Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11187-1:2015 ISO 8636-1:2000 Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu-Kiểm độ chính xác-Phần 1: Máy kiểu cầu cố định (kiểu cổng)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11187-1:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11187-1:2015 ISO 8636-1:2000 Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu-Kiểm độ chính xác-Phần 1: Máy kiểu cầu cố định (kiểu cổng)
Số hiệu:TCVN 11187-1:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11187-1:2015

ISO 8636-1:2000

ĐIỀU KIỆN KIỂM MÁY PHAY KIỂU CẦU - KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC - PHẦN 1: MÁY KIỂU CẦU CỐ ĐỊNH (KIỂU CỔNG)

Machine tools - Test conditions for bridge-type milling machines - Testing of the accuracy - Part 1: Fixed bridge (portal-type) machines

Lời nói đầu

TCVN 11187-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8636-1:2000.

TCVN 11187-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11187 (ISO 8636) Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu - Kiểm độ chính xác bao gồm các phn sau:

- TCVN 11187-1:2015 (ISO 8636-1:2000) Phần 1: Máy kiểu cầu cố định (kiểu cổng);

- TCVN 11187-2:2015 (ISO 8636-2:2007) Phần 2: Máy kiểu cng di động được (kiu khung cổng).

 

ĐIỀU KIỆN KIỂM MÁY PHAY KIỂU CẦU - KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC - PHẦN 1: MÁY KIỂU CẦU CỐ ĐỊNH (KIỂU CỔNG)

Machine tools - Test conditions for bridge-type milling machines - Testing of the accuracy - Part 1: Fixed bridge (portal-type) machines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui đnh các phép kiểm hình học, các phép kiểm gia công và các phép kiểm để kiểm tra độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số đối với các máy phay kiểu cầu thông dụng, độ chính xác thường có một cầu cố định (kiểu cổng), có tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-1 (ISO 230-1) và TCVN 7011-2 (ISO 230-2). Tiêu chuẩn này cũng qui định dung sai thích hợp tương ứng cho các phép kiểm đó.

Tiêu chuẩn này áp dụng được cho các máy có các bàn máy di động được và các trụ máy kép cố định. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy trụ máy đơn (mặt bên h) và có các bàn máy cố định và các trụ di động được.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đ kiểm tra xác nhận độ chính xác của máy, không áp dụng để kiểm vận hành máy (độ rung, độ n bất thường, chuyển động giật cục của các bộ phận, ...) và cũng không áp dụng để kiểm đặc tính của máy (như tốc độ quay, lượng chạy dao, ...), các phép kiểm này thường được thực hiện trước khi kiểm độ chính xác.

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ sử dụng cho các bộ phận chính của máy và ký hiệu các trục phù hợp với ISO 841 [1].

CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra các thuật ngữ tương đương bng tiếng Đức và tiếng Ý.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 1: Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh;

TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997) Qui tắc kiểm máy công cụ - Phần 2: Xác định độ chính xác và kh năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số.

3. Định nghĩa và mô tả

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau.

3.1. Định nghĩa các quy trình gia công mà máy có thể thực hiện

3.1.1. Nguyên công phay (milling operation)

Nguyên công gia công bao gồm việc loại bỏ vật liệu bằng một dụng cụ cắt quay tròn được gọi là “dao phay” với nhiều kiểu khác nhau.

CHÚ THÍCH: Nguyên công phay điển hình ch yếu gồm phay mặt hoặc phay mặt đầu. Các dụng cụ cắt được gá lp trong mặt côn trục chính hoặc trên mặt trước trục chính.

3.1.2. Nguyên công doa (boring operation)

Nguyên công bao gồm việc gia công các đường kính của các lỗ dạng trụ, côn, không thông hoặc thông tới c kích thước yêu cầu.

3.1.3. Nguyên công khoan và ta rô (drilling and tapping operations)

Nguyên công bao gồm việc khoan và/hoặc ta rô các lỗ không thông hoặc thông.

3.2. Định nghĩa và phân loại các máy phay kiểu cầu cố định

3.2.1. Định nghĩa

3.2.1.1. Định nghĩa

Máy phay kiểu cu cố định (kiểu cổng) (fixed bridge-type (portal-type) milling machine)

Máy có trụ kép với một hoặc nhiều ụ trục chính thẳng đứng được lắp trên xà ngang (cross-rail), nằm phía trên một bàn máy chỉ có một hành trình dọc (trục X).

CHÚ THÍCH: Các ụ trục chính nm ngang bổ sung có thể được lắp trên các trụ máy. Các đường tâm trục chính nm ngang có thể có khả năng xoay nghiêng.

3.2.2. Phân loại

Các máy này được phân loại thành hai kiểu phụ thuộc vào kết cấu của chúng:

- Các máy phay kiểu cầu có một xà ngang thay đổi được độ cao và một cầu hoặc thanh giằng giữa các trụ máy;

- Các máy phay kiểu cầu có một xà ngang với độ cao cố định có thể thay thế cầu hoặc thanh giằng.

3.3. Mô t các bộ phận chính

Các bộ phận chính của máy được mô tả dưới đây. Chữ số chỉ thị trong ngoặc đơn được thể hiện và gii thích ở 4.1.

3.3.1. Băng máy và bàn máy

Băng máy (1) là khối đế cố định của máy, nó có thể là kết cấu của nhiều chi tiết. Băng máy đỡ bàn máy (3) chuyển động song song với đường tâm chính của băng máy.

3.3.2. Trụ máy, xà ngang và cầu hoặc thanh giằng

Các trụ máy (4) và (5) tạo thành khung thng đứng của máy và được cố định trên thành của băng máy.

Các trụ máy có thể được lắp ghép với các đường hướng thẳng đứng đế phù hợp vớt ụ phay bên (9) với đường tâm trục chính nằm ngang hoặc nghiêng.

Thanh giằng (10) là một thanh cố định kết nối hai trụ máy tại đnh hoặc gần đỉnh.

Xà ngang (7) có đường tâm chính song song vi mặt phẳng bàn máy và được lắp ghép với các đường hướng trên nó có một hoặc nhiều ụ phay (8), với trục chính thẳng đứng hoặc xoay nghiêng được, có th chuyn động.

Xà ngang có độ cao thay đổi được, có thể chuyn động lên và xuống theo đường hướng thẳng đứng (6) trên các trụ máy.

Trong trường hợp các máy có một xà ngang với độ cao cố định, xà ngang thứ hai cũng có thể được lắp chặt vào các trụ máy và có thể thay thế thanh giằng.

3.3.3. Ụ phay

Các ụ phay này bao gồm trục chính và cơ cấu dẫn động và phương tiện đ gá lắp chúng trên xà ngang hoặc trụ máy. Trong một số trường hợp, trục chính có thể được gá lắp trong một đầu trượt hoặc ống mang và dẫn hướng (12) với chuyển động chạy dao cho các nguyên công khoan hoặc doa.

3.3.4. Chuyển động cắt

Chuyển động cắt được thực hiện bởi các trục chính và cơ cấu dẫn động của các ụ phay.

3.3.5. Chuyển động chạy dao

Các chuyển động chạy dao sau đây có thể được đưa ra với một tốc độ chạy dao không đổi hoặc thay đổi:

- Chuyển động ngang của bàn máy;

- Chuyn động ngang của các ụ phay trên xà ngang hoặc chuyển động thẳng đứng của các ụ bên;

- Chuyển động thẳng đứng của các đầu trượt trục chính hoặc các ống mang và dẫn hướng trục chính (nếu có).

CHÚ THÍCH 1: Nói chung, hành trình nhanh là sẵn có để bổ sung chuyển động chạy dao.

CHÚ THÍCH 2: Chuyển động thẳng đứng của xà ngang (nếu có) thường là chuyển động định vị.

4. Thuật ngữ và ký hiệu các trục

4.1. Thuật ngữ

Xem Hình 1 và Bảng 1.

Hình 1 - Máy phay kiểu cầu cố định (kiểu cổng) với xà ngang có độ cao thay đổi

Bng 1 - Thuật ng

Số tham chiếu

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

1

Băng máy

Bed

Banc

2

Đường hướng, băng máy

Slideways, bed

Glissière du banc

3

Bàn máy (bề mặt kẹp)

Table (clamping surface)

Table (surface de bridage)

4

Trụ máy phía trái

Left-hand column

Montant gauche

5

Trụ máy phía phải

Right-hand column

Montant droit

6

Đường hướng, trụ máy phía phải và trụ máy phía trái

Slideway, right-hand and left-hand column

Glissière des montants droit et gauche

7

Xà ngang (di động được, cố định)

Cross-rail (movable, fixed)

Traverse (mobile, fixe)

8

Ụ phay thẳng đứng

Vertical milling head

Tête de fraisage verticale

9

Ụ phay nằm ngang

Horizontal milling head

Tête de fraisage horizontale

10

Thanh giằng

Tie-piece

Entretoise

11

Đường trượt đáy (bàn trượt)

Bottom slide (saddle)

Cuirasse

12

Đầu trượt

Quill (ram)

Coulisseau (fourreau)

13

Dụng cụ cắt (dao phay)

Tool (milling cutter)

Outil (fraise)

14

Rãnh chữ T chuẩn

Reference T-slot

Rainure de référence

4.2. Ký hiệu các trục

Xem các Hình 2 đến 5.

a) Một ụ trục chính phay nghiêng xoay theo trục A, được đặt trên xà ngang và một ụ trục chính phay nghiêng theo trục D, được đặt trên trụ máy phải hoặc trái

b) Hai ụ phay trên xà ngang

Hình 2 - Kiểu 1: Máy có hai ụ phay

Hình 3 - Kiểu 2: Máy có ba ụ phay

Hình 4 - Kiểu 3: Máy có một ụ phay trên xà ngang

Hình 5 - Kiểu 4: Máy có một ụ phay trên xà ngang xoay trên các trục C và A

5. Lưu ý ban đầu

5.1. Đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này, tất cả các kích thước thẳng, các sai lệch và các dung sai lương ứng được tính bằng milimét; các kích thước góc được tính bằng độ, các sai lệch góc và các dung sai tương ứng chủ yếu được biểu thị bằng các tỉ số, nhưng trong một số trưng hợp, để cho rõ ràng dễ hiểu có thể sử dụng đơn vị micrôradian hoặc giây (cung). Cần lưu ý sự tương đương của các biểu thức sau:

0,010/1000 = 10 mrad » 2

5.2. Tham chiếu TCVN 7011-1 (ISO 230-1)

Đ áp dụng tiêu chuẩn này, cần tham chiếu TCVN 7011-1 (ISO 230-1), đặc biệt đối với việc lắp đặt máy trước khi kiểm, làm nóng trục chính và các bộ phận chuyển động khác, mô tả các phương pháp đo và độ chính xác khuyến nghị của thiết bị kiểm.

Trong ô “Quan sát và tham chiếu” của các phép kiểm được mô tả trong các điều dưới đây, các hướng dẫn được kèm theo bằng việc tham chiếu nội dung tương ứng của TCVN 7011-1 (ISO 230-1) trong các trường hợp phép kiểm được đề cập tuân theo các điều kiện kỹ thuật của TCVN 7011-1 (ISO 230-1).

5.3. Điu kiện nhiệt độ

Điều kiện nhiệt độ trong suốt các phép kiểm phải được quy định theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản suất và người sử dụng.

5.4. Trình tự kiểm

Trình tự các phép kiểm được trình bày trong tiêu chuẩn này không qui định thứ tự kiểm thực tế. Để thực hiện việc lắp đặt các dụng cụ đo hoặc đồng hồ đo dễ dàng, có thể thực hiện các phép kiểm theo thứ tự bất kỳ.

5.5. Thực hiện các phép kiểm

Khi kiểm máy, không phải lúc nào cũng cần thiết hoặc có thể thực hiện tất cả các phép kiểm được mô tả trong tiêu chuẩn này. Khi kiểm nghiệm thu, người sử dụng lựa chọn các phép kiểm có liên quan đến các bộ phận và/hoặc các đặc tính của máy mà họ quan tâm theo thỏa thuận với nhà sản xuất/nhà cung cấp. Các phép kiểm này phải được qui định rõ ràng khi đặt hàng mua máy. Viện dẫn tiêu chuẩn này cho kiểm nghiệm thu mà không qui định các phép kiểm được tiến hành và không có sự thỏa thuận về chi phí liên quan, không thể được xem là ràng buộc đối với bất kỳ bên nào tham gia hợp đồng.

5.6. Dụng cụ đo

Các dụng cụ đo được ch dẫn trong các phép kiểm được mô tả trong các điều dưới đây chỉ là các ví dụ. Có thể sử dụng các dụng cụ đo khác có cùng đại lượng đo và tối thiểu phải có cùng độ chính xác.

5.7. Dung sai nhỏ nhất

Khi thiết lập dung sai cho một chiều dài đo khác so với giá trị cho trong tiêu chuẩn này (xem 2.3.1.1 của TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996)), thì phải lưu ý rng giá tr nh nhất của dung sai là 0,005 mm.

5.8. Kiểm gia công

Kiểm gia công ch được thực hiện với gia công tinh. Tránh kiểm với gia công thô vì chúng có thể sinh ra lực cắt đáng kể.

5.9. Kiểm sự định vị

Các phép kiểm sự định vị đối với các máy điều khiển số phải tham chiếu theo TCVN 7011-2 (ISO 230-2). Các dung sai trong tiêu chuẩn này ch cho đối với một số thông số. Việc trình bày các kết quả kiểm phải tuân theo TCVN 7011-2 (ISO 230-2).

6. Kiểm hình học

Các giá trị dung sai được giới hạn cho các máy có cỡ kích thước bàn máy lên đến 3000 mm x 10 000 mm. Nếu máy vượt quá cỡ kích thước này về chiều dài hoặc chiều rộng, dung sai phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người sử dụng.

6.1. Các trục tọa độ của chuyển động

Đối tượng

G1

Kim độ thng của chuyển động bàn máy (trục X) trong mt phng nằm ngang XY (EYX).

 

Sơ đồ

Dung sai

0,02 đối với chiều dài đo đến 2000

Đối với mỗi lượng tăng thêm 1000 với chiều dài vượt quá 2000, cộng thêm 0,01 vào dung sai tương ứng trước

Dung sai lớn nhất: 0,10

Dung sai cục bộ: 0,01 đối với chiều dài đo 1000

Sai lệch đo được

Dụng cụ đo

Kính hiển vi và dây căng hoặc các phương pháp quang hc khác

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.2.3.2.1 2, 5.2.3.2.1.35.2.3.2.1.4

Nếu sử dụng kính hiển vi và dây căng, kính hiển vi phải được lắp trên ụ trục chính, dây căng phải được cố định vào từng đầu của bàn máy song song1) với chuyển động theo trục X của bàn máy.

Dịch chuyển bàn máy theo phương trục X và ghi lại các giá trị đọc.

Nếu sử dụng các phương pháp quang học, tấm bia phải được đặt trên đầu mút trục chính hoặc trên ụ gần với trục chính.

Đường chữ thập được chỉnh đặt trên bàn máy song song với chuyển động theo phương trục X của bàn máy và được chnh thẳng hàng theo phương ngang với tấm bia.

Dịch chuyển bàn máy theo phương trục X và ghi lại các giá trị đọc.

1) Song song nghĩa là: Các giá trị đọc của kính hiển vi hoặc đường chữ thập tại c hai đầu mút của chuyn động là giống nhau. Trong trưng hợp này, chênh lệch ln nht của các giá trị đọc cho sai lệch độ thng.

 

Đối tượng

G2

Kiểm các sai lệch góc chuyn động của bàn máy (trục X):

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng ZX (EBX: lắc dọc);

b) Trong mặt phẳng thẳng đứng YZ (EAX: lắc xoay);

c) Trong mặt phẳng nằm ngang XY (ECX: lắc ngang).

 

Sơ đ

Dung sai

a) và c)

b)

X £ 4000

0,04/1000

0,02/1000

X > 4000

0,06/1000

0,02/1000

Dung sai cục bộ: 0,02/1000 cho chiều dài đo 1000

Sai lệch đo được

X = …

a)

b)

c)

Dụng cụ đo

a) Ni vô chính xác hoặc các dụng cụ đo sai lệch góc kiểu quang học

b) Ni vô chính xác

c) Các dụng cụ đo sai lệch góc kiểu quang học

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.2.3.1.3 và 5.2.3.2.2

Ni vô hoặc dụng cụ đo phải được đặt trên bộ phận di động được:

a) (EBX: lắc dọc) trong phương trục X, chỉnh đặt một cách thẳng đứng;

b) (EAX: lắc xoay) trong phương trục Y, chỉnh đặt một cách thẳng đứng;

c) (ECX: lắc ngang) trong phương trục X, chỉnh đặt ống tự chuẩn trực nằm ngang.

Nếu chuyển động trục X gây ra sai lệch góc của cả ụ trục chính và bàn kẹp gia công, phải thực hiện các phép đo độ chênh lệch của hai dịch chuyển góc này.

Nếu đo chênh lệch được áp dụng, ni vô chuẩn nên được đặt trên ụ trục chính, và ụ trục chính phải ở vị trí giữa của khong hành trình của nó.

Các phép đo phải được thực hiện tại ít nhất 5 vị trí cách đều nhau dọc theo hành trình, theo cả hai chiều chuyển động.

Độ chênh lệch giữa giá trị đọc lớn nhất và nhỏ nhất không được vượt quá giá trị dung sai.

Đối với các phép kiểm a) và b), dụng cụ đo phải được đặt tại hai đầu bàn máy và nếu có thể tại giữa bàn máy. Dụng cụ đo được đặt tại một đầu bàn máy dò ra các đặc tính của một nửa băng máy.

Dụng cụ đo được đặt tại vị trí giữa bàn máy phát hiện ra các sai lệch khác nhau từ các dụng cụ đo được đặt tại cả hai đầu bàn máy.

 

Đối tượng

G3

Kiểm độ thẳng chuyển động ngang của ụ phay (trục Y):

a) Trong mặt phẳng nằm ngang XY (EXY);

b) Trong mặt phẳng thẳng đứng YZ (EYZ).

 

Sơ đồ

Dung sai

Đối với a) và b)

0,02 đối với chiều dài đo đến 1000

Đối với mỗi lượng tăng thêm 1000 với chiều dài vượt quá 1000, cộng thêm 0,01 vào dung sai tương ứng trước

Dung sai lớn nhất: 0,04

Dung sai cục bộ: 0,01 đối với chiều dài đo 500

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Thước kim thẳng, đồng hồ so có mặt số/giá đỡ và các căn mẫu hoặc các phương pháp quang học hoặc kính hiển vi và dây căng (ch đi vi phép đo trong mặt phẳng nằm ngang)

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.2.3.2.11, 5.2.3.2.1.25.2.3.2.1.3

Cố định xà ngang ở vị trí giữa độ cao và di chuyển bàn máy đến vị trí giữa hành trình.

Đặt một thước kiểm thẳng trên bàn máy, song song1) với chuyển động theo trục Y của ụ phay; nằm ngang đối với a) và thẳng đứng đối với b).

Gắn một đồng hồ so có mặt số vào ụ phay. Đầu dò đồng hồ so có mặt số phải vuông góc mặt chuẩn ca thước kiểm thẳng.

Di chuyển ụ phay theo phương trục Y đi qua chiều dài đo2) và ghi lại các giá trị đọc.

1) Song song nghĩa là: Các giá trị đọc của đng hồ so có mặt số tiếp xúc với thước kiểm thẳng tại cả hai đầu của dịch chuyn là có cùng giá trị, trong trưng hợp này, độ chênh lệch của các giá trị đọc cho sai lệch độ thng.

2) Chiu dài đo thường là chiều dài giữa hai tr máy (không phải chiu dài toàn bộ của xà ngang). Trong các trường hợp khác, chiều dài đo phải được thỏa thuận giữa nhà cung cp/nhà sản xut và người sử dụng.

 

Đối tượng

G4

Kiểm các sai lệch góc chuyển động ngang của ụ phay (trục Y):

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng YZ (EAY: lắc dọc);

b) Trong mặt phẳng thẳng đứng ZX (EBY: lắc xoay);

c) Trong mặt phẳng nằm ngang XY (ECY: lắc ngang).

 

Sơ đồ

Dung sai

Đối với a), b) và c): 0,04/1000

Dung sai cục bộ: 0,02/1000 cho chiều dài đo 300

Sai lệch đo được

a)

b)

c)

Dụng cụ đo

a) Ni vô chính xác hoặc các dụng cụ đo sai lệch góc kiểu quang học

b) Ni vô chính xác

c) Các dụng c đo sai lệch góc kiểu quang học

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.2.3.1.3 và 5.2.3.2.2

Ni vô hoặc dụng cụ đo phải được đặt trên bộ phận di động được:

a) (EAY: lắc dọc) trong phương trục Y, chỉnh đặt một cách thẳng đứng;

b) (EBY: lắc xoay) trong phương trục X, chỉnh đặt một cách thẳng đứng;

c) (ECY: lắc ngang) trong phương trục Y, chỉnh đặt ống tự chuẩn trực nằm ngang.

Nếu chuyển động trục Y gây ra sai lệch góc của cả ụ trục chính và bàn kẹp gia công, phải thực hiện các phép đo độ chênh lệch của hai dịch chuyển góc này.

Nếu đo độ chênh lệch được áp dụng, ni vô chuẩn nên được đặt trên bàn kẹp gia công, và bàn máy phải ở vị trí giữa của khoảng hành trình của nó.

Các phép đo phải được thực hiện tại ít nhất 5 v trí cách đều nhau dọc theo hành trình, theo cả hai chiều chuyển động.

Độ chênh lệch giữa giá trị đọc ln nhất và nhỏ nhất không được vượt quá giá trị dung sai.

 

Đối tượng

G5

Kiểm độ vuông góc giữa chuyển động bàn máy (trục X) và chuyển động ngang của ụ phay (trục Y).

 

Sơ đ

Dung sai

0,03 đối với chiều dài đo 1000 với chiều rộng bàn máy đến 3000

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp chiu rộng bàn máy lớn hơn 3000, giá trị dung sai theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người sdụng.

Sai lệch đo được

Dụng cụ đo

Thước kiểm thẳng, ke vuông và đồng hồ so có mặt s

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.2.2.4

Khóa xà ngang ở vị trí giữa hành trình.

Gắn một đồng hồ so vào ụ phay. Chỉnh thẳng một thước kiểm thẳng song song1) với chuyển động bàn máy (trục X) trong mặt phẳng nằm ngang.

n một cạnh của ke vuông tựa vào thước kiểm thẳng và chỉnh đặt đồng hồ so có mặt số tựa vào cạnh còn lại của ke vuông. Di chuyn ụ phay đi qua chiều dài đo2) và đọc các số ch tại ít nhất 5 vị trí cách đều nhau. Ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc.

Đối với phép đo chính xác hơn, xoay ke vuông góc 180o và lặp lại phép kiểm theo trình tự tương tự. Tính giá trị trung bình tại từng vị trí đo, và ghi lại chênh lệch lớn nhất.

Nếu chiều rộng bàn máy vượt quá 2000 mm, các phép kiểm phải được lặp lại tại các vị trí khác nhau ngang qua chiều rộng bàn máy.

1) Song song nghĩa là: Các giá trị đọc của đồng hồ so có mặt số tiếp xúc với thước kiểm thẳng tại cả hai đầu của dịch chuyển là có cùng giá trị, trong trường hợp này, độ chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc cho sai lệch độ thng.

2) Chiều dài đo thường là chiều dài giữa hai trụ máy (không phải chiều dài toàn bộ của xà ngang). Trong các trường hợp khác, chiều dài đo phải được thỏa thun giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất và người sử dụng.

 

Đối tượng

G6

Kiểm độ vuông góc giữa chuyển động thẳng đứng của ụ phay (trục Z) và

a) Chuyển động của bàn máy (trục X);

b) Chuyển động ngang của ụ phay (trục Y).

CHÚ THÍCH: Phép kiểm này cũng áp dụng thích hợp cho các ụ phay thng đứng phụ trên xà ngang.

đ

Dung sai

Đối với a) và b)

0,02 cho chiều dài đo 300

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Ke vuông dạng trụ, tấm kiểm, các căn mẫu điều chỉnh được và đồng hồ so có mặt số

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.2.2.4

Đặt một tấm kiểm trên bàn máy và điều chỉnh bề mặt trên của nó song song với cả hai chuyển động các trục X và Y. Định vị trí ke vuông dạng trụ trên tấm kiểm.

Gắn một đồng hồ so có mặt số vào trục chính phay nếu trục chính có th khóa được, nếu không thì gắn vào ụ phay gần với trục chính và khóa bàn trượt ụ phay (trục Y) vào xà ngang.

Áp đầu dò của đồng hồ so có mặt số vào ke vuông dạng trụ theo phương trục X và di chuyển ụ đi qua chiều dài đo a1 a2 và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc của đồng hồ so có mặt số.

Để phép đo chính xác hơn, xoay ke vuông dạng trụ góc 180o và lặp lại phép kiểm theo trình tự tương tự. Tính giá trị trung bình tại từng vị trí đo, và ghi lại chênh lệch lớn nhất.

Tiếp đó kiểm theo phương trục Y trên chiều dài đo b1 b2.

Đối với một máy lớn, có thể thực hiện phép kiểm tại vị trí giữa và tại hai vị trí biên của xà ngang.

 

Đối tượng

G7

Kiểm độ vuông góc giữa chuyển động thẳng đứng của xà ngang (trục W hoặc R) và

a) Chuyển động của bàn máy (trục X);

b) Chuyển động ngang của ụ phay (trục Y).

Sơ đồ

Dung sai

Đối với a) và b)

0,02 cho chiều dài đo 500

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Đồng hồ so có mặt số, ke vuông dạng trụ, tấm kiểm và các căn mẫu điều chỉnh được

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.2.2.4

Đặt một tấm kiểm trên bàn máy và điều chỉnh bề mặt trên của nó song song với cả hai chuyển động các trục X và Y. Định v trí ke vuông dạng trụ trên tấm kiểm.

Gắn một đồng hồ so có mặt số vào trục chính phay nếu trục chính có thể khóa được, nếu không thì gắn vào ụ phay gần với trục chính và khóa ụ phay (trục Y) vào xà ngang.

Áp đầu dò của đồng hồ so có mặt số vào ke vuông dạng trụ theo phương trục X và di chuyển xà ngang đi qua chiều dài đo a1 a2 và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc của đồng hồ so có mặt số.

Để phép đo chính xác hơn, xoay ke vuông dạng trụ góc 180o và lặp lại phép kiểm theo trình tự tương tự. Tính giá trị trung bình tại từng v trí đo, và ghi lại chênh lệch lớn nhất.

Tiếp đó kiểm theo phương trục Y trên chiều dài đo b1 b2.

Đối với một máy lớn, có thể thực hiện phép kiểm tại vị trí giữa và tại hai vị trí biên của xà ngang.

 

Đối tượng

G8

Kiểm độ biến đổi nghiêng của xà ngang theo chuyển động trục W hoặc trục R của nó trong mặt phẳng thẳng đứng YZ:

a) Tại vị trí thấp nhất;

b) Tại vị trí giữa;

c) Tại vị trí cao nhất.

Sơ đ

Dung sai

0,02/1000

Sai lệch đo được

Dụng cụ đo

Ni vô chính xác

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.2.3.2.2.1

Đặt ni vô tại vị trí giữa của xà ngang trên một tấm bề mặt thích hợp và đọc chỉ thị tại các vị trí đã định.

Nếu chuyển động trục W hoặc trục R gây ra sai lệch góc của cả xà ngang và bàn kẹp gia công, phải thực hiện các phép đo chênh lệch của hai chuyển động góc này.

Nếu phép đo chênh lệch được áp dụng, ni vô chuẩn phải được đặt trên bàn kẹp gia công, và bàn máy phải ở vị trí giữa của khoảng hành trình.

Đặt ụ phay một cách đối xứng so với máy.

Đi với các máy chỉ có duy nht một ụ phay đơn, ụ phay phải được đặt ở một vị trí trung tâm.

Tại mỗi vị trí phải khóa xà ngang lại.

6.2. Bàn máy

Đối tượng

G9

Kiểm độ phẳng của bề mt bàn máy.

Sơ đồ

Dung sai

Đối với Y £ 3000 và X £ 1000

0,02 đối với chiều dài đo đến 1000

Đối với mỗi chiều dài tăng thêm 1000, cộng thêm 0,01 vào dung sai tương ứng trước

Dung sai lớn nhất: 0,1

Sai lệch đo được

Dụng cụ đo

Nivô chính xác và giá đỡ với các điểm tiếp xúc cách nhau 500 mm hoặc dụng cụ quang học hoặc dụng cụ khác

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.3.2.2, 5.3.2.3, 5.3.2.4

Bàn máy ở vị trí giữa hành trình (vị trí giữa).

Đặt ni vô chính xác cùng vi giá đ trên bề mặt bàn máy và di chuyển ni vô theo các phương O-X và O-Y đều bước tương ứng với chiều dài của giá đỡ (500 mm) theo phương liên quan, và ghi lại các giá trị đọc.

Phương pháp kiểm G10 cũng có thể dùng được cho kiểm độ phẳng.

 

Đối tượng

G10

Kiểm độ song song của bề mặt bàn máy với

a) Chuyển động của bàn máy (trục X);

b) Chuyển động của ụ phay (trục Y).

Sơ đồ

Dung sai

Đi với a) và b)

0,020 đối với chiều dài đo đến 2000

Đối với mỗi chiều dài tăng thêm 1000, cộng thêm 0,005 vào dung sai tương ứng trước

Dung sai lớn nht: 0,05

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Đng h so có mặt s, thước kiểm thẳng và các căn mẫu

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.4.2.2.2.1 và 5.4.2.2.2.2

Lắp đồng hồ so có mặt số vào trục chính phay hoặc ụ trục chính gần trục chính. Đầu dò của đồng hồ so có mặt số phải hướng vuông góc với bề mặt bàn máy và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bàn máy hoặc tiếp xúc với một căn mẫu được đặt trên bề mặt bàn máy.

a) Xà ngang được khóa ở vị trí giữa độ cao. Ụ phay ở vị trí giữa hành trình. Di chuyển ngang bàn máy theo phương trục X và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc.

Lặp lại phép kiểm ở hai vị trí khác của ụ phay, đối xứng với vị trí trước đó và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc theo cách tương tự.

Giá trị lớn nhất của các chênh lệch lớn nhất này cho sai lệch độ song song.

b) Xà ngang được khóa lại. Bàn máy ở vị trí giữa hành trình. Di chuyn ụ phay theo phương trục Y và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc.

Lặp lại phép kiểm ở hai vị trí khác đối xứng với vị trí trước đó và ghi lại chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc theo cách tương tự.

Giá trị lớn nhất của các chênh lệch lớn nhất này cho sai lệch độ song song.

CHÚ THÍCH: Các giá trị dung sai ở trên được quy định theo giả thiết là gia công tinh được thực hiện sau khi lắp ghép. Nếu không phải trường hợp đó, các giá trị dung sai phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp/nhà sản xut và người sử dụng.

 

Đối tượng

G11

Kiểm độ song song của rãnh chữ T ở giữa hoặc rãnh chữ T chuẩn với chuyển động của bàn máy (trục X).

Sơ đồ

Dung sai

0,03 đối với chiều dài đo đến 2000

Đối với mỗi chiều dài tăng thêm 1000, cộng thêm 0,01 vào dung sai tương ứng trước

Dung sai lớn nhất: 0,1

Dung sai cục bộ: 0,02 cho chiều dài đo 1000 mm

Sai lệch đo được

Dụng cụ đo

Đồng hồ so có mặt số, ke chữ thập

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.4.2.2.2.1

Lắp đồng hồ so có mặt số vào một bộ phận cố định của máy. Đt đầu dò của đồng hồ so tiếp xúc với mặt cần đo của rãnh chữ T chuẩn hoặc sử dụng một vật mẫu có hình dạng thích hợp.

Di chuyển bàn máy và ghi lại thay đổi chỉ thị của đồng hồ so có mặt số.

 

6.3. Trục chính phay

Đối tượng

G12

Kiểm độ đảo mặt côn trong của trục chính phay:

a) Tại đầu mút trục chính;

b) Tại vị trí cách đầu mút trục chính 300 mm.

CHÚ THÍCH: Thực hiện các phép kiểm này cho từng trục chính phay của máy vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Sơ đồ

Dung sai

D £ 200

a) 0,010

b) 0,020

D > 200

a) 0,015

b) 0,030

Trong đó D là đường kính ngoài của mặt mút trục chính.

Sai lệch đo được

D = ...

a)

b)

Dụng cụ đo

Đồng hồ so có mặt số và trục kiểm

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.6.1.2.3

Lắp đồng hồ so có mặt số vào ụ phay và đưa trục kiểm vào trục chính.

Đặt đầu dò đồng hồ so có mặt số gần nht có thể tới vị trí a), quay trục chính và ghi lại số chỉ.

Lặp lại thao tác tương tự tại vị trí b) tại khoảng cách 300 mm so với vị trí a).

 

Đối tượng

G13

Kiểm trục chính phay:

a) Độ đo bề mặt ngoài;

b) Độ đảo mặt mút trục chính (bao gồm cả độ trượt chiều trục có tính chu kỳ);

c) Độ trượt chiều trục có tính chu kỳ.

CHÚ THÍCH: Thực hiện các phép kiểm này cho tng trục chính phay của máy ở vị trí thẳng đứng hoặc nm ngang.

Sơ đồ

Dung sai

 

D £ 200

D > 200

a)

0,010

0,015

b)

0,015

0,020

c)

0,010

0,015

Trong đó D là đường kính ngoài của mặt mút trục chính.

Sai lệch đo được

D = …

a)

b)

c)

Dụng cụ đo

Đồng h so có mặt s

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996)

Lắp giá đ đồng hồ so có mặt số và đồng hồ so có mặt số vào ụ phay hoặc vào bộ phận c định của máy.

a) 5.6.1.2.2

Đặt đầu dò đồng hồ so có mặt số vuông góc với đường sinh, quay trục chính phay và ghi lại số chỉ.

b) 5.6.3.2

Đặt đầu dò đồng hồ so có mặt số gần nhất có thể với cạnh ngoài của bề mặt phẳng tại vị trí M, quay trục chính phay và ghi lại số chỉ.

Lặp lại thao tác tương tự tại vị trí N sau khi di chuyển đồng hồ so.

Xác định giá trị trung bình.

c) 5.6.2 2.1 và 5 6.2.2.2

Chèn một bi thép vào tâm trục chính (bằng các dụng cụ phụ trợ nếu cần thiết).

Định vị đầu dò đồng hồ so có mặt số để tiếp xúc với bi thép, quay trục chính và ghi lại s ch.

Giá trị và chiều của lực tác dụng vào phải do nhà sản xut/nhà cung cp quy định. Nếu sử dụng các ổ trục được đặt ti hướng trục trước thì không cn tác dụng lực F.

 

Đối tượng

G14

Kim độ vuông góc giữa đường tâm quay của trục chính phay thẳng đứng và:

a) Chuyển động theo trục X của bàn máy;

b) Chuyển động theo trục Y của ụ trục chính.

CHÚ THÍCH: Phép kiểm này cũng áp dụng được cho các ụ phay thẳng đứng phụ trên xà ngang.

Sơ đồ

Dung sai

0,04/100 1)

1) Khoảng cách giữa hai điểm tiếp xúc đo

Sai lệch đo đưc

Dụng cụ đo

Đng hồ so có mặt s/cần giá đỡ và thước kiểm thẳng hoặc tấm kiểm

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.1.2.3.2

a) Đặt một thước kiểm thẳng tại vị trí tâm bàn máy song song với chuyển động theo trục X của bàn máy trong mặt phẳng thẳng đứng.

Bàn máy được khóa tại vị trí giữa hành trình. Xà ngang ở vị trí giữa độ cao và khóa lại, ụ phay ở vị trí giữa hành trình và khóa lại. ng mang và dẫn hướng trục chính hoặc đầu trượt ở vị trí 1/3 hành trình tính từ ụ trục chính.

Lắp cần giá đỡ cùng với đồng hồ so có mặt số vào trục chính phay và điều chỉnh đầu dò của đồng hồ so có mặt số chạm vào thước kiểm thẳng và ghi lại chỉ thị. Sau đó quay trục chính góc 180o và ghi lại chỉ thị mới. Tính độ chênh lệch giữa hai giá trị đọc rồi chia cho khoảng cách giữa hai điểm đo.

b) Lặp lại phép đo trên với thước kiểm thẳng được chỉnh đặt song song với chuyển động theo trục Y.

6.4. Ụ phay xoay

Đối tượng

G15

Kiểm độ song song của đường tâm xoay của ụ phay với chuyển động bàn máy (trục X) khi ụ phay xoay.

CHÚ THÍCH: Phép kiểm này cũng áp dụng được cho ụ phay xoay nằm ngang.

 

Sơ đồ

Dung sai

Với đồng hồ so có mặt số được đặt cách đường tâm xoay nghiêng ụ phay 500 mm

0,02 với a £ 10o

0,03 với 10o < a £ 20o

0,04 với a > 20o

Sai lệch đo được

a = …

Dụng cụ đo

Ke vuông, tấm kiểm, các căn mẫu điều chỉnh được và đồng hồ so có mặt số

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.4.2.2.2.2

Đặt một tấm kiểm lên bàn máy và điều chỉnh bề mặt trên của nó song song với cả hai chuyển động trục X và Y. Định vị trí của ke vuông phẳng trên tm kiểm sao cho bề mặt thẳng đứng của nó song song với chuyển động trục Y.

Xà ngang được cố định ở vị trí giữa độ cao, bàn trượt ụ phay được cố định ở vị trí giữa hành trình.

Gắn đồng hồ so có mặt số vào ụ phay sao cho đầu dò của nó cách đường tâm xoay ụ phay 500 mm.

Áp đầu dò của đồng hồ so vào mặt ke vuông phẳng theo phương trục X, quay ụ phay và ghi lại các giá trị đọc.

6.5. Ụ phay nằm ngang (ụ phay bền)

Đối tượng

G16

Kiểm độ vuông góc giữa chuyển động thẳng đứng của ụ phay bên (trục W) trên một trụ máy và

a) Chuyển động của ụ phay thẳng đứng (trục Y);

b) Chuyển động của bàn máy (trục X).

Sơ đồ

Dung sai

Đối với a) và b)

0,03 cho chiều dài đo 500

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Ke vuông dạng trụ, tấm kiểm, các căn mẫu điều chỉnh được và đồng hồ so có mặt số

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.2.2.4

Đặt một tấm kiểm lên bàn máy và điều chỉnh bề mặt trên của nó song song với c hai chuyển động trục X và Y. Định vị trí của ke vuông dạng trụ trên tm kiểm.

Gắn đồng hồ so có mặt số/giá đỡ vào ụ phay A.

a) Áp đầu dò của đồng hồ so vào ke vuông dạng trụ theo phương trục Y, sau đó di chuyển ụ phay A đi qua chiều dài đo a1a2 và ghi lại độ chênh lệch lớn nhất của các giá trị đọc của đồng hồ so. Đ cho các phép đo chính xác hơn, quay ke vuông đi góc 180o và lặp lại kiểm tra theo cùng một thứ tự. Tính giá trị trung bình tại mỗi vị trí đo và ghi lại giá trị độ chênh lệch lớn nhất.

b) Tiếp đó kiểm theo phương trục X đi qua chiều dài đo b1b2.

 

Đi tượng

G17

Kiểm độ song song của đường tâm trục chính phay nằm ngang với chuyển động ngang của ụ phay thẳng đứng (trục Y)

a) Trong mặt phẳng thẳng đứng YZ;

b) Trong mặt phẳng nằm ngang XY.

(Ch áp dụng thích hợp cho ụ phay có một đường tâm trục chính nằm ngang. Phép kiểm này không áp dụng cho các ụ phay có kết cấu dời chuyển được).

Sơ đồ

Dung sai

Đối với a) và b)

0,03 cho chiều dài đo 300

Sai lệch đo được

a)

b)

Dụng cụ đo

Trục kiểm và đồng hồ so có mặt s

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.4.2.2.3

phay nằm ngang được khóa ở vị trí thấp. Xà ngang được khóa ở vị trí giữa.

Gắn đồng hồ so có mặt số vào ụ phay thẳng đứng và điều chỉnh đầu dò của đồng hồ so tiếp xúc với trục kiểm được lắp trên trục chính phay nằm ngang, a) theo phương thẳng đứng, b) theo phương nằm ngang, tại vị trí gần nhất có thể với đầu mút trục chính.

Di chuyển ụ phay thẳng đứng cho chiều dài đo và ghi lại các chỉ thị.

Ghi lại độ chênh lệch lớn nhất các giá trị đọc của đồng hồ so.

Phải thực hiện các phép kiểm tại vị trí trung bình của sự quay trục chính cho cả a) và b).

 

Đối tượng

G18

Kiểm độ vuông góc giữa đường tâm quay của trục chính phay nằm ngang và chuyển động của bàn máy (trục X).

(Chỉ áp dụng thích hợp cho ụ phay có một đường tâm trục chính nằm ngang. Phép kiểm này không áp dụng cho các ụ phay có kết cấu dời chuyển được).

Sơ đồ

Dung sai

0,04/1000 1)

1) Khoảng cách giữa hai điểm tiếp xúc đo

Sai lệch đo đưc

Dụng cụ đo

Thước kiểm thẳng, đồng hồ so có mặt số và cần giá đỡ

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) 5.5.1.2.3.2

Đặt một thước kiểm thẳng nằm ngang tại vị trí tâm bàn máy song song với chuyển động theo trục X của bàn máy. Bàn máy được khóa tại vị trí giữa hành trình.

Ụ phay nằm ngang được khóa ở vị trí thấp.

Lắp cần giá đỡ cùng với đồng hồ so có mặt số vào trục chính phay nằm ngang và điều chỉnh đầu dò của đồng hồ so chạm vào thước kiểm thẳng và ghi lại chỉ thị. Sau đó quay trục chính góc 180o. Ghi lại ch thị mới và tính độ chênh lệch giữa hai giá trị đọc.

7. Kiểm gia công

7.1. Độ phẳng của mẫu kiểm thực hiện bởi phay phẳng

Nội dung kiểm

M1

a) Phay phẳng mặt B thực hiện bởi ăn dao tự động của bàn máy dọc theo trục X.

b) Phay bốn mu kim đối với các bàn máy có chiều dài đến 2000 mm.

Đối với bàn máy có chiu dài lớn hơn 2000 mm, có th thỏa thuận đ bố trí sáu (hoặc tám) mẫu kiểm như thể hiện trên sơ đ.

(Phép kiểm được thực hiện trong trường hợp thiếu bất kỳ yêu cu đặc biệt nào khác, ví dụ như chế tạo một bộ phận đặc biệt theo yêu cu của người sử dụng)

Sơ đồ

b1 = h1 = 150 mm

b2 = h2 = 110 mm

l1 là chiều dài của bàn máy;

l2 là khoảng cách giữa các mặt biên của các mẫu kiểm được đặt theo thứ tự liên tiếp;

l1 - l2 = 600 mm

Phép kiểm

Kiểm áp dụng

Dung sai

Dụng cụ đo

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996)

a)

Độ phẳng của mt B của từng mẫu kim

0,02

Thước kiểm thẳng và các căn mẫu hoặc đng hồ so có mặt số và tm kiểm, panme

3.1, 3.2.2, 4.1, 4.2, 5.3.2.1 và 5.4.1.2.2

Trước khi bắt đầu phép kiểm:

- đảm bảo rằng mt A là phẳng;

- định hướng (các) khối song song với chuyển động của bàn máy (trục X);

- với dao phay được lắp trên trục chính phay, các dung sai được khuyến nghị như sau:

1) độ đảo £ 0,02

2) độ đảo mt đầu £ 0,03

b)

Chiều cao h1 của các khối phải là hằng s

Cho một mẫu kiểm hoặc cho

I2 £ 2000 0,03

2000 < I2 £ 5000 0,05

5000 < I2 £ 10000 0,08

Điều kiện kiểm

Việc gia công cắt gọt phải được thực hiện với một dao phay ngón hoặc dao có gắn mảnh ct được lp trên trục chính phay thẳng đng.

Tt cả các điều kiện kiểm khác (chất lượng và kích thước của dụng cụ cắt, tốc độ cắt và lượng chạy dao của dụng cụ, vật liệu mẫu kiểm) phải do nhà sản xuất/nhà cung cấp quy định.

Tt cả các mẫu kiểm phải có cùng độ cng.

7.2. Phay các mặt bên

Đi tượng

M2

Phay một trong các mặt bên của hai hoặc ba mẫu kiểm đặt trên bán máy dọc theo trục X.

Một mặt vuông góc với mặt B có th được gia công với dụng cụ cắt (ụ phay) được dẫn hướng theo trụ máy phải hoặc trái.

(Phép kiểm được thực hiện nếu máy được lp các trục chính yêu cầu)

(Phép kiểm được thực hiện trong trường hợp thiếu bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào khác, ví dụ như chế tạo một bộ phận đặc biệt theo yêu cu của nời sử dụng)

đ

Mu kim tương tự như cho M1

Kiểm áp dụng

Dung sai

Dụng cụ đo

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996)

Độ vuông góc của mặt bên C và mặt B

0,02/300

Ni vô chính xác

3.1, 3.2.2, 4.1, 4.2, 5.3.2.1 và 5.5.1.2.2

Định hướng (các) khối song song với chuyển động theo trc X của bàn máy.

Điều kiện kiểm

Việc gia công cắt gọt phải được thực hiện với một dao phay ngón hoặc dao có gn mảnh cắt được lắp trên trục chính phay nm ngang.

Tt c các điều kiện kiểm khác (chất lượng và kích thước của dụng cụ cắt, tốc độ cắt và lượng chạy dao của dụng cụ, vật liệu mẫu kiểm) phải do nhà sản xuất/nhà cung cấp quy định.

Tt c các mẫu kiểm phải có cùng độ cứng.

8. Độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số

8.1. Các trục tịnh tiến

Đối tượng

P1

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động của bàn máy (trục X) bằng điều khiển s.

Sơ đồ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

£ 2000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

0,032

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

0,013

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

0,016

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

0,025

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

0,016

 

Các trục lớn hơn 2000 mm

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,025 + 0,005 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Phạm vi của sai lệch định v trung bình theo hai chiều của trục

M

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa vị trí dụng cụ cắt và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chnh đặt trên bàn máy song song với trục X, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dụng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết b laze, gương phản xạ phải được chỉnh đặt trên bàn máy và giao thoa kế ở đúng vị trí dụng cụ cắt.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điu 3, 4 và 7 ca TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Đi tượng

P2

Kim độ chính xác và khả năng lp lại định vị của chuyển động theo trục Y của bàn trượt ụ phay thng đng.

Sơ đồ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

£ 2000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

0,032

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

0,013

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

0,016

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

0,025

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

0,016

 

Các trục lớn hơn 2000 mm

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,025 + 0,005 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Phạm vi của sai lệch định v trung bình theo hai chiều của trục

M

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa vị trí dụng cụ ct và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chỉnh đặt trên bàn máy song song với trục Y, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dụng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết b laze, gương phản xạ phải được chnh đt ở vị trí dụng cụ ct và giao thoa kế trên bàn máy hoặc trên phn kéo dài của bàn máy.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kim và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điu 3, 4 và 7 ca TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Đối tượng

P3

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động theo trục Z của ụ phay thẳng đng hoặc ống mang và dẫn hưng trc chính.

Sơ đồ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa vị trí dụng cụ cắt và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chỉnh đặt trên bàn máy song song với trục Z, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dụng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết bị laze, gương phản xạ phải được chỉnh đặt ở vị trí dụng cụ cắt và giao thoa kế ở trên bàn máy.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điều 3, 4 và 7 của TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Đối tượng

P4

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động theo trục W của ụ phay nằm ngang.

Sơ đ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

£ 2000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

0,032

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

0,013

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

0,016

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

0,025

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

0,016

 

Các trục lớn hơn 2000 mm

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,025 + 0,005 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Phạm vi của sai lệch định v trung bình theo hai chiều của trục

M

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa v trí dụng c cắt và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chỉnh đặt trên bàn máy song song với trục 2, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết bị laze, gương phản xạ phải được chỉnh đặt ở vị trí dụng cụ ct và giao thoa kế ở trên bàn máy.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điều 3, 4 và 7 của TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Đối tượng

P5

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động theo trục V của ụ phay nằm ngang hoặc ống mang và dẫn hưng trc chính.

Sơ đồ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa vị trí dụng cụ cắt và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chỉnh đặt trên bàn máy song song với trục Y, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dụng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết bị laze, gương phản xạ phải được chỉnh đặt ở vị trí dụng cụ cắt và giao thoa kế ở trên bàn máy.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điều 3, 4 và 7 của TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Đối tượng

P6

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của chuyển động theo trục R của ngang khi được điều khiển số..

Sơ đ

Dung sai

 

Sai lệch đo được

 

Chiều dài đo

 

£ 500

£ 1000

£ 2000

Các trục đến 2000 mm

Độ chính xác định vị theo hai chiều

A

0,020

0,025

0,032

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

0,008

0,010

0,013

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,010

0,013

0,016

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,016

0,020

0,025

 

Phạm vi của sai lệch định vị trung bình theo hai chiều của trục

M

0,010

0,013

0,016

 

Các trục lớn hơn 2000 mm

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

0,025 + 0,005 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Phạm vi của sai lệch định v trung bình theo hai chiều của trục

M

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

0,016 + 0,003 cho mỗi lượng chiều dài tăng thêm 1000

 

Dụng cụ đo

Thang đo chiều dài hoặc thiết bị đo laze

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Phép đo tương đối giữa v trí dụng c cắt và vị trí chi tiết gia công được mong đợi. Nếu sử dụng một thang đo chiều dài, nó phải được chỉnh đặt trên bàn máy song song với trục Z, bộ đọc thang đo ở đúng vị trí dng cụ cắt. Nếu sử dụng thiết bị laze, gương phản xạ phải được chỉnh đặt ở vị trí dụng cụ ct và giao thoa kế ở trên bàn máy.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết quả, phải tham chiếu theo các Điều 3, 4 và 7 của TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

8.2. Các trục quay

Đối tượng

P7

Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của trục A của ụ phay thẳng đứng.

Sơ đồ

Dung sai

(tính bằng giấy cung)

 

Sai lệch đo được

Hành trình đo

 

£ 90o

£ 180o

Độ chính xác theo hai chiều

A

12

16

 

Khả năng lặp lại định vị theo một chiều

R­ hoặc R¯

5

6

 

Sai lệch định vị hệ thống theo hai chiều

E

10

13

 

Giá trị đảo chiều của trục

B

6

8

 

Dụng cụ đo

Đa giác với ống tự chuẩn trực hoặc bàn phân độ chính với gương và ống tự chuẩn trực hoặc bàn phân độ chính với giao thoa kế góc

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-2 (ISO 230-2)

Nếu sử dụng một bàn phân độ chính, chnh đặt nó trên ụ nghiêng sao cho trục quay của nó song song và gần với trục quay của ụ. Quay ụ theo một góc phân độ được và sau đó quay bàn phân độ ngược lại sao cho gương trở lại vị trí ban đầu và kiểm sai lệch góc.

Liên quan đến các điều kiện kiểm, chương trình kiểm và trình bày kết qu, phải tham chiếu theo các Điu 3, 4 và 7 của TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thuật ngữ tương đương bằng tiếng Đức và tiếng Ý

(xem 4.1)

Số tham chiếu

Tiếng Đức

Tiếng Ý

1

Bett

Banco

2

Fuhrungsbahn, Bett

Guida del banco

3

Tisch

Tavola (superficle di fissaggio)

4

Ständer, links

Montante sinistro

5

Ständer, rechts

Montante destro

6

Fuhrungsbahn, Ständer rechts und links

Guida del montanti

7

Querbalken (beweglich, fest)

Traversa mobile (o tissa)

8

Frässpindelstock, senkrecht

Teste a fresare verticale

9

Frässpindelstock, waaqerecht

Teste a fresare orizzontale

10

Traverse

Traversa fissa

11

Unterschlitten

Slitta orizzontale

12

Traghülse (Pinole)

Cannotto

13

Werkzeuq (Fräser)

Utensile (fresa)

14

Richtnut

Scanalatura di riferimento

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 841:2001 Industrial automation systems and integration - Numerical control of machines - Coordinate system and motion nomenclature (Hệ thống tự động công nghiệp và tích hợp - Điều khin số của máy - Hệ thống tọa độ và danh mục các chuyển động)

[2] TCVN 11187-2:2015 (ISO 8636-2:2007) Điều kiện kiểm máy phay kiểu cầu - Kiểm độ chính xác - Phần 2: Máy kiểu cầu di động được (kiểu khung cổng)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi