Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11541-3:2016 ISO 7482-3:2005 Da dê nguyên liệu-Phần 3: Hướng dẫn phân loại theo khuyết tật
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11541-3:2016
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11541-3:2016 ISO 7482-3:2005 Da dê nguyên liệu-Phần 3: Hướng dẫn phân loại theo khuyết tật
Số hiệu: | TCVN 11541-3:2016 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 23/12/2016 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11541-3:2016
ISO 7482-3:2005
DA DÊ NGUYÊN LIỆU - PHẦN 3: HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw goat skins - Part 3: Guidelines for grading on the basis of defects
Lời nói đầu
TCVN 11541-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 7482-3:2005. ISO 7482-3:2005 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2016 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11541-3:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11541 (ISO 7482), Da dê nguyên liệu gồm các phần sau:
- TCVN 11541-1:2016 (ISO 7482-1:1998), Phần 1: Mô tả các khuyết tật;
- TCVN 11541-2:2016 (ISO 7482-2:1999), Phần 2: Hướng dẫn phân loại theo khối lượng và kích cỡ;
- TCVN 11541-3:2016 (ISO 7482-3:2005), Phần 3: Hướng dẫn phân loại theo khuyết tật.
DA DÊ NGUYÊN LIỆU - PHẦN 3: HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw goat skins - Part 3: Guidelines for grading on the basis of defects
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các hướng dẫn phân loại da dê nguyên liệu hoặc được bảo quản, đã được xén diềm dựa trên các khuyết tật nhìn thấy được.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11541-1 (ISO 7482-1), Da dê nguyên liệu - Phần 1: Mô tả các khuyết tật.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Bảo quản (curing)
Việc xử lý để bảo vệ da chống lại các ảnh hưởng có hại từ khi lột mổ đến khi đưa vào quá trình thuộc.
3.2 Khuyết tật (defect)
Thuật ngữ chung đối với các khuyết tật bất kỳ, từ bất kỳ nguyên nhân nào, đối với da nguyên liệu hoặc da được xử lý, và từ đó có thể làm giảm chất lượng của da thuộc.
3.3 Da hỏng (fallen skin)
Da được lột từ xác súc vật không được chọc tiết hoặc được lấy tiết kém.
3.4 Da dê (goat skin)
Lớp phủ ngoài động vật thuộc loài sơn dương.
3.5 Khuyết tật ẩn (latent defects)
Khuyết tật được che bởi lông và chỉ lộ ra sau khi loại bỏ lông, nghĩa là tổn thương do dụng cụ nhổ, kẹp hoặc tổn thương cơ học khác.
3.6 Hình dạng (pattern)
Hình dạng hoặc đường viền của da lột khi được trải phẳng, được xác định bởi vị trí, chiều dài và hướng của vết cắt đứt được thực hiện trong suốt quá trình lột da.
3.7 Bảo quản (preservation)
Việc thực hiện giữ cho da không bị phân hủy.
3.8 Mổ (ripping)
Việc cắt mổ phanh xác động vật và dọc theo bụng từ cổ họng đến cuối đuôi và dọc theo chân.
3.9 Xén diềm (trimming)
Thao tác để tạo hình dạng da theo mục đích sử dụng.
4 Xén diềm
4.1 Việc xén diềm da dê phải phù hợp với các yêu cầu dưới đây. Da phải được phân vùng như sau:
a) không có phần đầu, phần chân được cắt ngay trên đầu gối hoặc khuỷu chân, và đuôi cắt ngắn;
b) không có bìu, vú, hậu môn hoặc rốn;
c) không dính mỡ hoặc thịt.
4.2 Việc cắt tiết, cắt phần bụng và cắt phần chân phải được thực hiện trực tiếp ở giữa cổ, bụng và chân.
5 Bảo quản
5.1 Trong tiêu chuẩn này, chấp nhận các phương pháp bảo quản sau:
- phơi khô bằng cách treo trong bóng râm;
- ướp muối;
- ngâm nước muối bão hòa;
- ướp muối khô;
- ướp lạnh.
5.2 Da nguyên liệu hoặc da tươi cũng có thể được phân loại theo tiêu chuẩn này.
6 Phân loại theo khuyết tật
6.1 Quy định chung
Tiêu chuẩn này phân loại da dê thành bốn loại dựa trên các khuyết tật chấp nhận được tại thời điểm phân loại.
6.2 Khuyết tật
Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, các khuyết tật được chia thành sáu nhóm:
6.2.1 Khuyết tật liên quan đến sức khỏe động vật
Vết do bệnh tật, bệnh than, khối u, áp xe, vv....
6.2.2 Khuyết tật liên quan đến các thao tác nhận dạng động vật
Vết đóng dấu được tạo bởi sắt nóng, hóa chất (sơn, thuốc nhuộm), dấu lạnh, v.v...
6.2.3 Khuyết tật liên quan đến côn trùng và ký sinh trùng
Vết do chấy, giun, ghẻ lở, ve, v.v....
6.2.4 Khuyết tật liên quan đến các vết thương hở hoặc đã liền sẹo
a) Khuyết tật xảy ra khi động vật còn sống:
Vết thâm tím, phồng da, rách, vết thương, móc sừng,..
b) Khuyết tật do lột da:
lỗ, vết cắt, vết rạch, vết dao, rãnh dài và sâu, v.v....
6.2.5 Khuyết tật do bảo quản kém
Thối rữa, dây màu hóa chất, tuột lông, nốt sần đỏ, v.v....
6.2.6 Khuyết tật do bẩn
Phân, nước tiểu, tinh dịch, gai, cát, bụi, v.v....
6.3 Phân loại da
Dựa trên các khuyết tật, da dê được chia thành bốn loại:
6.3.1 Loại một
Da thuộc loại một phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) không có khuyết tật nhìn thấy được ở giữa da;
b) không có dấu hiệu bị thối rữa;
c) không bẩn;
d) tại vùng biên mép của tấm da hoặc trên chân hoặc đuôi, CHỈ MỘT trong các khuyết tật sau được chấp nhận:
1) một vài khuyết tật do bệnh tật,
2) một vài khuyết tật do ký sinh trùng,
3) một vài vết đóng dấu;
4) một vết thương hở hoặc đã liền sẹo.
6.3.2 Loại hai
Da thuộc loại hai phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) ngoài các khuyết tật tại vùng biên mép của tấm da hoặc trên chân hoặc đuôi như được đề cập đối với da loại một, các khuyết tật sau được chấp nhận trên vai hoặc bụng:
1) một vài khuyết tật do bệnh tật,
2) một vài khuyết tật do ký sinh trùng,
3) một vết đóng dấu,
4) một vết thương hở hoặc liền sẹo.
b) ngoài ra, chấp nhận các vết thối rữa;
c) chấp nhận một số vết bẩn ở phần biên mép của tấm da hoặc trên chân hoặc đuôi.
6.3.3 Loại ba
Da thuộc loại ba phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) ngoài các khuyết tật được đề cập đối với da loại hai, các khuyết tật sau được chấp nhận với mật độ thấp/trung bình ở phần da tốt nhất (mông):
1) một vài khuyết tật do bệnh tật,
2) một vài khuyết tật do thối rữa,
3) một vết đóng dấu,
4) nhiều vết thương hở hoặc liền sẹo,
b) ngoài ra, chấp nhận các vết thối rữa;
c) chấp nhận một số vết bẩn, trừ ở phần da tốt nhất (mông).
Các khuyết tật được đề cập ở trên không được bao phủ quá 25% toàn bộ diện tích da.
6.3.4 Loại bốn
Da thuộc loại bốn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Khuyết tật được đề cập đối với da loại ba được chấp nhận với mật độ thấp/trung bình trên da không được bao phủ quá 40% toàn bộ diện tích da.
6.3.5 Da loại
Tất cả các loại da có nhiều khuyết tật hơn các khuyết tật được chấp nhận đối với da loại bốn và da có khuyết tật chiếm quá 50% diện tích không thể làm da thuộc thì phải được xếp là da loại.
Các loại da sau cũng phải được loại bỏ:
- da hỏng;
- da chưa được xén diềm hoặc được xén diềm kém;
- da bị mài xước và phồng rộp do sấy khô;
- da ám khói.
7 Hệ thống phân loại theo bảng và hình học
7.1 Bảng 1 tổng hợp việc phân loại theo khuyết tật, vị trí khuyết tật, mật độ khuyết tật và độ sâu và diện tích bề mặt của khuyết tật. Việc giải thích mã số sử dụng được nêu trong Bảng 2.
Bảng 1 - Phân loại
Loại | Khuyết tật do: | ||||||
| Bệnh tật, khối u v.v... | Vết đóng dấu, sơn, v.v... | Côn trùng, ký sinh trùng, v.v... | Vết thương, lỗ, vết cắt, phồng da, v.v... | Thối rữa, tuột lông, nốt sần đỏ, v.v... | Bẩn, phân, nước tiểu, tinh dịch, cát, v.v... | |
1 | Vị trí | 1-2 | 1-2 | 1-2 | 1 | 0 | 0 |
| Mật độ | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 |
| Độ sâu | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 |
| Diện tích bề mặt | 1 | 1 | 1 | 1-2 | - | 0 |
2 | Vị trí | 3 | 3 | 3 | 2-3 | 1-2 | 1-2 |
| Mật độ | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
| Độ sâu | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | - |
| Diện tích bề mặt | 1 | 1 | 1 | 1-2 | 1 | 1 |
3 | Vị trí | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3 | 3-4 |
| Nồng độ | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 |
| Độ sâu | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | - |
| Diện tích bề mặt | 1 | 1 | 1 | 1-2 | 1 | 1 |
4 | Vị trí | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3-4 |
| Mật độ | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
| Độ sâu | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
| Diện tích bề mặt | 1-2 | 1 | 1-2 | 1-2 | 1-2 | 1-2 |
Bảng 2 - Giải thích các mã số sử dụng trong Bảng 1
| 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
Vị trí | Không có ở bất kỳ vị trí nào | Biên mép | Chân, đuôi, má | Vai, bụng | Phần giữa |
Mật độ | Không | Thấp | Trung bình | Cao |
|
Độ Sâu |
| Bề mặt ngoài | Xuyên qua |
|
|
Diện tích bề mặt |
| Mặt cật | Mặt thịt |
|
|
7.2 Hình 1, 2, 3 và 4 đưa ra hình ảnh hình học tương ứng của da loại một, da loại hai, da loại ba và da loại bốn.
Hình 1 - Da dê loại 1
CHÚ DẪN (Hình 1)
A bệnh tật, khối u, v.v...
B vết đóng dấu, sơn, v.v...
C côn trùng, ký sinh trùng, v.v...
D vết thương, lỗ, vết cắt, v.v...
E thối rữa, tuột lông, nốt sần đỏ,.
F bẩn, phân, tinh dịch, cát, v.v...
0 không cho phép khuyết tật.
Hình 2 - Da dê loại 2
CHÚ DẪN (Hình 2)
A bệnh tật, khối u, v.v...
B vết đóng dấu, sơn, v.v...
C côn trùng, ký sinh trùng, v.v...
D vết thương, lỗ, vết cắt, v.v...
E thối rữa, tuột lông, nốt sần đỏ,.
F bẩn, phân, tinh dịch, cát, v.v...
Hình 3 - Da dê loại ba
CHÚ DẪN (Hình 3)
A bệnh tật, khối u, v.v...
B vết đóng dấu, sơn, v.v...
C côn trùng, ký sinh trùng, v.v...
D vết thương, lỗ, vết cắt, v.v...
E thối rữa, tuột lông, nốt sần đỏ,.
F bẩn, phân, tinh dịch, cát, v.v...
Hình 4- Da dê loại 4
CHÚ DẪN (Hình 4)
A bệnh tật, khối u, v.v...
B vết đóng dấu, sơn, v.v...
C côn trùng, ký sinh trùng, v.v...
D vết thương, lỗ, vết cắt, v.v...
E thối rữa, tuột lông, nốt sần đỏ,…
F bẩn, phân, tinh dịch, cát, v.v..
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.