Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10823:2015 ISO 13125:2013 Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Phương pháp xác định hoạt tính kháng nấm của vật liệu bán dẫn xúc tác quang

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10823:2015

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10823:2015 ISO 13125:2013 Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp)-Phương pháp xác định hoạt tính kháng nấm của vật liệu bán dẫn xúc tác quang
Số hiệu:TCVN 10823:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10823:2015

ISO 13125:2013

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM CỦA VẬT LIỆU BÁN DẪN XÚC TÁC QUANG

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) - Test method for antifungal activity of semiconducting photocatalytic materials

Lời nói đầu

TCVN 10823:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13125:2013.

TCVN 10823:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC206 Gốm cao cấp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Dưới sự bức xạ của ánh sáng tử ngoại (UV), các chất xúc tác quang thể hiện nhiều chức năng đa dạng, như là phân hủy các chất nhiễm bẩn không khí và nước, cũng như khử mùi, tự làm sạch và hoạt tính kháng khuẩn. Những chức năng này của chất xúc tác quang nói chung dựa trên tác động của các phần tử oxy hoạt tính như là các gốc hydoxyl (OH) được tạo thành trên bề mặt của chất xúc tác quang. Bản chất tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nhân lực của chất xúc tác quang đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt khi chất xúc tác được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời (hoặc ánh sáng nhân tạo).

Các ứng dụng thực tế của chất xúc tác quang, đối với việc sử dụng bên trong và bên ngoài nhà, được mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhiều loại vật liệu xúc tác quang đã được ra đời và đã được thương mại hóa, trên cơ sở gốm, thủy tinh, bê tông, nhựa, giấy v.v…. Các vật liệu như vậy được sản xuất bằng cách phủ hoặc trộn chất xúc tác quang, trong hầu hết các trường hợp là titan dioxit (TiO2).

Tuy nhiên, tác động của chất xúc tác quang không dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường và không có sẵn các phương pháp đánh giá thích hợp để cập nhật. Vì thế một số nhầm lẫn đã phát sinh khi các sản phẩm xúc tác quang được giới thiệu. Hơn nữa tính đa chức năng đã đề cập ở trên của chất xúc tác quang không thể được đánh giá bằng phương pháp đơn lẻ; vì vậy, đòi hỏi đưa ra những phương pháp đánh giá khác nhau đối với từng loại hoạt tính làm sạch không khí, khử nhiễm bẩn nước và tự làm sạch.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thử nghiệm hoạt tính chống nấm của gốm xúc tác quang và các vật liệu khác.

 

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM CỦA VẬT LIỆU BÁN DẪN XÚC TÁC QUANG

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) - Test method for antifungal activity of semiconducting photocatalytic materials

CẢNH BÁO: Việc xử lý và thao tác với các vi sinh vật có tiềm ẩn độc hại yêu cầu phải có năng lực kỹ thuật cao. Chỉ những người được đào tạo về kỹ thuật vi sinh mới được thực hiện phép thử này.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hoạt tính kháng nấm của vật liệu có chứa chất xúc tác quang hoặc có màng xúc tác quang trên bề mặt, bằng cách đếm số bào tử nấm nuôi cấy sơ bộ còn sống khi phơi nhiễm với ánh sáng tử ngoại (UV-A).

Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá các vật liệu được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau như vật liệu xây dựng có lớp phủ phẳng, tấm mỏng, tấm ván hoặc dạng bản, v.v… Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các vật liệu dạng bột, hạt, sợi hoặc xốp.

Các giá trị biểu thị trong tiêu chuẩn này phù hợp với hệ thống đơn vị quốc tế (SI).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8555 (ISO 27447) Gốm mịn (gốm cao cấp, gốm kỹ thuật cao cấp) - Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn của vật liệu bán dẫn xúc tác quang.

ISO 4892-3, Plastics - Methods of exposure to laboratory light sources - Part 3: Fluorescent UV lamps (Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thí nghiệm - Phần 3: Đèn huỳnh quang UV).

IEC 60068-2-10, Environmental testing - Part 2-10: Test J and guidance: Mould growth (Thử nghiệm môi trường - Phần 2-10: Thử nghiệm J và hướng dẫn: Phát triển nấm mốc).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Chất xúc tác quang (photocatalyst)

Chất thực hiện nhiều chức năng dựa trên phản ứng oxy hóa khử dưới chiếu xạ tử ngoại (UV), gồm sự phân hủy và loại bỏ các chất nhiễm bẩn không khí và nước, khử mùi và hoạt tính kháng khuẩn, tự làm sạch và chống mờ.

3.2. Chiếu xạ quang (photoirradiation)

Chiếu xạ với ánh sáng tử ngoại (UV-A) tại bước sóng 300 nm đến 400 nm.

3.3. Vật liệu xúc tác quang (photocatalytic materials)

Bề mặt hoặc vật liệu có chất xúc tác quang với mục đích làm xúc tác quang hoạt động; bao gồm các vật liệu, mẫu, miếng được xử lý xúc tác quang.

3.4. Hoạt tính kháng nấm (antifungal activity)

Ức chế sự sinh ra hoặc khử hoạt tính của bào tử nấm.

3.5. Giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L (antifungal activity value in irradiation condition L)

Logarit của tỷ lệ số bào tử nấm còn sống trên miếng không được xử lý xúc tác quang sau điều kiện chiếu xạ UV L đối với khoảng thời gian đã cho với số bào từ sống sót trên miếng đã được xử lý sau điều kiện chiếu xạ UV tương tự trong khoảng thời gian tương tự.

3.6. Giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV bằng cách loại bỏ tác động trong bóng tối (antifungal activity value with UV irradiation by removing the effect in the dark)

Giá trị chênh lệch giữa giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L và logarit của tỷ lệ số bào tử nấm còn sống trên miếng không được xử lý xúc tác quang trong bóng tối so với số bào tử còn sống trên miếng đã được xử lý được lưu giữ trong bóng tối trong cùng khoảng thời gian.

4. Ký hiệu

S

nồng độ của bào tử nấm

K

trung bình số lượng khuẩn lạc

D

hệ số pha loãng

F

số bào tử còn sống

V

thể tích của dung dịch thu hồi

L

phơi nhiễm tử ngoại

A

số lượng trung bình của khuẩn lạc của mẫu chưa được xử lý xúc tác quang theo nuôi cấy

BL

số lượng trung bình của bào tử còn sống của mẫu chưa được xử lý xúc tác quang tại mức phơi nhiễm L sau một vài giờ

CL

số lượng trung bình của bào tử còn sống của mẫu chưa được xử lý xúc tác quang tại mức phơi nhiễm L sau một vài giờ

RL

giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L

CD

số lượng trung bình của bào tử còn sống của mẫu thử nghiệm được xử lý xúc tác quang trong bóng tối sau một vài giờ

BD

số lượng trung bình của bào tử còn sống của mẫu thử nghiệm chưa được xử lý xúc tác quang trong bóng tối sau một vài giờ

ΔR

giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV sau khi loại bỏ tác động trong bóng tối

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “một vài giờ” có nghĩa là khoảng thời gian 3 h (ít nhất) và 24 h (nhiều nhất).

5. Nguyên tắc

Tiêu chuẩn này liên quan đến việc phát triển, so sánh, đảm bảo chất lượng, đặc tính, độ tin cậy và tạo ra bộ dữ liệu cho vật liệu xúc tác quang [1]. Chất xúc tác quang có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, bao gồm các tế bào sống như bào tử nấm. Huyền phù của bào tử nấm trên mẫu thử đã được xử lý xúc tác quang bị khử hoạt tính dưới chiếu xạ quang. Sau khi chiếu xạ, bào tử nấm được thu lại và cấy trên môi trường thạch và đếm các khuẩn lạc bào tử được hình thành.

Hoạt tính kháng nấm của phản ứng xúc tác quang được đánh giá là sự suy giảm số bào tử còn sống trên mẫu thử so với mẫu trắng của bề mặt không được phủ chất xúc tác quang.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này được lấy theo phương pháp luận thông thường đối với TCVN 8555 (ISO 27447). Cụ thể là, thiết bị dụng cụ và kích cỡ mẫu thử giống nhau, quy trình tương tự và tính toán được phù hợp giữa tiêu chuẩn này và TCVN 8555 (ISO 27447). Vì vậy, TCVN 8555 (ISO 27447) được khuyến nghị sử dụng làm tài liệu viện dẫn trong quá trình thử nghiệm thực tế tiêu chuẩn này.

6. Vật liệu

6.1. Nấm thử nghiệm

a) Aspergillus niger

b) Penicillium pinophilum

Nấm thử nghiệm phải được nhận từ trung tâm nuôi cấy quốc gia hoặc quốc tế. Những chủng nấm được sử dụng được liệt kê trong Bảng 1. Những chủng nấm này được phân loại theo Tài liệu tham khảo [2], [3] và IEC 60068-2-10.

Bảng 1 - Chủng nấm được sử dụng trong thử nghiệm

Loài và chủng nấm

Mã WDCM

Aspergillus niger

WDCM 00144

http://refs.wdcm.org/getinfo.htm?sid= WDCM_00144

Penicillium pinophilum

WDCM 00194

http://refs.wdcm.org/getinfo.htm?sid= WDCM_00194

CHÚ THÍCH: Tham chiếu đến tổ chức W DCM và trang mạng http://refs.wdcm.org/search.htm. (Ghi chú: W DCM là tên viết tắt của Trung tâm dữ liệu thế giới về vi sinh vật)

6.2. Hóa chất và cách dùng

6.2.1. Môi trường Khoai tây - Dextroza - Thạch (PDA)

Ống thạch nghiêng hoặc đĩa thạch được sử dụng cho thử nghiệm này phải là môi trường PDA có thành phần sau:

Môi trường PDA

Nước pha khoai tây

200 g

Glucoza

20 g

Thạch

20 g

Nước tinh khiết

1000 mL

Môi trường PDA phải được khử trùng tại nhiệt độ 121 oC ± 1 oC trong khoảng 15 min đến 20 min trong nồi hấp có môi trường bão hòa bằng hơi nước (khử trùng bằng nồi hấp).

CHÚ THÍCH: Môi trường PDA có thể sử dụng môi trường chuẩn bị sẵn có, ví dụ Digco (Becton, Dickinson and company, USA), MERCK (Merck KGaA, Đ ức), vv…..

6.2.2. Nước tinh chế

Nước được sử dụng để chuẩn bị tất cả các dung dịch và môi trường nuôi cấy phải là nước cất hoặc nước khử ion.

CHÚ THÍCH: Sự nảy mầm và phát triển của bào tử nấm có thể bị ức chế bởi chất có trong nước vòi (ví dụ; các ion kim loại).

6.2.3. Nước tiệt trùng

Nước tiệt trùng được chuẩn bị từ nước tinh chế bằng hấp khử trùng.

6.2.4. Dung dịch dành cho huyền phù, thu hồi và pha loãng bào tử

Đối với huyền phù, thu hồi và pha loãng bào tử, phải sử dụng dung dịch dioctyl natri sulfosuccinat 0,005 % (% khối lượng) và natri clorua 0,9 % (% khối lượng) trong nước tinh chế. Các dung dịch phải được tiệt trùng bằng hấp khử trùng.

7. Thiết bị, dụng cụ

7.1. Quy định chung

Các dụng cụ sau được yêu cầu.

7.2. Thiết bị chiếu xạ

Thiết bị thử nghiệm giúp vật liệu xúc tác quang được kiểm tra đối với hoạt tính kháng nấm bằng cách cung cấp chiếu xạ UV để kích hoạt chất xúc tác quang. Thiết bị bao gồm nguồn sáng UV và bình có mẫu thử nghiệm như được mô tả trong TCVN 8555 (ISO 27447). Ví dụ, thiết bị chiếu xạ có hai đèn huỳnh quang ánh sáng đen (ống thẳng, loại 20 W BLB, chiều dài 580 mm) được gắn song song với 200 mm giữa các tâm. Phải trang bị giá để đỡ mẫu và bộ phận đủ để giữ khoảng cách giữa mẫu và nguồn sáng dao động hơn 180 mm tại mức tối thiểu (ca. 1,0 mW/cm2 mức tối đa).

7.3. Đèn màu xanh ánh sáng đen (đèn BLB)

Sử dụng đèn huỳnh quang ánh sáng đen. Đèn huỳnh quang ánh sáng đen phải là đèn có bước sóng lớn nhất 351 nm và phát ra ánh sáng có chiều rộng dải tần 40 nm (đèn huỳnh quang sử dụng BaSi2O5:Pb là phospho và ống thủy tinh hấp thụ ánh sáng nhìn thấy được) như được mô tả trong ISO 4892-3.

7.4. Bức xạ kế ánh sáng tử ngoại

Phải sử dụng bức xạ kế có detector mà độ nhạy pic của nó đạt 351 nm và có giới hạn sai số ± 10 nm. Bức xạ kế phải được hiệu chuẩn đối với nguồn sáng được sử dụng hoặc hiệu chính để đảm bảo độ nhạy trong dải bước sóng được hấp thụ bởi mẫu thử xúc tác quang với phương pháp phù hợp.

7.5. Màng kết dính

Màng kết dính phải trơ, không hấp thụ nước, độ thấm oxy tốt và phải có đặc tính phủ kín tốt với độ trong suốt hơn 85 % trong vùng bước sóng từ 340 nm đến 380 nm. Tấm phải được cắt hình vuông kích thước 40 mm ± 2 mm. Màng phải được tiệt trùng bằng bông lau tẩm dung dịch etanol 80 % (% thể tích) trước khi thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, màng polypropylen được khuyến nghị làm màng kết dính.

7.6. Tấm kính

Tấm kính có độ dày 1,1 mm ± 0,1 mm và hệ số truyền qua lớn hơn 85 % trong vùng bước sóng từ 340 nm đến 380 nm.

7.7. Bình thử nghiệm

Đĩa Petri vô trùng hoặc dụng cụ tương tự.

8. Mẫu thử nghiệm

8.1. Chuẩn bị mẫu thử

Phần phẳng của vật liệu đã được xử lý xúc tác quang và vật liệu không được xử lý xúc tác quang sẽ được cắt thành từng miếng vuông 50 mm ± 2 mm (độ dày < 10="" mm).="" chuẩn="" bị="" 9="" miếng="" mẫu="" không="" được="" xử="" lý="" và="" 6="" miếng="" mẫu="" đã="" được="" xử="" lý="" xúc="" tác="" quang.="" nếu="" không="" thể="" cung="" cấp="" các="" mẫu="" không="" được="" xử="" lý,="" sử="" dụng="" tấm="" kính="" để="" thay="" thế.="" cần="" hết="" sức="" cẩn="" thận="" để="" tránh="" nhiễm="" bẩn="" vi="" khuẩn="" và="" nhiễm="" bẩn="" chéo="" giữa="" các="">

CHÚ THÍCH: Nếu khó hoặc không thể cắt mẫu thử thành hình vuông kích thước (50 ± 2) mm (độ dày đến 10 mm), có thể chấp nhận sử dụng kích cỡ mẫu khác miễn là bề mặt mẫu có thể được bao phủ bởi lớp màng 400 mm2 đến 1600 mm2.

8.2. Sử dụng mẫu thử

Trong thử nghiệm chiếu xạ, phải sử dụng ba mẫu thử đã được xử lý và ba mẫu thử không được xử lý, và trong thử nghiệm kiểm soát (trong bóng tối), cũng phải sử dụng ba mẫu thử đã được xử lý và ba mẫu thử không được xử lý. Ba mẫu thử không được xử lý khác được sử dụng cho thử nghiệm đối với sự sống sót của bào tử nấm theo cách thức cấy mầm.

8.3. Làm sạch mẫu thử

Để làm sạch và tiệt trùng, bề mặt mẫu thử sẽ được lau bằng bông mềm được tẩm dung dịch etanol 80 % và bề mặt mẫu thử được chiếu xạ bằng ánh sáng UV trên 0,8 mW/cm2 trong 24 h.

9. Cách tiến hành

9.1. Nhiệt độ thử nghiệm

Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện tại nhiệt độ 25 oC ± 5 oC.

9.2. Chiếu xạ quang

9.2.1. Đo phơi nhiễm tử ngoại và lắp đặt vị trí bình thử nghiệm (đĩa Petri)

Bức xạ kế ánh sáng tử ngoại được đặt ở đế của vị trí mẫu thử, sau đó màng kết dính và đĩa thủy tinh được đặt trên đỉnh của bộ phận cảm biến. Vị trí đặt bình thử nghiệm được cố định bằng đếm phơi nhiễm tử ngoại. Đèn BLB phải được bật 15 min trước khi thực hiện phép đo.

9.2.2. Phơi nhiễm mẫu thử với tia tử ngoại

Mẫu thử trong bình thử nghiệm được phơi nhiễm 0,8 mW/cm2 tại mức cao nhất trong vài giờ (hơn 3 h đến tối đa 24 h) bằng thiết bị chiếu xạ. Phơi nhiễm tử ngoại phải được định dạng cường độ cao trong dải 0,4 mW/cm2 đến 0,8 mW/cm2 trên bề mặt của mẫu thực và môi trường, do bào tử nấm chịu được hoạt tính xúc tác quang hơn tế bào vi khuẩn [xem TCVN 8555 (ISO 27447)]. Mẫu thử kiểm soát trong bình được giữ trong bóng tối trong cùng lượng thời gian tại cùng nhiệt độ.

9.3. Chuẩn bị huyền phù bào tử nấm

9.3.1. Chủng gốc và nuôi cấy lại

Sau khi ủ tại nhiệt độ 26 oC ± 2 oC (Aspergillus niger: 7 ngày, Penicillium pinophilum: 14 ngày) trên đĩa hoặc ống PDA, chỉ những nuôi cấy hình thành bào tử mới được sử dụng. Chúng phải được bảo quản tại nhiệt độ trong khoảng 5 oC và 10 oC trong thời gian tối đa ba tháng và bổ sung bào tử nuôi cấy được thực hiện trong thời gian này.

Chuẩn bị và lưu trữ nuôi cấy lại đối với huyền phù bào tử được thực hiện theo cùng phương thức như đối với nuôi cấy gốc. Sử dụng chủng nuôi cấy lại trong vòng 10 ngày.

9.3.2. Đếm số bào tử

Đếm số bào tử trước khi ủ được thực hiện bằng dụng cụ đo huyết cầu (loại Neubauer cải tiến) dưới kính hiển vi.

9.3.3. Chuẩn bị huyền phù bào tử

Rót lượng phù hợp dung dịch huyền phù (6.2.4) vào môi trường nuôi cấy lại và gạt nhẹ bào tử đang nổi bọt bằng ống Pasteur, hoặc vòng cấy mầm. Lọc huyền phù bào tử qua gạc hoặc bông tiệt trùng và sau đó phần dịch lọc này được trộn lại bằng pipet hoặc máy lắc. Trong trường hợp Aspergillus niger, phân tán bào tử bằng rung động siêu âm (30 kHz - 50 kHz, 5 min).

Đếm số bào tử (9.3.2) và pha loãng đến nồng độ 5,0 x 105 bào tử/mL. Bảo quản huyền phù tại nhiệt độ trong khoảng 5 oC và 10 oC trong thời gian tối đa 24 h.

9.4. Đánh giá số bào tử còn sống

Số lượng khuẩn lạc sống sót được xác định bằng cách sử dụng phương pháp đĩa rót dùng dung dịch loãng gấp 10 lần của huyền phù gốc. Một mL của huyền phù gốc thu hồi được rót vào ống chứa 9,0 mL ± 1 mL dung dịch pha loãng (6.2.4) sau đó huyền phù được pha trộn. Quy trình này được lặp lại ba lần cho từng dung dịch loãng gấp 10 lần. Một mililit của huyền phù gốc và từng lần dung dịch loãng được lần lượt rót vào hai đĩa Petri. Môi trường PDA (15 mL - 20 mL) tại nhiệt độ 45 oC đến 48 oC được rót vào từng đĩa Petri, sau đó những đĩa Petri này được lắc nhẹ để trộn các thành phần ở trong đĩa. Môi trường thạch phải được đông đặc trong ít nhất 15 min tại nhiệt độ phòng. Sau đó các đĩa được ủ tại nhiệt độ 26 oC ± 2 oC trong 7 ngày trong lò ủ.

Sau khi ủ, đĩa Petri có chứa 10 khuẩn lạc - 99 khuẩn lạc được lựa chọn và sau đó đếm số lượng khuẩn lạc. Cần ghi lại hệ số pha loãng của mẫu đã được đếm.

9.5. Thử nghiệm chiếu xạ UV

9.5.1. Cấy huyền phù bào tử

Tại tâm của mẫu thử, 0,1 mL (5,0 x 104 bào tử) của huyền phù bào tử sẽ được cấy mầm và sau đó sẽ được bao phủ bằng màng kết dính (40 mm x 40 mm). Bằng cách phủ màng này, huyền phù được dàn trải giữa mẫu thử và màng. Cần chú ý cẩn thận rằng nuôi cấy không được ở bên ngoài màng kết dính.

Loại cấy mầm này có thể áp dụng chỉ cho mẫu có bề mặt phẳng do bào tử huyền phù trên bề mặt rỗng hoặc thô ráp sẽ không phân tán đồng nhất.

9.5.2. Sắp xếp mẫu thử trong bình

Theo Hình 1, giấy lọc ẩm được đặt trên đáy bình (đĩa Petri), nước tiệt trùng thích hợp (5 mL đến 7 mL) được thấm ướt giấy lọc, sau đó đũa hoặc ống thủy tinh được đặt lên trên. Hơn nữa, mẫu thử đã được ủ và lớp màng được đặt trên đũa hoặc ống thủy tinh và bình được đậy lại bằng tấm kính. Tất cả thiết bị thủy tinh sử dụng cho bình ngoại trừ mẫu thử có lớp màng, phải được tiệt trùng bằng hấp khử trùng.

CHÚ THÍCH: Để thuận tiện, nên sử dụng đũa hoặc ống thủy tinh hình U hoặc V.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

1

màng kết dính

 

2

mẫu thử nghiệm

3

huyền phù bào tử

4

tấm kính

5

đĩa Petri (bình)

6

giấy lọc ẩm

7

que/ống thủy tinh

 

Hình 1 - Sơ đồ bình và mẫu thử nghiệm

9.5.3. Thu hồi bào tử nấm từ mẫu thử

9.5.3.1. Từ mẫu thử nghiệm theo sự ủ bào tử

Ba mẫu thử không được xử lý có màng kết dính được đặt trong túi dạ dày được kẹp cẩn thận bằng kẹp tiệt trùng. 10 mL dung dịch thu hồi (6.2.4) được đổ vào trong túi, sau đó bào tử được hồi sinh từ bề mặt bằng thoa bóp túi bằng tay ít nhất 10 lần. Huyền phù này được sử dụng để đánh giá nồng độ của bào tử sống sót (xem 9.4).

CHÚ THÍCH: Trước khi thử nghiệm, cần chứng minh rằng tất cả các bào tử đã được ủ được chiết và phục hồi (hơn 90 %) từ cùng mẫu thử và màng kết dính.

9.5.3.2. Từ mẫu thử nghiệm theo thử nghiệm chiếu xạ

Sau khi chiếu xạ (9.2.2), bào tử sống sót trên mẫu thử nghiệm được hồi sinh bằng quy trình tương tự như được đề cập ở trên (9.5.3.1).

10. Tính kết quả

Kết quả thử nghiệm được tính như dưới đây. Giá trị được tính thường được làm tròn đến hai số thập phân theo IEC 60068-2-10.

10.1. Nồng độ bào tử sống sót của dung dịch phục hồi

Từ số lượng khuẩn lạc (9.4), tính nồng độ của bào tử sống sót theo công thức (1) dưới đây.

S = K x D                                                                                              (1)

trong đó

S          là nồng độ của bào tử (bào tử/mL)

K          là trung bình số lượng khuẩn lạc (cfu)

D          là hệ số pha loãng (được nhân lên)

10.2. Số bào tử sóng sót

Từ nồng độ của bào tử (10.1), tính số bào tử sống sót theo công thức (2) dưới đây.

F = S x V                                                                      (2)

trong đó

F          là số bào tử sống sót (bào tử)

S          là nồng độ của bào tử (bào tử/mL)

V          là thể tích của dung dịch thu hồi

10.3. Tính hiệu lực của thử nghiệm

Thử nghiệm có thể được coi là hiệu quả khi tất cả các yêu cầu sau được thực hiện

a) Trong 9.3.2 và 9.3.3, bào tử nấm được phân tán thích hợp và đồng nhất.

b) Trung bình của số lượng khuẩn lạc trên mẫu thử không được xử lý theo phương pháp cấy mầm vượt quá 1,0 x 104 và nhỏ hơn 1,0 x 105.

c) Số bào tử sống sót trên tất cả các mẫu thử nghiệm không được xử lý sau khi chiếu xạ UV vượt quá 5,0 x 103.

10.4. Giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L

Sau khi tính hiệu lực của thử nghiệm (10.3) được xác nhận, giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L, RL được tính theo công thức (3)

CHÚ THÍCH: Hữu ích khi tính giá trị đến hai con số thập phân và ghi lại giá trị này đến một con số thập phân.

RL = [log(BL/A)- log(CL/A)] = log(BL/C)                                        (3)

trong đó

RL

là giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L;

L

là sự phơi nhiễm tia tử ngoại (mW/cm2);

A

là trung bình của số lượng khuẩn lạc của mẫu thử không xử lý theo phương pháp cấy mầm;

BL

là trung bình của số bào tử sống sót của mẫu thử không xử lý tại mức phơi nhiễm L sau một vài tiếng;

CL

là trung bình của số bào tử sống sót của mẫu thử đã được xử lý xúc tác quang L sau một vài tiếng.

10.5. Giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV bằng cách loại bỏ tác động trong bóng tối

Giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV bằng cách loại bỏ tác động trong bóng tối được tính như sau.

ΔR = RL - log(BD/CD)                                                                  (4)

trong đó

ΔR

là giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV bằng cách loại bỏ tác động trong bóng tối;

BD

là trung bình của số bào tử sống sót của mẫu thử không được xử lý trong bóng tối sau một vài tiếng;

CD

là trung bình của số bào tử sống sót của mẫu thử được xử lý xúc tác quang trong bóng tối sau một vài tiếng.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Mô tả mẫu thử nghiệm đã được xử lý xúc tác quang (vật liệu, kích cỡ);

b) Mô tả mẫu thử nghiệm không được xử lý (vật liệu, kích cỡ);

c) Nguồn sáng tử ngoại được sử dụng (nhà sản xuất, loại);

d) Điều kiện chiếu xạ sơ bộ (cường độ, thời gian phơi nhiễm);

e) Bức xạ kế ánh sáng tử ngoại được sử dụng (nhà sản xuất, loại);

f) Loại lớp màng dính được sử dụng (nhà sản xuất, loại);

g) Loại tấm kính được sử dụng (nhà sản xuất, loại);

h) Điều kiện chiếu xạ (cường độ L, thời gian phơi nhiễm);

i) Dung tích cấy mầm của huyền phù bào tử (mL);

j) Nấm được sử dụng (loại nấm, dạng số);

k) Kết quả đạt được:

1) Trung bình số cụm khuẩn của mẫu thử không xử lý theo phương pháp cấy mầm (A),

2) Trung bình số bào tử sống sót của mẫu thử không được xử lý tại phơi nhiễm L sau một vài tiếng (BL),

3) Trung bình số bào tử sống sót của mẫu thử được xử lý xúc tác quang tại phơi nhiễm L sau một vài tiếng (CL),

4) Giá trị hoạt tính kháng nấm trong điều kiện chiếu xạ L (RL),

5) Giá trị hoạt tính kháng nấm có chiếu xạ UV bằng cách loại bỏ tác động trong bóng tối (ΔR).

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] FUJISHIMA A., HASHIMOTO K., WATANABE T. TiO2 Photocatalysis. Fundamentals and applications. BKC Inc, Tokyo, 1999 (FUJISHIMA A., HASHIMOTO K., WATANABE T. Xúc tác quang TiO2. Nguyên tắc cơ bản và ứng dụng. BKC Inc, Tokyo, 1999).

[2] ISO 846:1997, Plastics - Evaluation of the action of microorganisms (Chất dẻo - Đánh giá tác động của vi sinh vật).

[3] ISO 9022-11:1994 Optics and optical instruments - Environmental test methods - Part 11: Mould growth (Quang học và thiết bị quang học - Phương pháp thử nghiệm môi trường - Phấn 11: Phát triển nấm mốc).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi