Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11141:2015 ISO 4295:1988 Quặng và tinh quặng mangan-Xác định hàm lượng nhôm-Phương pháp đo quang và phương pháp khối lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11141:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11141:2015 ISO 4295:1988 Quặng và tinh quặng mangan-Xác định hàm lượng nhôm-Phương pháp đo quang và phương pháp khối lượng
Số hiệu:TCVN 11141:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:31/12/2015Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11141:2015

ISO 4295:1988

QUẶNG VÀ TINH QUẶNG MANGAN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHÔM - PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG

Manganese ores and concentrates - Determination of aluminium content - Photometric and gravimetric methods

Lời nói đầu

TCVN 11141:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4295:1988.

TCVN 11141:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC102 Quặng sắt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẶNG VÀ TINH QUẶNG MANGAN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHÔM - PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG

Manganese ores and concentrates - Determination of aluminium content - Photometric and gravimetric methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp sau xác đnh hàm lượng nhôm có trong quặng mangan và tinh quặng mangan.

- Phương pháp A: Phương pháp đo quang áp dụng cho các loại quặng có hàm lượng nhôm từ 0,1 % (khối lượng) đến 1,5 % (khối lượng);

- Phương pháp B: Phương pháp khối lượng áp dụng cho các loại quặng có hàm lượng nhôm lớn hơn 1,5 % (khối lượng).

Tiêu chuẩn này được s dụng cùng với TCVN 11142 (ISO 4297).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối vi các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm c các sa đổi (nếu có).

TCVN 10548-1 (ISO 4296-1), Quặng mangan - Lấy mẫu - Phần 1: Ly mẫu đơn.

TCVN 10548-2 (ISO 4296-2), Quặng mangan - Lấy mẫu - Phần 2: Chuẩn bị mẫu.

TCVN 11142 (ISO 4297:1998), Quặng và tinh quặng mangan - Phương pháp phân tích hóa học - Hướng dẫn chung.

3. Phương pháp A: Phương pháp đo quang áp dụng cho các hàm lượng nhôm từ 0,1 % đến 1,5 % (khối lượng)

3.1. Nguyên tắc

Phân hy phần mẫu thử bằng cách xử lý với axit sulfuric và axit nitric và làm bay hơi hai lần với axit clohydric đến khô. Hòa tan cặn khô trong axit clohydric và cho thêm dung dịch hydroxylamoni clorua. Lọc để tách phần cặn không tan, giữ lại dịch lọc làm dung dịch chính.

Đốt giy lọc có chứa phn cặn và xử lý bằng axit sulfuric và axit flohydric. Nung chảy phần cặn đã đốt với natri carbonat. Hòa tan khối chảy trong axit clohydric và gộp dung dịch thu được này vào dung dịch chính.

Tách sắt ra khỏi nhôm bằng cách cho kết tủa thành các hydroxit, với dung dịch kali hydroxit đậm đặc, khi có mặt axit boric và kẽm clorua.

Tiến hành phép xác định khi có mặt axit ascorbic và polyvinyl ancol.

3.2. Phản ứng

Phương pháp này dựa trên sự tương tác của nhôm với chromazural-S khi có mặt polyvinyl ancol trong dung dịch đệm acetat (pH 6-7) với sự tạo thành phức màu giữa nhôm và chromazural-S với t số phân tử 1:3. Sự cản tr ca sắt(lll) được loại trừ nhờ sự kết tủa với hỗn hợp kiềm borat ngăn ngừa sự hấp phụ của nhôm bi các hydroxit.

3.3. Thuốc thử

Ch s dụng các thuốc thử cấp tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

3.3.1. Amoni acetat (CH3COONH4).

3.3.2. Axit boric

3.3.3. Natri tetraborat, khan (Na2B4O7).

3.3.4. Natri carbonat, khan.

3.3.5. Natri acetat trihydrat (CH3COONa.3H2O).

3.3.6. Hỗn hợp nung chy: ba phần natri carbonat (3.3.4) và một phần natri tetraborat (3.3.3).

3.3.7. Dung dịch đệm, pH 6-7.

Hòa tan 274 g amoni acetat (3.3.1) trong 400 ml nước. Hòa tan 109 g natri acetat (3.3.5) trong 250 ml nưc. Gộp các dung dịch, pha loãng đến 1000 ml bằng nước và lắc đều.

3.3.8. Hydroxylamoni clorua (NH2OH.HCI), dung dịch 100 g/l.

3.3.9. Kali hydroxit, dung dịch 470 g/l, không có nhôm.

3.3.10. Kali hydroxit, dung dịch 50 g/l, không có nhôm.

3.3.11. Axit ascobic (C6H8O6), dung dịch 50 g/l.

Cần phi chun bị mới.

3.3.12. Axit nitric, ρ 1,40 g/ml.

3.3.13. Axit nitric, ρ 1,40 g/ml, pha loãng 1 + 1.

3.3.14. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml.

3.3.15. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml, pha loãng 1 + 1.

3.3.16. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml, pha loãng 1 + 50.

3.3.17. Axit sulfuric, ρ 1,84 g/ml, pha loãng 1+1.

3.3.18. Axit flohydric, ρ 1,14 g/ml, dung dịch 40 % (khối lượng).

3.3.19. Polyvinyl ancol [-CH2CH(OH)CH2CH(OH)-]n dung dịch 40 g/l.

Hòa tan 4 g polyvinyl ancol trong 100 ml nước có gia nhiệt. Đ nguội và lọc dung dịch này.

Chun bị dung dịch khi cần sử dụng.

3.3.20. Chromazurol-S, dung dch 1 g/l.

Hòa tan 1 g chromazurol-S trong 6 ml axit nitric (3.3.13), cho vào 500 ml etanol (3.3.22) và 200 ml nước và lắc đều. Chuyển dung dch này vào bình định mức dung tích 1000 ml, pha loãng bằng nước đến vạch mức và lắc đều.

Sử dụng dung dịch này trong 14 ngày.

3.3.21.Kẽm clorua, dung dịch 104,6 g/l.

Hòa tan 104,6 g kẽm clorua trong nước, thêm 10 ml axit clohydric (3.3.14), pha loãng bằng nước đến 1000 ml và lắc đu.

3.3.22. Etanol (C2H5OH)

3.3.23. Nhôm, dung dịch tiêu chuẩn 0,1 g/l.

Cân 0,1000 g nhôm kim loại (99,95 % tinh khiết) trong cốc dung tích 250 ml và hòa tan trong 25 ml axit clohydric (3.3.15) có gia nhiệt. Làm bay hơi dung dịch đến khi thành dạng các muối m. Cho 5 ml axit clohydric (3.3.15), rửa cốc thử bằng nước và gia nhiệt dung dịch cho đến khi hòa tan các muối. Làm nguội dung dịch này, sau đó chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml, pha loãng bằng nưc đến vạch mức và lắc đều.

1 ml dung dịch tiêu chun này chứa 0,1 mg nhôm.

3.3.24. Nhôm, dung dịch tiêu chun 0,01 g/l.

Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch nhôm tiêu chuẩn (3.3.23) cho vào bình định mức dung tích 100 ml, pha loãng bằng nước đến vạch mức và lắc đều.

1 ml dung dịch tiêu chuẩn này chứa 0,01 mg nhôm.

3.3.25. Sắt, dung dịch tiêu chun 1 g/l.

Cho 1 g sắt kim loại (độ tinh khiết 99,95 %) vào cc dung tích 250 ml, cho 15 ml axit clohydric (3.3.14) và gia nhiệt dung dch cho đến khi sắt được hòa tan hoàn toàn. Sau đó thêm từ 3 ml đến 5 ml axit nitric (3.3.12) và đun sôi dung dịch đến khi không còn các nitơ oxit. Làm nguội dung dịch này, sau đó chuyển vào bình định mc dung tích 1000 ml, pha loãng bằng nước đến vạch mức và lc đều.

1 ml dung dịch tiêu chuẩn này chứa 1 mg sắt.

3.4. Thiết b, dụng cụ

Các thiết b, dụng cụ thông thường trong phòng thử nghiệm và

3.4.1. Máy quang ph hoặc máy so màu

3.5. Lấy mu và các mu thử

Lấy mẫu quặng mangan theo TCVN 10548-1 (ISO 4296-1) và chuẩn bị mẫu theo TCVN 10548-2 (ISO 4296-2).

3.6. Cách tiến hành

3.6.1. S lượng các phép xác đnh

Thực hiện phép phân tích ít nhất hai lần, độc lập, trên một mẫu thử.

3.6.2. Phần mẫu thử

Cân 1 g mẫu thử cho vào cốc thử dung tích 100 ml hoặc 250 ml.

3.6.3. Xác định

3.6.3.1. Phân hủy phần mẫu th

Cho 10 ml đến 20 ml axit clohydric (3.3.14) vào cốc thử có chứa phần mẫu thử (3.6.2) và hòa tan có gia nhiệt. Thêm 1 ml axit nitric (3.3.12), đun sôi dung dịch sau đó làm bay hơi đến khô. Làm ẩm cặn khô bằng 10 ml axit clohydric (3.3.14) và làm bay hơi lại đến khô. Lặp lại quá trình bay hơi vi 10 ml axit clohydric cùng loại. Hòa tan cặn khô trong 5 ml đến 10 ml axit clohydric (3.3.14) có gia nhiệt khoảng 3 min đến 5 min, thêm khoảng 30 ml đến 40 ml nước nóng và 1 ml dung dịch hydroxylamoni clorua (3.3.8) và đun đến sôi.

Lọc cặn không tan trên giấy lọc trung bình có chứa ít bột giấy, sau đó rửa bng axit clohydric (3.3.16) bn hoặc năm lần và bằng nưc nóng từ sáu đến tám lần. Giữ lại phần dịch lọc làm dung dịch chính.

3.6.3.2. Xử lý cặn

Cho giấy lọc và cặn vào chén platin, sấy khô và nung tại nhiệt độ lừ 500 °C đến 600 °C. Để nguội chén, làm m cặn bằng 2 đến 3 giọt nước và cho vào 1 hoặc 2 giọt axit sulfuric (3.3.17) và cho thêm từ 8 ml đến 10 ml axit fluohydric (3.3.18) và đ bay hơi đến khi ngừng bc khói axit sulfuric. Sau đó nung cặn tại nhiệt độ từ 400 °C đến 500 °C, làm nguội, cho vào 0,5 g đến 1 g natri carbonat (3.3.4) và nung chảy tại nhiệt độ 1100 °C trong 15 min. Nếu mẫu khó hòa tan thì nung chảy vi 1 g hỗn hợp nung chảy (3.3.6) tại cùng nhiệt độ này.

Đặt chén có chứa khi chảy vào cốc dung tích 250 ml, và thêm 10 ml axit clohydric nóng (3.3.15), 20 ml nước và 0,5 ml dung dịch hydroxylamoni clorua (3.3.8). Sau khi hòa tan khối chảy, lấy chén ra, dùng nước rửa chén trong cốc thử. Đun sôi dung dịch trong khoảng 3 min đến 5 min để loại bỏ carbon dioxit và hòa tan aluminat. Gộp dung dịch này với dung dịch chính.

3.6.3.3. Chuẩn bị dung dịch đ đo quang

Làm bay hơi dung dịch gộp (3.6.3.2) để còn khoảng 50 ml đến 60 ml, cho vào 5 ml dung dịch kẽm clorua (3.3.21) và 1 g axit boric (3.3.2). Gia nhiệt dung dịch đến sôi và đổ từ từ vào cốc silica dung tích 250 ml có chứa 30 ml dung dịch kali hydroxit (3.3.9). Khi chuyển dung dịch và sau đó khoảng 3 min, khuy dung dch bằng máy khuấy từ. Đ nguội, chuyển sang bình định mức dung tích 500 ml, pha loãng bằng nước đến vạch mức và lắc đều. Sau khi kết tủa lắng xuống, lọc ngay dung dịch qua giấy lọc kép trung bình vào cốc silica, gạn bỏ các phần dịch lọc đầu tiên.

Đối với các phép xác định tiếp theo, s dụng dung dch thu được hoặc pha loãng bổ sung như qui định tại Bng 1 phù hợp theo hàm lượng nhôm dự kiến.

Dùng pipet ly 5 ml lượng mẫu cho vào cốc dung tích 50 ml có chứa 1,5 ml axit clohydric (3.3.15) và 15 ml nưc. Sau đó thêm 1ml dung dịch axit ascobic (3.3.11), để yên trong 5 min, và điều chnh pH của dung dịch đến 1,5 bằng cách cho từng giọt dung dịch kali hydroxit (3.3.10) hoặc axit clohydric (3.3.15), kiểm tra bằng máy đo pH. Chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 100 ml, cho 10 ml dung dịch chromazurol-5 (3.3.20), lắc đều, cho 5 ml dung dịch polyvinyl ancol (3.3.19), và 20 ml dung dịch đệm (3.3.7), pha loãng bằng nước đến vạch mức và lắc đều.

Bng 1 - Dung dịch để đo quang

Hàm lượng nhôm dự kiến

Phần mẫu của dung dịch I

Pha loãng II

Phần mẫu ca dung dịch II

Hàm lượng nhôm của phần mẫu của dung dịch th

% (khối lượng)

ml

ml

ml

mg

0,1 đến 0,3

5

-

-

0,010 đến 0,030

0,3 đến 0,5

100

250

5

0,012 đến 0,020

0,5 đến 1,5

50

250

5

0,010 đến 0,030

3.6.3.4. Phép đo quang

Sau 60 min, đo độ hp thụ ca dung dịch tại bước sóng từ 610 nm đến 620 nm trong cuvet 10 mm, sử dụng máy quang phổ hoặc máy so màu, đặt độ hấp thụ bằng zero dùng nước làm dung dịch so sánh.

3.6.3.5. Phép thử trắng

Tiến hành phép thử trắng theo tt cả các bước phân tích, cho thêm dung dịch sắt (3.3.25) với một lượng tương ứng vi hàm lượng sắt có trong mẫu thử.

3.6.3.6. Lập đường chuẩn

Chuẩn b một loạt bảy cốc thử 50 ml có chứa 5 ml dung dịch thử trắng, sử dụng buret cho vào tng cốc thử 1,5 ml axit clohydric (3.3.15) và 15 ml nước, và lần lượt: 0,0; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 và 3,5 ml dung dịch nhôm chun (3.3.24), tương ứng với 0,0; 0,010; 0,015; 0,020; 0,025; 0,030 và 0,035 mg nhôm. Cho vào 1 ml axit ascobic (3.3.11), lc đều và để yên trong 5 min. Sau đó điều chỉnh pH của dung dịch đến 1,5 bằng cách cho từng giọt dung dịch kali hydroxit (3.3.10) hoặc axit clohydric (3.3.15), kiểm tra bằng dụng cụ đo pH. Chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 100 ml, cho vào từng cốc 10 ml dung dịch chromazurol-5 (3.3.20), trong khi khuấy, cho 5 ml dung dịch ancol polyvinyl (3.3.19), và 20 ml dung dịch đệm (3.3.7), pha loãng bằng nước đến vạch mc và lắc đều.

Sau 60 min, đo độ hấp thụ của từng dung dịch theo qui định tại 3.6.3.4.

Dựng đường chuẩn bằng cách vẽ các giá tr độ hấp thụ (trừ đi giá tr độ hấp thụ ca dung dịch không có nhôm) theo các hàm lượng nhôm danh nghĩa của các dung dịch.

3.7. Biểu th kết quả

3.7.1. Phương pháp tính kết quả

Chuyển đổi các số đọc độ hp thụ ca dung dịch th sang hàm lượng nhôm bng phương pháp đường chuẩn (3..6.3.6), tr đi số đọc độ hấp thụ ca phép thử trắng.

Hàm lượng nhôm (AI), biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:

trong đó

m1

khối lượng của nhôm có trong phần mẫu lấy từ dung dịch th, thu được từ đường chun, tính bằng miligam;

m2

là khối lượng của phần mẫu thử tương ứng với phn mẫu lấy từ dung dịch thử, tính bằng gam;

K

là hệ s chuyển đổi để biểu th hàm lượng nhôm trạng thái khô.

3.7.2. Sai s cho phép ca kết quả giữa các phép xác định hai lần

Bảng 2 - Sai s cho phép đi với hàm lượng nhôm

Hàm lưng nhôm

Sai số cho phép

Ba phép xác đnh hai lần

Hai phép xác định hai lần

% (khi lưng)

% (khi lượng)

% (khi lượng)

Từ 0,10 đến 0,20

0,025

0,02

Từ 0,20 đến 0,50

0,04

0,03

Từ 0,50 đến 1,0

0,08

0,07

Từ 1,0 đến 1,5

0,10

0,08

4. Phương pháp B - Phương pháp khối lượng oxin đối với hàm lượng nhôm lớn hơn 1,5 % (khối lượng)

4.1. Nguyên tắc

Phân hủy phần mẫu thử bằng cách xử lý với axit clohydric và làm bay hơi đến khô. Hòa tan cặn khô trong axit clohydric và tách silic dioxit bằng cách lọc. Gi lại dịch lọc làm dung dịch chính.

Đốt giấy lọc có chứa phần cặn và xử lý với axit sulfuric và axit flohydric. Nung chảy cặn đã đốt bằng natri carbonat. Hòa tan khối chảy trong axit clohydric và gộp dung dịch thu được với dung dịch chính.

Kết tủa nhôm với dung dịch amoni mono-hydro phosphat trong môi trường acetic khi có natri thiosulfat. Lọc dung dịch và nung chảy kết tủa bằng natri carbonat sau khi tro hóa.

Hòa tan khi chảy trong nước nóng và lọc để tách cặn không tan. Kết tủa nhôm trong phần lọc với quinolin-8-ol khi có mặt amoni acetat. Lọc để tách kết tủa. Nung cặn đến khối lượng không đổi.

4.2. Các phản ứng

Phương pháp này dựa trên sự kết tủa ca nhôm, trong môi trường acetic khi có natri thiosulfat, dạng oxinat sau khi tách khỏi hầu hết các nguyên tố đi kèm dưới dạng các phosphat của chúng.

4.3. Thuốc thử

Ch sử dụng các thuốc thử tinh khiết cấp phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

4.3.1. Natri tetraborat, khán (Na2B4O7).

4.3.2. Natri carbonat, khan.

4.3.3. Hn hợp nung chy: ba phần natri carbonat (4.3.2) và một phần natri tetraborat (4.3.1).

4.3.4. Axit oxalic, (H2C2O4).

4.3.5. Dung dịch amoni hydroxit, ρ 0,91 g/ml.

4.3.6. Amoni nitrat, dung dịch 20 g/l.

Hòa tan 20 g amoni nitrat trong 1000 ml nước nóng. Cho vào dung dịch amoni hydroxit (4.3.5) đến khi dung dịch này chuyển thành màu vàng, sử dụng metyl đỏ (4.3.21) làm cht chỉ thị.

4.3.7. Amonl acetat, (CH3COONH4), dung dịch 200 g/l.

4.3.8. Amoni mono-hydro phosphat, [(NH4)2HPO4].dung dịch 100 g/l.

4.3.9. Axit nitric, ρ 1,40 g/ml.

4.3.10. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml.

4.3.11. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml, pha loãng 1 + 4.

4.3.12. Axit clohydric, ρ 1,19 g/ml, pha loãng 1 + 50.

4.3.13. Axit sulfuric, ρ 1,84 g/ml, pha loãng 1 + 1.

4.3.14. Axit flohydric, ρ 1,14 g/ml, dung dịch 40 % (khối lượng).

4.3.15. Axit acetic, ρ 1,05 g/ml.

4.3.16. Axit acetic, băng, ρ 1,05 g/ml, pha loãng 1 + 1.

4.3.17. Natri carbonat, dung dịch 10 g/l.

4.3.18. Natri thiosulfat pentahydrat (Na2S2O3.5H2O), dung dịch 50 g/l.

4.3.19. Quinolin-8-ol (C9H7ON), dung dịch 50 g/l.

Hòa tan 50 g quinolin-8-ol trong 100 ml axit acetic (4.3.16), cho vào 900 ml nước, gia nhiệt đến 60 °C để hòa tan hoàn toàn, đ nguội và lọc.

4.3.20. Etanol (C2H5OH)

4.3.21. Metyl đỏ, chất chỉ thị, dung dịch 1 g/l trong ancol.

4.4. Lấy mẫu và các mẫu thử

Lấy mẫu quặng mangan theo TCVN 10548-1 (ISO 4296-1) và chuẩn b mẫu theo TCVN 10548-2 (ISO 4296-2).

4.5. Cách tiến hành

4.5.1. S lượng các phép xác định

Đi với một mẫu thử cần thực hiện ít nht phân tích hai lần, độc lập.

4.5.2. Phép thử trắng

Tiến hành phép thử trắng theo tt c các bước phân tích.

4.5.3. Phần mẫu thử

Cân 0,5 g đến 1 g mẫu thử vào cốc dung tích 100 ml hoặc 250 ml.

4.5.4. Phép xác định

4.5.4.1. Phân hủy phn mẫu thử

Cho 10 ml đến 20 ml axit clohydric (4.3.10) vào cốc thử có chứa phần mẫu th (4.4.1) và gia nhiệt để hòa tan. Cho vào 1 ml axit nitric (4.3.9), đun sôi dung dịch sau đó làm bay hơi đến khô. Làm ẩm cặn khô bằng 10 ml axit clohydric (4.3.10) và làm bay hơi đến khô. Lặp lại quá trình bay hơi với 10 ml axit clohydric (4.3.10). Cho từ 10 ml đến 15 ml axit clohydric (4.3.10) vào cặn khô, gia nhiệt khoảng 3 min đến 5 min, cho vào khoảng 30 ml đến 40 ml nước nóng và đun đến sôi.

Lọc cặn không tan trên giấy lọc trung bình có chứa ít bột giấy, sau đó rửa bằng axit clohydric nóng (4.3.12) ba hoặc bốn lần và bng nước nóng từ sáu đến tám lần. Giữ lại dịch lọc làm dung dịch chính.

4.5.4.2. Xử lý cặn

Cho giấy lọc và cặn vào chén platin, làm khô và nung tại nhiệt độ từ 500 °C đến 600 °C. Để nguội chén, làm m cặn bằng 2 đến 3 giọt nước và cho vào 2 hoặc 3 giọt axit sulfuric (4.3.13) và cho thêm từ 8 ml đến 10 ml axit flohydric (4.3.14) và làm bay hơi đến khô. Sau đó nung cặn tại nhiệt độ từ 400 °C đến 500 °C, làm nguội, cho vào 1 g natri carbonat (4.3.2) và nung chảy tại nhiệt độ 1100 °C trong 15 min. Nếu mẫu khó hòa tan thì nung chảy với 1 g hỗn hợp nung chảy (4.3.3) tại nhiệt độ như trên.

Đặt chén có chứa khối chảy vào cốc dung tích 250 ml, và cho 50 ml đến 60 ml axit clohydric (4.3.11) và gia nhiệt đến khi hòa tan hoàn toàn. Lấy chén ra và rửa trong cốc thử bằng nước. Gộp dung dịch này với dung dịch chính.

4.5.4.3. Tách nhôm khỏi các nguyên tố đi kèm

Cho vào dung dịch gộp 20 ml dung dịch amoni mono-hydro phosphat (4.3.8), 4 hoặc 5 giọt dung dịch chỉ thị metyl đ (4.3.21) và sau đó dung dch amoni hydroxit (4.3.5) cho đến khi chất chỉ thị đổi màu. Tại bưc này, vẩn đục xut hiện là do sự kết ta.

Cho vào dung dch 4 ml axit clohydric (4.3.10), lắc kỹ cho đến khi kết tủa tan, dùng nước m pha loãng đến khoảng 300 ml đến 400 ml. Nếu dung dịch vn đục, cẩn thận cho từng giọt axit clohydric (4.3.10), khuấy sau khi cho tng giọt, cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Sau đó lần lượt cho 60 ml dung dịch natri thiosulfat (4.3.18), 25 ml axit acetic (4.3.16) và 15 ml dung dịch amoni acetat (4.3.7) và đun sôi trong khoảng 10 min đến 15 min cho đến khi lưu huỳnh kết tụ và dung dịch trở nên trong suốt. Lọc kết tủa trên giấy lọc nhanh có chứa ít bột giấy. Rửa cốc thử và giấy lọc từ sáu đến tám lần bằng dung dịch amoni nitrat nóng (4.3.6).

Đặt giấy lọc và chất kết ta trong chén platin, làm khô và nung tại nhiệt độ 500 °C đến 600 °C.

Sau khi nguội, cho 3 g đến 4 g natri cacnonat (4.3.2) và nung chy tại nhiệt độ 950 °C đến 1000 °C.

Hòa tan khối chảy trong 50 ml đến 60 ml nước nóng, rửa chén bằng nước và đun sôi dung dịch trong khoảng từ 10 min đến 15 min. Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh lá cây, cho 1 ml đến 2 ml etanol (4.3.20) và đun sôi lại đến khi dung dịch không màu. Lọc b kết tủa, rửa năm hoặc sáu lần bằng dung dịch natri carbonat nóng (4.3.17) và thải bỏ.

4.5.4.4. Kết tủa nhôm

Cho khoảng 4 đến 5 giọt dung dịch chỉ thị metyl đỏ (4.3.21) vào dịch lọc, sau đó cho axit clohydric (4.3.11) cho đến khi chất chỉ thị đổi màu và cho vào 30 ml dung dịch quinolin-8-ol (4.3.19). Sau đó cho thêm 50 ml dung dịch amoni acetat (4.3.7), pha loãng bng nước đến 250 ml, gia nhiệt từ 60 °C đến 70 °C và để yên trong khoảng 1 h đến 2 h cho đến khi kết ta kết tụ hoàn toàn. Nếu kết tủa của nhôm oxinat không lắng xuống, cho thêm vài giọt dung dịch amoni hydroxit (4.3.5).

Lọc kết tủa trên giấy lọc chậm có thêm ít bột giấy không tro và rửa bằng nước ấm cho đến khi nước rửa không còn màu.

4.5.4.5. Nung kết tủa

Chuyn giấy lọc có kết tủa vào chén platin đã cân, phủ một lớp axit oxalic (4.3.4) để ngăn nhôm oxinat bay hơi, sấy khô, tiến hành cẩn thận tro hóa tại 450 °C đến 500 °C và nung tại 1100 °C đến 1150 °C đến khối lượng không đi. Đ chén có cha kết tủa đã nung đến nguội trong bình hút m và cân.

4.6. Biểu thị kết quả

4.6.1. Phương pháp tính kết quả

Hàm lượng nhôm (AI), biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính theo công thức sau:

trong đó

m3

là khi lượng của chất kết tủa oxit nhôm, tính bằng gam;

m4

là khối lượng của chất kết ta oxit nhôm trong phép thử trắng, tính bằng gam;

m5

là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;

0,529 3

là hệ s chuyển đổi của oxit nhôm sang nhôm;

K

là hệ s chuyển đi để biểu thị hàm lượng nhôm ở trạng thái khô.

4.6.2. Sai s cho phép của kết quả giữa các phép xác đnh hai lần

Bảng 3 - Sai số cho phép đối với hàm lưng nhôm

Hàm lượng nhôm

Sai s cho phép

Ba phép xác định hai lần

Hai phép xác định hai lần

% (khối lượng)

% (khối lượng)

% (khối lượng)

Từ 1,5 đến 4,0

0,15

0,13

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi