Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11346-1:2016 Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ-Gỗ nguyên được xử lý bảo quản-Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11346-1:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11346-1:2016 Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ-Gỗ nguyên được xử lý bảo quản-Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm
Số hiệu:TCVN 11346-1:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:15/11/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11346-1:2016

ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ - GỖ NGUYÊN ĐƯỢC XỬ LÝ BẢO QUẢN - PHẦN 1: PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU VÀ LƯỢNG THUỐC THẤM

Durability of wood and wood-based products - Preservative-treated solid wood - Part 1: Classification of preservative penetration and retention

Lời nói đầu

TCVN 11346-1:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 351-1:2007.

TCVN 11346-1:2016 do Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11346 Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên được xử lý bảo quản gồm các phần:

TCVN 11346-1:2016 Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuốc thấm;

TCVN 11346-2:2016 Phn 2: Hướng dẫn lấy mẫu để xác định độ sâu và lượng thuốc thấm

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cho phép người hướng dẫn hoặc người sử dụng lựa chọn xử lý 1 loại thuốc bảo quản cho 1 sản phẩm gỗ nguyên để sử dụng trong thực tế đã được kế hoạch hoặc cho các yêu cầu thực hành bảo quản truyền thống hoặc thực hành bảo quản tại các vùng khác nhau trong các điều kiện sử dụng gỗ mà sản phẩm gỗ tiếp xúc với môi trường sử dụng (xem TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007)). Bên cạnh đó, nó cung cấp cơ sở để xử lý gỗ theo các tiêu chuẩn cho sản phẩm gỗ đã được ban hành. Chưa một nỗ lực nào thực hiện xác định tuổi thọ làm việc của gỗ đã qua xử lý 1 loại thuốc bảo quản cụ thể được chấp nhận vì tuổi thọ gỗ sau xử lý còn phụ thuộc vào vùng địa lý và liên quan đến khí hậu của môi trường sử dụng, Hiệu quả sử dụng của gỗ qua xử lý không thể đánh giá trực tiếp, chẳng hạn bằng phép thử ngoài bãi thử tự nhiên hay phép thử với sinh vật, và bởi vì chưa có văn bản nào được ban hành phục vụ cho mục đích này. Hệ quả là các giá trị độ sâu và lượng thuốc thấm được đo bằng phân tích các hoạt chất trong gỗ đã xử lý.

Xử lý thuốc bảo quản cho các loại gỗ nhất định để sử dụng trong các môi trường sử dụng khác nhau có thể không cần thiết do độ bền tự nhiên của gỗ (xem EN 350-2 và EN 460). Nếu gỗ cần thiết phi có xử lý, ch dẫn chi tiết cho các loại thuốc bảo quản phù hợp được hướng dẫn trong TCVN 11347 :2016.

Đ BN T NHIÊN CỦA G VÀ CÁC SẢN PHẨM G - G NGUYÊN ĐƯỢC X LÝ BẢO QUN - PHN 1: PHÂN LOẠI Đ SÂU VÀ LƯỢNG THUỐC THM

Durability of wood and wood-based products - Preservative-treated solid wood - Part 1: Classification of preservative penetration and retention

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại gỗ đã xử lý thuốc bảo quản dựa vào độ sâu thuốc thấm, và hướng dẫn phân loại lượng thuốc thấm. 2 hệ thống phân loại này được sử dụng làm căn cứ để hướng dẫn chính xác các quy trình xử lý thuốc bo quản cho những sản phẩm cụ thể.

Tiêu chuẩn này cung cấp thuật ngữ cho chuyên gia khi chuẩn bị bản hướng dẫn cho xử lý thuốc bảo quản hoặc tiêu chuẩn sản phẩm. Tiêu chuẩn này tự nó không có vai trò như một hướng dẫn xử lý.

Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho việc sản xuất gỗ nguyên xử lý thuốc bảo quản, bao gồm cả gỗ ghép bằng keo, thích hợp đ sử dụng trong những điều kiện sử dụng thực tế đã được định nghĩa là các môi trường sử dụng trong tiêu chuẩn TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007). Tiêu chuẩn này không áp dụng để kiểm tra gỗ đã xử lý sau khi đã đưa vào sử dụng.

Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho việc bảo quản gỗ chng lại sự tấn công của nấm phá hoại và gây biến mầu gỗ, côn trùng và các sinh vật biển phá hoại gỗ

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các tính chất khác của gỗ được xử lý thuốc bảo quản như màu sắc, tính gây ăn mòn và khả năng tương thích với vật liệu khác, hoặc các tính chất trên quan đim sức khỏe, an toàn và môi trường.

Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho gỗ được xử lý các công thức dùng để kh, hoặc chống các đối tượng sinh vật đang gây hi gỗ đang dùng, hoặc phòng chống nm biến mầu và côn trùng tấn công gỗ còn tươi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1:1999), Chương trình ly mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Quy trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kim tra từng lô.

TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng.

TCVN 11346-2:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Gỗ nguyên xử lý thuc bảo quản - Phần 2: Hướng dẫn lấy mẫu để xác định độ sâu và lượng thuốc thấm.

TCVN 11347-1:2016, Độ bn tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học - Phần 1: Chỉ dẫn chi tiết theo môi trường sử dụng.

EN 350-2, Durability of wood and wood-based products - Natural durability of solid wood - Part 2: Guide to natural durability and treatability of selected wood species of importance in Europe. (Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ nguyên khối - Phần 2: Hướng dẫn độ bền tự nhiên và khả năng xử lý các loài quan trọng đã được lựa chọn ở Châu Âu)

EN 1001-2:2005, Durability of wood and wood-based products - Terminology - Part 2: Vocabulary (Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phầm từ gỗ - Thuật ngữ - Phần 2: Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong EN 1001-2:2005, cụ thể như sau:

3.1

Hoạt chất (active ingredient)

Một hợp chất hoặc bao gồm các hợp chất hóa học có trong thuốc bảo quản gỗ, tạo ra hoạt tính đặc hiệu chống lại các tác nhân sinh học hại gỗ.

CHÚ THÍCH: Áp dụng theo tiêu chuẩn EN 1001-2:2005, 4.01.

3.2

Vùng phân tích (analytical zone)

Phần gỗ đã xử lý bảo quản, được phân tích để đánh giá lượng thuốc thấm (xem 3.16).

CHÚ THÍCH: Vùng phân tích được lấy từ bề mặt của gỗ đã xử lý. Yêu cầu về độ sâu lấy mẫu phụ thuộc vào gỗ của loài cây được phân tích và các mức xử lý liên quan.

[EN 1001-2:2005, 4.03]

3.3  Lô mẫu (batch)

Một tập hợp mẫu gỗ có thể nhận biết rõ ràng gồm những đơn vị mẫu đã xử lý bảo quản, theo cùng yêu cầu về xác định độ sâu thuốc thấm và lượng thuốc thấm.

[EN 1001-2:2005, 4.04]

3.4

Giá trị tham khảo sinh học (biological reference value)

Lượng thuốc bảo quản tính bằng gam trên mét vuông hoặc kilôgam trên mét khối được thấy là có hiệu quả trong một thử nghiệm phòng chống sự tấn công của một sinh vật dùng trong thử nghiệm đó.

[EN 1001-2:2005, 4.06]

3.5

Mẻ tẩm (Charge)

Tất c mẫu gỗ cùng được xử lý trong một chế độ tẩm.

[EN 1001-2:2005, 4.13]

3.6

Mu tổ hợp (composite sample)

Tập hợp tất cả các mẫu thử từ các đơn vị mẫu lấy từ lô mẫu phù hợp với kế hoạch để xác định lượng thuốc thấm.

[EN 1001-2:2005, 4.15]

3.7

Giá trị tới hạn (critical value)

Là giá trị tham khảo sinh học cao nhất (tính bằng gam trên mét vuông hoặc kilôgam trên mét khối) thu được từ tất cả các phép thử sinh học được tiến hành theo TCVN 11347:2016 cho bất kỳ loại môi trường sử dụng.

CHÚ THÍCH: Giá tri tới hạn sẽ thay đổi theo tng môi trường sử dụng, phương pháp áp dụng, và các sinh vật mà thuốc bảo quản được sử dụng đ chống li và khi nó được dùng đối với gỗ lá kim hay gỗ lá rộng.

[EN 1001-2:2005, 4.18]

3.8  Gỗ lõi lộ rõ (exposed heartwood)

Gỗ lõi của một hợp phần gỗ không có gỗ dác bao quanh.

[EN 1001-2:2005, 4.14]

3.9

Gỗ ghép bằng keo (glued laminated timber)

Loại gỗ ghép được hình thành bằng cách dán các tấm gỗ theo chiều thớ song song của mặt bên.

3.10

Khía trợ thấm (Incising)

Quy trình tạo các vết rỗ ở bề mặt của gỗ, nhằm tạo điều kiện cho thuốc bảo quản gỗ thấm sâu và đồng đều hơn.

[EN 1001-2:2005, 4.38]

3.11

Lớp gỗ ghép (laminlate)

Lớp trong gỗ ghép bằng keo được tạo thành từ một hoặc nhiều tm ván nối đầu đuôi hoặc dán cạnh để tăng chiều rộng và chiều dài ván.

3.12

Yêu cầu về độ sâu thuốc thm (penetration requirement)

Độ sâu tối thiểu mà hoạt chất (3.1) của thuốc bảo quản cần phải thấm vào gỗ.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về lượng thuốc thấm được biểu thị bằng gam thuốc trên mi mét vuông xử lý bề mặt, kilogam thuốc trên mỗi mét khối xử lý thấm sâu. Số liệu này được rút ra từ giá trị tới hạn bằng nhiều cách khác nhau, tùy theo thử nghiệm cụ th.

[EN 1001-2:2005, 4.59]

3.13

Quá trình xử lý thấm sâu (penetrating treatment process)

Quá trình bao gồm các cách làm hay quy trình nhằm khắc phục tính cản trở tự nhiên của gỗ để tẩm một loại thuốc bảo quản dưới dạng sẵn sàng sử dụng của nó.

CHÚ THÍCH: Chẳng hạn bao gồm các công nghệ đang được sử dụng như xử lý khuếch tán, quá trình chân không kép và quá trình chân không áp lực.

[EN 1001-2:2005, 4.58].

3.14  Gỗ dễ tẩm (permeable species)

Gỗ của các loài cây có gỗ dác hoặc cả gỗ dác và gỗ lõi thuộc nhóm có khả năng thm loại 01 như xác định trong EN 350-2.

CHÚ THÍCH: Áp dụng theo tiêu chuẩn EN 1001-2:2005, 4.61

3.15

Gỗ khó tẩm (resistant species)

Gỗ của các loài cây không thuộc nhóm có khả năng thấm loại 01 như xác định trong EN 350-2.

CHÚ THÍCH: Áp dụng theo tiêu chuẩn EN 1001-2:2005, 4.72

3.16

Yêu cầu về lượng thuốc thấm (retention requirement)

Lượng thuốc bảo quản gỗ cần đạt được trong vùng phân tích.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về lượng thuốc thấm được biểu thị bằng gam thuốc trên mỗi mét vuông xử lý bề mặt (xem 3.19), kilogram thuốc trên mỗi mét khối xử lý thm sâu (xem 3.13). Số liệu này rút ra từ giá tr tới hạn bằng nhiều cách khác nhau tùy theo thử nghiệm cụ thể [EN 1001-2:2005, 4.73].

3.17

Đơn vị lấy mẫu (sampling unit)

Một đơn vị lấy mẫu gỗ đã tẩm (ví dụ như cột, ván, cọc rào) lấy từ một lô mẫu (xem 3.3).

[EN 1001-2:2005, 4.75]

3.18

Gỗ nguyên (solid wood)

Gỗ đã được xẻ hoặc gia công khác;

CHÚ THÍCH: Nó có thể gồm gỗ ghép bằng keo.

[EN 1001-2:2005, 1.39]

3.19

Quá trình xử lý bề mặt (superficial application process)

Quá trình không bao gồm cách làm hay quy trình nhằm khắc phục tính cản trở tự nhiên của gỗ để tẩm một loại thuốc bảo quản dưới dạng sẵn sàng sử dụng của nó.

CHÚ THÍCH: Chẳng hạn như các quá trình quét, phun, tẩm (nhúng) mà gỗ chỉ có vài phút trong thuốc bảo quản.

[EN 1001-2:2005, 4.82]

3.20

Vùng gỗ chuyển tiếp (transition wood)

Phần gỗ nằm giữa gỗ dác và gỗ lõi riêng biệt.

CHÚ THÍCH: Vùng này chỉ có thể nhận biết được trong một số rất ít các loài gỗ. Nói chung độ bền của vùng chuyển tiếp thì nằm ở mức trung gian của gỗ dác và gỗ lõi, khu vực mà khả năng xử lý là tương tự với khả năng xử lý gỗ lõi.

[EN 1001-2:2005, 1.45]

4.  Nguyên liệu thô

4.1  Gỗ để xử lý

Chất lượng gỗ được xử lý cần phù hợp với thông số kỹ thuật sản phẩm liên quan hoặc tiêu chuẩn mà có áp dụng tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Gỗ nên tránh khỏi các đc trưng chống lại việc áp dụng đúng thuốc bảo quản hoặc làm giảm khả năng sử dụng của gỗ sau xử lý.

CHÚ THÍCH 2: Độ ẩm của gỗ nên đặt ở mức phù hợp với thuốc bảo quản gỗ và phương pháp xử lý được sử dụng. Tất cả quá trình gia công gỗ nên được thực hiện trước khi xử lý.

4.2  Thuốc bảo quản gỗ

Các loại thuốc bảo quản gỗ được sử dụng phải tuân th đúng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 11347:2016 liên quan đến hiệu quả chống các loại sinh vật phá hoại của chúng

5  Gỗ nguyên xử lý bảo quản

5.1  Khái quát

Gỗ nguyên khối đã xử lý bảo quản được định nghĩa theo các thuật ngữ về yêu cầu độ sâu và lượng thuốc thấm.

5.2  Độ sâu thuốc thấm

5.2.1  Các yêu cầu đối với độ sâu thuốc thấm

Yêu cầu về độ sâu thuốc thấm liên quan đến việc thấm ngang thớ phần gỗ dác hoặc cả phần gỗ dác và gỗ lõi trong trường hợp 02 phần này không thể phân biệt được bằng mắt thường hoặc trong một số trường hợp xác định cụ thể khi phần gỗ lõi được phân biệt nhờ quá trình xẻ. Các yêu cầu thấm ngang thớ có thể được bổ sung bằng yêu cu thấm dọc thớ với độ thấm sâu tối thiểu gấp 10 lần độ thấm sâu ngang thớ.

Với các nhóm về độ sâu có yêu cầu gỗ dác phải được thấm hoàn toàn, đôi khi các vùng rất nhỏ thuộc gỗ dác, chẳng hạn như phần gỗ chuyển tiếp không thể xử lý được. Các vùng rất nhỏ này coi như không thể nhận biết được khi đánh giá khả năng thấm gỗ dác. Đối với các phần có sử dụng keo dán dính, các vùng không được xử lý không được vượt quá 10% tổng diện tích mặt cắt ngang của phần gỗ dác được chấp nhận để xử lý thuốc trong mỗi tấm sẽ được bỏ qua khi đánh giá độ sâu thm thuốc.

Chiều sâu lượng thuốc thấm phải được xác định thông qua việc phát hiện sự có mặt của thuốc bảo quản ở bên trong hoặc phía bên ngoài giới hạn độ sâu đã được yêu cầu.

CHÚ THÍCH 1: Độ sâu thuốc thấm được thực hiện ngay sau khi gỗ tm được ổn định

Tiêu chuẩn này đưa ra 06 nhóm độ sâu thuốc thấm, từ NP1 đến NP6. Các nhóm này cùng với vùng phân tích lượng thuốc thấm liên quan đến chúng, được miêu tả trong bảng 1.

Bảng 1 - Các nhóm độ sâu thấm thuốc theo yêu cầu về độ sâu thấm thuốc và vùng phân tích lượng thuốc thấm liên quan.

Nhóm độ sâu thuốc thấm

Các yêu cu v độ sâu thấm thuốcb

Vùng phân tích

Biu diễn được chỉ định cho các yêu cầu chiều sâu thấm thuốc

NP1

Không

3 mm từ mặt bên

NP2

Tối thiểu 3 mm từ mặt bên của gỗ dác

3 mm trong gỗ dác

Nếu không thể phân biệt được gỗ dác và gỗ lõi

NP3

Tối thiểu 6 mm từ mặt bên của gỗ dác

6 mm trong gỗ dác

Nếu không thể phân biệt được gỗ dác và gỗ lõi

NP4

Tối thiểu 25 mm từ mặt bên của gỗ dác

25 mm trong gỗ dác

Chiều sâu gỗ dác > 25 mm

NP5

Toàn bộ gỗ dác

Toàn bộ gỗ dác

Nếu không thể phân biệt được gỗ dác và gỗ lõi

NP6

Toàn bộ gỗ dác và tối thiểu 6 mm của gỗ lõi lộ rõ

Toàn bộ phần gỗ dác và 6 mm của phần gỗ lõi lộ rõ

Nếu chỉ có gỗ lõi

CHÚ THÍCH:

: Danh giới gỗ dác và gỗ lõi khi chúng phân biệt được rõ ràng

: Danh gii gỗ dác vá gỗ lõi khi chúng không phân biệt được rõ ràng

a Chỉ áp dụng cho gỗ tròn của các loại gỗ khó thấm

b Kh năng đáp ứng các yêu cầu về độ sâu thấm thuốc của một nhóm phụ thuộc vào khả năng xử lý gỗ liên quan. Phải chú ý là sẽ không thể đạt được các yêu cầu thấm nhất định với các loại gỗ cụ thể, và với một vài phép đo đặc thù cần để đạt được mức thm mục tiêu (Incising, các quy trình sấy đặc thù, nhúng - khuếch tán). Kinh nghiệm cho thy điều này trong trưng hợp xử lý gỗ sồi (Picea spp) đ đạt các mức của nhóm NP5 và NP6.

c Nếu không thể phân biệt được phần dác và phần lõi, các yêu cầu độ sâu thuốc thm và vùng phân tích cần phải được giả định độ sâu phần dác đã được ch dẫn đối với nhóm độ sâu tương ứng.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu thấm của các nhóm NP2 và NP3 có thể được bổ sung bằng một yêu cầu thm dọc thớ. Khi được yêu cầu yêu cầu về thm theo phương dọc thớ sẽ được biểu th bằng việc bổ sung thêm chữ cái L khi miêu t độ sâu thuốc thấm.

CHÚ THÍCH 3: Phụ lục C đưa ra các ch dẫn cho các nhóm độ sâu thấm thuốc được miêu tả trong EN 351-1:1995.

5.2.2  Các mức chất lượng được chấp nhận

Các mức chất lượng được chấp nhận sẽ được tính toán từ việc phân tích đơn vị mẫu thu được từ lô mẫu, hãy xem Điều 7

Các mức chất lượng cực đại được chấp nhận, được miêu tả bằng phần trăm các đơn vị trong lô mẫu không đáp ứng được các yêu cầu về độ sâu được chấp nhận cho từng loại gỗ như sau:

- Gỗ của các loài dễ tẩm: 10%

- Gỗ xẻ của các loài khó tẩm: 25%

- Gỗ tròn của các loài khó tẩm: 10%

CHÚ THÍCH 1: Nếu ch có phần dác được yêu cầu thấm để đạt được mức trong nhóm đã được lựa chọn thì khả năng xử lý phn dác là yếu tố quyết định

CHÚ THÍCH 2: Cần có sự thỏa thuận giữa ngưi mua và nhà sản xuất đối với các mức phần trăm thấp hơn so với phần trăm đề nghị ở trên.

5.3  Các yêu cầu về lượng thuốc thấm

Yêu cầu về lượng thuốc thấm bắt nguồn từ giá trị tới hạn phù hợp đối với mỗi môi trường sử dụng gỗ được đề nghị trong TCVN 11347-1:2016. Lượng thuốc thấm cần thiết được tính toán bằng cách nhân giá trị tới hạn với một yếu tố điều chỉnh phù hợp. Nhân t điều chỉnh này thường được nhắc tới trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan hoặc văn bn giải thích tầm quốc gia, hoặc được áp dụng bởi các tiêu chuẩn quốc gia. Nhân tố hiệu chỉnh được áp dụng để tính đến những thay đổi có tính vùng miền trong thực tiễn xây dựng và khí hậu cũng như những thay đổi trong các điều kiện sử dụng và trong các yêu cầu về tuổi thọ cho các thành phần đã được xử lý khác nhau trong từng môi trường sử dụng.

CHÚ THÍCH: Đ xác định lượng thuốc thấm trong một lô mẫu, việc phân tích có thể được thực hiện trên các miền phân tích riêng lẻ và được tính toán bằng lượng thuốc thm trung bình, hoặc dựa trên mẫu hỗn hợp giản đơn kết hợp được tất cả các miền phân tích lấy từ lô mẫu. Việc này được thực hiện ngay sau khi mẫu tẩm được ổn định.

Việc tuân thủ các yêu cầu lượng thuốc thấm có trong lô mẫu được xử lý sẽ được tính toán từ các kết quả phân tích các mẫu đơn vị thu được từ lô mẫu, xem Điều 7.

Lượng thuốc thấm trung bình cần phải tương đương hoặc cao hơn lượng thuốc thấm yêu cầu.

6. Các thông số kỹ thuật xử lý

Gỗ tẩm thuốc bảo quản được phân loại theo các nhóm về độ sâu thấm thuốc được chọn lựa từ Bảng 1 và yêu cầu về lượng thuốc thấm (xem 5.3) để cung cấp mức bảo vệ được yêu cầu trong sử dụng thực tế.

Nếu được chấp nhận thấp hơn mức được chỉ ra trong 5.2.2, chỉ dẫn sẽ được bao gồm cả hệ thống ghi nhãn, xem Điều 8.

CHÚ THÍCH: Việc tham khảo nên được thực hiện cho các tiêu chuẩn sản phẩm ở Châu Âu, hoặc các tiêu chuẩn khác ở cấp vùng, quốc gia hoặc đa phương để hướng dẫn việc lựa chọn chỉ dẫn xử lý phù hợp. Nếu các thông số kỹ thuật không tồn tại, hướng dẫn chung cho việc lựa chọn xử lý được cho trong Phụ lục A.

7  Kiểm soát chất lượng sản phẩm ở nhà máy

7.1  Khái quát

Các hệ thống kiểm soát chất lượng thường được chỉ rõ trong tiêu chuẩn về sản phẩm liên quan và việc kiểm tra các thỏa thuận của cả nguyên liệu thô và gỗ sau tẩm thuốc bảo quản được thực hiện để đảm bảo việc tuân thủ 4.1, 4.2, 5.2 và 5.3 dưới một hệ thống chất lượng, ví dụ trên cơ sở các nội dung của TCVN ISO 9001.

Để kiểm soát các yêu cầu về độ sâu và lượng thuốc thấm, có 2 hệ thống kiểm định hiện có là kiểm định trực tiếp và kiểm định gián tiếp.

CHÚ THÍCH: trong trường hợp một lô mẫu gỗ được xử lý thuốc bảo quản bị loại bỏ sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Lô mẫu đó có thể được xử lý và đánh giá lại. Thay vào đó, đơn vị lấy mẫu đã được tìm thấy là thỏa mãn có thể chp nhận.

7.2  Kiểm định trực tiếp và kiểm định gián tiếp

7.2.1  Kiểm định trực tiếp

Kiểm định trực tiếp các phép đo về độ sâu và lượng thuốc thấm phải được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu từ đơn vị lấy mẫu (xem TCVN 11346-2:2016, cho việc lấy mẫu). Nếu như không có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, số lượng đơn vị lấy mẫu cần lấy từ lô mẫu được xác định dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7790-1:2007

Những yêu cầu sau là bắt buộc, nếu cần phải được cung cấp bởi nhà sản xuất thuốc bảo quản gỗ:

a, quy trình để xác định độ sâu lượng thuốc bảo quản thấm vào gỗ

b, các quy trình cho phép chuyển mẫu phân tích sang một dạng đồng thể phù hợp để phân tích (Các quy trình đồng hóa mẫu)

c, các phương pháp phân tích để định lượng lượng thuốc bảo quản thm vào gỗ

7.2.2  Kiểm định gián tiếp

Kiểm định trực tiếp có thể không được sử dụng thường xuyên. Khi cần thay thế, có thể sử dụng kiểm định gián tiếp khi có mối liên hệ tin cậy giữa các yêu cầu về độ sâu và lượng thuốc thấm đặt trong 5.2. và 5.3 và các đặc trưng đo được của quá trình xử lý. Khi các đặc trưng này được sử dụng cho việc đánh giá chất lượng thường xuyên, độ chính xác của mối liên hệ phải được kiểm tra ở trong các khoảng nhất đnh:

8. Ghi nhãn

Ít nhất thì các thông tin sau đây sẽ được ghi vào nhãn trên gỗ đã được tẩm thuốc bảo quản, hoặc trên nhãn được gắn với gỗ sau tẩm, hoặc với bao bì, hay với các văn bản có liên quan đến sản phẩm.

a, s và ngày của văn bản này;

b, tên thuốc bảo quản;

c, nhóm độ sâu thấm thuốc NP1 đến NP6;

d, các mức chất lượng chấp nhận được về độ sâu thuốc thấm, nếu khác 5.2.2;

e, lượng thuốc thấm;

f, ngày và năm nhập kho;

g, tên người xử lý;

CHÚ THÍCH 1: Các tính chất hiệu quả chi tiết cũng như các ch dẫn về việc sử dụng phù hợp (ví dụ như môi trường sử dụng gỗ) của gỗ đã được xử lý có thể được báo cáo.

CHÚ THÍCH 2: Một ví dụ cho một hệ thống ghi nhãn được nêu trong Phụ lục B

Phụ lục A

(Tham khảo)

Quá trình ra quyết định cho việc xác định các yêu cầu xử lý thuốc bảo quản

Bộ thông s kỹ thuật xử lý thuốc bảo quản dựa trên cơ sở tiêu chuẩn này nên đặt ra yêu cầu về lượng và độ sâu thuốc thấm được chọn và đạt được khi thực hiện quá trình bảo quản, để cung cấp việc bảo vệ cần thiết với sản phẩm gỗ khi sử dụng trong thc tế. Việc lựa chọn yêu cầu về lượng và độ sâu thấm thuốc để cung cấp việc bảo vệ cần thiết là rt phức tạp và chỉ nên thực hiện bởi chuyên gia trong lĩnh vực bảo quản gỗ. Hướng dẫn lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn này thường được cung cấp trong các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan hoặc các văn bản giải thích cấp quốc gia, hoặc bởi chính bản thân các tiêu chuẩn hay các tác giả độc lập khác được chỉ định. Việc lựa chọn quá trình sẽ bao gồm việc xem xét một khoảng các khía cạnh ảnh hưởng lên hiệu quả tổng thể như:

- Môi trường sử dụng chứa một khoảng các điều kiện sử dụng ngoài trời (chẳng hạn như môi trường số 4 chứa cả hàng rào và các vật liệu gỗ dùng trong tháp làm mát nước sạch) do đó các mức độ sâu và lượng thuốc thấm có thể được lựa chọn; Các thay đổi theo vùng xuất hiện trong cùng một môi trường sử dụng, chẳng hạn như lượng mưa có thể khác nhau dẫn đến việc la chọn các mức thấp hơn hay cao hơn về độ sâu và lượng thuốc thấm.

- Phân biệt các yêu cầu về tuổi thọ sử dụng:

+ Sản phẩm có thể chịu ti lực và đáp ứng các độ bền chu lực liên tục trong kết cấu, do đó cần các yêu cầu cao hơn về độ sâu và lượng thuốc thấm.

+ Yêu cầu về tui thọ hoặc chi phí bảo dưỡng có thể thấp.

+ Có thể tính đến việc thay thế hoặc sửa chữa sản phẩm có thể cho phép một độ sâu và lượng thuốc thấm sử dụng thấp hơn.

Hình A.1 dẫn ra một ví dụ về quá trình ra quyết định cho việc xác định các yêu cầu xử lý thuốc bảo quản.

Hình A.1- Sơ đồ khối hướng dẫn các xử lý bảo quản

Hình A.1 (Kết thúc)

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hệ thống nhãn

Ví dụ của hệ thống nhãn

Gỗ được xử lý thuốc bảo quản theo tiêu chuẩn TCVN 11346-1: 2016

Thuốc bảo quản: Z

Nhóm độ sâu thấm thuốc: NP5

Lượng thuốc thấm: 15 Kg/m3

S/năm nhập kho: 457/06

Công ty

Địa chỉ

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các nhóm độ sâu thấm thuốc theo EN 351-1:1995

Bảng C.1 - Các nhóm độ sâu thấm thuốc và các yêu cầu về độ sâu thuốc thấm và vùng phân tích lượng thuốc thấm liên quan

Nhóm độ sâu thấm thuốc

Các yêu cầu về độ sâu thuốc thấmb

Vùng phân tích

Biểu diễn được chỉ định cho các yêu cầu độ sâu thấm thuốc

P1

Không

3 mm từ các mặt bên

P2

Tối thiểu 3 mm ngang thớ và 40 mm dọc thớ gỗ dác

3 mm trong gỗ dác

Nếu không phân biệt được gỗ lõi và gỗ dác

P3

Tối thiểu 4 mm ngang thớ của gỗ dác

4 mm trong gỗ dác

Nếu không phân biệt được gỗ lõi và gỗ dác

P4

Tối thiu 6 mm ngang thớ của gỗ dác

6 mm trong gỗ dác

Xem P3

P5

Tối thiểu 6 mm ngang thớ đến 50 mm theo dọc thớ của gỗ dác

6 mm trong gỗ dác

Xem P2

P6

Tối thiểu 12 mm của gỗ dác

12 mm trong gỗ dác

Xem P3

P7

Chỉ áp dụng cho gỗ tròn. Tối thiểu 20 mm vào gỗ dác

20 mm trong gỗ dác

Chiều sâu gỗ dác > 20 mm

P8

Toàn bộ gỗ dác

Gỗ dác

Nếu không phân biệt được gỗ lõi và gỗ dác

P9

Toàn bộ phần gỗ dác và tối thiểu 6 mm của gỗ lõi lộ rõ

Toàn bộ phần gỗ dác và 6 mm của gỗ lõi lộ rõ

Nếu chỉ có gỗ lõi

Ký hiệu cho phần ảnh

: Danh giới gỗ dác và gỗ lõi khi chúng phân biệt được rõ ràng

: Danh giới gỗ dác và gỗ lõi khi chúng không phân biệt được rõ ràng

Bảng C.2 - Các mức tương đương về độ sâu thấm thuốc

EN 351-1:1995

TCVN 11346-1:2016

P1

NP1

P2

P3

P4

NP3

P5

-

P6

P7

P8

NP5

P9

NP6

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng.

[2] EN ISO 9001:2000, Các hệ thống kiểm tra chất lượng - Các yêu cầu (ISO 9001:2000, Quality management systems - Requirements)

[3] EN 460, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ - Độ bền tự nhiên của gỗ nguyên khối - Hướng dẫn các yêu cầu về độ bền tự nhiên cho gỗ dùng trong các môi trường sử dụng (EN 460, Durability of wood and wood-based products - Natural durability of solid wood - Guide to the durability requirements for wood to be used in hazard classes).

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên liệu thô

4.1  Gỗ đ xử lý

4.2  Thuc bảo quản gỗ

5  Gỗ nguyên xử lý bảo quản

5.1  Khái quát

5.2  Độ sâu thuốc thấm

5.3  Các yêu cầu về lượng thuốc thấm

6.  Các thông s kỹ thuật xử lý

7.  Kim soát chất lượng sản phẩm nhà máy

7.1  Khái quát

7.2  Kiểm định trực tiếp và kiểm định gián tiếp

8.  Ghi nhãn

Phụ lục A (Tham khảo)

Phụ lục B (Tham khảo)

Phụ lục C (Tham khảo)

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi