Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11546-3:2016 ISO 28499-3:2009 Da trâu và da nghé-Phần 3: Phân loại theo khuyết tật
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11546-3:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11546-3:2016 ISO 28499-3:2009 Da trâu và da nghé-Phần 3: Phân loại theo khuyết tật
Số hiệu: | TCVN 11546-3:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 01/01/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11546-3:2016
ISO 28499-3:2009
DA TRÂU VÀ DA NGHÉ - PHẦN 3: PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Buffalo hides and buffalo calf skins - Part 3: Grading on the basis of defects
Lời nói đầu
TCVN 11546-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 28499-3:2009. ISO 28499-3:2009 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11546-3:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11546 (ISO 28499), Da trâu và da nghé gồm các phần sau:
- TCVN 11546-1:2016 (ISO 28499-1:2009), Phần 1: Mô tả các khuyết tật,
- TCVN 11546-2:2016 (ISO 28499-2:2009), Phần 2: Phân loại theo khối lượng và kích cỡ,
- TCVN 11546-3:2016 (ISO 28499-3:2009), Phần 3: Phân loại theo khuyết tật.
DA TRÂU VÀ DA NGHÉ - PHẦN 3: PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Buffalo hides and buffalo calf skins - Part 3: Grading on the basis of defects
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn phân loại da trâu và da nghé nguyên liệu hoặc được bảo quản, được xén diềm dùng để thuộc da trên cơ sở các khuyết tật quan sát được.
Tiêu chuẩn áp dụng cho da trâu nước và da nghé nước và không quy định cho da trâu rừng và da trâu Châu Mỹ (trâu Bison)
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
2.1 Bảo quản (curing)
Phương pháp bảo quản tạm thời da nguyên liệu.
CHÚ THÍCH Việc bảo quản bao gồm việc xử lý da nguyên liệu để ngăn chặn sự thối rữa và sự phân hủy bởi vi sinh vật.
2.2 Khuyết tật (defect)
Hư hại xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào, trên da trâu và da nghé nguyên liệu hoặc được muối, từ đó làm giảm giá trị của da thuộc.
3 Khuyết tật
Trong tiêu chuẩn này, các khuyết tật được chia thành năm nhóm.
3.1 Khuyết tật tự nhiên do bệnh tật và ký sinh trùng trên động vật sống
Khuyết tật này là lỗ giòi, khuyết tật do bệnh hắc lào, bệnh ve, khuyết tật do chấy, nốt đậu mùa, sẹo, lở bướu, và vết khối u.
3.2 Khuyết tật cơ học lên động vật sống
Khuyết tật này là vết đóng dấu, vết thâm tím, sẹo, vết thương, hư hại do dây, vết đâm, cào sừng, vết gông,...
3.3 Khuyết tật do bẩn
Khuyết tật này do phân và nước tiểu.
3.4 Khuyết tật do lột da
Khuyết tật này là các vết cắt, cắt cổ họng, thịt thừa, hình dạng xấu, vết khía, vết bập dao lột, lỗ, nứt mặt cật, hư tổn do máy kéo,...
3.5 Khuyết tật do bảo quản và lưu kho
Các khuyết tật dạng này là thối rữa, tuột lông., sần đỏ, dây muối, vết muối,...
4 Phân loại theo các khuyết tật
Da phải được chia thành ba loại theo các khuyết tật chấp nhận được tại thời điểm phân loại.
4.1 Loại một
Loại một bao gồm các loại da phù hợp với các yêu cầu sau:
- Da có hình dạng đẹp, được bảo quản sạch và tốt, không dấu hiệu thối rữa;
- Không có khuyết tật, đặc biệt ở phần mông và cổ;
- Không có vết đóng dấu.
4.2 Loại hai
Loại hai phải bao gồm các loại da phù hợp với các yêu cầu sau:
- Da có hình dạng đẹp và được bảo quản tốt, không có dấu hiệu thối rữa;
- Cắt lột đến 20% ở phần mông;
- Có khuyết tật vết thương liền vừa phải và vết ve nhẹ;
- Có phân và nước tiểu không bao phủ quá 10% trên mỗi chân sau.
4.3 Loại ba
Loại ba phải bao gồm các loại da phù hợp với các yêu cầu sau:
- Da có hình dạng xấu;
- Các khuyết tật mờ bao phủ đến 50% diện tích;
- Vết cắt lột bao phủ đến 40% diện tích;
- Lỗ nhỏ bao phủ đến 50% diện tích;
- Da có một số khuyết tật thối rữa;
- Da có phân và vết dây nước tiểu nhiều hơn được chấp nhận đối với da Loại hai.
4.4 Da loại
Da loại gồm các loại da phù hợp với các yêu cầu sau:
- Da có hình dạng rất xấu hoặc phế phẩm nhiều;
- Xuất hiện các lỗ lớn hơn, vết đóng dấu và vết sẹo;
- Có khuyết tật bao phủ từ 50% diện tích da trở lên.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.