Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11085:2015 ISO 6706:1981 Dụng cụ thí nghiệm bằng chất dẻo-Ống đong chia độ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11085:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11085:2015 ISO 6706:1981 Dụng cụ thí nghiệm bằng chất dẻo-Ống đong chia độ
Số hiệu:TCVN 11085:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11085:2015

ISO 6706:1981

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO - ỐNG ĐONG CHIA ĐỘ

Plastics laboratory ware - Graduated measuring cylinders

Lời nói đầu

TCVN 11085:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 6706:1981, đã được phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11085:2015 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO - ỐNG ĐONG CHIA Đ

Plastics laboratory ware - Graduated measuring cylinders

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cu đối với các loại ống đong bằng chất dẻo có thang chia độ theo th tích và miệng rót.

CHÚ THÍCH ng đong cũng có th có hai thang đo.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 5699-1 (IEC 335-1), An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 11082-2 (ISO 649-2), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Tỷ trọng kế cho mục đích sử dụng chung - Phần 2: Phương pháp thử và sử dụng.

ISO 384:1978, Laboratory glassware - Principles of design and construction of volumetric glassware (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Các nguyên tắc về thiết kế và kết cu của dụng cụ đo dung tích bằng thủy tinh).

3  Cơ sở điều chỉnh

3.1  Đơn vị thể tích

Đơn vị thể tích được quy định là centimét khối (cm3), có thể sử dụng mililít (ml).

CHÚ THÍCH Thuật ngữ mililít (ml) thường được sử dụng như là tên gọi khác của centimét khối (cm3), theo hệ thống đơn vị quốc tế (SI).

3.2  Nhiệt độ chuẩn

Nhiệt độ chuẩn là nhiệt độ mà tại đó ống đong chứa được một thể tích danh định của nó (dung tích danh định), được quy định là 20 °C.

CHÚ THÍCH Khi ống đong được sử dụng ở quốc gia chp nhận nhiệt độ chuẩn là 27 °C (giá tr thay thế được quy định trong ISO 384 về việc sử dụng ở vùng nhiệt đới), nhiệt độ này phải được thay thế cho nhiệt độ 20 °C.

4  Dãy dung tích danh định

Dãy dung tích danh định của ống đong chia độ phải phù hợp với Bảng 1.

Bảng 1 - Dãy dung tích, khoảng chia độ và dung sai

Dung tích danh định

Khoảng chia độ nhỏ nhất

Sai số cho phép ln nhất

Dung tích ln nht không được chia độ bên dưới

ml

ml

ml

ml

10

0,1

± 0,1

1

10

0,2

± 0,2

1

25

0,5

± 0,5

2,5

50

1

± 1

5

100

1

± 1

10

250

2

± 2

24

500

5

± 5

50

1 000

10

± 10

100

2 000

20

± 20

200

4 000

50

± 50

400

5  Định nghĩa dung tích

Dung tích tương ứng với bất kỳ vạch chia độ nào được xác định là thể tích của nước tại 20 °C, được tính bằng mililít, chứa trong ống đong khi làm đầy đến vạch chia độ theo Điều A.1 của Phụ lục A.

CHÚ THÍCH Khi chấp nhận nhiệt độ chuẩn là 27 °C, nhiệt độ này phải được thay thế cho nhiệt độ 20°C.

6  Độ chính xác

Ch áp dụng một cấp chính xác.

Khi được thử theo Phụ lục A, các sai số về dung tích không được lớn hơn sai số cho phép lớn nht được quy định trong Bảng 1. Các sai số đó biểu thị sai số cho phép lớn nhất tại điểm bất kỳ, đồng thời cũng là độ lệch cho phép lớn nht giữa các sai số tại hai điểm bt kỳ.

7  Vật liệu

7.1  Quy đnh chung

ng đong phải cứng vững và phải được làm bằng chất dẻo đục hoặc trong suốt, không giòn và dễ vỡ, có các tính chất hóa, nhiệt phù hợp, và không có khuyết tt và ứng suất.

7.2  Bền để chống tách ion do nước ở nhiệt độ 20 °C.

Khi thử theo quy trình được quy định trong Phụ lục B, ống đong phải được nạp dung dịch chiết nước, không có chất huyền phù, và sự chênh lệch giữa độ dẫn điện của ống đong và của nước sử dụng ban đầu để chiết không được vượt quá giá trị quy định trong Bảng 4.

CHÚ THÍCH Giá trị độ dẫn điện quy đổi của nước có chứa khoảng 1 mg/l natri clorua là 200 μS/m.

8  Kết cấu (xem Hình 1)

8.1  Sự thăng bằng

ng đong phải đứng thẳng, không lắc hoặc xoay khi được đặt trên một mặt phẳng ngang. Ống đong rỗng (khi không có nắp đậy) không được đổ khi được đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc 12 ± 1° so với phương ngang.

8.2  Đế

Đế ống đong có thể được làm bằng vật liệu dẻo phù hợp và có thể liền khối hoặc không liền khối với thân. Đế có dạng hình đa giác với năm hoặc nhiều cạnh bằng nhau hoặc có dạng hình tròn.

8.3  Miệng rót

Miệng rót phải được tạo hình sao cho chất lỏng trong ống đong được rót ra theo một dòng hp mà không bị rò r hoặc chảy theo quán tính ra bên ngoài ống đong.

8.4  Kích thước

8.4.1  Ống đong phải phù hợp với các yêu cu về kích thước được quy định trong Bảng 2.

8.4.2  Độ dày thành phải đảm bảo sao cho khi được thử độ đàn hồi theo quy trình quy định trong Phụ lục C, đường kính của ống đong không được giảm quá 10% và sự thay đổi chỉ thị do bt kỳ biến dạng vĩnh viễn nào gây ra bởi quy trình thử này không làm sai số cho phép lớn nhất vượt quá quy định trong Bảng 1.

8.5  Độ mờ

ng đong phải được cấu tạo sao cho khi chứa các chất lỏng trong suốt, có thể nhìn được mặt cong qua thành ống đong.

Bảng 2 - Kích thước

Dung tích danh định

Chiều cao bên trong đến vạch chia độ cao nhất

min.

Tổng chiều cao

max.

Khoảng cách từ vạch chia độ cao nhất đến đỉnh ống đong

min.

ml

mm

Mm

mm

10

90

150

20

25

90

170

20

50

115

200

25

100

145

260

25

250

200

340

35

500

250

390

40

1 000

315

470

40

2 000

400

570

60

4 000

460

585

75

9  Chia độ và đánh số (xem Hình 2 và Hình 3)

9.1  Vạch chia độ

Vạch chia độ phải là các đường rõ ràng, bền và đồng đều, độ dày của vạch dấu không quá 0,3 mm đối với các dung tích lên đến 250 ml, không quá 0,7 mm đối với các dung tích 500 ml và 1 000 ml và không quá 1 ml đối với các dung tích 2 000 ml và 4 000 ml.

9.2  Khoảng giữa các vạch chia độ

Không được có sự không đồng đều rõ ràng về khoảng giữa các vạch chia độ.

9.3  Chiều dài các vạch chia độ

9.3.1  Chiều dài của các vạch ngắn phải nằm trong khoảng từ 10% đến 12,5% chu vi của ống đong.

9.3.2  Chiều dài của vạch trung bình phải gấp khoảng 1,5 lần chiều dài của vạch ngắn.

9.3.3  Chiều dài của vạch dài phải không nhỏ hơn hai ln chiều dài vạch ngắn.

9.3.4  Vạch trung bình và vạch dài phải kéo dài đối xứng nhau qua mỗi đầu của vạch ngắn.

9.4  Thứ tự các vạch chia độ

9.4.1  Trên ống đong dung tích 10 ml được chia độ theo 0,1 ml, dung tích 50 ml và 100 ml được chia độ theo 1 ml, và dung tích 1 000 ml được chia độ theo 10 ml:

a) cứ mười vạch chia độ phải có một vạch dài;

b) phải có một vạch trung bình ở giữa hai vạch dài kế tiếp nhau;

c) phải có bốn vạch ngắn ở giữa vạch dài và vạch trung bình kế tiếp nhau.

9.4.2  Trên ống đong dung tích 10 ml được chia độ theo 0,2 ml, dung tích 250 ml được chia độ theo 2 ml, và dung tích 2 000 ml được chia độ theo 20 ml:

a) c năm vạch chia độ phải có một vạch dài;

b) phải có bốn vạch ngắn giữa hai vạch dài kế tiếp.

9.4.3  Trên ống đong dung tích 25 ml được chia độ theo 0,5 ml, dung tích 500 ml được chia độ theo 5 ml, và 4 000 ml được chia độ theo 50 ml:

a) c mười vạch chia độ phải có một vạch dài;

b) phải có bốn vạch trung bình được chia cách đều nhau giữa hai vạch dài kế tiếp;

c) phải có một vạch ngắn giữa hai vạch trung bình kế tiếp nhau và giữa vạch trung bình và vạch dài kế tiếp.

9.5  V trí của các vạch chia độ

Vạch chia độ phải nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc của ống đong và phi tạo thành thang chia độ thẳng đứng ở phía quay vào người quan sát khi ống đong được đ với miệng rót quay về phía trái.

9.6  Đánh số vạch chia độ

Vạch chia độ phải được đánh số như được minh họa trong Hình 2 và Hình 3 theo các nguyên tắc sau đây.

CHÚ THÍCH Nếu ống đong có hai thang đo, các yêu cu này áp dụng cho cả hai thang đo

9.6.1  Việc đánh số cần phải thực hiện sao cho số biu thị dung tích danh định phải ứng với vạch chia độ cao nht.

9.6.2  Các chữ số phải được bố trí hơi lệch sang bên phải đu của vạch mà đường kéo dài của vạch sẽ chia đôi chúng, hoặc được đặt ngay trên vạch dài mà số biểu thị và hơi lệch sang bên phi của vạch ngắn liền kề.

Nếu các vạch dài được kéo dài đến mức gần như bao quanh toàn bộ chu vi ống đong, các số phải được đặt ngay trên vạch hoặc cần phải làm ngắt quãng mỗi vạch dài, hơi lệch sang phải của đầu bên phải của vạch ngắn, và các số biểu thị vạch đó phải được đặt ở chỗ ngắt quãng, và được đặt sao cho vạch sẽ chia đôi chúng.

10  Ký hiệu

Các thông tin sau phải được ghi nhãn bền và rõ ràng trên mỗi ống đong:

a) ký hiệu “cm3” hoặc ml” biểu thị đơn vị đo thể tích (xem chú thích trong 3.1);

b) ký hiệu “In 20 °C” biểu thị ống đong được chia độ để chứa tại 20 °C;

CHÚ THÍCH Khi chấp nhận nhiệt độ chuẩn là 27 °C, nhiệt độ này phải được thay thế cho nhiệt độ 20°C.

c) tên nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cp hoặc nhãn hiệu nhận dạng;

d) tên hoặc chữ viết tắt tên của vật liệu chế tạo thân ống đong, ví dụ “PP”;

e) viện dẫn tiêu chuẩn này.

Phụ lục A

(quy định)

Phương pháp thử ống đong bằng chất dẻo

A.1  Cẩn thận làm sạch và sấy khô ống đong. Nạp nước cất vào ống đong đã được cân trước đến trên vạch chia độ cần thử vài milimét, cn thận để tránh làm ướt phần ống đong ở bên trên mặt nước. Đảm bảo ống đong được đưa về nhiệt độ phòng trước khi thử, và xác định nhiệt độ của nước, t°C. Điều chỉnh để điểm thp nhất của mặt cong tiếp xúc mép trên ca vạch chia độ cần thử bằng cách hút bớt một lượng nhỏ nước qua vòi xả bên dưới của ống hút bằng thủy tinh.

Nếu mặt cht lỏng là cong, điu chnh sao cho mặt phẳng mép trên của vạch chia độ tiếp tuyến theo phương nm ngang với đim thp nht của mặt cong, phương quan sát nm trong cùng mặt phẳng.

Xác định khối lượng của nước trong ống đong. Tính toán thể tích của nước tại 20 °C được chứa trong ống đong đến vạch chia độ cần thử từ khối lượng đã xác định bằng cách sử dụng số hiệu chính theo nhiệt độ của nước theo Điều A.2.

A.2  Tính dung tích theo mililít chứa trong ống đong bằng chất dẻo tại 20 °C bằng cách nhân khối lượng tính theo gam của nước tinh khiết tại t °C với hệ số (1 + c).

Đại lượng c được cho trong Bảng 3 tính theo đơn vị 10-5 ml/g đối với vật liệu bằng chất do có hệ số giãn nở khối theo nhiệt độ khác nhau.

CHÚ THÍCH Nhà sản xuất nên tham khảo giá trị phù hợp đối với hệ số này. Giá trị này có th nhận được bằng phép nội suy tuyến tính trong bảng.

Giá tr c được áp dụng tại áp suất khí quyển bằng 1,013 bar và nhiệt độ 20 °C. Khi có độ lệch lớn giữa các giá trị này, có thể cần phải tính đến ảnh hưởng thứ cp do có sự thay đổi số hiệu chính khi nhiệt độ vá áp sut khí quyển thay đổi, và các giá trị này có thể nhận được từ các bảng phù hợp.

Bảng 3 - Giá tr đại lượng c tính theo đơn vị 10-5 ml/g được sử dụng để hiệu chuẩn

Nhiệt độ

Hộ số giãn n nhiệt khi của vật liệu cht dẻo tính theo đơn vị 10-5 (°C)-1

°C

20

30

40

50

60

5

410

561

713

865

1 018

6

392

533

675

817

959

7

376

507

638

770

902

8

361

482

603

725

846

9

348

459

570

681

792

10

336

437

537

639

738

11

325

416

507

598

689

12

316

397

477

558

639

13

308

379

449

520

590

14

301

362

422

483

543

15

296

346

396

447

497

16

292

332

372

412

452

17

288

319

349

379

409

18

286

306

327

347

367

19

285

296

306

316

326

20

286

286

286

286

286

21

287

277

267

257

247

22

289

269

249

229

209

23

292

262

232

202

172

24

297

257

217

177

137

25

302

252

202

152

102

26

308

248

188

128

68

27

316

246

176

106

36

28

324

244

164

84

4

29

333

243

153

63

-27

30

343

243

143

43

-56

31

354

244

134

24

-85

32

365

245

126

6

-113

33

378

248

118

-11

-140

34

392

252

112

-27

-166

35

406

256

106

-43

-191

Cơ sở của bảng

Khi lượng nước tại t °C được cân trong không khí, khối lượng được tính theo công thức:

(1)

trong đó

mw là khối lượng biểu kiến của nước trong không khí, tính bng gam;

 là khối lượng riêng của không khí tại thời điểm cân (lấy là 1,1994 x 10-3 g/cm3), tính bằng gam trên centimét khối;

 là khối lượng riêng của quả cân tại thời đim cân (lấy là 8,0 g/cm3), tính bằng gam trên centimét khối;

Vt là th tích của nước tại t °C, tính bằng centimét khối;

 là khối lượng riêng của nước tại t °C, tính bằng gam trên centimét khối, [theo TCVN 11082-2 (ISO 649-2)].

Nếu γ là hệ số giãn nở nhiệt khối của vật liệu cht dẻo, thì

Vt = V20[1 + γ(t - 20)]

(2)

Loại bỏ Vt từ công thức (1) và (2) được

Phụ lục B

(quy định)

Thử vật liệu ion tách ra do nước tại nhiệt độ 20 °C

B.1  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

B.1.1  Nắp kính đồng h, được làm bằng thủy tinh borosilicat, c phù hợp với ống đong được thử.

B.1.2  Máy đo độ dẫn điện, phù hợp đ đo độ dn điện của nước.

B.1.3  Nước khử ion, có độ dẫn điện nhỏ hơn 200 μS/m.

B.1.4  Dung dịch tẩy rửa.

B.2  Cách tiến hành

Rửa kỹ ống đong cần thử bằng nước nóng và dung dịch ty rửa (B.1.4), sau đó tráng lại bng nước nóng, sau đó bng nước lạnh và cuối cùng bằng nước khử ion (B.1.3). Cho nước khử ion vào ống đong đến dung tích danh đnh tại (20 ± 2)°C. Đậy bằng kính đo sạch (B.1.1) và giữ trong 3 h.

Đo độ dẫn điện của dung dịch chiết bằng quy trình phù hợp và trừ đi giá trị độ dẫn điện của nước được sử dụng ban đầu để chuẩn bị chiết, cũng tại 20°C. Ghi lại độ lệch về độ dẫn điện tính bằng microsimen trên mét.

Bảng 4 - Độ lệch cho phép lớn nhất về độ dẫn điện

Dung tích danh định

Độ lệch về độ dẫn điện

ml

μS/m

10

600

25

400

50

300

100

250

250

200

500

150

1 000

100

2 000

100

4 000

80

Phụ lục C

(quy định)

Thử nghiệm độ đàn hồi và hồi phục hình dạng của ống đong bằng chất dẻo

C.1  Thiết b, dụng cụ (xem Hình 4)

C.1.1  Khối g vuông, đến 29 tm/miếng, mỗi tấm dày 19 mm, được cắt một góc với cạnh lên đến 110 mm nhưng không quá một phần tư so với kích thước ban đầu.

C.1.2  Cht thử, phù hợp với yêu cầu của IEC 335-1.

C.1.3  Thanh định vị chốt thử, bao gồm một tấm kim loại cứng có một lỗ đường kính 13 mm, có thể điều chỉnh được khoảng cách (từ 10 mm đến 200 mm) tính từ góc trong của các khối gỗ và điều chỉnh được chiu cao (từ 60 mm đến 300 mm).

C.1.4  Nhiệt kế, khoảng đo từ -5 °C đến + 105 °C, giá tr độ chia 1 °C.

C.1.5  Thước cp đo trong, khoảng mở từ 10 mm đến 100 mm.

C.1.6  Kp G.

C.1.7  Kẹp hoặc dụng cụ giữ để đưa thước cặp vào trong ống đong.

C.2  Cách tiến hành

C.2.1  Xếp vừa đủ các tấm gỗ dạng chữ L (C.1.1) đến điểm cao nht ngay bên dưới miệng ống đong cn thử.

C.2.2  Điều chỉnh khối gỗ sao cho các tm bên dưới đè lên đế ống đong và các tm đu tiếp xúc với ống đong tại hai điểm. Sau đó kẹp chặt cả khối vào bàn thử bằng kp G (C.1.6).

C.2.3  Điều chỉnh bộ gá giữ thanh định vị (C.1.3) sao cho chốt thử (C.1.2), khi được đưa qua l, s tiếp xúc với ống đong tại chiều cao bằng một nửa chiều cao toàn phần của ống đong.

C.2.4  Điều chỉnh bộ gá hoặc bộ gá giữ thanh định v khác để cố định ở vị trí cách ống đong 20 mm.

C.2.5  Đặt t hợp này vào trong khoang kín được duy trì nhiệt độ tại (20 ± 2) °C, và dùng thước cặp (C.1.5), đo đường kính trong (d mm) của ống đong tại điểm thử theo hướng lực tác động. Đặt thước cặp tại 0,9 d mm.

C.2.6  Lắp cht thử và tác động một lực không đổi với giá trị 30 N theo hiển thị của chốt thử theo phương ngang và hướng vào trục ống đong.

C.2.7  Sau khi tác động lực và duy trì trong 60 s nếu thước cặp không duy trì được vị trí bên trong ống đong tại điểm thử theo hướng lực tác động, và đường kính giảm hơn 10% thì ống đong được coi là không đạt yêu cầu của phép thử.

C.2.8  Tháo chốt thử.

C.2.9  Xoay ống đong một góc 90 o và lặp lại từ C.2.5 đến C.2.8.

C.2.10  Nạp nước vào ống đong đến ngay bên dưới dung tích danh định tại 20 ± 2 °C và ghi lại số đọc chính xác (V1 ml).

C.2.11  Lặp lại C.2.6.

C.2.12  Sau khi tác động lực trong 60 s, ly chốt thử ra, đợi thêm 60 s, đọc thể tích nước (V2 ml), và ghi lại sự chênh lệch (V2 - V1) ml được tạo ra bởi sự biến dạng vĩnh viễn của ống đong.

C.2.13  So sánh chênh lệch (V2 - V1) ml này với giá trị sai số cho phép lớn nhất tương ứng được quy định trong Bng 1.

Hình 1 - Hình dạng chung của ống đong

Hình 2- Thang đo của ống đong

Hình 3 - Thang đo của ống đong

Hình 4 - Sơ đồ chung của thiết b thử độ đàn hồi (không có thang đo)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi