Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10999:2015 Giấy bồi nền tài liệu giấy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10999:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10999:2015 Giấy bồi nền tài liệu giấy
Số hiệu:TCVN 10999:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10999:2015

GIẤY BỒI NN TÀI LIỆU GIẤY

Strengthening paper

Lời nói đầu

TCVN 10999:2015 do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn, Bộ Nội Vụ đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIẤY BỒI NN TÀI LIỆU GIẤY

Strengthening paper

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giấy sử dụng để bồi nền các tài liệu giấy có tình trạng vật lý yếu tại các đơn vị lưu trữ, thư viện, bảo tàng v.v...

CHÚ THÍCH  Giấy bồi nền tài liệu giấy thường là các loại giy được sản xuất từ cây dó, cây dướng v.v...

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đi với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi.

TCVN 1270 (ISO 536), Giấy và các tông - Xác định định lượng.

TCVN 1862-2 (ISO 1924-2), Giấy và các tông - Xác định tính chất bn kéo - Phần 2: Phương pháp tốc độ giãn dài không đổi (20 mm/min).

TCVN 1865-1 (ISO 2470-1), Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hệ số phn xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO).

TCVN 3229 (ISO 1974), Giấy-Xác định độ bền xé (phương pháp Elmendorf).

TCVN 6728 (ISO 2471), Giấy và các tông - Xác định độ đục (nền giấy) - Phương pháp phản xạ khuếch tán.

TCVN 7066-1 (ISO 6588-1), Giấy, các tông và bột giấy - Xác định pH nước chiết - Phần 1: Phương pháp chiết lạnh.

TCVN 7067, Giấy, các tông và bột giấy - Xác định trị số đồng.

TCVN 7068-1 (ISO 5630-1), Giấy và các tông - Lão hóa nhân tạo - Phần 1: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 105°C.

TCVN 7071, Bột giấy - Xác định Alpha-, Beta- và Gamma-xenluylo.

TCVN 7631 (ISO 2758), Giấy-Xác định độ chịu bục.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Tài liệu giấy có tình trạng vật lý yếu (poor-physical paper record)

Tài liệu giấy có hiện tượng mn, giòn, gẫy, nhàu, dính bết và rách.

3.2  Bồi nền tài liệu giấy (strengthen for paper record)

Phương pháp gia cố tài liệu giấy có tình trạng vật lý yếu bằng loại giấy mỏng, có độ bền cao và hồ dán chuyên dụng để tăng độ bền và tuổi thọ của tài liệu.

3.3  Giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ (strengthening paper for double-sided paper record)

Giấy mỏng trong suốt và có độ bền cao dùng để bồi nền tài liệu giấy có hai mặt chữ. Khi bồi nền, giấy được đặt ở một trong hai mặt có chữ (thường là mặt ít chữ hơn).

3.4  Giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ (strengthening paper for single-sided paper record)

Giy mng có độ bền cao dùng để bồi nền tài liệu giấy có một mặt chữ. Khi bồi nền, giấy được đặt mặt không có chữ.

4  Phân loại

Tùy theo mục đích sử dụng có thể phân loại giấy bồi nền thành các loại sau:

4.1  Giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ.

4.2  Giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ.

5  Yêu cầu

5.1  Ngoại quan

Bề mặt giấy bồi nền tài liệu giấy không được có các khuyết tật như b gấp nếp, thủng, rách và các khuyết tật khác.

5.2  Yêu cầu cho giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ

5.2.1  Yêu cầu đối với ch tiêu cơ lý

Giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ phải đáp ứng các yêu cu về ch tiêu cơ lý nêu tại Bảng 1 trước và sau khi thử lão hóa theo TCVN 7068-1 (ISO 5630-1).

Bảng 1 - Yêu cầu ch tiêu cơ lý cho giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ trước và sau khi thử lão hóa

Ch tiêu

Mức

Phương pháp thử

Trước th lão hóa

Sau thử lão hóa

1. Định lượng, g/m2

5,0 - 8,0

TCVN 1270
(ISO 536)

2. Độ bền kéo khô theo chiều ngang, N/m, không nhỏ hơn

30,0

Giá trị còn lại tối thiểu 90 %

TCVN 1862-2
(ISO 1924-2)

3. Độ bền kéo ướt/độ bền kéo khô, %, không nhỏ hơn

20,0

TCVN 1862-2
(ISO 1924-2)

4. Độ trắng ISO, %, Không nhỏ hơn

60,0

Giá trị còn lại tối thiểu 92 %

TCVN 1865-1
(ISO 2470-1)

5. Độ bền xé theo chiều dọc, mN, không nh hơn

120

Giá trị còn lại tối thiểu 85 %

TCVN 3229
(ISO 1974)

6. Độ đục, %, không lớn hơn

17,0

TCVN 6728
(ISO 2471)

5.2.2  Yêu cầu đối với ch tiêu hóa học

Giy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ phải đáp ứng các yêu cầu về ch tiêu hóa học nêu tại Bảng 2 trước và sau khi thử lão hóa theo TCVN 7068-1 (ISO 5630-1).

Bảng 2 - Yêu cầu chỉ tiêu hóa học cho giấy bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ trước và sau khi thử lão hóa

Ch tiêu

Mức

Phương pháp th

Trước thử lão hóa

Sau thử lão hóa

1. pH nước chiết

6,5-9,0

TCVN 7066-1 (ISO 6588-1)

2. Tr số đồng, không lớn hơn

1,5

Tăng ti đa 0,5

TCVN 7067

3. Hàm lượng alpha-xenlulo, % , không nhỏ hơn

85,0

Giảm tối đa 1,5%

TCVN 7071

4. Chất tăng trắng quang học

Không được có

Điều 6.11

5.3  Yêu cầu cho giấy bài nền tài liệu giấy một mặt chữ

5.3.1  Yêu cầu đối với ch tiêu cơ lý

Giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý nêu tại Bảng 3 trước và sau khi thử lão hóa theo TCVN 7068-1 (ISO 5630-1).

Bảng 3 - Yêu cầu ch tiêu cơ lý cho giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ trước và sau khi thử lão hóa

Ch tiêu

Mức

Phương pháp thử

Trước th lão hóa

Sau thử lão hóa

1. Định lượng, g/m2

13,0 - 20,0

TCVN 1270
(ISO 536)

2. Độ bền kéo khô theo chiều ngang, N/m, không nhỏ hơn

250

Giá trị còn lại tối thiểu 90 %

TCVN 1862-2
(ISO 1924-2)

3. Độ trắng ISO, %, không nhỏ hơn

35,0

Giá trị còn lại tối thiểu 92 %

TCVN 1862-2
(ISO 1924-2)

4. Độ bền xé theo chiều dọc, mN, không nhỏ hơn

260

Giá tr còn lại tối thiu 85 %

TCVN 1865-1
(ISO 2470-1)

5. Độ chịu bục, kPa, không lớn hơn

20

Giá trị còn lại tối thiểu 90 %

TCVN 3229
(ISO 1974)

5.3.2  Yêu cầu đối với ch tiêu hóa học

Giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu hóa học nêu tại Bảng 4 trước và sau khi thử lão hóa theo TCVN 7068-1 (ISO 5630-1).

Bảng 4 - Yêu cầu về chỉ tiêu hóa học cho giấy bồi nền tài liệu giấy một mặt chữ trước và sau khi thử lão hóa

Ch tiêu

Mức

Phương pháp thử

Tớc thử lão hóa

Sau th lão hóa

1. pH nước chiết

6,5 - 9,0

TCVN 7066-1 (ISO 6588-1)

2. Tr số đồng, không lớn hơn

1,5

Tăng tối đa 0,5

TCVN 7067

3. Hàm lượng alpha-xenlulo,%, không nhỏ hơn

85,0

Giảm tối đa 1,5%

TCVN 7071

4. Chất tăng trắng quang học

Không được có

Điu 6.11

6  Phương pháp thử

6.1  Ngoại quan

Kiểm tra ngoại quan của giấy bồi nền tài liệu giấy bằng mắt thường.

6.2  Định lượng

Xác định định lượng giấy theo TCVN 1270 (ISO 536).

6.3  Độ bền kéo

Xác định độ bền kéo của giấy theo TCVN 1862-2 (ISO 1924-2).

6.4  Độ trắng ISO

Xác định độ trắng ISO của giấy theo TCVN 1865-1 (ISO 2470-1).

6.5  Độ bền xé

Xác định độ bền xé ca giấy theo TCVN 3229 (ISO 1974).

6.6  Độ đục

Xác định độ đục của giấy theo TCVN 6728 (ISO 2471).

6.7  pH nước chiết

Xác đnh pH nước chiết theo TCVN 7066-1 (ISO 6588-1).

6.8  Trị số đồng

Xác định trị số đồng theo TCVN 7067.

6.9  Hàm lượng alpha-xenlulo

Xác định hàm lượng alpha-xenlulo của giấy theo TCVN 7071.

6.10  Độ chịu bục

Xác định độ chịu bục của giấy theo TCVN 7631 (ISO 2758).

6.11  Chất tăng trắng quang học

S dụng đèn cực tím có bước sóng UV - A (365 nm) chiếu vào giấy. Giấy không chứa chất tăng trắng quang học sẽ không phát huỳnh quang dưới ánh sáng của tia cực tím.

7  Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bo quản

7.1  Ghi nhãn

Nhãn trên bao gói của giấy bồi nền tài liệu giấy phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành v việc ghi nhãn và phải có ít nhất các thông tin sau:

a. Tên và/hoặc thương hiệu, địa ch của nhà sản xuất;

b. Tên hoặc nhãn hiệu sản phẩm;

c. Kích thước tờ giấy, cuộn v.v... hoặc số tờ (tùy chọn);

d. S hiệu tiêu chuẩn áp dụng;

e. Mục đích sử dụng (bồi nền tài liệu giấy hai mặt chữ hay một mặt chữ).

7.2  Bao gói

Giấy bồi nền tài liệu giấy có thể được bao gói trong hộp các tông hoặc vật liệu bao gói thích hợp khác với số lượng tùy theo yêu cầu mà không làm ảnh hưng đến chất lượng của giấy.

7.3  Bảo quản

Giấy bồi nền tài liệu giấy phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt, ẩm thp làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấy.

7.4  Vận chuyển

Vận chuyển giấy bồi nền tài liệu giấy bằng các phương tiện thông thường, đảm bảo tránh mưa nắng. Không chuyên ch chung với các chất dễ cháy, chất dễ hấp thụ làm ảnh hưởng đến chất lượng ca giấy.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi