Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11119:2015 Phương pháp đo điện thế xác định ion clorua

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11119:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11119:2015 ISO 6227:1982 Sản phẩm hoá học sử dụng trong công nghiệp - Phương pháp chung để xác định các ion clorua - Phương pháp đo điện thế
Số hiệu:TCVN 11119:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11119:2015

ISO 6227:1982

SẢN PHẨM HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC ION CLORUA - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ

Chemical products for industrial use - General method for determination of chloride ions - Potentiometric method

Lời nói đầu

TCVN 11119:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 6227:1982.

TCVN 11119:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC47 Hóa học biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC ION CLORUA - PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ

Chemical products for industrial use - General method for determination of chloride ions - Potentiometric method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo điện thế để xác định các ion clorua có trong dung dịch được chuẩn b từ các sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp.

Vic chuẩn bị dung dịch thử nghiệm và bất k sự thay đổi nào đối với quy trình chung phi đề cập đến trong tiêu chuẩn cụ th đối với sản phẩm hóa học mà phương pháp được áp dụng.

2  Lĩnh vực áp dụng

Phương pháp được áp dụng đối với các dung dịch thử nghiệm có nồng độ ion clorua nằm trong khoảng từ 1 mg/L đến 1500 mg/L. Phương pháp này có thể sử dụng để xác định hàm lượng clo tổng có trong sản phẩm hóa học sau khi chuyển hóa thành ion clorua bằng quy trình phù hợp, nếu cần. Phương pháp có sai s tuyệt đi, từ 0,1 mg đến 1 mg, theo nồng độ dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn sử dụng, tính bằng miligam clo.

i các điều kin xác định, phương pháp có kh năng xác định đồng thời hoặc riêng rẽ hoặc ion bromua hoặc ion iodua. Nếu chỉ cần xác định ion clorua, có thể loại bỏ ion bromua và ion iodua theo phương pháp được nêu trong Phụ lục C.

Xyanua, sulfua, thioxyanat, muối amoni hoặc muối sắt (III) có th gây ảnh hưởng đến phép xác định, do vậy cn phải loại bỏ bằng quy trình phù hợp (xem Phụ lục C).

3  Nguyên tắc

Phương pháp chun độ điện thế ion clorua (Cl-) bằng dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn bạc nitrat trong môi trường axit khi có axeton, sử dụng điện cực bạc hoặc điện cực chọn lọc ion clorua hoặc ion bạc (điện cực đo) và một điện cực calomel hoặc điện cực thủy ngân (I) sulfat (điện cực đối chứng). Có thể sử dụng cặp điện cực khác (ví dụ bạc-platin, calomel-platin) nhưng thực nghiệm cho thấy với các cặp điện cực đã được nêu ở trên thì phép thử có sự gia tăng điện thế tốt hơn.

CHÚ THÍCH: Quy trình thủ công được mô tả, nhưng có th sử dụng các thiết b t động.

4  Thuốc thử

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử có cp tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

4.1  Axeton.

4.2  Axit nitric, khối lượng riêng (ρ) xấp xỉ 1,40 g/mL, dung dịch khoảng 68 % (theo khối lượng).

4.3  Kali nitrat, dung dịch bão hòa tại nhiệt độ phòng.

4.4  Bạc nitrat, dung dịch, c(AgNO3) = khoảng 0,1 mol/L.

Hòa tan 8,5 g bạc nitrat trong bình định mức một vạch dung tích 500 mL, pha loãng đến vạch mức và lắc đều.

Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh tối màu.

4.5  Bạc nitrat, dung dịch, c(AgNO3) = khoảng 0,01 mol/L hoặc khoảng 0,004 mol/L.

Chọn dung dịch thích hợp theo quy định trong Bảng 1.

Tại thời điểm sử dụng, chuẩn bị dung dịch đã chọn từ dung dịch bạc nitrat (4.4), việc pha loãng được thực hiện trong bình định mc một vạch.

CHÚ THÍCH: Nếu dung dịch 4.4 được dùng trực tiếp, như chỉ ra trong Bng 1, dung dịch phải được chuẩn hóa theo quy trình quy định trong 6.1. Nếu sử dụng dung dch được chuẩn b từ dung dch quy định trong 4.4 (xem 4.5), thì không cn thiết hiệu chuẩn dung dịch 4.4. Dung dịch đó đủ đ chuẩn hóa dung dịch đã chọn trong 4.5, trong tt cả các trường hợp theo quy trình được quy định trong 6.2.

4.6  Kail clorua, dung dịch đối chứng tiêu chuẩn, c(KCl) = chính xác 0,1 mol/L.

Cân 3,7276 g kali clorua, chính xác đến 0,0001 g, đã sấy trước tại nhiệt độ 130 oC trong 1 h và để nguội trong bình hút m. Hòa tan trong một lượng nhỏ nước và chuyển định lượng dung dịch vào bình định mức một vạch dung tích 500 mL. Pha loãng đến vạch mức và lắc đều.

Dung dịch được s dụng trong một tháng.

4.7  Kail clorua, dung dịch đối chứng tiêu chuẩn, c(KCl) = chính xác 0,01 mol/L hoặc chính xác 0,004 mol/L.

Sử dụng dung dịch có nồng độ tương ứng với dung dịch bạc nitrat đã chọn đ chuẩn độ.

Tại thời điểm sử dụng, chuẩn bị dung dịch này từ dung dịch đối chứng tiêu chun kali clorua (4.6), việc pha loãng phi được thực hiện trong bình định mức một vạch.

5  Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ thông thưng trong phòng thử nghiệm và

5.1  Thiết b chuẩn độ điện thế, gồm có:

5.1.1  Vôn kế, độ nhạy thp nht 2 mV, bao gồm di từ -500 mV đến +500 mV.

5.1.2  Điện cực đi chứng.

5.1.2.1  Điện cực calomel, được bảo qun trong dung dịch kali clorua bão hòa, hoặc

5.1.2.2  Điện cực thủy ngân (II) sulfat

5.1.3  Cầu ni, chứa một ít dung dịch kali nitrat bão hòa (4.3), nối với điện cực calomel (5.1.2.1) và có màng ngăn xp tại điểm cuối, chỉ được dùng nếu dùng điện cực calomel.

5.1.4  Điện cực đo

5.1.4.1  Điện cực bạc, hoặc

5.1.4.2  Điện cực chọn lọc ion clorua hoặc ion bạc.

5.2  Máy khuy từ, với thanh từ được bọc polytetrafloroetylen (PTFE).

5.3  Buret đu nhọn, được chia độ đến 0,02 mL hoặc có vạch chia đến 0,01 mL.

6  Cách tiến hành

6.1  Phn mẫu thử và chuẩn b dung dịch thử nghiệm

Cân khối lượng mẫu thử và chuẩn bị dung dịch thử nghiệm theo quy trình được quy định trong tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm hóa học mà phương pháp được sử dụng, ly cẩn thận sao cho nng độ ion clorua trong dung dịch thử nghiệm trong khoảng từ 1 mg/L đến 1500 mg/L.

Tùy thuộc vào hàm lượng ion clorua dự kiến, sử dụng hoặc tất cả dung dịch thử nghiệm hoặc một phn nhỏ thích hợp của dung dịch và chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat có nng độ thích hợp ví dụ như trong Bảng 1.

Bảng 1 - Hàm lượng ion clorua dự kiến và phn mẫu thử được sử dụng

Nồng độ Cl- dự kiến trong dung dịch thử nghiệm

Phần mẫu thử được sử dụng

Nồng độ dung dịch c(AgNO3)

Thể tích

Khối lượng Cl- tương ứng

mg/L

mL

mg

mol/L

1 đến 20

50*

0,05 đến 1

0,04

20 đến 50

20

0,4 đến 1

50 đến 250

20

1 đến 5

0,01

250 đến 1500

50

12,5 đến 75

0,1

*Sử dụng phương pháp bổ sung kim soát (xem CHÚ THÍCH trong 6.3.1).

6.2  Xác định phép thử trắng và chuẩn hóa dung dch bạc nitrat đã chọn

6.2.1  Chuẩn b dung dịch thử trắng

Tại cùng thời điểm xác định (6.3), thực hiện phép thử trắng với cùng lượng tt cả các thuốc thử sử dụng đ chuẩn b dung dịch thử nghim, nhưng không sử dụng phần mẫu thử. Điu chỉnh thể tích dung dịch giống như dung dịch thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Nếu tt cả dung dịch thử nghiệm được lấy đ xác định, chuẩn b dung dch thử trắng song song đ tiến hành hai phép chun độ dự kiến trong 6.2.2 và 6.2.3.

6.2.2  Chuẩn b dung dịch chuẩn hóa

Cho dung dịch thử trắng (6.2.1) hoặc phần mẫu thử có cùng th tích được dùng để xác định (xem trong Bng 1) vào trong một cốc có dung tích phù hợp. Sử dụng buret (5.3) thêm 5,00 mL dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua thích hợp (4.6 và 4.7).

Nếu dung dịch nhận được có tính kiềm, sử dụng dung dịch axit nitric (4.2) trung hòa dung dịch, để nguội nếu cần, và sau đó thêm dư 2 mL dung dịch axit này.

Thêm vào trong cốc một lượng axeton (4.1) theo tỷ lệ th tích gia axeton và dung dịch dạng nước tốt nht bằng tỷ l 80/10, tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào, t lệ này không được nh hơn 50/50 (theo thể tích). Tuy nhiên, nếu nồng độ dung dịch bạc nitrat được dùng cao hơn nồng độ của c(AgNO3) = 0,01 mol/L, có thể không dùng axeton.

CHÚ THÍCH: Dung dch đã chuẩn độ phải có th tích ít nhất 50 mL đ tránh sự phản ứng của điện cực bạc bi dung dịch axit nitric.

6.2.3  Chuẩn độ

Cho thanh từ của máy khuấy từ (5.2) vào trong cốc, đặt cốc trên máy khuy và khởi động máy. Đặt điện cực đo (5.1.4) và điện cực đi chứng (5.1.2) vào trong dung dịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng điện cực calomel (5.1.2.1), thì đưa một đầu cầu nối (5.1.3) thay thế điện cực đối chứng và ngâm ngập đầu còn lại vào trong cốc nước chứa điện cực calomel. Nối điện cực với điện thế kế (5.1.1) và chú ý giá trị ban đầu của điện thế, sau đó kim tra lại đưa thiết bị về mức zero.

Tiến hành chuẩn độ, sử dụng buret thứ hai (5.3) thêm dung dịch bạc nitrat tương ứng với nồng độ dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua sử dụng - thêm 0,1 mL đối với dung dịch nồng 0,004 mol/L và thêm 0,05 mL đối với dung dịch nồng độ 0,01 mol/L và 0,1 mol/L. Sau mỗi lần thêm, đợi điện thế đạt đến giá tr không đổi.

Chú ý, trong cột một, cột hai của Bảng 1, đưa ra thể tích lần lượt thêm và điện thế tương ứng. Trong cột ba, chú ý sự gia tăng lần lượt (Δ1E) của điện thế E.

Trong cột bốn, chú ý chênh lệch (Δ2E), dương hoặc âm, giữa sự gia tăng điện thế (Δ1E).

Đim cuối của quá trình chuẩn độ ứng với lượng thêm cuối cùng 0,2 mL, 0,1 mL hoặc 0,05 mL (V1) của dung dịch bạc nitrat sao cho của Δ1E giá tr lớn nhất.

Thể tích chính xác (VEQ) của dung dịch bạc nitrat tương ứng với điểm cuối của quá trình phn ứng được tính theo công thức:

trong đó

V0 là th tích của dung dịch bạc nitrat đã thêm trước khi thêm từng lượng đ có giá tr Δ1E lớn nhất, tính bằng mililit;

V1 là thể tích của dung dịch bạc nitrat ứng với ln thêm cuối cùng (0,2 mL hoặc 0,1 mL hoặc 0,05 mL, theo dung dịch sử dụng);

b là giá tr dương cuối cùng của Δ2E;

B tổng giá trị tuyệt đối của giá tr dương cuối cùng Δ2E và giá tr âm đầu tiên Δ2E (xem ví dụ trong Phụ lục A).

Lặp lại quy trình quy định trong 6.2.2 và 6.2.3, nhưng sử dụng 10,00 mL dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua thay thế cho 5,00 mL.

CHÚ THÍCH: Nếu chun độ dự kiến là khoảng đã biết, hầu hết các dung dch chun độ có th thêm từng lượng. Do đó, trong trường hợp cụ th này, đối với 5,00 mL dung dịch đi chứng tiêu chun kali clorua, có th thêm 4 mL dung dịch chuẩn độ, và đối với 10,00 mL dung dịch đối chứng tiêu chun kali clorua, có th thêm 9 mL dung dịch chun độ.

6.2.4  Tính nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch bạc nitrat, tính bằng số moL AgNO3 trên một lít, theo công thức:

trong đó

c(KCl) là nồng độ của dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua đã sử dụng, tính bằng số mol KCl trên một lit;

V2 là giá trị của VEQ tương ứng với chuẩn độ 10 mL dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua, với sự có mặt của dung dịch thử trắng; tính bằng mililit;

V3 là giá tr của VEQ tương ứng với chuẩn độ 5 mL dung dch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua, với sự có mặt của dung dịch thử trắng, tính bằng mililit;

5 là chênh lệch giữa hai thể tích dung dịch đối chứng tiêu chun kali clorua đã dùng, tính bằng mililit.

6.2.5  Tính giá trị của phép thử trắng

Giá tr phép thử trắng thuốc thử, V4, tính bằng mililit, theo công thức:

V4 = 2V3 - V2

trong đó: V2V3 được xác định trong 6.2.4.

6.3  Phép xác định

6.3.1  Chuẩn b dung dịch chuẩn độ

Đổ một lượng thích hợp dung dịch thử nghiệm (xem Bảng 1) vào cốc. Tiến hành thêm như quy định trong 6.2.2. Nếu dung dịch nhận được có tính kim, sử dụng dung dịch axit nitric (4.2) trung hòa dung dịch, để nguội nếu cần, và sau đó thêm dư 2 mL dung dịch axit này.

Thêm vào trong cốc một lưng axeton (4.1) theo tỷ l th tích giữa axeton và dung dịch dạng nước tốt nht bằng tỷ lệ 80/10, tuy nhiên trong bt kỳ trường hợp nào, tỷ lệ này không được nh hơn 50/50 (theo thể tích). Tuy nhiên, nếu nồng độ dung dịch bạc nitrat được dùng cao hơn nồng độ của c(AgNO3) = 0,01 mol/L, có thể không dùng axeton.

CHÚ THÍCH: Nếu hàm lượng ion clorua rt nhỏ, có nghĩa nếu th tích dung dịch bạc nitrat để xác định nhỏ hơn 1 mL, thì thêm vào dung dịch một th tích chính xác (ví dụ 5,0 mL) dung dịch chuẩn độ tiêu chun kali clorua có cùng nng độ. Cộng thêm lượng này trong việc tính kết qu (s liệu này được thêm vào đ x lý kết quả).

Ví dụ, thêm 5,00 mL dung dịch đối chứng tiêu chuẩn để tiến hành chuẩn độ theo 6.2.3 khi có dung dịch thử trắng như quy định trong 6.2.2 đã dùng.

6.3.2  Chuẩn độ

Chuẩn độ dung dịch nhận được trong 6.3.1 với dung dịch chuẩn độ tiêu chuẩn bạc nitrat có nng độ thích hợp (xem ví dụ trong Bng 1) cách tiến hành theo quy định trong 6.2.3.

Thể tích này là V5.

7  Biểu thị kết quả

Khối lượng của clorua trong dung dịch thử nghiệm, tính bằng gam, tính theo clo (Cl-), theo công thức

(V5 - V4) x c x 0,03545 x rD

trong đó

V5 là th tích của VEQ tương ứng trong phép xác định (6.3.2), tính bằng mililit;

V4 là th tích của phép thử trắng trên thuc thử (6.2.5), tính bằng mililit;

c là nồng độ thực tế của dung dịch bạc nitrat sử dụng trong phép xác định (6.2.4), tính bằng số mol trên lit;

rD tỷ lệ giữa thể tích dung dịch thử nghim và thể tích phần mẫu thử được ly để xác định;

0,03545 là khối lượng của do (Cl) tương ứng với 1 mL dung dịch bạc nitrat, c = chính xác 1 mol/L, tính bằng gam.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp của phương pháp thêm (xem CHÚ THÍCH của 6.3.1), bằng cách sử dụng thêm 5,00 mL dung dịch đối chứng tiêu chuẩn kali clorua, theo công thức:

(V5 - V3) x c x 0,03545 x rD

trong đó

V5, c, 0,03545 và rD có cùng giá trị như công thức trên, và

V3 là th tích, được xác định theo 6.2.4, tính bằng mililit.

Tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm s đưa ra công thức áp dụng trong việc tính kết quả.

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nht các thông tin sau:

a) Các thông tin cần thiết để nhận dạng đy đủ mẫu;

b) Viện dẫn phương pháp chung sử dụng và tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm được phân tích (xem Phụ lục D);

c) Kết quả thử nghiệm và đơn vị tính được sử dụng;

d) Mọi du hiệu bất thường ghi nhận trong quá trình xác định;

e) Thao tác bt kỳ không bao gồm trong tiêu chuẩn này hoặc trong tiêu chuẩn liên quan đến sản phm được phân tích, hoặc lựa chọn tùy ý.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ

(Cặp điện cực: bạc-platin)

Th tích dung dịch bạc nitrat

c(AgNO3) = 0,01 mol/L

Điện thế

(Δ1E)

2E)

V

E

 

 

mL

mV

mV

mV

4,80

140

8

13

19

59

40

24

+5

+6

+40

-19

-16

4,85

148

4,90

161

4,95

180

5,00

239

5,05

279

5,10

303

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các phương pháp khoáng hóa các hợp chất hữu cơ để xác định hàm lượng clo tổng

B.0  Các phương pháp dưới đây có thể phù hợp để chuẩn b dung dịch thử nghiệm nhằm xác định hàm lượng clorua tổng trong các hợp chất hữu cơ.

B.1  Thủy phân sơ bộ trong dung dịch dạng nước, trong môi trường kim.

Phương pháp này có thể áp dụng với các hydrocarbon béo.

B.2  Đốt trong thiết b Grote, gồm một ống silic dioxit lắp hai đĩa silic dioxit và một tấm phẳng b xuyên qua một phần ba. Cuối ống được nối với bình hấp thụ có tấm xốp. Tiến hành đốt trong không khí hoặc dòng oxy.

Phương pháp này áp dụng với tất cả các hợp cht hữu cơ đặc biệt hợp cht dạng lng và dạng khí.

B.3  Đốt trong thiết b Wickbold, gồm một ống silic dioxit lắp ng sinh hàn và bình hấp thụ. Thiết b phải lắp dụng cụ an toàn để ngăn cháy ngược và có ba lưu lượng kế dùng cho khí oxy và hydro.

Phương pháp này áp dụng với hợp chất dạng lỏng d bay hơi và hợp chất dạng khí.

B.4  Đốt cht lỏng hữu cơ và chất rắn trong bom nhiệt lượng kế Berthelot-Mahler-Kroecker, dưới oxy có áp.

Phương pháp này được áp dụng với sản phẩm dạng lỏng và dạng rắn.

B.5  Nung chảy phần mẫu thử với natri carbonat khan trong đĩa hoặc chén nung platin.

Phương pháp này được áp dụng với hợp chất khó bay hơi.

B.6  Đun sôi liên tục với propan-2-ol khan và natri kim loại, theo Stepanow.

B.7  Đốt trong bom cao áp với natri peroxit (bom Parr hoặc thiết bị tương đương). Với phương pháp này, phn mẫu thử được giới hạn trong khoảng t 200 mg đến 300 mg.

B.8  Đốt phần mẫu thử với hỗn hợp Eschka.

Phương pháp này được áp dụng với hợp cht khó bay hơi.

B.9  Đốt trong môi trường oxy trong bình Schoeniger. Với phương pháp này, khối lượng phần mẫu thử rất hạn chế.

Sự lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào bản chất của hợp chất hữu cơ được phân tích và trạng thái vật lý của hợp cht (dạng rắn, lỏng hay khí). Hơn nữa, khối lượng phần mẫu thử đã khoáng hóa phụ thuộc vào hàm lượng clo dự kiến của mẫu.

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các chát gây nhiễu

C.0  Lời giới thiu

Việc kiểm tra các cht gây nhiễu phải luôn được thực hiện. Hơn nữa, việc xử lý từ các Điều C.1 đến Điều C.4 có thể không bao gồm tt c các trường hợp.

C.1  Các halogen khác

Tất cả các halogen (trừ flo) có thể được xác định tại cùng thời điểm. Nếu tt cả trong cùng một nhóm, iodua, bromua và clorua có thể xác định đng thời, tận dụng được các đim cuối điện thế khác nhau. Thứ tự chuẩn độ là: iodua, bromua và clorua cuối cùng.

CHÚ THÍCH: Do có thể hình thành tinh thể hỗn hợp, việc tách clorua/bromua cho tỷ lượng chính xác.

Nếu chỉ chuẩn độ clorua, có th loại bỏ trước bromua và iodua bằng cách oxy hóa (ví dụ với hydro peroxit) trong môi trường axit nitric loãng, tiếp theo chiết với dung môi thích hp.

C.2  Các cht oxy hóa

Các chất oxy hóa có thể làm oxy hóa điện cực bạc. Các chất đó có th b phá hủy bằng việc phn ứng với natri sulfua, với dung dịch axit ascorbic hoặc với cht khử khác mà không gây nh hưởng đến việc xác định.

C.3  Muối amoni và các muối sắt (III)

Nếu có mặt một lượng lớn, các muối này có th làm giảm sự chênh lệch trong điện thế Δ1E đến gần điểm tương đương. nh hưởng của các muối này có thể được loại bỏ bằng cách đun sôi trong môi trường natri hydroxit khi có hydro peroxit, lọc sắt (III) hydroxit kết tủa, hòa tan lại kết tủa trong một lượng nhỏ axit nitric và kết tủa ln hai của sắt (III) dưới cùng các điều kiện. Sau khi lọc, b kết tủa và kết hợp phần lọc có tính axit với dung dịch axit nitric.

Sắt (III) gây nhiễu, nếu có một lượng nhỏ cũng có thể loại bỏ được bằng phức, ví dụ, với EDTA.

C.4  Xyanua, thioxyanat và sulfua

Các ion này gây nhiễu bằng cách cạnh tranh với bạc trong phép chuẩn độ. Các ion này có th b loại b bằng cách oxy hóa trong môi trường natri hydroxit và đun sôi liên tục.

Phụ lục D

(Tham khảo)

Các tiêu chuẩn liên quan đến xác định hàm lượng ion clorua bằng phương pháp đo điện thế

ISO 2877, Sulphuric axit for industrial use (Axit sulfuric sử dụng trong công nghiệp).

ISO 3693, Nitric axit for industrial use (Axit nitric sử dụng trong công nghiệp).

ISO 3694, Ammonium sulphate for industrial use (Amoni sulfat sử dụng trong công nghiệp).

ISO 3695, Ammonium nitrat for industrial use (Amoni nitrat sử dụng trong công nghiệp).

ISO 3708, Phosphoric axit for industrial use (Axit phosphoric sử dụng trong công nghiệp).

ISO 5374, Condensed phosphates for industrial use (Các phosphat ngưng tụ sử dụng trong công nghiệp).

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi