Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10593:2014 ISO 14126:1999 Composite chất dẻo gia cường sợi-Xác định các tính chất nén trong mặt phẳng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10593:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10593:2014 ISO 14126:1999 Composite chất dẻo gia cường sợi-Xác định các tính chất nén trong mặt phẳng
Số hiệu:TCVN 10593:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10593:2014

ISO 14126:1999

COMPOSITE CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI – XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT NÉN TRONG MẶT PHẲNG

Fibre-reinforced plastic composites Determination of compressive properties in the in-plane direction

Lời nói đầu

TCVN 10593:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 14126:1999 và Bản đính chính kỹ thuật 1:2001.

ISO 14126:1999 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2009 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10593:2014 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC13 Composite và sợi gia cường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

COMPOSITE CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI – XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT NÉN TRONG MẶT PHẲNG

Fibre-reinforced plastic composites Determination of compressive properties in the in-plane direction

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định các tính chất nén của composite chất dẻo gia cường sợi theo các hướng song song với mặt phẳng tạo tấm nhiều lớp (laminate).

1.2. Các tính chất nén này được quan tâm đối với các yêu cầu kỹ thuật và cho mục đích kiểm soát chất lượng.

1.3. Hai phương pháp tác dụng tải trọng và hai kiểu mẫu thử được mô tả, đó là:

- Phương pháp 1: cung cấp tải trọng trượt của mẫu thử (chiều dài đo không được đỡ).

- Phương pháp 2: cung cấp tải trọng đối đỉnh hoặc tải trọng hỗn hợp của mẫu thử (chiều dài đo không được đỡ).

CHÚ THÍCH Đối với mẫu thử được táp đầu chịu tải trọng đối đỉnh sử dụng phương pháp 2, một số tải trọng được truyền vào trong chiều dài đo của mẫu thử do sự trượt xuyên qua các táp.

- Mẫu thử loại A: mặt cắt hình chữ nhật, độ dày cố định, được táp đầu.

- Mẫu thử loại B: mặt cắt hình chữ nhật, gồm một khoảng các độ dày, không táp hoặc được táp đầu (có hai kích cỡ).

Có thể sử dụng các kết hợp bất kỳ giữa phương pháp thử và loại mẫu thử, miễn là thỏa mãn các yêu cầu trong 9.8 và mẫu thử đại diện được cho vật liệu được thử. Các điều kiện thử thay thế không cần thiết phải đưa ra kết quả tương tự.

Mẫu thử loại A là mẫu ưu tiên cho các vật liệu gia cường đồng hướng được thử theo hướng sợi. Đối với các vật liệu khác, có thể sử dụng mẫu thử loại A hoặc B. Mẫu thử loại B2 ưu tiên cho vật liệu gia cường đa hướng như mat, vải và loại khác.

1.4. Các phương pháp này phù hợp với composite nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn gia cường sợi.

ISO 604 (xem thư mục tài liệu tham khảo) áp dụng cho các hợp chất dạng khối có sợi ngắn 7,5 mm, thường thấy trong trường hợp các vật liệu được đúc phun.

1.5. Các phương pháp này được tiến hành với mẫu thử được gia công bằng máy từ tấm thử được chế tạo theo ISO 1268 hoặc bằng phương pháp tương đương hoặc từ các sản phẩm hoàn thiện hoặc bán hoàn thiện.

1.6. Các phương pháp này quy định các kích thước yêu cầu đối với mẫu thử. Các phép thử được tiến hành trên các mẫu có kích thước khác hoặc mẫu được chuẩn bị dưới các điều kiện khác có thể cho kết quả không so sánh được. Các yếu tố như tốc độ thử, kiểu đỡ được dùng và việc điều hòa mẫu thử có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó khi có yêu cầu về các dữ liệu có thể so sánh thì các yếu tố này phải được kiểm soát và ghi lại.

1.7. Chất dẻo gia cường sợi thường là loại không đẳng hướng. Do vậy tốt nhất nên cắt các mẫu theo ít nhất hai hướng chính hoặc theo các hướng được quy định trước (ví dụ hướng chiều dài có liên hệ với quá trình sản xuất).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4501-1:2009 (ISO 527-1:1993), Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 1: Nguyên tắc chung.

TCVN 4501-4:2009 (ISO 527-4:1997), Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 4: Điều kiện thử đối với composite chất dẻo gia cường sợi đẳng hướng và trực hướng.

TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:1993), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất ISO 1268: 1974, Chất dẻo - Chuẩn bị tấm nhiều lớp gia cường sợi thủy tinh, liên kết bằng nhựa, áp suất thấp hoặc tấm dùng cho mục đích thử nghiệm (đang sửa đổi).

ISO 291:1997, Plastics - Standard atmospheres for conditioning and testing (Chất dẻo - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử).

ISO 2602:1980, Statistical interpretation of test results - Estimation of the mean - Confidence interval (Giải thích các kết quả thử theo phương pháp thống kê - Ước lượng giá trị trung bình - Khoảng tin cậy).

ISO 5893:1993, Rubber and plastics test equipment -Tensile, flexural and compression types (constant rate of traverse) - Specification (Thiết bị thử cao su và chất dẻo - Loại kéo, uốn và nén (tốc độ dịch chuyển không đổi) - Mô tả).

ISO 9353:1991, Glass-reinforced plastics - Preparation of plates with unidirectional reinforcements by bag moulding (Chất dẻo gia cường thủy tinh - Chuẩn bị tấm gia cường đồng hướng bằng phương pháp đúc túi).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Ứng suất nén (compressive stress)

sc

Lực nén tác dụng lên mẫu thử tại thời điểm bất kỳ chia cho diện tích mặt cắt ngang của phần cạnh song song ban đầu của mẫu thử.

Giá trị này được biểu thị bằng megapascal.

3.2. Độ bền nén (compressive strength)

Ứng suất phá hủy nén (compressive failure stress)

scM

Ứng suất nén tối đa chịu được bởi mẫu thử.

Giá trị này được biểu thị bằng megapascal.

3.3. Biến dạng nén (compressive strain)

ec

Tỷ số của độ giảm khoảng cách giữa vạch dấu đo trên phần cạnh song song của mẫu thử (gây ra bởi lực nén) với khoảng cách ban đầu giữa các vạch dấu đo đó.

Giá trị này được biểu thị bằng tỷ lệ không thứ nguyên hoặc phần trăm.

3.4. Biến dạng phá hủy nén (compressive failure strain)

ecM

Biến dạng nén theo chiều dọc tại ứng suất phá hủy nén.

Giá trị này được biểu thị bằng tỷ lệ không thứ nguyên hoặc phần trăm.

3.5. Modul đàn hồi khi nén (modulus of elasticity in compression)

Modul dây cung (chord modulus)

Ec

Chênh lệch ứng suất (s" trừ đi s') chia cho chênh lệch biến dạng tương ứng [e" (=0,0025) trừ đi e' (=0,0005)] (xem điều 10.2).

Giá trị này được biểu thị bằng megapascal.

3.6. Trục tọa độ của mẫu thử (specimen coordinate axes)

Trục tọa độ đối với các vật liệu có sợi thẳng hàng theo một hướng (xem Hình 1).

Hướng song song với trục sợi được định nghĩa là hướng "1" và hướng vuông góc với trục sợi được định nghĩa là hướng "2". Đối với các vật liệu khác, hướng "1" thường được xác định là một đặc trưng liên quan đến quá trình sản xuất, như là hướng theo chiều dài đối với quá trình sản xuất tấm liên tục. Hướng "2" là hướng vuông góc với hướng "1".

Kết quả đối với mẫu thử được cắt song song với hướng "1" được nhận biết bởi ký hiệu "11" (ví dụ Ec11). Tương tự như vậy, kết quả đối với mẫu thử được cắt song song với hướng "2" được nhận biết bởi ký hiệu "22" (ví dụ Ec22)

CHÚ THÍCH Hướng "1" cũng được coi là hướng 0o hoặc hướng dọc và hướng "2" là hướng 90o hoặc hướng ngang. Thông thường hệ tọa tộ X, Y và Z (xuyên qua độ dày) đối với vật liệu bất kỳ có thể thay cho các hướng "1", "2" và "3".

4. Nguyên tắc

Một lực dọc trục được tác dụng lên chiều dài không đỡ của mẫu thử hình chữ nhật, bị giữ trong một cơ cấu tác dụng tải, trong khi tải trọng tác dụng và độ biến dạng trong khoảng diện tích này được theo dõi. Phương pháp thử này tập trung vào mức độ biến dạng hướng trục của mẫu thử. Có thể sử dụng cơ cấu tác dụng tải trọng bất kỳ, miễn là sự phá hủy mẫu thử xuất hiện ở giá trị thấp hơn 10 % biến dạng uốn trong mẫu thử.

Tải trọng nén được tác dụng vào vật liệu

- bởi sự trượt qua các táp đầu (phương pháp 1);

- hoặc trực tiếp do tải trọng đối đỉnh của mẫu thử (phương pháp 2).

Phương pháp 2 sử dụng mẫu thử được táp sẽ đặt tải trọng vào diện tích thử bằng cách kết hợp việc nén trực tiếp và trượt qua các táp.

CHÚ THÍCH Điều quan trọng phải hiểu rằng kết quả thử từ hai phương pháp này không cần thiết phải so sánh được với nhau.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Máy thử

5.1.1. Quy định chung

Máy thử phải phù hợp với ISO 5893 để đáp ứng các yêu cầu nêu tại 5.1.2 và 5.1.3.

5.1.2. Tốc độ thử

Máy thử phải có khả năng duy trì tốc độ thử quy định (xem 9.5).

5.1.3. Thiết bị ghi tải trọng

Sai số đối với tải trọng được biểu thị không được vượt quá ± 1 %.

5.2. Đo biến dạng

Biến dạng phải được xác định bằng dưỡng đo biến dạng hoặc dụng cụ đo biến dạng thích hợp. Biến dạng phải được đo trên cả hai bề mặt của mẫu thử. Các bộ phận của dưỡng đo biến dạng không được dài hơn 3 mm. Sai số đối với độ biến dạng được biểu thị không được vượt quá ± 1 % đối với các mẫu thử loại A và B1. Việc chuẩn bị bề mặt, các dưỡng đo và keo dính sử dụng phải được chọn để có tính năng phù hợp với vật liệu được thử và phù hợp với thiết bị đo biến dạng được sử dụng.

5.3. Micromet

Micromet hoặc thiết bị tương đương có khả năng đọc được giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 mm được dùng để đo độ dày h và chiều rộng b của mẫu thử.

Micromet phải có bề mặt phù hợp với bề mặt được đo (nghĩa là bề mặt phẳng đối với bề mặt đo phẳng, bề mặt được mài nhẵn và bề mặt tròn đối với các trường hợp khác).

5.4. Cơ cấu tác dụng tải trọng

5.4.1. Quy định chung

Các cơ cấu phù hợp với phương pháp tác dụng tải trọng đã chọn phải được sử dụng. Cơ cấu nén phải tác dụng tải trọng lên mẫu thử sao cho đáp ứng yêu cầu về việc uốn mẫu cho phép nêu trong 9.8. Cơ cấu sử dụng phải được nêu rõ trong báo cáo thử nghiệm.

5.4.2. Phương pháp 1: tải trọng trượt

Tải trọng được tác dụng lên mẫu thử bằng lực trượt qua các mặt của các táp đầu. Cho phép sử dụng các loại kẹp và măng xông khác nhau (ví dụ loại hình thang). Các kẹp thủy lực thẳng hàng trong máy thử thẳng cũng được chấp nhận. Sơ đồ của cơ cấu thử nén đối với tải trọng trượt được nêu trong Hình 2.

CHÚ THÍCH Một số cơ cấu theo phương pháp 1 hay sử dụng được nêu trong Phụ lục B, ví dụ ASTM D 3410: phương pháp A (Celanese) và phương pháp B (ITTRI).

5.4.3. Phương pháp 2: tải trọng đối đỉnh

Tải trọng được tác dụng trực tiếp vào đầu mẫu thử. Đối với mẫu thử được táp, sự tác dụng tải trọng kết hợp giữa tải trọng đối đỉnh và tải trọng trượt qua táp. Sơ đồ của cơ cấu thử nén đối với tải trọng đối đỉnh được nêu trong Hình 3.

CHÚ THÍCH 1 Một số cơ cấu theo phương pháp 2 hay sử dụng được nêu trong Phụ lục C, ví dụ ISO 8515 và ASTM D 695 (phiên bản sửa đổi trong prEN 2850). Cơ cấu trong D 695 có mức độ đỡ mẫu thử ít hơn.

CHÚ THÍCH 2 Khía cạnh chính của cơ cấu thiết kế cho cả hai phương pháp tác dụng tải trọng này là sự thẳng hàng (ngay từ ban đầu và trong suốt phép thử) và đối với phương pháp B của ASTM D 3410, một khía cạnh an toàn khác là sự ngăn chặn các phá hủy tại đầu mẫu thử.

6. Mẫu thử

6.1. Hình dạng và kích thước

6.1.1. Mẫu thử loại A

Mẫu thử phải có cạnh thẳng và mặt cắt ngang hình chữ nhật với các kích thước cho trong Bảng 1 (xem Hình 4).

6.1.2. Mẫu thử loại B

Mẫu thử phải có cạnh thẳng và mặt cắt ngang hình chữ nhật với các kích thước cho trong Bảng 1. Các táp đầu phải được sử dụng nếu cần thiết, để tránh các phá hủy tại đầu chịu tải của mẫu thử.

Bảng 1 - Kích thước mẫu thử

Kích thước tính bằng milimét

Kích thước

Ký hiệu

Mẫu thử loại A

Mẫu thử loại B1

Mẫu thử loại B2

Chiều dài toàn bộ (tối thiểu)

lo

110 ± 1

110 ± 1

125 ± 1

Độ dày

h

2 ± 0,2

2 ± 0,2 đến 10 ± 0,2

± 4

Chiều rộng

b

10 ± 0,5

10 ± 0,5

25 ± 0,5

Khoảng cách giữa các táp/kẹp

L

10

10

25

Chiều dài các táp đầu (tối thiểu)

lt

50

50

(nếu có yêu cầu)

50

(nếu có yêu cầu)

Độ dày của các táp đầu

dt

1

0,5 đến 2

(nếu có yêu cầu)

0,5 đến 2

(nếu có yêu cầu)

CHÚ THÍCH Các yêu cầu đối với chất lượng mẫu thử và sự song song của mẫu thử và các táp đầu được nêu trong 6.3.

6.2. Chuẩn bị

6.2.1. Quy định chung

Chuẩn bị một tấm theo ISO 1268, ISO 9353 hoặc theo quy trình được yêu cầu/thỏa thuận khác. Mẫu thử được cắt từ các phần hoàn thiện (ví dụ, để kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất hoặc khi giao nhận) phải được lấy từ phần diện tích phẳng có độ dày đồng đều.

6.2.2. Vật liệu táp đầu

Các đầu của mẫu thử phải được gia cường nếu cần thiết bằng các táp đầu được làm từ tấm nhiều lớp (laminate) vải khâu hoặc vải dệt 0o/90o từ sợi thủy tinh/nhựa với các trục sợi của vải được đặt ± 45o so với trục của mẫu thử. Độ dày táp phải nằm trong khoảng từ 0,5 mm đến 2 mm, với góc táp là 90o (nghĩa là không vát nghiêng). Nếu xảy ra phá hủy tại táp dưới tải trọng đầu đối đỉnh lớn, các trục sợi của táp phải được đặt ở góc 0o/90o so với trục của mẫu thử.

Một cách khác là sử dụng táp làm bằng vật liệu được thử, được gắn chặt bằng phương pháp cơ học, các táp không kết dính hoặc vật liệu ma sát (giấy bột mài, giấy mài hoặc mặt kẹp nhẵn bóng) phải được chỉ ra trước khi sử dụng để có giá trị độ bền ít nhất là tương đương [xem TCVN 4501-1 (ISO 527-1), 10.3) và có hệ số biến thiên không lớn hơn [xem TCVN 8244-1 (ISO 3534-1)] so với vật liệu táp được khuyến cáo. Khi phép thử được thực hiện với mẫu thử không táp, "khoảng cách giữa các táp" phải được lấy là khoảng cách giữa các táp của mẫu thử được táp tương đương [xem TCVN 4501-4 (ISO 527-4), mẫu thử loại 3].

6.2.3. Gắn các táp đầu

Các táp đầu phải được dính với mẫu thử như nêu trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH Quy trình này có thể được làm với từng mẫu thử hoặc một nhóm các mẫu thử.

6.2.4. Gia công mẫu thử bằng máy

Phương pháp 1: Gia công bề mặt táp nếu cần để đảm bảo các táp đối xứng với đường tâm của mẫu thử và song song với nhau.

Phương pháp 2: Gia công các bề mặt ở phía đầu của từng mẫu thử sao cho chúng song song với nhau và vuông góc với trục dọc của mẫu thử. Độ lệch song song cho phép của diện tích các tấm chịu tải đối đỉnh khi tiếp xúc với các đầu mẫu thử là 0,1 % của chiều dài mẫu thử ban đầu, nghĩa là khoảng cách giữa các tấm chịu tải đối đỉnh. Các táp nếu có sử dụng phải được chuẩn bị theo phương pháp 1.

Một số thông số để gia công mẫu được quy định trong ISO 2818. Với các vật liệu gia cường đồng hướng, mẫu thử phải được lấy với trục nằm trong khoảng 0,5o so với trục sợi trung bình.

CHÚ THÍCH Hướng dẫn bổ sung về mẫu thử gia công bằng máy được nêu trong Phụ lục A.

6.3. Kiểm tra

Mẫu thử không được bị xoắn và các cặp bề mặt phải song song và vuông góc với nhau. Các bề mặt và cạnh không được có vết xước, rỗ, vết bẩn và sần sùi. Mẫu thử phải được kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu này bằng mắt thường so với các mép phẳng, tấm phẳng vuông và đo bằng calip micromet. Các mẫu thử có sai khác so với một hoặc nhiều các yêu cầu này tới mức đo được hoặc quan sát được sẽ bị loại bỏ hoặc được gia công bằng máy đến kích thước và hình dáng yêu cầu trước khi thử.

7. Số lượng mẫu thử

7.1. Thử ít nhất năm mẫu thử theo mỗi hướng. Số lượng phép đo có thể nhiều hơn năm nếu có yêu cầu độ chụm của giá trị trung bình tốt hơn.

Có thể tính toán điều này bằng phương thức khoảng tin cậy (xác suất 95 %, xem ISO 2602).

7.2. Các kết quả thu được từ mẫu thử bị đứt trong phần kẹp hoặc táp đầu phải bị loại bỏ và thay bằng mẫu thử mới. Mẫu thử thay thế cũng phải được sử dụng nếu việc uốn mẫu thử vượt quá giá trị giới hạn cho phép trong 9.8.

CHÚ THÍCH Phương pháp này có thể cho kết quả phá hủy tại mép của cơ cấu tác dụng tải hoặc tại táp đầu hơn là tại phần giữa của chiều dài đo. Các phá hủy này có thể chấp nhận được nhưng phải lưu ý để giảm thiểu bằng cách sử dụng các loại cơ cấu tác dụng tải và táp khác.

8. Điều hòa

Điều hòa mẫu thử theo quy định trong tiêu chuẩn của vật liệu được thử. Khi không có thông tin về điều này, chọn điều kiện thích hợp nhất trong ISO 291, trừ khi có quy định của các bên liên quan, ví dụ thử ở nhiệt độ cao hoặc thấp.

9. Cách tiến hành

9.1. Tiến hành phép thử trong môi trường được quy định trong tiêu chuẩn đối với vật liệu được thử. Khi không có thông tin về điều này, chọn điều kiện thích hợp nhất trong ISO 291, trừ khi có quy định của các bên liên quan, ví dụ thử ở nhiệt độ cao hoặc thấp.

9.2. Đo chiều rộng b của từng mẫu thử chính xác đến 0,1 mm và độ dày h chính xác đến 0,02 mm.

9.3. Gắn dưỡng đo biến dạng hoặc dụng cụ đo biến dạng và đặt thiết bị ghi biến dạng cần thiết. Yêu cầu phải thực hiện hai phép đo biến dạng (trên mỗi mặt của mẫu đo, nghĩa là đo trên hai mặt đối diện) để chắc chắn rằng hiện tượng uốn cột không xảy ra. Biến dạng uốn kiểu Euler phải được kiểm tra nếu biến dạng trên một mặt đảo ngược (giảm) trong khi biến dạng trên mặt đối diện tăng nhanh.

Với các lô mẫu thử lớn hơn năm, các phép thử có thể được tiến hành mà không cần thực hiện hai phép đo biến dạng miễn là:

a) năm mẫu thử đầu tiên chỉ ra phá hủy ở biến dạng uốn nhỏ hơn giá trị cho trong 9.8 sử dụng phép đo biến dạng trên hai mặt đối diện;

b) không có sự thay đổi điều kiện thử (nghĩa là lô, kiểu mẫu thử, điều kiện thử, người thực hiện, thiết bị thử, v.v...)

c) các phép thử được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn mà không phá vỡ sự thẳng hàng của cơ cấu.

Trong các trường hợp này, giá trị modul nếu có yêu cầu, có thể xác định được từ một phép đo biến dạng.

Sự thay đổi cách tiến hành phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.

9.4. Gắn mẫu thử vào cơ cấu thử nén.

9.5. Đặt tốc độ thử đến 1 mm/min ± 0,5 mm/min và tác dụng tải cho đến khi mẫu thử bị phá hủy.

9.6. Ghi liên tục tải trọng và biến dạng nếu được, hoặc ít nhất ghi lại các dữ liệu tại các khoảng biến dạng cách đều nhau.

9.7. Ghi lại tải trọng tối đa chịu được bởi mẫu thử trong quá trình thử.

9.8. Kiểm tra xem phép thử có hợp lệ không (xem 7.2). Một phép thử hợp lệ nếu phá hủy xảy ra ở trong hoặc tại đầu chiều dài đo của mẫu thử. Có thể không có phá hủy (đứt) tại các đầu mẫu thử khi chịu tải theo phương pháp B.

Sự uốn được chấp nhận nếu chênh lệch giữa các biến dạng ghi được trên từng mặt của mẫu thử trong suốt quá trình thử cho đến khi phá hủy là

trong đó

e11a e11b là biến dạng theo chiều dọc trên các mặt đối diện của mẫu thử.

Nếu có sự chênh lệch biến dạng lớn thì nên nghĩ đến phá hủy biến dạng uốn cột Euler, có thể sử dụng Phụ lục D để tính độ dày nên dùng đối với mẫu thử loại B.

9.9. Ghi lại kiểu phá hủy (xem Hình 6).

10. Biểu thị kết quả

10.1. Tính độ bền nén, scM biểu thị bằng megapascal theo công thức

scM =

trong đó

Fmax là tải trọng tối đa, tính bằng niutơn;

b là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét;

h là độ dày của mẫu thử, tính bằng milimét.

10.2. Tính modul nén, Ec biểu thị bằng megapascal, theo công thức

trong đó

sc là ứng suất nén tại ec = 0,0025, tính bằng megapascal;

sc là ứng suất nén tại ec = 0,0005, tính bằng megapascal.

Xem Hình 5 [ec  = 0,0005 và ec = 0,0025 là các giá trị trung bình nếu các giá trị biến dạng trên các mặt đối diện nhau của mẫu thử không bằng nhau (xem 9.8)].

10.3. Tính biến dạng phá hủy nén ecM từ giá trị trung bình của các biến dạng theo chiều dọc (e11a e11b ) tại điểm phá hủy.

10.4. Tính giá trị trung bình của các kết quả thử và nếu có yêu cầu độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95 % của giá trị trung bình theo quy trình nêu trong ISO 2602.

11. Độ chụm

Độ chụm của phương pháp này chưa có vì không có dữ liệu liên phòng thử nghiệm.

12. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này, chỉ ra phương pháp tác dụng tải, loại mẫu thử được sử dụng;

b) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết đầy đủ vật liệu được thử, bao gồm: kiểu, nguồn gốc, số mã hiệu của nhà sản xuất và lịch sử trước đó, nếu có;

c) Tất cả các thông tin liên quan đến việc chuẩn bị mẫu thử, gồm có thông tin về hướng cắt/thử (ví dụ hướng 1 hoặc 2 trong Hình 1);

d) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết hoàn toàn cơ cấu được sử dụng;

e) Kích thước của mẫu thử;

f) Điều kiện thử và quy trình điều hòa, nếu có;

g) Số lượng mẫu thử được thử;

h) Tốc độ thử;

i) Cấp chính xác của máy thử (xem ISO 5893);

j) Phương pháp đo biến dạng;

k) Các kết quả thử riêng lẻ, nếu có yêu cầu;

l) Giá trị trung bình của các kết quả riêng lẻ;

m) Kiểu phá hủy nhận được;

n) Độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95 % của các giá trị trung bình, nếu yêu cầu;

o) Ngày thử;

Hình 1 Tấm composite gia cường đồng hướng thể hiện các trục đối xứng

CHÚ DẪN

1

Khối đỡ trên

3

Mẫu thử

2

Vít khóa

4

Khối đỡ dưới

Hình 2 Sơ đồ mẫu thử nén và cơ cấu thử của phương pháp 1

 

CHÚ DẪN

1

Mẫu thử, không táp (hoặc táp)

4

Vít khóa

2

Khối đỡ

5

Táp

3

Mẫu thử

6

Tấm tải trọng đối đỉnh

 

 

7

Tấm mặt di chuyển được

Hình 3 Sơ đồ cơ cấu thử nén của phương pháp 2

CHÚ DẪN

1 Táp

2 Mẫu thử

Hình 4 Thiết kế mẫu thử được táp loại A và B (kích thước được nêu trong Bảng 1)

Hình 5 Biểu đồ ứng suất nén/biến dạng nén

Hình 6 Các kiểu phá hủy chấp nhận được

 

 

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Chuẩn bị mẫu thử

A.1. Gia công mẫu thử bằng máy

Trong tất cả các trường hợp, cần đề phòng:

- Tránh làm việc dưới các điều kiện có thể sinh ra nhiệt lớn trong mẫu thử (nên sử dụng chất làm mát). Nếu sử dụng chất làm mát dạng lỏng thì phải sấy khô mẫu ngay sau khi gia công.

- Kiểm tra tất cả các bề mặt cắt mẫu không có khuyết tật do gia công.

A.2. Chuẩn bị mẫu thử có dán táp đầu

Phương pháp được khuyến cáo sử dụng như sau:

Cắt từ vật liệu được thử một tấm có chiều dài của mẫu thử dự kiến và chiều rộng thích hợp để có được số lượng mẫu yêu cầu.

Xác định hướng "1" của vật liệu trong tấm.

Cắt các dải hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng táp yêu cầu.

Gắn các dải này vào tấm như sau:

a) Nếu có yêu cầu, mài bằng giấy ráp mịn hoặc đánh bóng nhẹ bằng vật liệu thích hợp, tất cả các bề mặt mà sẽ bôi keo dán.

b) Loại bỏ tất cả bụi khỏi các bề mặt này và làm sạch bằng dung môi thích hợp.

c) Dán các dải này dọc theo các đầu của tấm, song song với nhau và vuông góc với hướng theo chiều dài của mẫu thử như trong Hình A.1, sử dụng keo dán đóng rắn nguội (ví dụ keo epoxy hai thành phần) và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất keo. Có thể sử dụng màng keo đóng rắn nóng nếu nhiệt độ đóng rắn nhỏ hơn ít nhất 40 o so với nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh hoặc nhiệt độ đóng rắn của nhựa nền trong tấm nhiều lớp, tùy theo giá trị nào nhỏ hơn.

CHÚ THÍCH Nên sử dụng keo dán dạng màng có lớp mang mỏng. Keo này tốt nhất phải có độ bền trượt lớn hơn 30 MPa. Keo sử dụng về bản chất phải đàn hồi và có độ giãn dài khi đứt lớn hơn so với vật liệu được thử.

d) Giữ các phần đã dính với nhau tại lực nén, nhiệt độ và trong khoảng thời gian được khuyến cáo bởi nhà sản xuất keo.

e) Cắt tấm cùng với các dải hình thành các táp đầu thành cách mẫu thử (xem Hình A.1).

CHÚ THÍCH Đối với vật liệu đồng hướng, trục sợi trung bình có thể được xác định bằng cách tách mép của tấm thử. Hướng này có thể được xác nhận với một vài mẫu thử. Nếu việc tách này không tạo ra được mép sạch do sự không thẳng hàng giữa các lớp sợi thì không sử dụng tấm thử này, trừ khi nó đại diện cho kết quả của một sản phẩm hoặc quá trình cụ thể.

CHÚ DẪN

1. Chiều rộng yêu cầu

2. Hướng theo chiều dọc

3. Phần xén bỏ

Hình A.1 Tấm được táp dùng để chuẩn bị mẫu thử

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Cơ cấu thử nén của phương pháp 1

CHÚ DẪN

1 Miếng đệm chiều dài thử

2 Các trục (chốt) thẳng hàng

CHÚ THÍCH Độ dày tổng cộng của mẫu thử (4,5 mm) và sự song song của các đầu phụ tùng phải được duy trì trong khoảng dung sai được cho trong ASTM D 3410 để tránh ép chặt phần gá.

Hình B.1 Cơ cấu thử theo ASTM D 3410/A (Celanese)

Hình B.2 Cơ cấu thử theo ASTM D 3410/B (ITTRI)

 

PHỤ LỤC C

(tham khảo)

Cơ cấu thử nén của phương pháp 2

CHÚ DẪN

1

Chiều dài mẫu thử

4

Nêm

2

Phần giữ đầu mẫu thử

5

Vít khóa

3

Mẫu thử

 

 

Hình C.1 Cơ cấu chịu tải đối đầu theo ISO 8515

CHÚ DẪN

1 Vị trí của mẫu thử

CHÚ THÍCH Các vít khóa phải được tác dụng lực 5 N.m vào mỗi vít.

Hình C.2 Loại mẫu theo ASTM D 695 (sửa đổi) từ prEN 2850

(Kiểu này có mức độ đỡ đầu mẫu thử ít hơn so với bộ gá theo ISO 8515)

 

PHỤ LỤC D

(tham khảo)

Tiêu chuẩn biến dạng kiểu Euler

Thông tin dưới đây, được lấy từ ASTM D 3410, đưa ra hướng dẫn về tiêu chuẩn để tránh biến dạng kiểu Euler. Nếu nghi ngờ có biến dạng kiểu Euler từ phép đo biến dạng trên hai mặt đối diện thì việc kiểm tra dưới đây phải được thực hiện để xác định độ dày mới của mẫu thử (chỉ với mẫu thử loại B).

Độ dày mẫu thử, chiều dài đo và modul đàn hồi cùng xác định độ bền của mẫu nén có chiều dài đo không được đỡ và liên hệ với nhau bởi công thức (D.1). Giá trị modul mong muốn càng thấp thì độ bền nén mong muốn càng cao, phải sử dụng độ dày mẫu lớn hơn để tránh hiện tượng biến dạng (cột) kiểu Euler.

trong đó

Ec là modul nén theo hướng trục của mẫu thử, tính bằng megapascal;

sc là độ bền nén theo hướng trục của mẫu thử, tính bằng megapascal;

G13 là modul trượt qua toàn bộ chiều dày (được giả định bằng 4 MPa trong ASTM D 3410);

h là độ dày mẫu thử, tính bằng milimet;

L là chiều dài đo, tính bằng milimet.

CHÚ THÍCH Công thức trên dựa vào giả định rằng các đầu chịu tải và vật liệu đàn hồi tuyến tính. Các composite thông dụng thường có đáp ứng trượt không tuyến tính và các tính toán về biến dạng cột không đàn hồi kể cả trong các điều kiện kẹp chặt đầu mẫu cũng có thể cho kết quả tải trọng uốn cột cao hơn so với điều kiện tải trọng trực tiếp vào đầu mẫu đàn hồi.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ASTM D 695:1996, Standard test method for compressive properties of rigid plastics.

[2] ASTM D 3410/D 2410M:1995, Standard test method for compressive properties of polymer matrix composite materials with unsupported gage section by shear loading.

[3] CRAG 400, Method of test for longitudinal compression strength and modulus of unidirectional fibre reinforced plastics, RAE TR 88012 (1988).

[4] DIN 65380:1991, Aerospace; fibre reinforced plastics; testing of unidirectional laminates and woven-fabric laminates; compression test.

[5] ISO 604:1993, Plastics - Determination of compressive properties.

[6] ISO 8515:1991, Textile-glass-reinforced plastics - Determination of compressive properties in the direction parallel to the plane of lamination (withdrawn in 1999 following publication of this International Standard).

[7] JIS K 7076, Testing method for compressive properties of carbon fibre reinforced plastics.

[8] prEN 2850, Aerospace series - Carbon thermosetting resin, unidirectional laminates - Compression test parallel to the fibre direction.

[9] SACMA SRM1-88, Compressive properties of orientated fiber-resin composites, Supplier of Advanced Composite Materials Association, USA.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi