Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10977:2015 ISO 10716:1994 Giấy và các tông-Xác định lượng kiềm dự trữ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10977:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10977:2015 ISO 10716:1994 Giấy và các tông-Xác định lượng kiềm dự trữ
Số hiệu:TCVN 10977:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10977:2015

ISO 10716:1994

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH LƯỢNG KIỀM DỰ TRỮ

Paper and board - Determination of alkali reserve

Lời nói đầu

TCVN 10977:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10716:1994. ISO 10716:1994 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10977:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Giấy có tuổi thọ cao thường chứa một số chất độn kiềm tính, ví dụ như canxi cacbonat, như một lượng kiềm dự trữ để ngăn cản sự tấn công của các chất chứa axit có trong môi trường không khí xung quanh hoặc được tạo thành do sự phân hủy của các chất có trong giấy. Các yêu cầu kỹ thuật đối với giấy có tuổi thọ cao có thể yêu cầu một lượng kiềm dự trữ tối thiểu. Tiêu chuẩn này được sử dụng để kiểm tra lượng kiềm dự trữ có trong giấy.

Thông thường có thể có được lượng kiềm dự trữ yêu cầu bằng cách cho thêm một lượng canxi cacbonat vào nguyên liệu làm giấy, nhưng cũng có thể dùng các chất khác. Bằng cách biểu thị kết qu theo mol trên kilôgam chất kiềm tính mà không biểu thị theo lượng canxi cacbonat nên sẽ không có hiểu nhầm nếu sử dụng chất kiềm tính khác thay cho canxi cacbonat.

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH LƯỢNG KIỀM DỰ TRỮ

Paper and board - Determination of alkali reserve

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lượng kiềm dự trữ trong giấy và các tông. Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm có chứa chất màu (pigment) kiềm tính hoặc các chất kiềm tính khác được bổ sung đ cải thiện khả năng chống lại sự tác động của axit (sự phân hủy).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho giấy gồm các lớp được ép lại với nhau, giấy đã in hoặc có các hình thức gia công khác mà không thể đánh tơi hoàn toàn theo quy trình được đưa ra trong tiêu chuẩn này.

Kết quả nhận được sẽ bao gồm chất màu (pigment) kiềm tính có trong lp tráng của giy tráng phủ bề mặt.

CHÚ THÍCH 1 Lớp tráng kiềm tính sẽ bảo vệ giấy cốt khỏi các tác động của axit trong không khí, nhưng chưa chắc bảo vệ được khỏi các chất axit tự tạo thành trong giấy đế.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1867 (ISO 287), Giấy và cáctông - Xác định độ m - Phương pháp sấy khô.

TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1  Kiềm dự trữ (alkali reserve)

(trong giấy và các tông): Hợp chất như canxi cacbonat, trung hòa được axit sinh ra do lão hóa tự nhiên hoặc do ô nhiễm không khí, được xác định theo quy định của tiêu chuẩn này.

4  Nguyên tắc

Đun mẫu trong nước có chứa một lượng axit clohydric xác đnh. Đun sôi huyền phù và chuẩn độ axit clohydric không phản ứng với dung dịch natri hydroxit.

5  Thuốc thử

Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử cấp phân tích, nước cất mới hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1  Axit clohydric, dung dịch chuẩn, c(HCI) = 0,10 mol/l ± 0,001 mol/l.

5.2  Dung dịch natri hydroxit, dung dịch chuẩn độ, c(NaOH) = 0,10 mol/l.

5.3  Metyl đ, dung dịch chỉ thị cho phép chuẩn độ axit.

Hòa tan 0,2g metyl đ {2-[4-(dimetylamino)-phenylazo] benzoic axít} trong 100 ml etanol.

6  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm.

7  Lấy mẫu và chun bị mẫu

Phải đảm bảo mẫu đại diện cho lô sản phm thử nghiệm. Nếu thích hợp, thực hiện theo hướng dẫn nêu trong TCVN 3649 (ISO 186).

Chọn từ mẫu đã lấy một lượng mẫu thử đủ đ thực hiện phép thử, bảo đảm các mẫu thử là đại diện cho toàn bộ mẫu. Xé mẫu thử thành các mảnh nhỏ kích thước khoảng 15 mm x 15 mm và tách mỏng các tấm các tông dày. Sử dụng găng tay khi thao tác với mẫu.

8  Cách tiến hành

Tiến hành quy trình sau với hai mẫu song song.

Cân khoảng 1 g mẫu chính xác đến 0,001 g. Tại cùng thời điểm đó cân riêng thêm một mẫu để xác định hàm lượng chất khô theo TCVN 1867 (ISO 287).

Chuyển mẫu thử vào bình tam giác sạch, dung tích 250 ml hoặc 300 ml. Bổ sung khoảng 100 ml nước ct (hoặc nhiều hơn nếu cần phải thấm ướt mẫu) và đun sôi nhẹ hỗn hợp trong 5 min. Để hỗn hợp nguội. Dùng pipet bổ sung 20,0 ml axit clohydric (5.1).

CHÚ THÍCH 2 Lượng axit 20 ml hoặc 2 mmol là đ để trung hòa lượng kiềm dự trữ lên đến 2 mol/kg [10 % phần khối lượng CaCO3]. Nếu giấy có chứa lượng kiềm dự trữ lớn hơn 1,5 mol/kg [7,5 % phần khối lượng CaCO3], sử dụng lượng mẫu thử ít hơn hoặc lượng axit clohydric nhiều hơn.

Đun sôi lại hỗn hợp và để nguội ít nht trong 15 min. Chun độ bằng dung dịch natri hydroxit (5.2) đến khi dung dịch chuyển màu vàng chanh, sử dụng 3 giọt dung dịch chỉ thị metyl đỏ (5.3).

Nếu yêu cầu dung dịch natri hydroxit tiêu hao nhỏ hơn 5 ml để đạt đến đim kết thúc chuẩn độ thì lặp lại quy trình này với lượng mẫu thử ít hơn hoặc lượng axit clohydric nhiều hơn.

Nếu còn vết của chỉ thị màu hồng hấp thụ trên bề mặt xơ si thì đun huyền phù cho đến khi mất màu. Thông thường bổ sung thêm một giọt dung dịch natri hydroxit để dung dịch trở lại màu vàng chanh.

Tiến hành thí nghiệm trắng theo cùng quy trình nhưng không có mẫu thử.

CHÚ THÍCH 3 Nếu mẫu thử được nhuộm màu, điểm kết thúc của phản ứng không nhận biết được, thì có thể sử dụng thiết bị chuẩn độ điện tử. Tuy nhiên, điện cực thủy tinh của thiết bị rất nhạy với sự có mặt của các chất lơ lửng. Nếu nhận thấy có sự ảnh hưởng của các cht lơ lửng đến kết quả thì phải lọc huyền phù trước khi chuẩn độ. Nếu có thay đổi như vậy trong quá trình tiến hành thì phải ghi vào báo cáo th nghiệm.

9  Tính toán kết quả

Tính lượng kiềm dự trữ, X, biểu thị bằng mol trên kilôgam theo công thức sau

trong đó

V0 là thể tích dung dịch natri hydroxit sử dụng để chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililít;

V1 là thể tích dung dịch natri hydroxit sử dụng đ chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililít;

V2 là th tích dung dịch axit clohydric sử dụng, tính bằng mililít (thường là 20 ml);

c(HCI) là nồng độ của axit clohydric (5.1) tính bằng mol trên lít;

m là khối lượng của mẫu thử khô tuyệt đối, tính bằng gam.

CHÚ THÍCH 4 Công thức trên nhận được từ sự kết hợp của công thức chuẩn độ mẫu trắng

V0.c(NaOH) = V2.c(HCI)

với chuẩn độ mẫu thử

V1.c(NaOH) = V2.c(HCI)-Xm

và tìm X

Kết quả của hai mẫu tiến hành song song không được chênh lệch quá 0,07 mol/kg. Nếu không đạt được như vậy, lặp lại phép xác định với hai phần mẫu thử lớn hơn.

CHÚ THÍCH 5 Lượng kiềm dự trữ theo định nghĩa trong tiêu chun này biểu thị bằng mol trên kilôgam của đương lượng kiềm, trong đó cation là hóa trị một. Một mol axit tương đương với 0,5 mol canxi cacbonat, hoặc 50 g CaCO3. Vì vậy, một phần trăm canxi cacbonat sẽ cho lượng kiềm dự trữ là 0,2 mol/kg.

10  Độ chụm

Theo hướng dẫn của tổ chức ISO TC 46/SC10/WG 1, lượng kiềm dự trữ trong giấy in và giấy viết được thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm của các quốc gia khác nhau. Sử dụng quy trình tương tự quy trình được mô tả trong tiêu chuẩn này. Một số kết quả (tính theo mol/kilôgam) được đưa ra trong Bảng 1. Các dữ liệu này đã nhận được dưới các điều kiện tái lập.

Bảng 1 - Dữ liệu độ chụm

Mẫu

Số

Số phòng thí nghiệm tham gia

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn của độ tái lập

1

2

3

4

5

6

7

8

9

12

12

12

12

12

12

11

9

9

3,48

3,18

2,81

1,85

0,50

0,27

0,36

0,08

0,04

0,54

0,18

0,17

0,07

0,06

0,06

0,06

0,02

0,03

11  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Thời gian và địa điểm th nghiệm;

c) Tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết hoàn toàn mẫu thử;

d) Lượng kiềm dự trữ trung bình, biểu thị bằng mol trên kilôgam chính xác đến 0,1 mol/kg;

e) Bất kỳ sai khác nào so với tiêu chun này hoặc các hiện tượng có thể ảnh hưng đến kết quthử.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi