Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10774-2:2015 ISO 8191-2:1988 Đồ nội thất-Đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc-Phần 2: Nguồn cháy: Dụng cụ đánh lửa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10774-2:2015

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10774-2:2015 ISO 8191-2:1988 Đồ nội thất-Đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc-Phần 2: Nguồn cháy: Dụng cụ đánh lửa
Số hiệu:TCVN 10774-2:2015Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2015Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10774-2:2015

ISO 8191-2:1988

ĐỒ NỘI THẤT - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHÁY CỦA ĐỒ NỘI THẤT ĐƯỢC BỌC - PHẦN 2: NGUỒN CHÁY: DỤNG CỤ ĐÁNH LỬA

Furniture - Assessment of the ignitability of upholstered furniture - Part 2: Ignition source: match-flame equivalent

Li nói đu

TCVN 10774-2:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8191-2:1988. ISO 8191-2:1988 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đi.

TCVN 10774-2:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chun quốc gia TCVN/TC 136 Đ nội tht biên soạn, Tng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10774 (ISO 8191) Đồ nội thất - Đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc gồm các tiêu chun sau:

- TCVN 10774-1:2015 (ISO 8191-1:1987), Phần 1: Nguồn cháy: Điếu thuốc lá cháy âm ;

- TCVN 10774-2:2015 (ISO 8191-2:1988), Phn 2: Nguồn cháy: Dụng cụ đánh la.

Lời giới thiệu

Tiêu chun này là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá khả năng cháy của đồ nội thất được bọc khi sử dụng các nguồn cháy khác nhau.

Nguồn cháy được sử dụng trong tiêu chuẩn này là ngọn lửa khi giống với ngọn lửa diêm.

 

Đ NỘI THT - ĐÁNH GIÁ KH NĂNG CHÁY CỦA Đ NỘI THT ĐƯỢC BỌC - PHN 2: NGUN CHÁY: DỤNG CỤ ĐÁNH LỬA

Furniture - Assessment of the ignitability of upholstered furniture - Part 2: Ignition source: match-flame equivalent

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá khả năng cháy của các t hợp vật liệu, ví dụ như các lớp bọc và vật liệu nhồi được sử dụng trong ghế ngồi được bọc khi đưa một ngọn la nh vào làm nguồn cháy.

Các phép th chỉ đo khả năng cháy của các tổ hợp vật liệu được sử dụng trong ghế ngồi được bọc và không đo khả năng cháy của sn phm đồ nội thất đã hoàn thiện cụ thể bao gồm các vật liệu này. Tiêu chun này đưa ra chỉ dẫn, nhưng không phải là bảo đảm, cho tính chất cháy của sản phm đồ nội thất hoàn chỉnh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Cháy âm tăng dn (progressive smouldering)

Quá trình ôxy hóa ta nhiệt, không kèm theo ngọn lửa, mà tự lan truyền, tức là không phụ thuộc vào nguồn cháy. Quá trình này có hoặc không có trạng thái nóng sáng.

3.2. Bc cháy (flaming)

Sau khi đốt cháy pha khí có phát ra ánh sáng.

4. Tiêu chuẩn cháy

4.1. Sự cháy âm ỉ tăng dần

Trong tiêu chun này, tt cả các loại trạng thái dưới đây được coi là sự cháy âm ỉ tăng dần:

a) Bất kỳ tổ hợp th nghiệm nào cho thấy trạng thái cháy tăng dần đến mức không an toàn để tiếp tục phép thử và cần dập tắt nhanh;

b) Bất kỳ tổ hợp th nghiệm nào mà cháy âm ỉ cho đến khi cháy hết trong khoảng thi gian thử;

c) Bất kỳ tổ hợp th nghiệm nào mà cháy âm cho đến đầu cuối của mẫu thử, có nghĩa là đến mép phía trên hoặc mép phía dưới, phía bên hoặc đến toàn bộ chiều dày của mẫu thử, trong khoảng thời gian th;

d) Bất kỳ tổ hợp thử nghiệm nào mà, khi kiểm tra lần cuối, có dấu hiệu của sự đốt thành than mà không phải là sự phai mầu, trong phạm vi lớn hơn 100 mm theo hướng bất kỳ, trừ hướng lên trên, tính từ chỗ gần với vị trí ban đầu của nguồn cháy nhất.

CHÚ THÍCH  Thực tế cho thy là thường có sự phân biệt rõ ràng gia các vật liệu có th cháy thành than dưới nh hưởng của nguồn cháy nhưng không lan truyn tiếp (cháy không tăng dn) và các vật liệu cháy âm phát trin v mức độ v lan rộng (cháy tăng dần).

4.2. Sự bốc cháy

Trong tiêu chuẩn này, tất cả các loại trạng thái sau được coi là sự bốc cháy:

a) Bất k tổ hợp th nghiệm nào cho thy trạng thái cháy tăng dần đến mức không an toàn đ tiếp tục phép thử và cần dập tắt nhanh;

b) Bất kỳ tổ hợp th nghiệm nào mà cháy đến khi cháy hết trong khoảng thời gian thử;

c) Bất kỳ tổ hợp thử nghiệm nào trên đó ngọn lửa phía trước chạm vào mép phía dưới, bên cạnh hoặc cháy qua toàn bộ chiều dày của mẫu thử, trong khoảng thời gian th.

Bỏ qua sự bốc cháy mà b tắt trong khoảng 120 s sau khi loại bỏ ống đốt

5. Nguyên tắc

Đưa tổ hợp các vật liệu bọc vào nguồn cháy là dụng cụ đánh la. Tổ hợp này được sắp xếp đ mô phng dưới dạng cách điệu phn liên kết giữa chỗ ngồi và lưng ta (hoặc chỗ ngồi và tay vn) như có th có trên một chiếc ghế điển hình. Xác định khả năng cháy của tổ hợp bằng cách cho tiếp xúc vi vật liệu cháy là dụng cụ đánh lửa. Phương pháp th đo khả năng cháy của các vật liệu kết hợp, tức là (các) lớp bọc, lót trong, vật liệu nhồi, v.v... như được bố trí trên thiết b thử. Các kết quả không được ghi là có th áp dụng cho trạng thái chung của bất kỳ bộ phận riêng lẻ nào (xem thêm Phụ lục A).

6. Sức khỏe và an toàn cho người thực hiện phép thử

6.1. Qui đnh chung

Phép thử được quy định trong tiêu chun này s xuất hiện mối nguy him đáng k; phải đưa ra những cảnh báo phù hợp.

6.2. Khoang kín

Để an toàn, các phép th phải được thực hiện trong t hút không cháy. Nếu không thực hiện được trong t hút thì có th thực hiện trong một khoang kín được cấu tạo sao cho người thực hiện được bảo vệ khỏi ngọn lửa.

6.3. Dụng cụ dập la

Phi có dụng cụ chữa cháy phù hợp, lưu ý là một số hợp cht có th tạo ra ngọn la mạnh trong khi thử. Nên sử dụng bình phun nước bằng tay và/hoặc bình phun nước cố định để phun trực tiếp lên diện tích cháy. Các dụng cụ khác dùng đ hỗ trợ như bình chữa cháy (nước và hydrocacbon đã halogen hóa), chăn dập la và xô nước.

Trong một số trường hợp, sự cháy âm có thể rt khó để dập tắt hoàn hoàn và cần phải nhúng chìm toàn bộ trong nước.

7. Thiết bị, dụng cụ

7.1. Thiết bị thử

Thiết bị th phù hợp được minh họa Hình 1 và Hình 2, gồm hai khung hình chữ nhật được lắp bản lề với nhau và có khả năng khóa vuông góc với nhau.

Các khung phải được làm bằng thanh thép dẹt có kích thước danh nghĩa là 25 mm x 3 mm và phải giữ chắc chắn các tấm lưới thép, dưới mép trong của khung (6 ± 1) mm (kích cỡ lưới phải sao cho diện tích l lưới khoảng từ 15 mm2 đến 150 mm2).

Chiều rộng và chiều cao phía bên trong của khung phía sau phải là (450 ± 2) mm x (300 ± 2) mm, chiều rộng và chiều sâu của khung đế là (450 ± 2) mm x (150 ± 2) mm. Có thể sử dụng kẹp lưi chuẩn xung quanh tấm lưới thép đ tạo được lớp bảo vệ và độ cứng lớn hơn.

Cạnh dài của khung được kéo dài để tạo các lỗ định vị và un thành các chân sau. Trục chốt bằng thép có đường kính danh nghĩa 10 mm, kéo dài dọc theo phía sau của thiết bị th và khoảng cách từ tâm trục đến mặt khung là (22,5 ± 0,5) mm.

Các khung có thể khóa vuông góc bằng một bu lông hoặc đinh ghim xuyên qua từng cặp cấu kiện tạo thành các chân khung sau. Các chân trước có th được hàn ngang qua các góc phía trước của khung đế. Chiều cao của các chân phải tạo được khoảng trống cao ít nhất 50 mm tính từ bề mặt đỡ đến đế khung.

Đối với các phép thử, thiết bị phải được đặt trong khoang kín (xem 6.2) và phép th phải được thực hiện trong một môi trường không có gió lùa, cho phép cung cấp không khí vừa đ và loại bỏ khói khi khu vực đặt thiết b.

7.2. Khoang kín để thử

Khoang kín để thử phải bao gồm một phòng có thể tích lớn hơn 20 m3 (chứa lượng ôxy đủ để thử) hoặc một khoang kín nhỏ hơn có sự lưu thông không khí. Các hệ thống thi và hút có tốc độ dòng khí từ 0,02 m/s đến 0,2 m/s tại khu vực đặt thiết bị, cung cp lượng ôxy vừa đủ mà không làm ảnh hưởng đến trạng thái cháy.

7.3. Đồng hồ

Đồng hồ phải có khả năng đo ít nhất 1 h với độ chính xác 1 s.

7.4. Nguồn cháy: nguồn cháy 1 là ngọn lửa-khí, dụng cụ đánh lửa

CHÚ THÍCH  Nguồn cháy này phải được thiết kế để tạo được công sut tỏa nhiệt xp x công suất của ngòi cháy. Nguồn cháy có ngọn la lớn hơn được quy định trong các phần tiếp theo của bộ TCVN 10774 (ISO 8191).

ng đốt gồm một đoạn ống thép không gỉ [đường kính ngoài (8 ± 0,1) mm, đường kính trong (6,5 ± 0,1) mm và chiều dài (200 ± 5) mm] được nối bằng ống dẫn mềm dẻo với một ống trụ có chứa propan hoặc butan qua một lưu lượng kế, van điều chỉnh, van bật-tắt (tùy chọn) và bộ điều chnh ống trụ có áp suất đầu ra danh nghĩa 2,8 kPa1).

CHÚ THÍCH  Nếu không có ống đốt có các kích thước này thì có th sử dụng ống đốt bằng thép không g có các kích thước gn tương t miễn là tạo được đu ngọn la của ống đốt có chiu dài 50 mm.

Lưu lượng kế phải được hiệu chuẩn để cung cấp dòng khí propan hoặc butan ở 25 °C có tốc độ là (45 ± 2) ml/min. ng dẫn mềm dẻo nối với đầu ra của lưu lượng kế tới ng đt phải có chiều dài từ 2,5 m đến 3 m với đường kính trong (7 ± 1) mm.

7.5. Kiểm soát dòng khí

Điều cần thiết là tốc độ cấp khí cho ống đốt tuân theo tốc độ dòng được quy định. Một số khó khăn được ghi lại với việc cung cp và đo lượng khí, đặc biệt cần thiết là ống trụ khi phải được lưu giữ trong môi trường lạnh hơn các điều kiện th được quy định và/hoặc cách xa thiết bị th.

Trong trường hp này và các trường hợp khác nếu xuất hiện các khó khăn, điều quan trọng là phải có chiều dài ống dẫn đủ phía trong môi trường được kiểm soát (10 °C đến 30 °C) đ đảm bảo là khí cân bằng với nhiệt độ yêu cầu trưc phép đo dòng chảy. Một cách đ hỗ tr là cho dòng khí (trước phép đo dòng chy) đi qua một ống kim loại được ngâm ngập trong nước, duy trì 20 °C (là một trong những nhiệt độ quy định đi với dòng khí đã định) sao cho có th tránh được sự hiệu chỉnh dòng đối với biến thiên nhiệt độ.

Cần cẩn thận để thực hiện phép đo và đặt tốc độ dòng khí. Đọc lưu lượng kế trực tiếp, thậm chí việc đọc này đạt được với sự hiệu chun khí trực tiếp, cần kim tra khi bt đầu lắp đặt và cũng tại các khoảng ngh thông thường trong khi th bằng phương pháp có thể đo chính xác dòng khí thuần túy tại ống đốt. Một cách thực hiện là ni ống đốt với một đoạn ngắn ống dẫn (đường kính trong khoảng 7 mm) vi lưu lượng kế bt xà phòng, sao cho đường dẫn quay lên trên của mặt khum màng xà phòng trong ống thủy tinh của th tích được hiệu chun (ví dụ, buret) trong khoảng thời gian qui đnh đ đo dòng khí.

8. Môi trường để ổn định mẫu và thử

[xem thêm TCVN 1748 (ISO 139)]

8.1. Ổn định mẫu

Các vật liệu được thử phải được ổn định trong 16 h ngay trước khi th ở một trong các môi trường sau:

a) Nhiệt độ: (20 ± 2) °C

Độ ẩm tương đối: (65 ± 2) %

b) Nhiệt độ: (23 ± 2) °C

(được ưu tiên sử dụng hơn)

Độ ẩm tương đối: (50 ± 5) %

c) Nhiệt độ: (27 ± 2) °C

Độ ẩm tương đối: (65 ± 5) %

d) Các môi trường ổn định khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan

8.2. Thử nghiệm

Phép thử phải được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ từ 10 °C đến 30 °C và độ m tương đối từ 15 % đến 80%.

9. Tổ hợp thử

9.1. Qui đnh chung

Các vật liệu trong tổ hợp thử phải là các mẫu đại diện cho lớp bọc, lớp nhồi và các bộ phận khác như lớp lót trong được sử dụng trong t hợp trên thực tế.

CHÚ THÍCH  T hp thử có th được làm bằng các vật liệu ging nhau trên các phần nằm ngang và thng đứng.

9.2. Vật liệu bọc và lót trong

9.2.1. Vật liệu bọc thiết bị

Kích cỡ lớp bọc cần thiết cho từng phép th phải là  mm x  mm

Kích thước theo chiều dài phải được cắt song song với hướng máy. Lớp bọc có th được cấu tạo từ các miếng vật liệu nhỏ hơn, miễn là vị trí của các đường may không nm trong khoảng 100 mm của diện tích có thể bị ảnh hưởng bi phép thử.

Lớp bọc phải cắt bỏ bớt 325 mm từ một đầu c hai phía. Phần cắt phải v trí sao cho khi lắp trên thiết bị th, mặt mịn quay xuống tổ hợp phía sau và đặt từ bản lề đến phía trước của khung đế. Kích thước của phần cắt này phải khoảng 50 mm chiều rộng đáy dưới x 100 mm chiều cao x 25 mm chiều rộng đáy trên.

Nếu sử dụng lót trong bằng vải, phải cắt theo các kích thước và hướng tương tự như lớp bọc, để vừa với thiết bị th phía dưới lớp bọc.

9.3. Phần nhồi vào lớp bọc

Cần hai tổ hợp th cho từng phép thử, với các kích thước như sau:

a) Một miếng (450 ± 5) mm x (300 ± 5) mm x (75 ± 2) mm chiu dày;

b) Một miếng (450 ± 5) mm x (150 ± 5) mm x (75 ± 2) mm chiều dày.

Một số t hợp đệm có thể bao gồm nhiều lớp như là nỉ, bông chèn hoặc các loại xốp khác. Nếu tng chiều dày vượt quá 75 mm, làm lại 75 mm trên cùng của t hợp đệm, ngoại trừ là (các) lớp trên cùng không được liên tục phía trên và xung quanh các mép của tổ hợp.

Nếu phần nhồi có độ dày nh hơn 75 mm, thì t hợp thử s được đắp thêm đến độ dày yêu cầu bằng cách cho thêm một lớp vật liệu đáy vào phía dưới.

Một s vật liệu nhồi rời (ví dụ là mnh vụn xốp, lông) có th được đánh giá bằng phương pháp thử này. Trong trường hợp này, lớp nhồi rời phải đ phía dưới vật liệu bọc để tạo ra độ dày của tổ hợp 75 mm với mật độ nhồi thực tế. Nếu cần thiết, một vật liệu dạng lưới mịn hơn hoặc vải thoáng khí có th được đặt phía trên phần kim loại giãn n của thiết bị thử đ giữ phần nhồi.

Nếu được sử dụng, phần nhồi rời bên trong được bao kín trong vải lót (hoặc vải bọc), có th chấp nhận tạo ra hai túi lót trong được nhồi phù hợp với các kích thước tng th được cho trên để sử dụng như phần nhồi phía dưới (các) lớp bọc.

Phương pháp này không phù hợp và không áp dụng cho các phần có vật liệu nhồi rời bên trong rơi ra khỏi t hợp trong khi th và làm dập tắt, dịch chuyển hoặc ảnh hưởng bất lợi đến sự cháy của nguồn cháy.

10. Cách tiến hành

10.1. Chuẩn bị

10.1.1. M thiết bị thử và khâu vải bọc và lót trong bằng vải, nếu có, phía sau thanh bản lề.

10.1.2. Đặt mẫu thử nhi phía dưới vi bọc, đưa chúng vào chỗ lõm của khung.

10.1.3. Để thừa 20 mm chồng nhau phía trong khung, dùng kẹp giữ chặt vải ở phía trên cùng, phía dưới cùng và các phía bên.

CHÚ THÍCH  Thao tác này tạo cho lớp bọc chịu tác dụng kéo căng và có th dễ dàng thực hiện nếu các khung được gp vào nhau làm nén một phần lớp bọc.

10.1.4. Bảo đảm là vải được giữ chắc chắn và dưới lực căng đều. Sau đó khóa các khung vuông góc với nhau bằng các bulông hoặc đinh ghim.

10.2. Cách tác dụng nguồn cháy

10.2.1. Đốt khí từ ống đốt, điều chỉnh dòng khí đến tốc độ quy định (xem 7.4) và đ ngọn lửa n định trong ít nhất 2 min.

10.2.2. Đặt trục ống đt dọc theo chỗ nối giữa chỗ ngồi và lưng tựa sao cho ngọn lửa cách cạnh bên, mép gần nhất hoặc cách chỗ đánh dấu bất kỳ còn lại từ phép thử trưc không nhỏ hơn 50 mm, và đồng thời bắt đầu tính giờ.

10.2.3. Để khí cháy trong thời gian (20 ± 1) s, sau đó kết thúc quá trình cháy bằng cách cn thận lấy ống đốt ra khỏi mẫu thử.

10.2.4. Quan sát quá trình cháy, và ghi lại các dấu hiệu của cháy âm tăng dần hoặc bốc cháy ở phía trong và/hoặc lớp bọc. Bỏ qua ngọn lửa, sự phát sáng sau, khói hoặc cháy âm mà b tắt trong khoảng thời gian 120 s từ khi lấy ống đốt ra.

10.2.5. Nếu quan sát được cháy âm ỉ tăng dần (xem 3.1) hoặc bốc cháy (xem 3.2) trên 10.1. Chuẩn bịbộ phận bọc sau 120 s từ khi lấy ống đốt ra, lên đến 1 h sau khi tác dụng nguồn cháy, thì cần dập tt t hợp th và ghi lại hiện tượng này. Trong các trường hợp này, ngng thử và hoàn thiện báo cáo th nghiệm (xem Điều 11).

Nếu không quan sát được cháy âm ỉ tăng dn hoặc bốc cháy trong thời gian 1 h, lặp lại phép thử tại v trí mới cách chỗ hư hại do phép th trước ít nhất là 50 mm. Nếu không quan sát được cháy âm tăng dần hoặc bốc cháy trong phép th lặp lại, ghi lại hiện tượng này và thực hiện kim tra lần cuối (xem 10.3).

CHÚ THÍCH  Nên thực hiện phép thử lặp lại đồng thời vi phép thử đầu tiên.

10.3. Kiểm tra lần cuối

10.3.1. Đo mức độ hư hại tính bằng milimét (chiều dài, chiều rộng và chiều sâu tối đa) của t hợp được thử.

10.3.2. Trong các trường hợp được báo cáo là không phát hiện cháy âm tăng dần từ bên ngoài. Ngay sau khi hoàn thành chương trình thử trên t hợp thử, tháo và kim tra phía bên trong t hợp thử xem có cháy âm tăng dần không. Nếu phát hiện thấy cháy âm tăng dần, dập tắt t hợp th, và ghi lại kết quả bị lỗi đối với các nguồn thử liên quan. Để an toàn, cần đảm bảo chắc chắn là tất cả các trường hợp cháy âm được dập tắt trước khi rời khỏi thiết b thử.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm, ví dụ là mẫu được thể hiện trong Phụ lục B, phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Có xuất hiện cháy trong từng phép thử hay không. Nếu chỉ thực hiện hai phép thử, một phép thử cháy và một phép thử không cháy, kết quả tng th được coi là cháy;

c) Đối với từng phép thử, mức độ hư hại tính bng milimét (theo chiều dài, chiều rộng và chiều sâu) đối với t hợp nằm ngang và thẳng đứng;

d) Đối với từng phép thử, liệu t hợp thử có bị dập tắt hay không, hoặc liệu tổ hợp thử cho thấy còn cháy âm ỉ khi tháo rời hay không.

Báo cáo th nghiệm phải gồm chi tiết các đặc điểm của tổ hợp thử hoặc cách tiến hành mà có ảnh ng đến kết quả. Các đặc điểm đó là:

e) n định tổ hợp thử, bao gồm môi trường (xem 8.1);

f) Các đặc điểm đặc biệt của sự cháy, ví dụ: sự nấu chảy, sự chảy nhỏ giọt, sự đốt thành than, sự phát trin thành ngọn la từ chỗ cháy âm ;

g) Thời gian của các hiện tượng chính, ví dụ: sự cháy t hợp thử, sự tách lớp bọc, sự dập tắt.

Hình 1 - Tổ hợp thiết bị thử

CHÚ DẪN

1  Trừ khi các dung sai được chỉ rõ, các kích thước là danh nghĩa

2  Tt cả các bộ phận bằng thép

Hình 2 - Chi tiết tổ hp th

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hướng dẫn cho nhà thiết kế và nhà quản lý

A.1. Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp kiểm tra s cháy, trong các trường hợp được đnh rõ, của một t hợp của các vật liệu bọc. Các vật liệu này được kết hợp với nhau theo cách dự kiến đ đại diện chung cho các ghế ngồi được bọc và nguồn cháy lựa chọn sao cho có liên quan nhất đến các nguồn cháy hàng ngày.

Vì vậy có thể đánh giá được sự cháy tiềm ẩn của lớp bọc, lớp nhồi và lớp lót trong cụ th khi kết hợp.

Tuy nhiên, có hai giới hạn quan trọng như sau:

a) Các phép th ch liên quan đến tình trạng cháy, còn việc kiểm soát nguy cơ cháy phải xem xét thêm các khía cạnh khác của đặc tính cháy như tốc độ lan truyền ngọn la, lượng nhiệt, tốc độ và lượng khói tạo ra và sư thải ra hơi khí độc. Điều kiện lý tưng là, bất kỳ nỗ lc nào đ giảm s cháy phải không ảnh hưởng bt lợi đến các tính chất khác.

b) Có các giới hạn được quy định cụ thể trong Điều 1 bi vì các đặc điểm thiết kế của đồ nội thất có th ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất cháy; bởi vậy, bất kỳ phép thử cháy nào của sn phm đồ nội thất cn được thực hiện trên sản phm thật ch không phải trên các vật liệu thành phần hoặc mô hình. Tuy nhiên, thông tin hạn chế về tình trạng cháy liên quan cụ th hơn đến thiết kế dự kiến có thể xem chỉ dẫn trong Điều A.2 và A.3.

A.2. Tiêu chuẩn này quy định các phép th phòng thí nghiệm cho t hợp vật liệu mà t hợp vật liệu này sẽ đưa ra hướng dẫn chung về tình trạng cháy của đồ nội thất hoàn chỉnh, khi có yêu cầu nhiều thông tin cụ th hơn, ví dụ là ghế có th lật lên được hoặc trong các diện tích sử dụng quan trọng, các nguyên tắc có th được áp dụng cho các sản phm hoàn chnh hoặc các t hợp nh của đồ nội tht hoặc cho các tổ hợp th được mô phỏng phù hợp, một vài ví dụ được cho dưi đây. Trong trường hợp này, nguồn cháy được mô tả trong 7.4 có th áp dụng tại các vị trí, như một qui tắc chung, tương ứng vi các khu vực có xảy ra nguy cơ cháy trong khi sử dụng.

Ví dụ 1

Nếu ghế có một khe h giữa chỗ ngồi và các đệm phía sau, đặt các nguồn cháy vào góc của thiết bị th là không phù hợp. Thay vào đó, sư cháy bề mặt, nơi nguồn cháy được đặt trên bề mặt nm ngang và thẳng đứng, là có ý nghĩa hơn.

Ví dụ 2

Thiết bị thử có thể được sử dụng để mô hình hóa chỗ nối giữa bề mặt thng đứng và nằm ngang sao cho cả cấu tạo tay vn và lưng ghế, nếu khác nhau, có th được th độc lập cùng với ch ngồi.

Ví dụ 3

Việc sử dụng các vật liệu khác nhau trên lưng ghế và chỗ ngồi của ghế có thể được mô phng trong phép th, hai vi bọc khác nhau được nối bằng cách khâu hoặc dập ghim phía sau thanh bản lề.

A.3. Khả năng chống cháy của vật liệu bọc có thể nhận biết bằng cách thử vật liệu này cùng với chất nền có tính bắt cháy đã biết. Tương tự như vậy, vai trò của lớp nhi có th được thiết lập bằng cách sử dụng lớp nhồi cùng với các lớp bọc có các tính cht khác nhau. Có thông tin về các vật liệu thành phần không có nghĩa là không cần th nghiệm tổ hợp thực tế, nhưng có thể giúp cho việc giảm bt các t hợp vật liệu và vì vậy giảm số lượng phép thử yêu cầu.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Mẫu báo cáo thử nghiệm

Cơ quan thực hiện: ……………………..

……………………………………………...

Số thử nghiệm:…………………………….

Mẫu:………………………………………...

Ngày:………………………………………..

Công ty:……………………………………..

Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 10774-2 (ISO 8191-2) - Đánh giá khả năng cháy

(Yêu cầu riêng)

Vật liệu được thử

(các) phương pháp cháy được sử dụng:……..

…………………………………………………….

Nguồn gây cháy: Dụng cụ đánh lửa

Báo cáo thử nghiệm mẫu thử

Thời gian cháy

I* hoặc NI**

Kích thước của phạm vi hư hại

mm

Nhận xét

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều sâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*

I = xảy ra cháy

**

NI = không xảy ra cháy

Kết quả th nghiệm:………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………………………………

Chữ

Bt k trường hợp bất thường nào phải được ghi trang sau

Các kết quả thử nghiệm trên chỉ liên quan đến khả năng cháy tổ hợp vật liệu dưới các điều kiện cụ thể của phép th; các kết quả này không được coi là biện pháp đánh giá toàn bộ nguy cơ cháy tiềm n của các vật liệu sử dụng.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Làm sạch thiết bị thử

Điều quan trọng là thiết b thử phải được giữ sạch để đảm bảo là các t hợp thử không bị nhiễm bn bi các chất bn còn lại từ các phép th trước. Điu đặc biệt quan trọng là thanh bn lề phải được giữ sạch. Điu này có thể dễ dàng có được bằng cách sử dụng thanh bản lề có th tháo ra đ giảm thiu sự nhiễm bẩn cũng như giúp cho sự làm sạch. Thanh bản lề được giữ tại chỗ bằng các bulông có chốt hãm được cho là phù hợp.

Việc làm sạch thiết b th có th được thực hiện bằng dung môi hoặc bằng cách đốt cháy để các cặn bn rơi ra khi thiết bị. Phải cn thận để bảo đảm là thiết b thử không bị làm biến dạng khi loi b các cặn bằng cách đốt cháy. Khi sử dụng dung môi, phải cn thận đ tránh các mẫu thử bị nhiễm dung môi. Phải thực hiện theo các quy trình an toàn thông thường, đặc biệt khi sử dụng các dung môi dễ cháy và/hoặc dung môi độc.



1) 1 kPa = 103 N/m2 = 10 mbar

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi