Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11580:2016 ISO 3218:2014 Tinh dầu-Nguyên tắc về tên gọi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11580:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11580:2016 ISO 3218:2014 Tinh dầu-Nguyên tắc về tên gọi
Số hiệu:TCVN 11580:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11580:2016
ISO 3218:2014

TINH DẦU - NGUYÊN TẮC V TÊN GỌI

Essential oils - Principles of nomenclature

 

Lời nói đầu

TCVN 11580:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3218:2014;

TCVN 11580:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TINH DẦU - NGUYÊN TẮC V TÊN GỌI

Essential oils - Principles of nomenclature

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc đã được chấp nhận để nhận biết tinh dầu, ví dụ đối với việc dán nhãn và/hoặc dập nhãn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11581 (ISO 4720) Tinh dầu - Tên gọi.

3  Nguyên tắc

3.1  Tên của tinh dầu phải đủ rõ và không gây nhầm ln để tránh hiểu nhầm về những vấn đề sau:

- nguồn gốc thực vật của cây;

- phần được sử dụng của cây;

- giai đoạn sinh trưởng sinh thực (phenology) của chúng;

- quá trình chế biến, trước khi thu được tinh dầu (sấy sơ bộ, lên men v.v...) , nếu có;

- phương pháp thu nhận tinh dầu.

Các điểm cần lưu ý trên chỉ liên quan đến tên của tinh dầu. Tên thực vật chính xác của loài và nếu cần, tên của thứ thực vật, cùng với các chi tiết về nguồn gốc và phương pháp chế biến tinh dầu được nêu trong Phạm vi áp dụng, Thuật ngữ và định nghĩa của các tiêu chuẩn tương ứng.

Đối với tên khoa học của thực vật có liên quan, xem TCVN 11581 (ISO 4720).

3.2  Để phân biệt tinh dầu với dầu, phải sử dụng cách diễn đạt “Tinh dầu... để mô tả về tinh dầu.

CHÚ THÍCH: Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 54 quyết định chấp nhận thuật ngữ Tinh dầu ...” thay vì “Dầu ...” đối với tất cả các tiêu chun được ban kỹ thuật này công bố. Sự thay đổi này sẽ được thực hiện khi soát xét các tiêu chuẩn và áp dụng cho tất các các dự thảo mới.

3.3  Theo sau cụm từ “Tinh dầu ...” là bộ phận của cây (nếu cây đó có một số bộ phận có thể cho tinh dầu) và tên thông thường của thực vật đó (xem thêm 3.7).

VÍ DỤ 1 Tinh dầu oải hương.

VÍ DỤ 2 Tinh dầu quả mùi tây.

3.4 Sử dụng tên khoa học của thực vật đầy đủ (tên chi và tên loài) khi không có tên thông thường.

3.5  Cây lai giữa các loài khác nhau phải được ch rõ bằng tên thông thường và theo danh pháp khoa học hiện hành.

VÍ DỤ: Tinh dầu lavandin Grosso (Lavandula angustifolia Mill. x Lanvandula latifolia Medik.).

3.6  Khi tinh dầu có nguồn gốc hoàn toàn từ các thứ cụ thể hoặc từ các dòng vô tính nhất định của một loài thì sử dụng tên được quy định cho thứ hoặc dòng vô tính đó.

VÍ DỤ Tinh dầu của oải hương “Maillette”.

3.7  Khi loài thực vật bao gồm một số dạng hóa học phân biệt theo tinh dầu thu được thì phải kèm theo tên của thành phần hóa học chính của tinh dầu đó.

VÍ DỤ Tinh dầu húng quế, dạng metyl chavicol.

3.8  Nếu thực vật một số bộ phận được sử dụng để chiết tinh dầu thì tên của bộ phận sử dụng được đặt trước tên thông thường của thực vật.

VÍ DỤ 1 Tinh dầu lá đinh hương.

VÍ DỤ 2 Tinh dầu thân đinh hương.

3.9  Khi các loài thực vật khác nhau từ các khu vực khác nhau trên thế giới có cùng tên thì cn phân biệt các loài theo ch dẫn địa lý nơi xuất xứ của thực vật. Trong trường hợp này, tên thông thường của thực vật bao gồm cả tên quốc gia hoặc tên vùng trồng.

VÍ DỤ: Tinh dầu kinh giới ô Tây Ban Nha (Thymus mastichina L.) hoang dại.

CHÚ THÍCH: Cách đặt tên này cho phép phân biệt Thymus mastichina L. với Origanum majorana L. cùng được gọi là “kinh giới ô”, hiện nay chưa có tiêu chuẩn về tinh dầu O. majorana L.

3.10  Các cây của cùng loài thực vật có thể sinh trưng tự nhiên hoặc được trồng ở các vùng địa lý khác nhau và tinh dầu của chúng có thể có các tính chất vật lý và hóa học khác nhau do vật chất di truyền và các điều kiện sinh thái và nông nghiệp. Chúng sẽ được phân biệt bằng cách thêm tên của vùng trồng hoặc quốc gia, xuất xứ của thứ hoặc giống cây trồng đó, vào sau tên của tinh dầu, ở giữa là thuật ngữ “dạng” (type).

VÍ DỤ 1 Tinh dầu tiêu đen (Piper nigrum L), dạng n Độ.

VÍ DỤ 2 Tinh dầu tiêu đen (Piper nigrum L), dạng Madagascar.

VÍ DỤ 3 Tinh dầu hương thảo, dạng Tây Ban Nha (ISO 1342).

DỤ 4 Tinh dầu hương thảo, dạng Maroc và Tunisia.

3.11  Khi tinh dầu của cùng một loài thực vật có thể thu được bằng các quá trình khác nhau thì phải chỉ rõ phương pháp sử dụng ở cuối của tên tinh dầu, trước dấu phẩy.

VÍ DỤ 1 Tinh dầu chanh, thu được bằng chưng cất.

VÍ DỤ 2 Tinh dầu chanh, thu được bằng phương pháp ép.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 1342, Essential oil of rosemary (Rosmarinus officinalis L.)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi