Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10615-3:2014 ISO 3382-3:2012 Âm học-Đo các thông số âm thanh phòng-Phần 3: Văn phòng có không gian mở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10615-3:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10615-3:2014 ISO 3382-3:2012 Âm học-Đo các thông số âm thanh phòng-Phần 3: Văn phòng có không gian mở
Số hiệu:TCVN 10615-3:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10615-3:2014

ISO 3382-3:2012

ÂM HỌC - ĐO CÁC THÔNG SỐ ÂM THANH PHÒNG - PHẦN 3: VĂN PHÒNG CÓ KHÔNG GIAN MỞ

Acoustics - Measurement of room acoustic parameters - Part 3: Open plan offices

 

Lời nói đầu

TCVN 10615-3:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 3382-3:2012

TCVN 10615-3:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10615 (ISO 3382), Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10615-1:2014 (ISO 3382-1:2009), Phần 1: Không gian trình diễn;

- TCVN 10615-2:2014 (ISO 3382-2:2008), Phần 2: Thời gian âm vang trong phòng bình thường;

- TCVN 10615-3:2014 (ISO 3382-3:2012), Phần 3: Văn phòng có không gian mở.

 

Lời giới thiệu

Trong phạm vi của tiêu chuẩn này cụm từ “văn phòng có không gian mở” bao gồm các văn phòng và các không gian tương tự, nơi có đông người có thể làm việc, nói chuyện, hoặc tập trung một cách độc lập tại các khu làm việc xác định. Trong các văn phòng có không gian mở, mọi người ở đó bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xảy ra xung quanh họ. Các điều kiện âm thanh không đủ sẽ dẫn đến việc mất tập trung và việc trao đổi bằng lời nói thiếu sự riêng tư. Sự đứt quãng làm suy giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động, đặc biệt đối với các nhiệm vụ đòi hỏi nguồn lực về nhận thức. Tiếng nói chuyện với âm lượng thấp làm cản trở các cuộc trao đổi riêng hoặc phần cuộc trao đổi kín. Tiếng nói có thể làm ảnh hưởng người nghe, trong khi đối với người nói, họ cũng muốn tránh sự lan truyền vô tình của các cuộc nói chuyện mang tính riêng tư.

Thiết kế các không gian mở bao gồm sự xem xét cẩn thận cách bố trí các khu làm việc và sự bố trí xếp đặt chung giữa các đội hoặc các nhóm công tác. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất âm thanh của các không gian mở là độ hấp thụ âm thanh, độ cao các màn chắn và các khu vực lưu trữ, tiếng ồn nền, độ kín của nơi làm việc, khoảng cách giữa các nơi làm việc, và các kích thước của phòng. Thời gian âm vang của một phòng được sử dụng như một chỉ số cơ bản về các đặc tính âm thanh của phòng đó. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các phép đo khác như tốc độ suy giảm theo không gian của các mức áp suất âm, chỉ số truyền đạt tiếng nói và các mức tiếng ồn nền là cần thiết để sự đánh giá được hoàn chỉnh hơn. Nếu thời gian âm vang được coi là thích hợp thì phải đo theo TCVN 10615-2 (ISO 3382-2).

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo mà cho kết quả là các đại lượng số đơn biểu thị các tính năng chung về âm thanh của các văn phòng có không gian mở. Mục đích chính là đảm bảo chất lượng tiếng nói giữa các phòng làm việc. Phương pháp đo và các đại lượng kết quả số đơn là tương ứng với các điều kiện âm thanh mà người lao động cảm thụ được.

Các đồ đạc nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến các điều kiện âm thanh. Vì vậy, chỉ thực hiện các phép đo khi phòng đã bố trí đầy đủ các thiết bị, bao gồm cả các đồ đạc. Phép đo trong phòng không có đồ đạc thì không mô tả được các điều kiện âm thanh cảm thụ được. Một điều quan trọng nữa là các phép đo được thực hiện khi không có sự hiện diện của con người, nhưng có tiếng ồn nền của một ngày bình thường, nó có thể sinh ra do hệ thống thông gió, tiếng ồn giao thông, hoặc hệ thống che chắn âm thanh nhân tạo. Nếu có sự hiện diện con người, thì mức tiếng ồn nền sẽ thay đổi nhiều theo thời gian và như vậy phép đo không thể cho các kết quả tin cậy.

Các đại lượng số đơn được thiết kế để đại diện cho tình trạng mà một người nói và mọi người còn lại im lặng. Vì vậy, sử dụng các loa đơn để thực hiện các phép đo. Nếu nhiều người nói cùng một lúc, thì mức che phủ âm tăng lên và mức độ mất tập trung cũng bớt đi (xem Tài liệu tham khảo [10]). Vì vậy, các kết quả sẽ mô tả trạng thái mất tập trung nhất. Tuy nhiên, có thể áp dụng tiêu chuẩn này để xác định chất lượng âm thanh của phòng, ví dụ, trung tâm dịch vụ điện thoại nơi mà mọi người gọi điện, nói chuyện cùng lúc. Trong các trường hợp như vậy, môi trường âm thanh xung quanh được tạo ra bởi nhiều người cùng đồng thời nói có thể sinh ra hiệu ứng che phủ âm tích cực và các kết quả của tiêu chuẩn này có thể đánh giá, ước tính thấp độ riêng tư tiếng nói cảm thụ được.

 

ÂM HỌC - ĐO CÁC THÔNG SỐ ÂM THANH PHÒNG - PHẦN 3: VĂN PHÒNG CÓ KHÔNG GIAN MỞ

Acoustics - Measurement of room acoustic parameters - Part 3: Open plan offices

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp đo các đặc tính âm thanh phòng tại các văn phòng có không gian mở bao gồm cả các đồ đạc nội thất/trang thiết bị văn phòng. Tiêu chuẩn này quy định các quy trình đo, các thiết bị cần thiết, phạm vi tiến hành phép đo, và phương pháp đánh giá các số liệu cũng như cách trình bày báo cáo thử nghiệm.

Có thể sử dụng các kết quả đo để đánh giá các đặc tính âm thanh phòng trong các văn phòng có không gian mở. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các văn phòng có không gian mở cỡ trung bình và lớn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 10615-1(ISO 3382-1) Âm học - Đo các thông số âm thanh phòng - Phần 1: Không gian trình diễn

ISO 3740, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources - Guideline for the use of basic standards (Âm học - Xác định các mức công suất âm của các nguồn tiếng ồn - Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản).

ISO 3744, Acoustics - Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure - Engineering methods for an essentially free field over a reflecting plane (Âm học - Xác định các mức công suất âm và các mức năng lượng âm của các nguồn tiếng ồn sử dụng áp suất âm- Các phương pháp kỹ thuật đối với trường tự do cơ bản trên mặt phẳng phản xạ).

ISO 14257, Acoustics - Measurement and parametric description of spatial sound distribution curves in workrooms for evaluation of their acoustical performance (Âm học - Mô tả phép đo và thông số của các đường cong phân bố âm trong không gian trong phòng làm việc để đánh giá hiệu suất âm của chúng).

ISO 16032, Acoustics - Measurement of sound pressure level from service equipment in buildings - Engineering method (Âm học - Phép đo mức áp suất âm từ các thiết bị phục vụ trong các tòa nhà - Phương pháp kỹ thuật).

IEC 60268-16:2011, Sound system equipment - Part 16: Objective rating of speech intelligibility by speech transmission index (Hệ thống thiết bị âm thanh - Phần 16: Đánh giá khách quan về độ rõ tiếng theo chỉ số truyền đạt tiếng nói).

IEC 61260, Electroacoustics - Octave-band and fractional-octave-band filters (Điện thanh - Bộ lọc dải octa và dải octa phân đoạn).

IEC 61672-1, Electroacoustics - Sound level meters - Part 1: Specifications (Điện thanh - Máy đo mức âm - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Phân bố âm thanh trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói (spatial sound distribution of the A-weighted sound pressure level of speech)

Đường thể hiện độ suy giảm mức áp suất âm trọng số A như một hàm số của khoảng cách từ nguồn âm phát ra tiếng ồn với phổ công suất âm của tiếng nói bình thường.

3.2. Tốc độ suy giảm trong không gian của tiếng nói (spatial decay rate of speech)

D2,S

Tốc độ suy giảm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói khi khoảng cách tăng gấp đôi.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này là một ứng dụng của DL2 đã được định nghĩa tại ISO 14257, nhưng sử dụng phổ của tiếng nói bình thường và có trọng số A trong cả dải tần số. Sự suy giảm trong không gian không được xác định cho các dải tần số riêng.

3.3. Mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói tại khoảng cách 4 m (A-weighted sound pressure level of speech at distance of 4 m)

Lp,A,S,4 m

Mức áp suất âm trọng số-A danh định của tiếng nói bình thường tại khoảng cách 4 m kể từ nguồn âm.

CHÚ THÍCH: Vị trí đo không cần phải định vị tại khoảng cách này kể từ nguồn âm. Nhận được Lp,A,S,4 m sử dụng đường hồi quy tuyến tính từ sự phân bố âm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A (SPL) của tiếng nói.

3.4. Chỉ số truyền đạt tiếng nói (speech transmission index)

STI

Đại lượng vật lý biểu thị chất lượng truyền tiếng nói liên quan đến độ rõ tiếng.

[ISO 60268-16:2011]

3.5. Phân bố âm thanh trong không gian của chỉ số truyền đạt tiếng nói (spatial sound distribution of speech transmission index)

Đường cho thấy sự suy giảm của chỉ số truyền đạt tiếng nói từ nguồn âm quy chiếu khi khoảng cách tăng lên.

3.6. Khoảng cách mất tập trung (distraction distance)

rD

Khoảng cách từ người nói mà chỉ số truyền đạt tiếng nói giảm xuống dưới 0,05.

CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách mất tập trung được biểu thị theo mét.

CHÚ THÍCH 2: Trên khoảng cách mất tập trung, sự tập trung và sự riêng tư bắt đầu cải thiện nhanh chóng (xem Tài liệu tham khảo [8][14]).

3.7. Khoảng cách riêng tư (privacy distance)

Khoảng cách từ người nói mà chỉ số truyền đạt tiếng nói giảm xuống dưới 0,20.

CHÚ THÍCH 1: Khoảng cách riêng tư được biểu thị bằng mét.

CHÚ THÍCH 2: Trên khoảng cách riêng tư, cảm nhận về sự tập trung và sự riêng tư rất giống như giữa các phòng làm việc riêng rẽ (xem Tài liệu tham khảo [8][14]). Các giá trị STI nhỏ hơn 0,20 là khó đạt được trong các văn phòng có sự cách biệt của tiếng nói kém hoặc thể tích nhỏ.

3.8. Mức ồn nền (background noise level)

Lp,B

Mức áp suất âm trong các dải octa hiện hữu tại nơi làm việc trong các giờ làm việc nhưng không có người ở đó.

CHÚ THÍCH: Tiếng ồn nền ở đây có nghĩa là tất cả các âm thanh liên tục, không phải do con người gây ra, ví dụ, thiết bị nhiệt, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), tiếng ồn giao thông, thiết bị văn phòng hoặc hệ thống che chắn âm.

4. Các đại lượng số đơn

Các mức áp suất âm và chỉ số truyền đạt tiếng nói (STI) được đo tại các dải octa từ 125 Hz đến 8000 Hz. STI được xác định theo toàn bộ phương pháp quy định tại IEC 60268-16.

Các số liệu đo được quy đổi về bốn đại lượng số đơn đơn giản để dễ sử dụng khi thiết kế âm thanh và cho phép thiết lập các giá trị mục tiêu đơn giản trong tương lai. Các đại lượng số đơn được xác định là:

- Khoảng cách mất tập trung, rD;

- Tốc độ suy giảm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói, D2,S;

- Mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói tại khoảng cách 4 m, Lp,A,S,4 m;

- Mức tiếng ồn nền trọng số A trung bình, Lp,A,B.

Ngoài các đại lượng trên, cũng có thể xác định chỉ số truyền đạt tiếng nói (STI) tại vị trí làm việc gần nhất, và khoảng cách riêng tư, rP.

5. Các điều kiện đo

5.1. Thiết bị

5.1.1. Nguồn âm. Trong tất cả các phép đo, sử dụng nguồn âm đẳng hướng tạo ra tiếng ồn hồng. Cách khác, cũng có thể sử dụng các tín hiệu tất định có phổ hồng giống tín hiệu loại chuỗi chiều dài cực đại có chu kỳ (MLS) hoặc các cách quét để đo đáp ứng xung và từ đó rút ra được các kết quả (xem Tài liệu tham khảo [13]).

Nguồn âm đẳng hướng được sử dụng là do mọi người làm việc trong các văn phòng có không gian mở không nói liên tục theo một hướng cố định. Các yêu cầu nêu tại TCVN 10615-1 (ISO 3382-1) về nguồn âm đẳng hướng được đáp ứng đầy đủ cho các phép đo phải phù hợp với tiêu chuẩn này. Việc kiểm tra xác nhận công suất âm của nguồn được thực hiện theo TCVN 10615-1 (ISO 3382-1), với nguồn âm được định vị tại độ cao 1,2 m.

5.1.2. Micro. Cần tiến hành đo các mức áp suất âm tại từng dải octa và tại từng vị trí micro, sử dụng máy đo mức âm phù hợp các yêu cầu của IEC 61672-1, loại 1. Các micro phải là loại đẳng hướng (cần chú ý các thiết bị phụ nối với micro). Các bộ lọc dải octa phải phù hợp với IEC 61260.

Nếu tín hiệu được ghi lại (ví dụ, sử dụng các máy ghi tương tự hoặc máy ghi số) để xử lý ngoại tuyến, thì cần đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu trên.

5.2. Quy trình đo

5.2.1. Các điều kiện đo

Các phép đo phù hợp với tiêu chuẩn này đều được thực hiện trong các phòng có đồ nội thất, nhưng không có sự hiện diện của con người, trừ các nhân viên cần thiết để thực hiện phép đo này.

Mức tiếng ồn nền được đo và sử dụng để xác định giá trị chỉ số truyền đạt tiếng nói (STI). Các thiết bị HVAC (thiết bị nhiệt, thông gió và điều hòa không khí) và các nguồn tiếng ồn khác phải hoạt động trên cùng một công suất trong suốt thời gian (các giờ) làm việc bình thường. Nếu các nguồn này hoạt động với công suất giảm, các giá trị STI sẽ quá cao, dẫn đến việc đánh giá quá cao rD rP. Nếu văn phòng được trang bị hệ thống màn che phủ âm, thì hệ thống này được bật lên trong suốt quá trình đo.

Các phép đo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thực hiện khi không có sự hiện diện của con người. Như vậy trong mức tiếng ồn nền đo được sẽ không có tiếng ồn do mọi người nói chuyện trong phòng. Phải thừa nhận rằng tiếng ồn do mọi người nói chuyện trong văn phòng có không gian mở đôi khi gây ra hiệu ứng che phủ âm tích cực (xem Tài liệu tham khảo [10]). Trong các trường hợp như vậy, khoảng cách mất tập trung và khoảng cách riêng tư thực là ngắn hơn so với các giá trị của rD rP đo được. Việc đánh giá các điều kiện về âm thanh khi có người nói chuyện không nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

5.2.2. Các vị trí của phép đo

Nên thực hiện các phép đo dọc theo đường cắt ngang các khu vực làm việc (sau đây gọi là đường đo), như thể hiện trên Hình 1. Số lượng ưu tiên đối với các vị trí đo liên tiếp trên đường đo là từ 6 đến 10; số lượng tối thiểu là 4. Vị trí đo đầu tiên được định vị tại khu vực làm việc gần nhất trên đường đo. Khoảng cách đến vị trí đo xa nhất sẽ phụ thuộc vào kích cỡ phòng; tuy nhiên, chỉ sử dụng các vị trí đo trong phạm vi từ 2 m đến 16 m đối với phép xác định D2,S; xem 6.2.

CHÚ THÍCH: Các vị trí đo phải nằm trên đường thẳng, xem Hình 1.

Các văn phòng có không gian mở thường hay bao gồm từ hai hoặc nhiều khu vực, tại đó vật liệu làm trần cũng thuộc nhiều chủng loại khác nhau, hoặc thiết kế của các đồ đạc nội thất cũng khác nhau một cách đáng kể. Vậy nên tốt nhất thực hiện các phép đo cho từng khu vực. Các đại lượng số đơn sẽ được tính toán cho từng khu vực riêng biệt. Nếu các đường (đo) của các phép đo đi ngang qua các khu vực, thì các đường phân bố không gian có thể có độ dốc khác nhau dọc theo đường đo đó.

Khi thực hiện các phép đo, sử dụng các vị trí nguồn và micro trong các khu làm việc tại vị trí ngang bằng đầu người. Các vị trí của loa và micro sẽ cách các bàn làm việc ít nhất 0,5 m và cách tường và các mặt phẳng phản xạ khác ít nhất 2,0 m. Sử dụng ít nhất hai vị trí nguồn âm. Nếu chỉ có thể có một đường của các vị trí đo, thì thực hiện các phép đo với hai vị trí nguồn theo các hướng ngược nhau trên đường đo.

Loa được đặt tại độ cao bằng 1,2 m kể từ sàn.

Micro được đặt tại độ cao bằng 1,2 m kể từ sàn. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các vị trí đứng làm việc.

CHÚ DẪN:

A đường đo không thẳng

B đường đo thẳng

Hình 1 - Ví dụ đường đo thẳng và không thẳng trong văn phòng có không gian mở

5.2.3. Các đại lượng đo

Tại mỗi điểm đo, thực hiện bốn phép đo:

a) Mức áp suất âm trong dải octa của tiếng ồn hồng, Lp,Ls;

b) STI;

c) Mức ồn nền trong các dải octa, Lp,B;

d) Khoảng cách đến nguồn âm, r.

Mức áp suất âm của tiếng ồn hồng và mức ồn nền được đo trong các dải octa với dải tần số từ 125 Hz đến 8000 Hz tại từng vị trí đo. Thời gian tích phân ít nhất là 10 s.

CHÚ THÍCH: Đối với tiếng ồn không ổn định, cần thời gian tích phân dài hơn 10 s, ví dụ, tiếng ồn do giao thông.

6. Xác định các đại lượng số đơn

6.1. Phổ công suất âm của tiếng nói bình thường

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng phổ công suất âm của tiếng nói bình thường. Các giá trị dải octa đại diện cho tiếng nói với lực bình thường phù hợp cho cả hai giới (trung bình của tiếng nói nam và nữ). Các mức áp suất âm dải octa tại khoảng cách 1,0 m kể từ trung tâm âm thanh của nguồn âm trong trường tự do (Lp,S,1 m) được thể hiện trong Bảng 1.

Mức áp suất âm trọng số A là 57,4 dB. Do thường sử dụng nguồn âm đẳng hướng để đo nên các mức áp suất âm là đại diện cho sự phát xạ âm trung bình theo mọi hướng từ nguồn.

Bảng 1 - Các mức áp suất âm tuyến tính của tiếng nói tại khoảng cách 1 m trong trường tự do kể từ người nói và trọng số A của các dải octa

Số dải

i

Tần số

Hz

Mức công suất âm,

LW,S

dB re 1 pW

Mức áp suất âm

LP,S,1 m

Trọng số A

A

dB

Nguồn âm định hướng

dB re 20 mPa

Nguồn âm đẳng hướng

dB re 20 mPa

1

125

60,9

51,2

49,9

- 16,1

2

250

65,3

57,2

54,3

- 8,6

3

500

69,0

59,8

58,0

- 3,2

4

1000

63,0

53,5

52,0

0,0

5

2000

55,8

48,8

44,8

1,2

6

4000

49,8

43,8

38,8

1,0

7

8000

44,5

38,6

33,5

- 1,1

 

Trọng số A

68,4

59,5

57,4

 

CHÚ THÍCH: Phổ nêu tại Bảng 1 được dựa trên cơ sở ANSI S 3.5-1997 (R 2007)[5]. Các số liệu trung bình đối với các diễn giả nam và nữ và đối với lực nói bình thường được lấy theo Tài liệu tham khảo [16]. Theo nguồn âm đẳng hướng được ưa dùng ở đây, thì các mức công suất âm trong các dải octa được tính từ các mức áp suất âm trên trục cho nguồn âm định hướng, cần chú ý đến các đặc điểm định hướng. Các số liệu về khả năng định hướng cũng lấy từ Tài liệu tham khảo [16].

6.2. Tốc độ suy giảm trong không gian của mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói

Mức công suất âm của loa phải đủ lớn trong từng dải octa sao cho mức áp suất âm vượt 6 dB so với mức tiếng ồn nền tại điểm đo xa nhất. Xác định mức công suất âm của loa đẳng hướng, LW,Ls, sử dụng chuẩn đo lường có ít nhất độ chính xác cấp kỹ thuật. Tham khảo khái quát các phương pháp tương ứng nêu tại ISO 3740.

CHÚ THÍCH: Các phương pháp tương ứng là ISO 3741[1], ISO 3743-1[2], ISO 3743-2[3], ISO 3744 hoặc ISO 3745[4].

Sử dụng đầu ra đã hiệu chuẩn của tiếng ồn hồng khi xác định sự phân bố âm trong không gian của mức áp suất âm (SPL) trọng số A của tiếng nói trong văn phòng có không gian mở. Mức áp suất âm tại khoảng cách 1 m từ trung tâm âm thanh của loa trong trường tự do, Lp,Ls,1m,i, tính theo dexiben, là:

(1)

Trong đó:

LW,Ls,i là mức công suất âm của loa trong các dải octa,

i kí hiệu dải octa.

Trong một không gian mở, loa được đặt tại vị trí nguồn đã chọn và mức áp suất âm, Lp,Ls,n,i sinh ra bởi loa hiệu chuẩn được xác định tại các vị trí đo N đã chọn. Hiệu chính mức ồn nền theo ISO 3744.

Sự suy giảm Dn,i, tính theo dexiben, của tiếng ồn hồng tại điểm đo được xem xét n tại khoảng cách rn được xác định theo:

Dn,i = Lp, Ls,1m,i - Lp,Ls,n,I                                                              (2)

Trong đó:

Lp,Ls,1m,i là mức áp suất âm tại khoảng cách 1 m;

Lp,Ls n,i là mức áp suất âm tại điểm đo n.

i kí hiệu dải octa.

Phổ của tiếng nói tại từng dải octa i được thể hiện tại Bảng 1. Cùng giá trị suy giảm Dn,i có hiệu lực cho bất kỳ mức công suất âm của loa. Vì vậy, giá trị suy giảm áp dụng cho mức công suất âm của tiếng nói, LW, S. Mức công suất âm của tiếng nói bình thường có liên quan mức áp suất âm của phổ tiếng nói tại khoảng cách bằng 1 m theo LW, S = LP, S,1 m + 11 dB.

Mức áp suất âm của tiếng nói bình thường tại vị trí n và dải octa i, LP, S, n,i là sự chênh lệch của mức áp suất âm của tiếng nói bình thường giảm đi Dn,i:

LP, S, n, i = LP, S,1 m, i - Dn, i                              (3)

Trong đó:

LP, S,1 m, i là mức áp suất âm của tiếng nói bình thường tại khoảng cách bằng 1 m từ nguồn đẳng hướng;

Dn,i là sự suy giảm tại điểm đo n được xác định từ Công thức (2);

i kí hiệu dải octa.

Cuối cùng, mức tiếng nói trọng số A tại vị trí n và dải octa i, LP, A,S,n, nhận được bằng cách cộng trọng số A tại từng dải octa và phép tổng trên cơ sở năng lượng:

(4)

Trong đó:

LP, S, n,i là mức áp suất âm của tiếng nói bình thường tại điểm đo n được xác định từ Công thức (3);

Ai là hiệu chính trọng số A được lập trong Bảng 1.

Việc xác định D2, S được thực hiện từ các kết quả tại các vị trí đo ở các khoảng cách trong phạm vi từ 2 m đến 16 m kể từ nguồn âm. Sử dụng trục khoảng cách logarit và hồi quy tuyến tính. Nếu vị trí đo cuối cùng là gần với tường phản xạ, thì các giá trị SPL và STI sẽ tăng lên. Trong các trường hợp như vậy, vị trí đo cuối cùng phải được bỏ qua khi xác định D2, S rD.

Việc xác định SPL của tiếng nói tại vị trí đo n được thể hiện trên Hình 2. Sự suy giảm trong không gian của tiếng nói trọng số A, D2, S được xác định sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu:

(5)

Trong đó:

Lp, A, S, n là mức tiếng nói trọng số A tại vị trí n;

n là số chỉ số của vị trí đo đơn lẻ;

N là tổng số các vị trí đo;

rn là khoảng cách đến vị trí đo n;

r0 là khoảng cách quy chiếu, 1 m.

Phép xác định D2, S được biểu thị bằng đồ thị trên Hình 3 a).

6.3. Khoảng cách mất tập trung và khoảng cách riêng tư

STI được xác định theo toàn bộ phương pháp phù hợp với IEC 60268-16 đối với từng tổ hợp nguồn- thu trên đường đo. Không bao gồm âm che phủ, ngưỡng nghe được và sự khác biệt về giới tính riêng. Sử dụng phổ tiếng nói chung không phân biệt giới tính vì kết quả trung bình của các giới là mối quan tâm hàng đầu. STI cũng có thể được xác định từ đáp ứng xung, ví dụ, sử dụng MLS hoặc cách quét, và điều chỉnh sự ảnh hưởng của tiếng ồn nền.

Mức tiếng ồn nền trung bình trên toàn bộ các vị trí đo của đường đo được sử dụng để xác định STI. Điều này được sử dụng vì sự thay đổi về không gian của mức ồn nền có thể gây ra các thay đổi lớn trong STI và phép xác định các khoảng cách mất tập trung và riêng tư có thể không phải luôn luôn rõ ràng.

CHÚ THÍCH: Ngoài ra, STI có thể được xác định bằng cách sử dụng tiếng ồn nền đã đo khác hoặc tiếng ồn nền mô phỏng, ví dụ, từ hệ thống che chắn âm hoặc từ các hoạt động của con người; xem IEC 60268-16. Tuy nhiên, điều này cung cấp các thông tin bổ sung mà không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

Xác định khoảng cách mất tập trung và khoảng cách riêng tư sử dụng đường hồi quy tuyến tính xác định từ các giá trị STI như một hàm số của khoảng cách trên trục tuyến tính như thể hiện trên Hình 3 b).

CHÚ THÍCH: Có thể chứng minh là không thể xác định được khoảng cách riêng tư nếu STI > 0,20 đối với tất cả các vị trí.

6.4. Tiếng ồn nền

Mức ồn nền, LP,B, được đo tại từng vị trí đo trong các dải octa. Mức áp suất âm trọng số A, LP,A,B, được xác định tương ứng. Mức ồn nền trung bình của tất cả các vị trí đo cũng được xác định.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau đây:

a) Công bố rằng các phép đo được thực hiện phù hợp với TCVN 10615-3 (ISO 3382-3);

b) Tên và vị trí của phòng được thử;

c) Bản thiết kế phác thảo của phòng thử, có chỉ thị tỷ lệ xích, nếu có, tiết diện của phòng;

d) Độ cao của phòng, và các kích thước chính của phòng;

e) Tình trạng của phòng (đồ nội thất, số người có mặt, hoạt động của hệ thống thông gió;

f) Mô tả nền và vật liệu hoàn thiện trần;

g) Mô tả loại và chiều cao các màn chắn;

h) Loại nguồn âm, và nêu các đặc tính định hướng;

i) Bản mô tả các tín hiệu âm thanh, các thiết bị đo và các micro;

j) Các vị trí nguồn và micro được thể hiện trên bản vẽ của phòng, bao gồm các màn chắn và các đơn vị lưu trữ giữa nguồn và micro và độ cao;

k) Các kết quả đo theo các đại lượng số đơn (xem Bảng 2);

l) Các đường phân bố âm trong không gian như thể hiện trên Hình 3, bao gồm các dữ liệu đo đối với L , LP,A,B và STI;

m) Ngày tiến hành đo và tên cơ quan thực hiện phép đo.

CHÚ DẪN

1 mức áp suất âm của loa tại 1 m trong trường tự do, LP,Ls,1 m

LP SPL của các dải octa

2 mức áp suất âm đo được của loa tại điểm n, LP,Ls,n

¦C tần số trung tâm của dải octa

3 mức áp suất âm của tiếng nói bình thường tại 1 m trong trường tự do, LP,S,1 m

Dn sự suy giảm tại điểm đo n

4 mức áp suất âm tính được của tiếng nói tại điểm n, LP,S,n

 

Hình 2 - Xác định mức áp suất âm của tiếng nói tại vị trí đo n. Sự suy giảm Dn giữa 1 và 2 giống như giữa 3 và 4

Bảng 2 - Báo cáo các đại lượng số đơn

 

Đường 1

Đường 2

STI tại nơi làm việc gần nhất

 

 

Khoảng cách mất tập trung, rD, m

 

 

Khoảng cách riêng tư, rP, m (nếu đo)

 

 

Tốc độ suy giảm trong không gian của SPL trọng số A của tiếng nói, D2,S, dB

 

 

SPL trọng số A của tiếng nói tại 4 m, LP, A,S, 4 m, dB

 

 

Mức ồn nền trung bình trọng số A, LP, A,B, dB

 

 

 

a) Xác định D2,S LP, A,S, 4 m                              b) Xác định khoảng cách mất tập trung rD

CHÚ DẪN

LP, A mức áp suất âm trọng số A

y chỉ số truyền đạt tiếng nói

r khoảng cách đến loa

r khoảng cách đến người nói

D2,S tốc độ suy giảm trong không gian của tiếng nói

rD khoảng cách mất tập trung

LP, A,B mức áp suất âm trọng số A của tiếng ồn nền

rP khoảng cách riêng tư

LP, A,S mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói

 

LP, A,S, 4 m mức áp suất âm trọng số A của tiếng nói cách 4 m từ nguồn âm

 

Hình 3 - Ví dụ xác định các đại lượng số đơn từ các đường cong phân bố trong không gian

 

Phụ lục A
(tham khảo)

Ví dụ về các giá trị mục tiêu để đánh giá các số liệu đo

Phụ lục này cung cấp một số cơ sở để đánh giá các kết quả đo. Các kết quả của các phép đo thực hiện trong 16 văn phòng có không gian mở nêu tại Tài liệu tham khảo [16]. Các kết quả của năm văn phòng khác (trong một số trường hợp là trước khi hoặc sau khi được tu sửa lại) được phát hành tại Tài liệu tham khảo [20]. Các văn phòng có không gian mở đã chọn rất khác nhau về dạng hình học, hấp thụ âm thanh, đồ nội thất, và mức ồn nền.

Hầu hết các văn phòng có không gian mở đều có các điều kiện yếu kém hoặc không đủ về âm thanh. Các giá trị số đơn điển hình trong các văn phòng mà có các điều kiện âm thanh yếu kém thường có D2,S < 5 dB, LP, A,S, 4 m > 50 dB, và rD > 10 m.

Các văn phòng có các điều kiện âm thanh tốt là hiếm có, nhưng ví dụ về các giá trị mục tiêu phải là D2,S ≥ 7 dB, LP, A,S, 4 m 48 dB, và rD 5 m.

 

Phụ lục B
(tham khảo)

Mối tương quan giữa chỉ số truyền đạt tiếng nói và hiệu suất công việc

Tiếng ồn trong các văn phòng có không gian mở có thể bao gồm nhiều nguồn âm thanh khác nhau như nói và cười, chuông điện thoại reo, tiếng bước chân, ồn do thông gió, ồn từ bên ngoài, ồn của thiết bị, ồn do quét dọn, và các màn chắn âm nhân tạo. Theo một số các nghiên cứu trên hiện trường, tiếng nói là một trong các nguồn âm thanh khó chịu nhất và ồn ào nhất. Điều này hiển hiện trong bất kỳ văn phòng có không gian mở nào, trong khi sự hiện hữu của các âm thanh khác phụ thuộc vào thiết kế kiến trúc và các thói quen của người sử dụng.

Tiếng nói là cần thiết, nhất là trong quá trình làm việc theo nhóm, khi đối thoại và trao đổi kiến thức. Các văn phòng có không gian mở đã được dự kiến đầu tiên dành cho loại hình công việc này. Tuy nhiên, các văn phòng có không gian mở đã được sử dụng ngày càng nhiều cho tất cả các loại hình công việc. Nếu công việc đòi hỏi sự tập trung và các nguồn lực liên quan đến nhận thức thay vì công việc làm hàng ngày, xung quanh tiếng nói rõ ràng thường là mất tập trung và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Ngoài ra, trong các văn phòng có không gian mở có thể không thực hiện được các cuộc đàm thoại mang tính bí mật. Trong các tình huống đó, sự rõ ràng của tiếng nói khẽ, tức là, giữa các phòng làm việc gần nhau, tính riêng tư của tiếng nói mong muốn ở mức cao. Tiêu chuẩn này nhằm quy định phương pháp xác định mức độ riêng tư của tiếng nói trong văn phòng để hỗ trợ thiết kế về âm thanh.

Các tác động của tiếng nói không liên quan ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng đã được nghiên cứu, sử dụng các thử nghiệm mang tính tâm lý trong phòng thử nghiệm (xem Tài liệu tham khảo [8]). Tiếng nói rõ ràng lý tưởng (STI bằng 1,00) sẽ giảm đáng kể hiệu suất của các nhiệm vụ đòi hỏi có trí thức hiểu biết khi so sánh với sự yên lặng khi không có tiếng nói. Các nhiệm vụ đòi hỏi có nhận thức bao gồm, ví dụ, giảng bài, toán, bộ nhớ tạm, các nhiệm vụ hai mặt phức tạp. Hiệu suất thường được đo bằng cách giám sát tỷ lệ mắc lỗi. Tỷ lệ mắc lỗi được báo cáo tại từ 4 % đến 41 % cao hơn trong quá trình nói hơn là trong quá trình yên lặng. Sự biến đổi lớn được giải thích bằng các sự khác nhau trong các thiết kế mang tính thí nghiệm, giống như nhiệm vụ đòi hỏi, các loại tiếng nói, áp lực thời gian, và thời gian tiếp xúc. Bằng chứng rõ ràng cho thấy là hợp lý để đề xuất hiệu suất của công việc cần nhận thức trong các văn phòng có không gian mở bị giảm đi khi có các tiếng nói không liên quan. Các nghiên cứu theo dạng đưa ra bản câu hỏi thăm dò ý kiến sẽ hỗ trợ cho đề nghị này (Tài liệu tham khảo [17] [18]).

Độ rõ của tiếng nói hiếm khi đạt lý tưởng (STI= 1,00) hoặc bằng zero (STI= 0). Các trạng thái âm thanh của văn phòng (các loại vật liệu hấp thụ, mức ồn nền, các màn chắn, v.v...) và khoảng cách giữa người nói và người nghe làm cho STI khác nhau từ 0,00 đến 1,00. Tài liệu tham khảo [8] đã tạo ra một mô hình (Hình B.1) mà dự đoán được sự suy giảm hiệu suất của nhiệm vụ như một hàm số của STI. Các kết quả trong Tài liệu tham khảo [19] cung cấp sự trợ giúp đáng kể cho mô hình này.

CHÚ DẪN

y là sự thay đổi tối thiểu về hiệu suất của nhiệm vụ;

x là chỉ số truyền đạt tiếng nói.

Hình B.1 - Tác động của STI đến hiệu suất của các nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức
(xem Tài liệu tham khảo [8])

Mô hình này mô tả hình dạng về sự thay đổi hiệu suất, không chính xác về độ lớn. Các nhiệm vụ yêu cầu sự tập trung cao dễ bị ảnh hưởng đến tiếng nói hơn so với các nhiệm vụ thường xuyên. Sự cố gắng và các yếu tố khác liên quan đến công việc sẽ làm giảm thêm hiệu suất tổng thể trong các vị trí làm việc thực tế. Mô hình này có hai hệ quả chính đối với tiêu chuẩn này:

a) Các tác động tiêu cực của tiếng nói đối với hiệu suất công việc bắt đầu triệt tiêu nhanh chóng nếu STI dưới 0,50. Vì vậy khoảng cách mất tập trung rD được đặt tại khoảng cách mà STI đạt 0,50.

b) Các tác động tiêu cực của tiếng nói đối với hiệu suất công việc sẽ triệt tiêu nếu STI dưới 0,20. Vì vậy khoảng cách riêng tư rP được đặt tại khoảng cách mà STI đạt 0,20.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 3741, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Precision methods for reverberation rooms

[2] ISO 3743-1, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Engineering methods for small movable sources in reveberant fields - Part 1: Comparison methods for a harD-walled test room.

[3] ISO 37413-2, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Engineering methods for small movable sources in reveberant fields - Part 2: Methods fos special reveberation test room.

[4] ISO 3745, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure - Precision method

[5] ANSI S 3.5-1997 (R 20070, Methods for the calculation of the speech intelligibility index

[6] BRADLEY, J.S. The acoustical design of conventional open plan offices. Can. Acoust. 2003, 31(2), pp. 23-31

[7] CHU, W.T., WARNOCK, A. C. C. Measurment of sound propagation in open offices. Ottawa: National research council Canad, Institute for Research in construction, 2002. (IRC Internal report IR-836.) Available (viewed 2011-12-210 at: http://www.nrc- cnrc.gc.ca/obj/irc/doc/pubs/ir/ir/836/ir836.pdf

[8] HONGISTO, V. A model predicting the effect of speech of varying intelligibility on work performance. Indoor Air 2005, 15(6), pp. 458-68

[9] HOUTGAST, T., STEENEKEN, H. J. M. A review of the MTF concept in room acoustics and its use for estimating speech intelligibility in auditoria. J. Acoust. Soc. Am. 1985, 77(3), pp. 1069-1077

[10] JONES, D. M., MACKEN, W. J. Aditory babble and cognitive effice ncy - Role of number of voices and their location. J. Exp. Psychol. Appl. 1995, 1, pp. 216-226

[11] KERANEN, J. VIRJONEN, P., HONGISTO, V. Characterization of acoustics in open offices - Four case studies. Proceedings of acoustics’08, Paris, 2008-06-29/07-04, paper 713. Available (viewed 2011-12-21) at: http://intellagence.eu.com/acoustics2008/acoustics2008/cd1/data/articles/000713.pdf

[12] POP, C.B.,RINDEL J.H. Speech privacy in open plan offices. Proceedings of inter-noise 2005.Rio de Janero, Brazil, 2005

[13] SCHROEDER, M.R. Modulation transfer functions: Definition and measurment. Acustica 1981, 49, pp. 179-182

[14] VIRJONEN, P., KERANEN, J., HONGISTO, V. Determination of acoustical conditions in open plan offices - Proposal for new measurment method and target values. Acta Acust. Acust. 2009, 95, pp. 279-290

[15] VIRJONEN, P., KERANEN, J., HELENIUS, R., HAKALA, J., HONGISTO, V. Speech privacy between neighboring workstations in an open office - a laboratory study. Acta Acust. Acust. 2007, 93, pp. 771-782

 [16] Guidance on computer prediction models to calculate the speech transmission index for BB93. Version 1.0. department for education and Skills, Schools Capital and Building Division, 2004

[17] HAAPAKANGAS, A., HELENIUS, R., KESKINEN, E., HONGISTO, V. Perceived acoustic environment, work performance and well-being - Survey results from finnish offices. In: 9th International Congress on Noise as a Publc health problem (ICBEN) 2008-07-21/25, Foxwoods, CT, pp. 434-441

[18] KAARLELA-TUOMAALA, A., HELENIUS, R., KESKINEN, E., HONGISTO, V. Effects of acoustic environment on work in private office rooms and open plan offices - longitudinal study during relocation. Ergonomics 2009, 52(11), pp. 1423-1444

[19] HAKA, M., HAAPAKANGAS, A KERANEN, J., HAKALA, J KESKINEN, E., HONGISTO, V. Performance effects and subjective disturbance of speech in acoustically different office types - A laboratory experiment., Indoor Air 2009, 19(6), pp. 454-467

[20] NILSSON, E. HELLSTROM, B. Acoustic design of open plan offices. Nordic Innovation Center, 2011, 100p. Available (viewed 2011-12-21) at:http://www.nodicinnovation.net/norDtestfiler/rep619.pdf

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi