Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11547:2016 ISO 9009:1991 Dụng cụ chứa bằng thủy tinh-Chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa-Phương pháp thử
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11547:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11547:2016 ISO 9009:1991 Dụng cụ chứa bằng thủy tinh-Chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa-Phương pháp thử
Số hiệu: | TCVN 11547:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11547:2016
ISO 9009:1991
DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH - CHIỀU CAO VÀ ĐỘ LỆCH CỦA BỀ MẶT HOÀN THIỆN SO VỚI ĐÁY DỤNG CỤ CHỨA - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass containers - Height and non-parallelism of finish with reference to container base - Test methods
Lời nói đầu
TCVN 11547:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9009:1991.
ISO 9009:1991 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11547:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 63 Dụng cụ chứa bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DỤNG CỤ CHỨA BẰNG THỦY TINH - CHIỀU CAO VÀ ĐỘ LỆCH CỦA BỀ MẶT HOÀN THIỆN SO VỚI ĐÁY DỤNG CỤ CHỨA - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Glass containers - Height and non-parallelism of finish with reference to container base - Test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định chiều cao và độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa bằng thủy tinh.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 7348:1991, Glass containers - Manufacture - Vocabulary (Dụng cụ chứa bằng thủy tinh - Sản xuất - Từ vựng).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1 Chiều cao (lớn nhất) của dụng cụ chứa [(maximum) height of container]
Khoảng cách giữa điểm cao nhất của bề mặt trên cùng và bề mặt đáy của dụng cụ chứa (Xem Hình 1).
3.2 Chiều cao nhỏ nhất của dụng cụ chứa (minimum height of container)
Khoảng cách giữa điểm thấp nhất của bề mặt trên cùng và bề mặt đáy của dụng cụ chứa (xem Hình 1).
3.3 Độ lệch (non-parallelism)
Chênh lệch giữa chiều cao lớn nhất và chiều cao nhỏ nhất của dụng cụ chứa (Xem Hình 1).
4 Nguyên tắc
4.1 Kiểm tra chiều cao của dụng cụ chứa bằng dưỡng GO/NO GO lớn nhất và nhỏ nhất hoặc dụng cụ đo phù hợp. Xác định chiều cao (lớn nhất).
4.2 Xác định độ lệch của bề mặt hoàn thiện.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Đối với việc kiểm tra chiều cao
Các loại dưỡng đo. Ví dụ được nêu trong 5.1.1 và 5.1.2.
5.1.1 Dưỡng chiều cao, ví dụ, bao gồm một tấm đế và một hoặc hai trụ thẳng đứng và
a) một thanh ngang cố định, trong trường hợp kích thước cần đo là khoảng cách giữa tấm đế và thanh ngang tương đương với kích thước cần đo, hoặc
b) thanh ngang cố định có chia nấc, trong trường hợp kích thước cần đo là khoảng cách giữa đế và hai nấc của thanh ngang tương ứng với chiều cao lớn nhất và chiều cao nhỏ nhất cần đo (xem ví dụ trong Hình 2), hoặc
c) thanh ngang điều chỉnh được, có thể cố định được tại khoảng cách tương đương với khoảng cách cần đo tính từ tấm đế.
5.1.2 Dưỡng khung, kết hợp giữa đường kính thân nhỏ nhất và chiều cao lớn nhất.
Hình 1 - Độ lệch
Hình 2 - Ví dụ về dưỡng đo chiều cao
5.2 Đối với xác định chiều cao
Có nhiều loại dụng cụ, ví dụ thước cặp hoặc panme. Các dụng cụ này phải có độ chính xác ít nhất là 0,1 mm.
5.3 Đối với xác định độ lệch
Dụng cụ có thể là
a) theo mô tả trong 5.1.1 c) kết hợp với dưỡng đo khe hở với bước 0,1 mm, hoặc
b) dụng cụ được mô tả trong 5.2.
Để kiểm tra định tính nhanh, có thể sử dụng ni vô.
6 Lấy mẫu
Việc lấy mẫu phải theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
7 Cách tiến hành
7.1 Chiều cao của dụng cụ chứa
7.1.1 Kiểm tra nhanh
Đặt dụng cụ chứa trên tấm đế bằng kim loại. Đặt dưỡng đo chiều cao (5.1.1) (xem ví dụ Hình 2) sao cho chiều cao nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng với các yêu cầu về dung sai chiều cao chính xác đến 0,1 mm.
Xác định các dụng cụ chứa trượt qua được phần cao nhất của dưỡng đo và không trượt qua được phần thấp nhất của dưỡng đo.
7.1.2 Xác định chiều cao (lớn nhất)
Sử dụng thước cặp hoặc dụng cụ phù hợp khác (5.2) đo chiều cao (lớn nhất) của dụng cụ chứa với độ chính xác 0,1 mm.
7.2 Độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy dụng cụ chứa
Đặt dụng cụ lên tấm đế bằng kim loại. Sử dụng thước cặp hoặc dụng cụ phù hợp khác (5.2) đo điểm thấp nhất trên bề mặt hoàn thiện (nghĩa là chiều cao nhỏ nhất), và, nếu chưa được xác định theo 7.1.2, điểm cao nhất trên bề mặt hoàn thiện (nghĩa là chiều cao lớn nhất) (xem Hình 1) với độ chính xác 0,1 mm.
8 Biểu thị kết quả
8.1 Chiều cao của dụng cụ chứa
8.1.1 Kiểm tra nhanh (xem 7.1.1)
Nếu lấy kết quả sơ bộ, kết quả là số lượng dụng cụ chứa đáp ứng các yêu cầu về dung sai chiều cao.
8.1.2 Chiều cao (lớn nhất) (xem 7.1.2)
Kết quả đo chiều cao, tính bằng milimét, được xác định theo 7.1.2.
8.2 Độ lệch của bề mặt hoàn thiện so với đáy
Kết quả là chênh lệch giữa chiều cao lớn nhất và chiều cao nhỏ nhất, tính bằng milimét, được xác định theo 7.2.
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) phương pháp thử đã sử dụng (nghĩa là 7.1 và/hoặc 7.2);
c) kích cỡ mẫu và kiểu/loại dụng cụ chứa được thử;
d) thông tin chi tiết về nhà sản xuất;
e) loại dụng cụ được sử dụng;
f) kết quả thu được;
g) tên và chữ ký người thử, và ngày thử.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.