Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11022-5:2015 ISO 11127-5:2011 Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan-Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt-Phần 5: Xác định độ ẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11022-5:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11022-5:2015 ISO 11127-5:2011 Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan-Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt-Phần 5: Xác định độ ẩm
Số hiệu:TCVN 11022-5:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11022-5:2015

ISO 11127-5:2011

CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN - PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT - PHẦN 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Test methods for non-metaliic blast-cleaning abrasives - Part 5: Determination of moisture

Lời nói đầu

TCVN 11022-5:2015 hoàn toàn tương đương ISO 11127-5:2011.

TCVN 11022-5:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn b nền thép trước khi phủ sơn và sản phm liên quan - Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11022-1:2015 (ISO 11127-1:2011) Phần 1: Lấy mẫu;

- TCVN 11022-2:2015 (ISO 11127-2:2011) Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;

- TCVN 11022-3:2015 (ISO 11127-3:2011) Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;

- TCVN 11022-4:2015 (ISO 11127-4:2011) Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;

- TCVN 11022-5:2015 (ISO 11127-5:2011) Phần 5: Xác định độ m;

- TCVN 11022-6:2015 (ISO 11127-6:2011) Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;

- TCVN 11022-7:2015 (ISO 11127-7:2011) Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.

 

CHUN BỊ NN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SN PHẨM LIÊN QUAN - PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MT - PHN 5: XÁC ĐỊNH Đ M

Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Test methods for non-metaliic blast-cleaning abrasives - Part 5: Determination of moisture

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là một trong các tiêu chuẩn đề cập đến việc lấy mẫu và thử nghiệm vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt.

Các loại vật liệu mài phi kim và các yêu cầu về mỗi loại được quy định trong bộ ISO 11126.

Bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127) là một tập hợp các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt. Thông tin về các phần của cả hai bộ tiêu chuẩn được nêu trong Phụ lục A.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm tự do có trong vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt. Độ ẩm được xác định bằng cách đo khối lượng bị mất khi gia nhiệt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đi với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu cố).

TCVN 11022-1 (ISO 11127-1), Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan - Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt - Phn 1: Ly mẫu.

3. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị và dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

3.1. Vt chứa hoặc khay, có khả năng chịu tác động của nhiệt và có thể tích đ để cho phép các phần mẫu thử được trải ra theo một lớp mng.

3.2. T sấy, có khả năng duy trì ở nhiệt độ (110 ± 5) oC.

3.3. Cân, có khả năng cân chính xác đến 0,01 g.

3.4. Bình hút m, có chứa chất hút m như silica gel khô đã ngâm tẩm với coban clorua.

4. Lấy mẫu

Lấy mẫu đại diện của sản phẩm được thử nghiệm theo quy định trong TCVN 11022-1 (ISO 11127-1). Đảm bo bảo quản mẫu trong vật chứa kín đến khi thực hiện phép xác định.

5. Cách tiến hành

5.1. Quy định chung

Thực hiện phép xác định hai lần lặp lại.

5.2. Phn mu thử

Sấy khô vt chứa (3.1) trong tủ sấy (3.2) tại nhiệt độ (110 ± 5) oC trong 15 min và để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút m (3.4). Cân vật chứa chính xác đến 0,01 g. Cho vào vật chứa một phần mẫu thử khoảng 100 g (m0), chính xác đến 0,01 g.

5.3. Phép xác định

Đặt vật chứa có phần mẫu thử vào tủ sấy (3.2), điều chnh trước nhiệt độ đến (110 ± 5) oC và để trong khong 1 h. Chuyển vật chứa vào bình hút ẩm và để nguội đến nhiệt độ phòng. Cân lại vật chứa có phần mẫu thử đã khô chính xác đến 0,01 g và xác định khối lượng của phần mẫu thử đã khô (m1).

6. Biểu thị kết quả

Tính hàm lượng ẩm, M, biểu thị bng phần trăm khối lượng, theo công thức sau:

trong đó

m0 là khối lượng của phn mẫu thử trước khi gia nhiệt, tính bằng gam;

m1 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi gia nhiệt, tính bằng gam.

Nếu chênh lệch giữa các phép xác định hai lần lặp lại lớn hơn 0,05 % (tuyệt đối), thì tiến hành lại quy trình theo quy định trong Điều 5.

Tính giá tr trung bình của hai phép xác định hợp lệ và báo cáo kết quả chính xác đến 0,01 %.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nht các thông tin sau:

a) các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm được thử, phù hợp với phần tương ứng của bộ ISO 11126 (xem Phụ lục A), nếu có;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này, TCVN 11022-5 (ISO 11127-5);

c) kết quả thử nghiệm;

d) bt kỳ sai lệch so với phương pháp thử đã được quy định;

e) ngày thử nghiệm;

f) tên của ngưi thực hiện phép thử.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt

Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt bao gồm tương ứng trong bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127).

Bộ ISO 11126 Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan - Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Giới thiệu chung và phân loại

- Phần 3: Xỉ tinh luyện đồng

- Phần 4: X lò than

- Phần 5: X tinh luyện niken

- Phần 6: Xỉ lò sắt

- Phần 7: Oxit nhôm nung chảy

- Phần 8: Cát olivin

- Phần 9: Staurolit

- Phần 10: Garnet almandit

Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn b nền thép trước khi phủ sơn và sản phm liên quan - Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:

- Phn 1: Lấy mẫu;

- Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;

- Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;

- Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;

- Phn 5: Xác định độ m;

- Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;

- Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thiết bị, dụng cụ

4. Lấy mẫu

5. Cách tiến hành

6. Biu thị kết qu

7. Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi