu thực tế.

Luôn luôn lấy mẫu từ dòng chảy, không bao giờ lấy tức thời trên băng tải hoặc tấm phẳng.

Lấy mẫu đơn theo suốt chiều rộng của dòng chảy.

Chỉ lấy mẫu khi dòng vật liệu chạy liên tục ở năng sut cực đại, không lấy mẫu khi việc cấp liệu hoặc dỡ tải bị gián đoạn.

Nếu lấy mẫu bằng máy, phải chắc chắn rằng hộp chứa mẫu phải hoàn toàn rỗng và không chứa bất kỳ vật liệu khác ở thời điểm lấy mẫu. Bảo vệ hộp chứa mẫu khỏi bụi bẩn trong khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu.

Tránh không để rơi bất kỳ lượng mẫu nào khi chuyển từ công đoạn tập hợp mẫu sang chia tư hoặc các giai đoạn giao nhận. Chuyển mẫu bằng vít Archimed hoặc các ống xiên (3.1.1).

Tránh sử dụng máng rót hoặc phễu nạp còn bám dính sau khi lấy mẫu vì chúng gây ra sự phân tách các cỡ hạt khác nhau.

Nhằm giảm thiểu tác động của các điều kiện môi trường phải thực hiện thao tác lấy mẫu, chia tư và tập hp mẫu cuối cùng càng nhanh càng tốt trong phòng chống ẩm.

4  Lấy mẫu khi dỡ tải theo khối lượng của vật chứa, bồn chứa hoặc silo

4.1  Thiết bị, dụng cụ

4.1.1  Các thiết bị, dụng cụ lấy mẫu thủ công hoặc cơ giới phù hợp, ví dụ như vít Archimed hoặc ống xiên.

4.1.2  Hộp chứa mẫu, tốt nhất là bằng vật liệu chất dẻo

4.2  Cách tiến hành

4.2.1  Mẫu đống - Số mẫu đơn

4.2.1.1  Vật chứa có dung tích nhỏ hơn 20 m3

Lấy bốn mẫu đơn đại diện, mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 kg.

4.2.1.2  Vật chứa có dung tích từ 20 m3 đến 100 m3

Cứ 10 m3 lấy một mẫu đơn, mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 kg.

4.2.2 Mẫu phòng thử nghiệm

Khối lượng 500 g (xem 3.2.2).

4.2.3 Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu theo toàn bộ dòng chảy ở cửa mở bình thường khi dỡ tải mà không phải ở một vị trí riêng biệt dành cho mục đích lấy mẫu.

Lấy các lượng vật liệu bằng nhau ở các khoảng thời gian đều nhau trong suốt quá trình làm rỗng liên tục của vật chứa, thùng chứa hoặc silo. Sau đó tiến hành chia tư hoặc trộn các mẫu phụ thuộc vào các mẫu khác nhau cần được phân tích theo vị trí của chúng trong vật chứa hoặc là một mẫu đại diện cho vật chứa.

Mẫu trong dòng vật liệu được lấy bằng dụng cụ thủ công hoặc thiết bị cơ giới (4.1.1) phải chú ý để không có bất kỳ sự rơi vãi vật liệu hoặc không để dịch chuyển quá nhanh do áp lực dòng vật liệu. Cần có biện pháp để tránh mất mẫu do các hạt mịn bay đi.

Nếu lấy mẫu bằng máy, phải chắc chắn rằng hộp chứa mẫu phải hoàn toàn rỗng và không chứa bất kỳ vật liệu khác ở thời đim lấy mẫu. Bảo vệ hộp chứa mẫu khỏi bụi bẩn trong khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu.

Tránh không để rơi bất kỳ lượng mẫu nào khi chuyển từ giai đoạn tập hợp mẫu sang chia tư hoặc các giai đoạn giao nhận. Chuyển mẫu bằng vít Archimed hoặc các ống xiên (4.1.1).

Tránh sử dụng máng rót hoặc phễu nạp còn bám dính sau khi lấy mẫu vì chúng gây ra sự phân tách các cỡ hạt khác nhau.

Nhằm giảm thiểu tác động của các điều kiện môi trường phải thực hiện thao tác lấy mẫu, chia tư và tập hợp mẫu cuối cùng càng nhanh càng tốt trong phòng chống ẩm.

5  Lấy mẫu từ đống, khoang hàng hoặc silo mở

5.1  Thiết bị, dụng cụ

5.1.1  Các ống vít Archimed, bằng nhôm, thép không gỉ hoặc vật liệu chất dẻo (chiều dài nạp liệu hiệu dụng 50 cm).

5.1.2  Vít Archimed, hoặc ống xiên.

5.1.3  Hộp chứa mẫu, tốt nhất là bằng vật liệu chất dẻo.

5.2  Cách tiến hành

5.2.1  Mẫu đống - Số mẫu đơn

5.2.1.1  Lấy mẫu từ đng, khoang hàng lớn hơn 100 m3

Lấy từ 10 đến 15 mẫu đơn, mỗi mẫu không nhỏ hơn 1 kg.

5.2.2  Mẫu phòng thử nghiệm

Khối lượng 500 g (xem 3.2.2).

5.2.3  Phương pháp lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thẳng đứng, trên toàn bộ đỉnh của đống, sử dụng toàn bộ chiều dài ống lấy mẫu (5.1.1). Trong trưng hợp khác, lấy mẫu mỗi mức tương ứng theo chiều dài ống lấy mẫu bằng cách chuẩn bị các mức này trên đống tại thời điểm dỡ tải khoang hàng hoặc silo.

Sử dụng dụng cụ lấy mẫu theo cách mà mẫu đơn sẽ bị gián đoạn trong dung tích của dụng cụ lấy mẫu sau khi nó đã được làm trống rỗng sau khi nạp thử.

Việc lấy mẫu chỉ đúng khi ống được nạp đồng đều mà không gián đoạn.

Nếu lấy mẫu bằng máy, phải chắc chắn rằng hộp chứa mẫu phải hoàn toàn rỗng và không chứa bất kỳ vật liệu khác ở thời điểm lấy mẫu. Bảo vệ hộp chứa mẫu khỏi bụi bẩn trong khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu.

Tránh không để rơi bất kỳ lượng mẫu nào khi chuyển từ giai đoạn tập hợp mẫu sang chia tư hoặc các giai đoạn giao nhận. Chuyển mẫu bằng vít Archimed hoặc các ống xiên (4.1.1).

Tránh sử dụng máng rót hoặc phễu nạp còn bám dính sau khi lấy mẫu vì chúng gây ra sự phân tách các c hạt khác nhau.

Nhằm giảm thiểu tác động của các điều kiện môi trường phải thực hiện thao tác lấy mẫu, chia tư và tập hợp mẫu cuối cùng càng nhanh càng tốt trong phòng chống ẩm.

6  Chuẩn bị và lưu mẫu phòng thử nghiệm

Đối với phân tích hóa học, phải bảo quản và vận chuyển các mẫu phòng thử nghim ở nhiệt độ môi trường trong bao gói kín mà không có bất kỳ biện pháp đặc biệt yêu cầu nào khác cho mẫu phân tích hóa học thông thường.

Nếu phép đo các tính chất vật lý cần đặc biệt lưu ý tránh bất kỳ thay đổi nào về kích cỡ hạt, ch số hấp thụ, khối lượng riêng biểu kiến, v.v...

Đ giảm sự dịch chuyển và vón kết của các hạt ở mức nhỏ nhất, mẫu phải được nạp đầy và đậy kín sao cho ch có lượng không khí thông thường giữa các hạt rắn.

Hộp mẫu phải đóng kín để tránh ẩm thâm nhập từ môi trường bên ngoài.

Nếu mẫu được vận chuyển qua một khoảng cách lớn, tốt nhất là nên bọc quanh hộp bằng lớp đệm thích hợp (bọc cao su ...) để tránh va đập từ bên ngoài.

Không được dùng túi hoặc bao gói mềm ngay cả khi chúng được hàn kín. Các hộp nhựa thường được khuyến khích sử dụng.

7  Báo cáo lấy mẫu

Báo cáo lấy mẫu bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn phương pháp được áp dụng;

b) Tỷ lệ theo lô, bao gồm mẫu đống và số mẫu đơn được lấy theo đống:

c) Số mẫu phòng thử nghiệm được chuẩn bị với ký hiệu nhận biết (bao gói, khối lượng, nơi nhận, v.v...);

d) Mọi đặc điểm bất thường khi lấy mẫu;

e) Mọi thao tác không có trong tiêu chuẩn này hoặc được coi như tùy chọn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi