Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10972-2:2015 Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10972-2:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10972-2:2015 ISO 1268-2:2001 Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 2: Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn
Số hiệu:TCVN 10972-2:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10972-2:2015

ISO 1268-2:2001

CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO TẤM THỬ - PHẦN 2: ĐÚC LĂN ÉP VÀ ĐÚC PHUN SỢI NGẮN

Fibre-reinforced plastics - Methods of producing test plates - Part 2: Contact and spray-up moulding

Lời nói đầu

TCVN 10972-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 1268-1:2001.

ISO 1268-1:2001 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đi.

TCVN 10972-1:2015 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC13 Composite và sợi gia cường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề ngh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10972 (ISO 1268), Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tm th, gồm các phn sau:

- TCVN 10972-1:2015 (ISO 1268-1:2001), Phần 1: Điều kiện chung;

- TCVN 10972-2:2015 (ISO 1268-2:2001), Phần 2: Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn;

- TCVN 10972-3:2015 (ISO 1268-3:2000), Phần 3: Đúc nén ướt;

- TCVN 10972-4:2015 (ISO 1268-4:2005 và ISO 1268-4/Amd.1:2010),

Phần 4: Đúc prepreg;

- TCVN 10972-5:2015 (ISO 1268-5:2001), Phần 5: Quấn sợi;

- TCVN 10972-6:2015 (ISO 1268-6:2002), Phần 6: Đúc kéo;

- TCVN 10972-7:2015 (ISO 1268-7:2001), Phần 7: Đúc chuyển nhựa;

- TCVN 10972-8:2015 (ISO 1268-8:2004), Phần 8: Đúc nén SMC và BMC;

- TCVN 10972-9:2015 (ISO 1268-9:2003), Phần 9: Đúc GMT/STC;

- TCVN 10972-10:2015 (ISO 1268-10:2005), Phn 10: Đúc phun BMC và các t hợp đúc sợi dài khác - Nguyên tc chung và đúc mẫu thử đa mục đích;

- TCVN 10972-11:2015 (ISO 1268-11:2005), Phần 11: Đúc phun BMC và các tổ hợp đúc sợi dài khác - Tm nhỏ.

 

CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO TẤM THỬ - PHẦN 2: ĐÚC LĂN ÉP VÀ ĐÚC PHUN SỢI NGẮN

Fibre-reinforced plastics - Methods of producing test plates - Part 2: Contact and spray-up moulding

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chế tạo các tấm cht dẻo gia cường bằng cách đúc lăn ép hoặc đúc phun sợi ngắn

Tiêu chuẩn này áp dụng riêng cho vật liệu gia cường là sợi thủy tinh.

Tiêu chuẩn này phải được áp dụng cùng với TCVN 10972-1 (ISO 1268-1).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công b thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 10586 (ISO 1172), Chất dẻo gia cường sợi thủy tinh dệt - Prepreg, hợp chất đúc và tấm nhiều lớp (laminate) - Xác định hàm lượng sợi thủy tinh dệt và cht độn - Phương pháp nung.

TCVN 10972-1 (ISO 1268-1), Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử- Phấn 1: Điều kiện chung.

3  Sức khỏe và an toàn

Xem TCVN 10972-1 (IS0 1268-1).

4  Nguyên tắc

4.1  Đúc lăn ép

Các lớp gia cưng (như mô tả trong 5.1) được đặt trên một tấm phng, cứng và được tm với nhựa nhiệt rắn lòng theo phương pháp thủ công. Nhựa này được pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được độ đóng rắn trong khoảng thời gian cho phép hoàn thành việc xếp lớp cũng như hạn chế sự tiếp xúc không cần thiết với khí quyển. Sợi thủy tinh và nhựa được gắn kết với nhau bằng cách sử dụng con lăn tay.

Phương pháp này phù hợp với loại nhựa nhiệt rắn bất kỳ có khả năng đóng rắn ở nhiệt độ phòng mà không cần tác động thêm áp lực.

4.2  Đúc phun sợi ngắn

Sợi roving thủy tinh được cắt ngắn đến các chiều dài quy định trước bằng một máy cắt và được kết hợp đồng thời với một dòng các giọt nhựa nhỏ được phun ra từ đầu súng phun. Phương pháp này thưởng được áp dụng cho nhựa polyeste không no.

Sợi thủy tinh và nhựa được phân tán trên một tấm phẳng cứng hoặc một khuôn, và được gắn kết với nhau bằng cách sử dụng con lăn tay.

5  Vật liệu

5.1  Đúc lăn ép

5.1.Các lớp vật liệu gia cường, được cắt theo các kích thước của tm th, đánh dấu hướng dọc và hướng ngang hoặc hướng ưu tiên khi thích hợp. Các vật liệu phù hợp gồm mat sợi ngắn có chất kết dính có thể hòa tan được trong hỗn hợp nhựa nn, vải dệt làm từ sợi roving hoặc bó sợi, vi không dệt đa hướng, v.v…

5.1.2  Nhựa nhiệt rắn và chất đóng rắn, được trộn theo hướng dẫn của nhà cung cp để đóng rắn ở nhiệt độ phòng.

5.1.3  Cht chng dính, được phủ lên khuôn hoặc tm dùng để chế tạo tm th.

5.2  Đúc phun sợi ngắn

5.2.1  Roving hoặc cuộn sợi

5.2.2  Nhựa nhiệt rắn hoạt hóa trước (sử dụng loại nhựa được khuyến cáo đặc biệt cho phương pháp đúc phun sợi ngắn).

5.2.3  Xúc tác, là loại được khuyến cáo đối với loại nhựa sử dụng.

5.2.4  Cht chng dính

6  Kích thước tấm

6.1  Quy đnh chung

Chiều dài, chiều rộng và độ dày của các tấm phụ thuộc vào vật liệu được gia công và phương pháp chế tạo.

6.2  Đúc lăn ép

Kích thước nên sử dụng là 600 mm x 600 mm. Kích c này đủ để tạo được các mẫu th sử dụng cho phép th kéo và uốn theo hai hướng vuông góc.

Độ dày tấm phải từ 2 mm đến 10 mm.

6.3  Đúc phun sợi ngắn

Kích thước nên sử dụng là 600 mm x 600 mm. Kích c này đ đ tạo được các mẫu thử sử dụng cho phép th kéo và uốn theo hai hướng vuông góc.

Độ dày không được lớn hơn độ dày mà có th loại bỏ được tất cả các bọt khí ra khỏi tấm nhiều lớp bằng một con lăn (thường từ 2 mm đến 5 mm).

7  Hàm lượng vật liệu gia cường

7.1  Quy định chung

Hàm lượng vật liệu gia cường của tm nhiu lớp s tùy thuộc vào loại vt liệu gia cường đưc s dụng. Phn trăm khối lượng vật liệu gia cường được khuyến nghị đối với sợi roving dệt tà (50 ± 3) %; và đối với mat và sợi roving cắt ngắn là (32 ± 4) %.

7.2  Đúc lăn ép

Để đạt được độ dày và hàm lượng vật liệu gia cường mong muốn, có th cần phải chế tạo trước các mu thử và đánh giá các tính cht này trước khi kỹ thuật chế tạo cuối cùng được xác định.

Phụ lục A đưa ra hướng dẫn xác định số lớp gia cường được sử dụng

7.3  Đúc phun sợi ngắn

Đ đạt được độ dày và hàm lượng vật liệu gia cường mong muốn, có th cần phải chế tạo trước các mẫu thử và đánh giá các tính cht này trước khi kỹ thuật chế tạo cuối cùng được xác định.

Các tm nhiu lớp nên được phun thành từng lớp một và một lớp vật liệu phun nén có độ dày khoảng 1 mm.

8  Thiết bị, dụng cụ

8.1  Đúc lăn ép

8.1.1  Kéo hoặc dao, dùng để cắt vật liệu gia cường.

8.1.2  Cán, có độ chính xác đến 0,1 g.

8.1.3  Cốc làm bằng thủy tinh, chất dẻo hoặc giấy không tráng (giấy nến cũng có thể phù hợp).

8.1.4  Bàn chải

8.1.5  Con lăn bằng thép hoặc bằng sợi, có hoặc không có v bọc.

8.1.6  Tấm phẳng cứng bằng thép được đánh bóng hoặc vật liệu không xốp khác, có mép cao (để ngăn nhựa chảy ra ngoài) làm bằng vật liệu không bị ảnh hưởng bởi nhựa sử dụng.

8.1.7  Tủ sy tuần hoàn không khí, có đồng h đo và bảng điều khiển (nếu cn).

8.1.8  Bình hút m (nếu cần)

8.2  Đúc phun si ngắn

Các thiết bị, dụng cụ quy đnh tại 8.1 và thêm:

8.2.1  Súng phun cắt si

8.2.2  Đồng h bm giờ

9  Cách tiến hành

9.1  Đúc lăn ép

9.1.1  Chế tạo tấm thử sử dng các thông số (số lớp, hướng, hàm lượng sợi thủy tinh và loại nhựa) giống các thông số s được s dụng để chế tạo tấm nhiều lớp cần phải đánh giá.

9.1.2  Phủ một lớp chất chng dính lên mặt phẳng tấm hoặc khuôn mà trên đó sẽ chế tạo tm nhiu lp; đ cho lớp này khô và làm bóng nếu cần thiết.

9.1.3  Cắt các lớp vật liệu gia cường đến kích thước cần thiết để có được diện tích b mặt đủ lớn để có thể tạo ra số lượng mẫu th theo yêu cầu.

Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với việc điu hòa vật liệu gia cường. Nếu cần, sy khô vật liệu trước khi tiến hành gia công.

9.1.4  Xác định khối lượng tổng cộng m1 của các lớp gia cường đã được điều hòa.

9.1.5  Xác định lượng nhựa m1 yêu cầu để có được hàm lượng vật liệu gia cường mong muốn bằng cách sử dụng công thức sau để xác định:

m2

=

m1 x

100 - wg

x 1,2

wg

trong đó

m1 là khối lượng của sợi thy tinh, tính bằng gam;

m2 là khối lượng của nhựa, tính bằng gam;

wg là hàm lượng sợi thủy tinh mong muốn trong tấm nhiều lớp, biểu th bằng phần trăm của khối lượng tổng.

CHÚ THÍCH Lượng nhựa vượt quá 20 % đ bù lại phần nhựa đã mất do chảy tràn ra ngoài mép, bị hp thụ bởi con lăn, v.v...

9.1.6  Điều hòa nhựa đến nhiệt độ của khoang chế tạo tấm nhiều lớp trước khi thêm chất đóng rắn vào. Ngay khi nhựa đã được trộn đều tiến hành việc chế tạo tm.

9.1.7  Cho một lớp nhựa mỏng và trải đều trên diện tích bề mặt tương đương với kích thước của tấm nhiều lớp. Lượng nhựa được sử dụng phụ thuộc vào độ dày của tng lớp gia cường.

Sau đó đặt cẩn thận lớp gia cường đầu tiên lên màng nhựa này.

Khi lớp nhựa này thấm ướt lớp gia cường từ bên dưới, sử dụng một con lăn để loại bỏ các bọt khí.

Tiếp theo cho thêm một lớp nhựa nữa và đặt lớp gia cường thứ hai, tiến hành tm nhựa theo cách tương tự như trên.

9.1.8  Khi tt cả các lớp đã được đặt vào, tiến hành đóng rắn tấm (xem 9.3).

9.2  Đúc phun sợi ngắn

9.2.1  Cài loại roving sợi thủy tinh quy định vào máy cắt và điều chỉnh áp lực giữa trc cắt và đe để tạo vết cắt gọn mà không có ma sát quá lớn.

9.2.2  Cho nhựa đã hoạt hóa trước và cht xúc tác đầy vào bể phân tán của thiết bị.

9.2.3  Chạy máy cắt trong đúng 15 s, sau đó cân sợi đã được cắt ngắn.

Phun nhựa trong đúng 15 s, không sử dụng khí phun, vào trong một vật chứa phù hợp (ví dụ cốc giấy) và cân nhựa trong vật chứa.

Điều chỉnh áp lực máy cắt và súng phun để đạt được tỷ l mong muốn của nhựa và sợi thủy tinh ở đầu ra.

9.2.4  Phủ một lớp chất chống dính lên mặt phẳng tấm hoặc khuôn mà trên đó sẽ chế tạo tm nhiều lớp, để cho lớp này khô và làm bóng nếu cần thiết.

9.2.5  Phun đều từng lớp sợi cắt ngắn và nhựa, tiến hành lăn sau khi phun từng lớp để loại bỏ các bọt khí.

9.2.6  Khi đạt đến độ dày yêu cầu, tiến hành đóng rắn tm (xem 9.3).

9.3  Điều kin đóng rắn

Trừ khi có các điều kiện khác được khuyến cáo bởi nhà chế tạo nhựa, sử dụng một trong các cách sau:

- để tấm trên khuôn trong 48 h tại nhiệt độ phòng:

- hoặc lấy tm ra khỏi khuôn sau tối đa 4 h, đặt trên một mặt phẳng đỡ trong một tủ sy ở 40 °C và để yên ở nhiệt độ này trong 16 h.

Các điều kiện đóng rắn này cho phép chế tạo vật liệu đã n định để sử dụng chung. Bên cạnh đó, khi một tm được chế tạo đặc biệt để phù hợp với các nhu cầu riêng, cần phải tiến hành giai đoạn đóng rắn sau, sử dụng thời gian và nhiệt độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhựa.

Sau khi hoàn thành việc đóng rắn, để nguội tm trong 60 min ở nhiệt độ phòng, nếu được.

Cắt gọt các mép của tấm trước khi lấy các mẫu thử.

10  Đánh giá đặc tính của tấm thu được

Kiểm tra bằng mt tấm thu được để xác định xem ngoại quan tấm có chấp nhận được không.

Nếu được, xác định hàm lượng sợi theo phương pháp quy định trong TCVN 10586 (ISO 1172). Các giá trị hàm lượng sợi được khuyến ngh nêu trong 7.1.

Nếu có yêu cầu, xác định hàm lượng rỗng bằng phương pháp phù hợp.

11  Đánh dấu

Mỗi tấm phải có các dấu đ dễ dàng truy xuất đến báo cáo chế tạo tấm.

12  Báo cáo chế tạo tấm thử

Báo cáo chế tạo tấm thử phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Thời gian và địa điểm chế tạo tấm thử;

c) Quy trình sử dụng (đúc lăn ép hoặc đúc phun sợi ngn);

d) Đối với trưng hợp đúc lăn ép:

1) chi tiết việc điu hòa vật liệu gia cường;

2) số lượng lớp và hướng của từng lớp nếu có thể;

e) Đối với trường hợp đúc phun sợi ngắn, chiều dài danh nghĩa của sợi cắt ngắn;

f) Mô tả vật liệu sử dụng (gồm loại vật liệu gia cường, loại nhựa, loại cht độn và h xúc tác đóng rắn nếu có v.v...);

g) Chi tiết về các thiết bị, dụng cụ sử dụng;

h) Điều kiện tiến hành (thời gian chế tạo, nhiệt độ và thi gian đóng rn, chi tiết điều kiện đóng rắn sau nếu có);

i) Độ dày của tấm thử được chế tạo;

j) Hàm lượng sợi và hàm lượng chát độn, nếu có;

k) Chất lượng của tấm (ngoại quan, mức độ thấm);

l) Thông tin khác bt kỳ cần thiết đ chế tạo lại các tấm một cách chính xác;

m) Sai khác bất kỳ so với tiêu chun này.

Phụ lục A

(tham khảo)

Ước tính số lớp gia cường đối với các vật liệu gia cường khác nhau

A.1  Phương pháp tính toán

n

=

gwg

x1000

ρA[wgρr + ρg(1-wg)]

trong đó

n là số lớp;

h là độ dày của tấm, tính bằng mm;

ρg là khối lượng riêng của thủy tinh, tính bằng g/cm3;

ρr là khối lượng riêng của nhựa, tính bằng g/cm3;

wg là hàm lượng thủy tinh, tính bằng phần khối lượng;

ρA là khối lượng trên đơn vị diện tích của vật liệu gia cường, tính bằng g/m2.

A.2  Phương pháp chế tạo

Bảng A.1

Loại vật liệu gia cường

Khi lượng trên đơn v diện tích

g/m2

Hàm lưng sợi đin hình

khối lượng, %

Độ dày lý thuyết

mm

Mat

300

30

0,7

450

30

1,0

600

30

1,4

Vải dệt

270

60

0,5

Sợi roving dt

270

50

0,4

500

50

0,6

800

50

0,9

Mat + sợi roving dt

 

 

 

Một mat 450 g/m2 + một roving dệt 500 g/m2

950

40

1,4

Một mat 600 g/m2 + một roving dệt 500 g/m2

1 100

40

1,7

Một mat 600 g/m2 + một roving dệt 800 g/m2

1 400

40

2,1

Ba mat 450 g/m2 + hai roving dt 500 g/m2

2 350

40

3,3

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi