Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10950:2015 ISO 20869:2010 Giày dép-Phương pháp thử đế ngoài, đế trong, lót mũ giày và lót mặt-Hàm lượng chất tan trong nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10950:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10950:2015 ISO 20869:2010 Giày dép-Phương pháp thử đế ngoài, đế trong, lót mũ giày và lót mặt-Hàm lượng chất tan trong nước
Số hiệu:TCVN 10950:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10950:2015

ISO 20869:2010

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ NGOÀI, ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - HÀM LƯỢNG CHẤT TAN TRONG NƯỚC

Footwear - Test method for outsoles, insoles, linings and insocks - Water soluble content

Lời nói đầu

TCVN 10950:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 20869:2010. ISO 20869:2010 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10950:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ NGOÀI, ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - HÀM LƯỢNG CHẤT TAN TRONG NƯỚC

Footwear - Test method for outsoles, insoles, linings and insocks - Water soluble content

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất tan trong nước của đế ngoài, đế trong, lót mũ giầy và lót mặt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TCVN 10440 (ISO 17709), Giầy dép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Chất tan trong nước (water soluble matter)

Lượng của tất cả các chất, dưới các điều kiện cụ thể, bị hòa tan từ vật liệu bi nước.

3.2

Chất vô cơ tan trong nước (water soluble inorganic substances)

Tro sulfat hóa của các cht tan trong nước.

3.3

Chất hữu cơ tan trong nước (water soluble organic substances)

Sự chênh lệch giữa tổng các cht tan trong nước và tro sulfat hóa của các cht tan trong nước.

4  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau

4.1  Bình từ 650 ml đến 750 ml, có cổ rộng và nắp bằng cao su hoặc thủy tinh đậy kín.

4.2  Dụng cụ lọc có rãnh, đường kính 185 mm.

4.3  Bình đo 500 ml.

4.4  Pipet xả 50 ml.

4.5  Chậu để bay hơi bằng thạch anh, platin hoặc sứ có đáy phẳng, đ chứa 50 ml, và bình hút ẩm phù hợp.

4.6  Phễu và bình Erlenmeyer 300 ml.

4.7  Thiết bị lắc phù hợp, có khả năng lắc (50 ± 10) vòng/phút (0,867 ± 0,167)-s.

4.8  Nhiệt kế

4.9  Cân thí nghiệm, có độ nhạy 0,1 mg.

4.10  Cân phân tích.

4.11  Tủ sấy phù hợp, nhiệt độ lên đến (102 ± 2) °C.

4.12  Thiết b cách thủy

4.13  Lò nung muffle, nhiệt độ lên đến (690 ± 10) °C.

5  Thuốc thử

5.1  Nước cất

5.2  Axit sulfuric 1 mol/l.

6  Lấy mẫu

Mu thử phải được lấy theo TCVN 10440 (ISO 17709).

Vật liệu phải được nghiền và chiết bằng diclometan, dùng thiết bị chiết soxhlet trong tối thiểu 30 lần hồi lưu dung môi. Điều hòa vật liệu trong 24 h theo TCVN 10071 (ISO 18454). Cần tối thiểu hai mẫu thử.

7  Phương pháp th

7.1  Lắc trong nước

Lắc cơ học (50 ± 10) vòng/phút trong 2 h, 10 g vật liệu đã nghiền được điều hòa và chiết bằng diclometan với 500 ml nước cất (23 ± 2) °C trong bình cổ rộng (4.1).

7.2  Lọc

Lọc lượng dung dịch trong bình qua một dụng cụ lọc có rãnh cho đến khi dung dịch trong. Loại b 50 ml phần lọc đầu tiên. Xác định các chất hữu cơ và chất vô cơ hòa tan trong 50 ml phần lọc tiếp theo.

7.3  Tổng các cht tan trong nước

Làm bay hơi chính xác 50 ml phần lọc trong đĩa đã cân từ trước trong thiết bị cách thy (4.12) đến khi khô, nung ở (690 ± 10) °C, sấy khô ở (102 ± 2) °C trong khoảng 2 h; để nguội trong bình hút ẩm; và cân nhanh. Với bình hút ẩm nh, ch cho một lần một đĩa, đối với bình hút m lớn có thể cho c hai đĩa một lần. Sấy khô nhiều lần đến khi khối lượng giảm xuống còn nhỏ hơn 2 mg, nhưng không kéo dài hơn 8 h.

7.4  Tro sulfat hóa của các chất tan trong nước

Làm ướt hoàn toàn phần cặn thu được theo 7.3 trong đĩa bằng một vài giọt axit sulfuric 1 mol/lit (5.2), làm bốc hơi dưới ngọn lửa nhỏ cho đến khi không quan sát được hơi axit sulfuric. Đun tiếp đến nóng đ. Chuyển sang lò nung muffle (4.13) ở (690 ± 10) °C trong 15 min. Để nguội trong bình hút m và cân càng nhanh càng tốt. Lặp lại các bước cho axit, gia nhiệt, để nguội và cân cho đến khi khối lượng phần cặn không đổi.

CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của cht vô cơ hòa tan trong nước nhỏ hơn 2,0 % thì sử dụng phần dung dịch 100 ml hoặc 200 ml.

8  Biểu thị kết quả

8.1  Tổng chất tan trong nước, mws, tính bng phần trăm, theo công thức (1)

                                                                 (1)

Trong đó

rd là khối lượng của phần cặn khô, tính bằng gam;

mc là khối lượng ban đầu của mẫu th, tính bằng gam;

8.2  Tro sulfat hóa của các chất tan trong nước, msaws, tính bằng phần trăm, theo công thức (2)

                                                                (2)

Trong đó

rsi là khối lượng của cặn sulfat hóa từ sự đốt cháy, tính bằng gam;

8.3  Các chất hữu cơ tan trong nước là sự chênh lệch giữa tổng các chất tan trong nước và các chất vô cơ tan trong nước.

Kết quả là giá trị trung bình của hai giá trị thu được cho từng mẫu thử.

Tất cả các giá trị được tính dựa trên cơ s các mẫu điều hòa không có chất béo.

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Viện dn tiêu chuẩn này;

b) Kết quả, được biểu thị theo Điều 8, được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy;

c) Cách nhận biết đầy đủ mẫu thử;

d) Viện dn phương pháp thử của tiêu chuẩn này;

e) Ngày th.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi