Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10566-2:2014 ISO 22745-2:2010 Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 2: Từ vựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10566-2:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10566-2:2014 ISO 22745-2:2010 Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 2: Từ vựng
Số hiệu:TCVN 10566-2:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10566-2:2014

ISO 22745-2:2010

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 2: TỪ VỰNG

Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data -Part 2: Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 10566-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 22745-2:2010.

TCVN 10566-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn:

- TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản;

- TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng;

- TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển;

- TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn xây dựng thuật ngữ;

- TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ;

- TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển;

- TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở;

- TCVN 10566-30:2014(ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Trình bày hướng dẫn định danh;

- TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng;

- TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Trình bày dữ liệu cái;

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 2: TỪ VỰNG

Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 2: Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm từ vựng được dùng trong tất cả các phần tiêu chuẩn của bộ TCVN 10566. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:

- Các thuật ngữ liên quan đến các từ điển kỹ thuật mở (OTD) và ứng dụng cho dữ liệu cái. Tiêu chuẩn này bao gồm:

- Các thuật ngữ được xác định trong bộ TCVN 10566;

- Các thuật ngữ được xác định trong các tiêu chuẩn khác và được tham chiếu trong bộ TCVN 10566.

2. Các thuật ngữ liên quan đến đối tượng, lớp và đặc tính

2.1. Lớp (class)

Nhóm các đối tượng có đặc tính chung.

VÍ DỤ "điện thoại", "bàn", "ghế", "ổ bi" và "bóng ten-nít" là các lớp.

2.2. Đặc tính (property)

Chất lượng hoặc tính năng của một đối tượng.

2.3. Đối tượng (object)

Mọi thứ có thể hiểu và nhận thức.

CHÚ THÍCH 1 Đối tượng có thể là vật chất (ví dụ: nguồn năng lượng, tờ giấy, viên kim cương), phi vật chất (ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi, kế hoạch dự án) hoặc được tưởng tượng (ví dụ: con Kỳ lân).

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.1.1]

CHÚ THÍCH 2 Bơm ly tâm xuyên tâm có số sê -ri AX52386 là một đối tượng. Cấu trúc chung của nó được xác định bởi lớp bơm ly tâm xuyên tâm.

3. Các thuật ngữ liên quan đến ngữ pháp

3.1. Cụm danh từ (noun phrase)

Chuỗi gồm một hoặc nhiều từ mà chức năng trong một câu là chủ ngữ, bổ ngữ hoặc đối tượng giới từ.

VÍ DỤ Chuỗi các từ "bu lông đầu bốn cạnh" là một cụm danh từ.

3.2. Phần đầu (head)

Từ hoặc nhóm từ trong một cụm từ mà quanh đó là cụm các cấu thành khác.

VÍ DỤ 1 Trong cụm từ "bu-lông đầu bốn cạnh", từ "bu-lông" là phần đầu.

VÍ DỤ 2 Trong cụm từ " ổ bi xuyên tâm với vòng xoay bên trong ", từ "ổ" là phần đầu.

3.3. Từ hạn định (determiner)

Phần từ của một cụm danh từ dùng để xác định số lượng hoặc định danh các cá nhân cụ thể.

VÍ DỤ Các từ hạn định gồm các mạo từ (ví dụ trong tiếng Anh, "the" và "a"), từ chỉ số lượng (ví dụ, "nhiều", "nhiều nhất", "mỗi"), từ chỉ định (ví dụ, "cái này", "cái đó") và đại từ sở hữu (ví dụ, "của tôi", "của bạn", "của anh ấy", "của chị ấy").

3.4. Từ bổ nghĩa (modifier)

Từ hoặc nhóm từ để giới hạn hoặc mô tả một từ hoặc nhóm từ khác.

CHÚ THÍCH Từ bổ nghĩa có thể là một tính từ, trạng từ,cụm từ hoặc mệnh đề có vai trò như một tính từ hoặc trạng từ.

4. Các thuật ngữ liên quan đến khái niệm

4.1. Khái niệm (concept)

Đơn vị tư duy được cấu thành bởi một tập duy nhất các đặc trưng cần thiết.

4.2. Nội hàm (intension)

Tập các đặc trưng cấu tạo nên khái niệm. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.9]

4.3. Ngoại diên (extension)

Toàn bộ các đối tượng mà một khái niệm tương ứng. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.8]

4.4. Dấu hiệu (signifier)

Dạng vật lý (như là: âm thanh, từ được in hoặc hình ảnh) của một ký hiệu ngôn ngữ phân biệt với ý nghĩa của nó.

5. Các thuật ngữ liên quan đến tập hợp

5.1. Khái niệm riêng (individual concept)

Khái niệm chỉ tương ứng với một đối tượng.

CHÚ THÍCH 1 Các ví dụ về các khái niệm riêng là ‘Sao Thổ’, 'Tháp Eiffel'.

CHÚ THÍCH 2 Các khái niệm riêng thường được thể hiện bởi các tên gọi.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.2]

5.2. Khái niệm chung (general concept)

Khái niệm tương ứng với hai hoặc nhiều đối tượng tạo một nhóm bởi các đặc tính chung.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về các khái niệm chung là hành tinh, tháp.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.3]

6. Các thuật ngữ liên quan đến vai trò khái niệm

6.1. Khái niệm cấp trên (superordinate concept)

Khái niệm hoặc là khái niệm chung hoặc là khái niệm bao hàm. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.13]

CHÚ THÍCH Là cấp trên không phải là đặc tính vốn có của một khái niệm. Hơn nữa, một khái niệm là cấp trên đối với một vài khái niệm khác.

VÍ DỤ Khái niệm về tua-bin làm mát máy bay là một khái niệm cấp trên đối với khái niệm khung cuộn vì khung cuộn có mối tương quan bộ phận với tua-bin làm mát máy bay.

6.2. Khái niệm cấp dưới (subordinate concept)

Khái niệm hoặc là khái niệm cụ thể hoặc là khái niệm bộ phận. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.14]

CHÚ THÍCH Là cấp dưới không phải là một đặc tính vốn có của một khái niệm. Hơn nữa, một khái niệm là cấp dưới đối với một vài khái niệm khác.

VÍ DỤ Khái niệm của khung cuộn là khái niệm cấp dưới đối với khái niệm về tua-bin làm mát máy bay vì khung cuộn có mối tương quan bộ phận với tua-bin làm mát máy bay.

6.3. Khái niệm ngang hàng (coordinate concept)

Khái niệm cấp dưới có cùng khái niệm cấp trên gần nhất và cùng tiêu chí về phần chia như một vài khái niệm khác trong một hệ thống khái niệm đã cho.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.19]

VÍ DỤ Tua-bin làm mát máy bay được cấu tạo từ một bánh lái tua-bin, một khung cuộn và một bánh đẩy.Tồn tại các mối tương quan bộ phận tồn tại giữa tua-bin làm mát máy bay và bánh lái tua-bin. giữa tua-bin làm mát máy bay và khung cuộn.giữa tua-bin làm mát máy bay và bánh đẩy. Các khái niệm bánh lái tua-binkhung cuộn và bánh đẩy là các khái niệm ngang hàng.

7. Các thuật ngữ liên quan đến khái quát hóa

7.1. Mối tương khái quát (generic relation)

Mối tương quan giữa hai khái niệm, trong đó,nội hàm của một trong các khái niệm gồm nghĩa của khái niệm khác và ít nhất một đặc trưng phân định bổ sung.

CHÚ THÍCH Mối tương khái quát tồn tại giữa các khái niệm:từ và đại từ, xe cộ và ô tô, người và trẻ em.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.21]

VÍ DỤ Mối tương khái quát tồn tại giữa điện trở biến đổi không dây cắt và điện trở biến đổi không dây cắt không chính xác.

7.2. Khái niệm khái quát (generic concept)

Khái niệm trong mối tương khái quát có nội hàm chặt chẽ hơn. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.15]

VÍ DỤ Mối tương khái quát tồn tại giữa rô-to và rô-to phanh đĩa. Trong mối tương quan này, rô-to là khái niệm khái quát và rô- to phanh đĩa là khái niệm cụ thể.

7.3. Khái niệm cụ thể (specific concept)

Khái niệm trong một mối tương khái quát có nội hàm rộng hơn. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.16]

VÍ DỤ Mối tương quan khái quát tồn tại giữa rô-to và rô-to phanh đĩa. Trong mối tương quan này, rô-to là khái niệm khái quát và rô-to phanh đĩa là khái niệm cụ thể.

8. Các thuật ngữ liên quan đến việc phân chia

8.1. Mối tương quan bộ phận (partitive relation)

Mối tương quan giữa hai khái niệm trong đó một trong các khái niệm cấu thành tổng thể và khái niệm khác là một phần của tổng thể đó.

CHÚ THÍCH Mối tương quan bộ phận tồn tại giữa các khái niệm tuần và ngày, phân tử và nguyên tử.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.22]

VÍ DỤ Tua-bin làm mát máy bay được cấu tạo từ bánh lái tua-bin, khung cuộn và bánh đẩy.Mối tương quan bộ phận tồn tại giữa tua-bin làm mát máy bay và bánh lái tua-bin, giữa tua-bin làm mát máy bay và khung cuộn, giữa tua-bin làm mát máy bay và bánh đẩy.

8.2. Khái niệm bao hàm (comprehensive concept)

Khái niệm trong mối tương quan bộ phận được coi là tổng thể.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.17]

VÍ DỤ Mối tương quan bộ phận tồn tại giữa tua-bin làm mát máy bay và bánh lái tua-bin. Trong mối tương quan này, tua-bin làm mát máy bay là khái niệm bao hàm.

8.3. Khái niệm bộ phận (partitive concept)

Khái niệm trong một mối tương quan bộ phận được coi là một trong các phần tạo nên tổng thể. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.18]

VÍ DỤ Tua-bin làm mát máy bay được cấu tạo từ bánh lái tua-binkhung cuộn và bánh đẩy.Bánh đẩy là một khái niệm bộ phận đối với tua-bin làm mát máy bay.

9. Các thuật ngữ liên quan đến đặc trưng

9.1. Đặc trưng (characteristic)

Đơn vị tư duy tương ứng với các đặc tínhchung cho một tập các đối tượng.

9.2. Đặc trưng cốt yếu (essential characteristic)

Đặc trưng không thể thiếu để hiểu một khái niệm.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.6]

9.3. Đặc trưng phân định (delimiting characteristic)

Đặc trưng cốt yếu được dùng cho việc phân biệt một khái niệm với các khái niệm liên quan.

CHÚ THÍCH Đặc trưng phân định hỗ trợ cho chỗ tựa có thể được dùng cho việc phân biệt các khái niệm ghế đẩu và ghế tựa.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.7]

9.4. Đặc trưng cần thiết (necessary characteristic)

Đặc trưng luôn đúng về mỗi đối tượng theo ngoại diên của một khái niệm đã cho.

9.5. Đặc trưng đủ (sufficient characteristic)

Đặc trưng trong một tập các đặc trưng để xác định một đối tượng nào đó thuộc ngoại diên của một khái niệm cho trước hay không.

CHÚ THÍCH Đặc trưng đủ không cần thiết phải đúng đối với tất cả các đối tượng theo ngoại diên của khái niệm.

VÍ DỤ Mọi đối tượng có các đặc tính tương ứng với các đặc trưng ‘đã sinh con’ và ‘loài người’ thuộc ngoại diên của khái niệm ‘phụ nữ’, nhưng không phải tất cả phụ nữ đã sinh con.

10. Các thuật ngữ liên quan đến định nghĩa

10.1. Định nghĩa (definition)

Sự trình bày khái niệm bằng một tuyên bố mô tả dùng để phân biệt khái niệm đó với khái niệm liên quan.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.3.1]

10.2. Định nội hàm (intensional definition)

Định nghĩa để mô tả nội hàm của một khái niệm bằng việc nêu rõ khái niệm cấp trên và việc phân định các đặc trưng.

CHÚ THÍCH Sau đây là một ví dụ về định nội hàm đối với khái niệm đèn dây tóc: đèn điện mà trong đó sợi dây tóc được đốt nóng bởi dòng điện và làm cho đèn phát ra ánh sáng.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.3.2]

10.3. Văn cảnh (context)

Văn bản minh họa một khái niệm hoặc việc sử dụng của một từ chỉ định.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.6.10]

10.4. Chú thích (note)

Phần trình bày đưa ra thông tin thêm tại bất kỳ phần nào đó của một mục nhập thuật ngữ. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.5]

11. Các thuật ngữ liên quan đến từ chỉ định

11.1. Từ chỉ định (designation)

Chỉ định (designator)

Cách thể hiện khái niệm bằng một ký hiệu biểu thị khái niệm đó.

CHÚ THÍCH Trong công tác thuật ngữ,ba kiểu từ chỉ định được phân biệt: các ký hiệu biểu trưng, tên gọi và thuật ngữ.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.1]

11.2. Tên gọi (appellation)

Tên (name)

Từ chỉ định bằng lời của một khái niệm riêng. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.2]

11.3. Thuật ngữ (term)

Từ chỉ định bằng lời của một khái niệm chung trong một lĩnh vực chủ đề cụ thể.

CHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ có thể gồm các ký hiệu biểu trưng và có thể có các biến thể, ví dụ: các dạng chính tả khác.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.3]

CHÚ THÍCH 2 Từ hoặc cụm từ có thể chỉ rõ các khái niệm chung khác nhau trong các lĩnh vực chủ đề khác nhau.

VÍ DỤ Trong các lĩnh vực chủ đề "Sinh học biển", từ tiếng Anh "dolphin" có thể chỉ rõ một động vật biển có vú (cá heo) giống cá voi có răng nhỏ với một mõm nhọn giống chim. Trong các lĩnh vực chủ đề "Hàng hải", cùng từ tiếng Anh "dolphin" có thể chỉ rõ một cột trụ neo tầu là một nhóm lớn các cọc gần nhau được sử dụng như một thiết bị chắn cho một vũng tàu đậu hoặc như một nơi bỏ neo tàu hoặc dẫn tàu thuyền.

11.4. Thuật ngữ cơ sở (basic term)

Danh từ với số tối thiểu các từ bổ nghĩa cần thiết để thiết lập một khái niệm.

11.5. Thuật ngữ đơn lập (simple term)

Thuật ngữ chỉ bao gồm một gốc.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về các thuật ngữ đơn lập là: âm thanh, ánh sáng.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.4]

11.6. Thuật ngữ phức hợp(complex term)

Thuật ngữ bao gồm hai hoặc nhiều gốc.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về các thuật ngữ phức hợp là:người đóng sách, bí quyết, mạch nhận dạng lỗi.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.5]

11.7. Từ đồng nghĩa (synonymy)

Mối tương quan giữa hoặc trong số các thuật ngữ trong một ngôn ngữ đã biết cùng thể hiện một khái niệm.

CHÚ THÍCH 1 Ví dụ mối tương quan của từ đồng nghĩa; giữa đơ-tê-ri và hy-đơ-rô nặng.

CHÚ THÍCH 2 Các thuật ngữ có thể hoán đổi trong mọi văn cảnh được gọi các từ đồng nghĩa; nếu chúng chỉ có thể hoán đổi trong một số văn cảnh, thì được gọi các từ gần-đồng nghĩa.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.19]

11.8. Đồng âm (homonymy)

Mối tương quan giữa các từ chỉ định và khái niệm trong một ngôn ngữ cho trước,trong đó,một từ chỉ định thể hiện hai hoặc nhiều khái niệm không liên quan.

CHÚ THÍCH 1 Ví dụ về đồng âm là:

Ca:

a. Một ca trực

b. Một vật dụng đựng nước

CHÚ THÍCH 2 Các từ chỉ định trong mối quan hệ của đồng âm được gọi các từ đồng âm.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.25]

11.9. Từ viết tắt (abbreviation)

Từ chỉ định được hình thành bởi việc tạo ra các từ hoặc chữ cái từ một dạng dài hơn và chỉ rõ cùng một khái niệm.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.9]

11.10. Acronym (từ được cấu tạo từ các chữ đầu của một nhóm từ)

Từ viết tắt được tạo từ các chữ cái đầu tiên của các thành phần trong dạng đầy đủ của từ chỉ định hoặc từ các âm tiết trong dạng đầy đủ và được phát âm theo từng âm tiết.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về các từ được cấu tạo từ các chữ đầu của một nhóm từ là: laser, DOS, GATT, UNESCO, UNICEF.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.10]

11.11. Xếp hạng chấp nhận thuật ngữ (term acceptability rating)

Việc xếp hạng được thiết lập từ một thang đo định trước và thường dùng để ước lượng một thuật ngữ.

CHÚ THÍCH Các xếp hạng thường như sau: ưu tiên, chấp nhận, không tán thành.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.14]

11.12. Thuật ngữ ưu tiên (preferred term)

Thuật ngữ được xếp hạng theo thang đo về xếp hạng chấp nhận thuật ngữ là thuật ngữ căn bản cho một khái niệm cụ thể.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.4.15]

12. Các thuật ngữ liên quan đến các khía cạnh về công tác thuật ngữ

12.1. Công tác thuật ngữ (terminology work)

Công tác liên quan đến việc sưu tập, mô tả, xử lý và trình bày có hệ thống các khái niệm và các từ chỉ định của khái niệm đó.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.6.1]

13. Các thuật ngữ liên quan đến dữ liệu thuật ngữ

13.1. Sưu tập dữ liệu thuật ngữ(terminological data collection)

Sưu tập dữ liệu bao gồm thông tin về khái niệm của các lĩnh vực chủ đề cụ thể. [ISO 1087-2:2000, định nghĩa 2.21]

13.2. Dữ liệu thuật ngữ (terminological data)

Dữ liệu liên quan đến các khái niệm hoặc các từ chỉ định của các khái niệm đó.

CHÚ THÍCH Dữ liệu thuật ngữ phổ biến hơn gồm thuật ngữ mục nhập, định nghĩa, chú thích, nhãn ngữ pháp, nhãn chủ đề, định danh ngôn ngữ, định danh quốc gia và định danh nguồn.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.1]

13.3. Mục nhập thuật ngữ (terminological entry)

Một phần của sưu tập dữ liệu thuật ngữ,bao gồm dữ liệu thuật ngữ liên quan đến một khái niệm.

CHÚ THÍCH Phù hợp với ISO 1087-2:2000.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.2]

13.4. Thuật ngữ mục nhập (entry term)

Thuật ngữ làm đầu đề cho một mục nhập thuật ngữ.

CHÚ THÍCH Thuật ngữ mục nhập thường tương ứng với thuật ngữ ưu tiên.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.4]

13.5. Nhãn ngữ pháp (grammatical label)

Thông tin trong mục nhập thuật ngữ chỉ ra các tính năng ngữ pháp của một thuật ngữ. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.6]

13.6. Nhãn chủ đề (subject label)

Thông tin trong mục nhập thuật ngữ chỉ ra lĩnh vực chủ đề. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.7]

13.7. Định danh ngôn ngữ (language identifier)

Thông tin trong một mục nhập thuật ngữ chỉ ra tên của một ngôn ngữ. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.8]

13.8. Định danh quốc gia (country identifier)

Thông tin trong một mục nhập thuật ngữ chỉ ra tên của một vùng địa lý, ở đó,sử dụng từ chỉ định. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.9]

13.9. Định danh nguồn (source identifier)

Thông tin trong một mục nhập thuật ngữ chỉ ra nguồn đang lập tài liệu dữ liệu thuật ngữ đó. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.8.10]

14. Các thuật ngữ liên quan đến dữ liệu và thông tin

14.1. Thông tin (information)

Tri thức liên quan đến các đối tượng,như là: các sự việc, sự kiện, sự vật, quá trình hoặc ý tưởng, bao gồm các khái niệm mà trong một văn cảnh nào đó mang một nghĩa nào đó.

[TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1:1993), định nghĩa 01.01.01]

14.2. Dữ liệu (data)

Cách thể hiện có thể diễn dịch của thông tin theo một dạng thức phù hợp cho truyền thông, diễn xuất hoặc xử lý.

CHÚ THÍCH Dữ liệu có thể được xử lý bởi con người hoặc bởi các phương tiện tự động.

[TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1:1993), định nghĩa 01.01.02]

14.3. Lớp đối tượng (object class)

Tập các ý tưởng, khái niệm trừu tượng hoặc sự vật trong thế giới thực được định danh với các ranh giới và ý nghĩa rõ ràng,có các đặc tính và hành vi theo cùng các qui tắc.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.22]

14.4. Giá trị (value)

Giá trị dữ liệu.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.37]

14.5. Giá trị cho phép (permissible value)

Thể hiện của một ý nghĩa giá trị được cho phép trong một miền giá trị cụ thể. [TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.28]

14.6. Ý nghĩa giá trị (value meaning)

Ý nghĩa hoặc nội dung ngữ nghĩa của một giá trị.

CHÚ THÍCH Cho trước một giá trị cho phép,cách thể hiện ý nghĩa giá trị của giá trị cho phép phải độc lập (và không ràng buộc) với cách thể hiện giá trị tương ứng của giá trị cho phép đó.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.39]

14.7. Miền giá trị (value domain) Tập các giá trị cho phép.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.38]

14.8. Hình ảnh (image)

Cách thể hiện một khái niệm chủ yếu bằng đồ họa.

CHÚ THÍCH Hình ảnh có thể gồm văn bản.

14.9. Dữ liệu cái (master data)

Dữ liệu được lưu giữ bởi một tổ chức để mô tả các thực thể độc lập và nền tảng đối với tổ chức đó và cần tham chiếu để thực hiện các giao dịch của tổ chức đó.

CHÚ THÍCH 1 Dữ liệu cái thường gồm các hồ sơ để mô tả khách hàng, sản phẩm, nhân viên, vật liệu, nhà cung cấp, dịch vụ, cổ đông, phương tiện, thiết bị và các qui tắc và điều lệ.

CHÚ THÍCH 2 Việc định rõ về dữ liệu cái được xem xét phụ thuộc vào quan điểm của tổ chức đó.

CHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ “thực thể” được dùng theo nghĩa chung, không giống với nghĩa được dùng trong việc lập mô hình thông tin.

VÍ DỤ Một giao dịch thẻ tín dụng liên quan đến hai thực thể được thể hiện bởi dữ liệu cái. Đầu tiên là việc phát hành tài khoản thẻ tín dụng của ngân hàng được định danh bởi số thẻ tín dụng, ở đây,dữ liệu cái bao gồm thông tin được yêu cầu bởi ngân hàng phát hành về tài khoản cụ thể. Thứ hai là việc chấp nhận tài khoản thương mại của ngân hàng được định danh bởi số thương mại, ở đây,dữ liệu cái bao gồm thông tin được yêu cầu bởi ngân hàng chấp nhận về tài khoản thương mại cụ thể.

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 11.1]

14.10. Cặp giá trị đặc tính (property value pair)

Trường hợp của một giá trị cụ thể cùng với một định danh cho một mục nhập từ điển khái niệm để xác định một đặc tính.

CHÚ THÍCH Phù hợp với TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 7.1.

15. Các thuật ngữ liên quan đến siêu dữ liệu

15.1. Kiểu dữ liệu (datatype)

Tập các giá trị phân biệt, được đặc trưng bởi các đặc tính của các giá trị đó và bởi các thao táctrên các giá trị đó.

[ISO/IEC 11404:2007, định nghĩa 4.11]

15.2. Phần tử dữ liệu (data element)

Đơn vị dữ liệu,trong đó,việc định nghĩa, định danh, thể hiện và các giá trị cho phép được qui định bởi tập các thuộc tính.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.8]

15.3. Thể hiện (representation)

Đặc tả khuôn mẫu mà các thành phần của tập dữ liệu cần gắn kết, bao gồm kiểu dữ liệu, các ràng buộc, kết hợp và biểu thức lô-gic

VÍ DỤ 1 Trình bày vật liệu cho một thanh rầm có thể là ALUMINUM ALLOY (hợp kim Nhôm), MIL-R-12545, ALLOY 6061 hoặc ALUMINUM ALLOY (hợp kim Nhôm), QQ-A-601, CLASS 9, COND F (và không có loại khác) là một ví dụ về một biểu thức lô- gic.

VÍ DỤ 2 Trình bày vật liệu vỏ máy bơm có thể là một kết hợp của ALUMINUM ALLOY (hợp kim Nhôm) 6061 và CHROMIUM (Crôm), QQ-C-320, TYPE 1, CLASS 2D là một ví dụ về đặc tả của một kết hợp.

15.4. Tính năng (feature)

Mẫu hình thức được nhận thức mà có một số ý nghĩa kỹ thuật cụ thể.

CHÚ THÍCH các đặc tính có thể được gán cho các tính năng, độc lập với các tính năng khác hoặc với một hạng mục như một tổng thể.

VÍ DỤ Các ví dụ về các tính năng cho một ổ đệm gồm:

· Hộp

· Lõi

· Bề mặt hình trụ ngoài

· Mép bánh xe (gờ nổi)

· Bề mặt ổ phẳng

· Lớp trung gian

· Chi tiết chèn vòng bi bên trong

· (các) chi tiết chèn vòng bi

· Lớp lót vòng bi (vật liệu phi-kim)

· Bề mặt cầu của chi tiết chèm vòng bi

· Bề mặt xương đệm thẳng đứng

16. Các thuật ngữ liên quan đến việc định danh

16.1. Lược đồ định danh (identification scheme)

Hệ thống cấp phát các định danh cho các đối tượng được đăng ký. [TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1:1998), định nghĩa 3.6]

16.2. Chỉ định mã quốc tế (international code designator)

ICD

Phần tử dữ liệu được dùng để định danh duy nhất một lược đồ định danh tổ chức. [TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1:1998), định nghĩa 3.8]

16.3. Định danh tổ chức (organization identifier)

OI

Định danh được gán cho một tổ chức trong một lược đồ định danh tổ chức và duy nhất trong lược đồ đó. [TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1:1998), định nghĩa 3.10]

16.4. Không gian mã (code space)

Miền trong một sổ đăng ký trong đó mỗi mã hạng mục đề cập tới một thực thể đơn.

CHÚ THÍCH 1 Không gian mã thường tương ứng với một hoặc nhiều lớp trong một mô hình dữ liệu.

CHÚ THÍCH 2 Trong bộ TCVN 10566, một không gian mã khác nhau được gán cho mỗi khái niệm hoặc danh mục phân loại phần tử khái niệm thông tin.

16.5. Tên tài nguyên đồng nhất (uniform resource name)

URN

Các định danh tài nguyên độc lập với địa điểm, lâu dài được xác định bởi công-xooc-xi-om trong khuyến cáo RFC 2141 hoặc các phiên bản sau của nó.

17. Các thuật ngữ liên quan đến từ điển

17.1. Từ điển tự vị (word dictionary)

Cuốn sách bao gồm các từ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái cùng với thông tin về hình thái, phát âm, chức năng, các nguyên gốc của từ và ý nghĩa của các từ đó.

VÍ DỤ Từ điển quốc tế phiên bản thứ ba của Webster, bản tóm tắt.

17.2. Từ điển khái niệm (concept dictionary)

Sưu tập về các mục nhập từ điển khái niệm cho phép tra cứu bằng định danh khái niệm

[ISO 29002-5:2009, định nghĩa 3.5]

17.3. Mục nhập từ điển khái niệm (concept dictionary entry)

Mô tả một khái niệm,tối thiểu bao gồm một định danh rõ ràng, một thuật ngữ và định nghĩa

CHÚ THÍCH Mô tả có thể chỉ bao gồm một thuật ngữ và định nghĩa, nhưng nó cũng có thể gồm các phần tử thông tin khác.

[ISO 29002-5:2009, định nghĩa 3.3]

17.4. Từ điển kỹ thuật mở (open technical dictionary)

OTD

Từ điển khái niệm phù hợp với TCVN 10566-1.

18. Các thuật ngữ liên quan đến địa phương hóa

18.1.

Mã địa phương hóa (localization code)

Định danh một ngôn ngữ, được dùng trong một phạm vi địa lý cụ thể.

19. Các thuật ngữ liên quan đến tiêu chuẩn hóa

19.1. Tiêu chuẩn (standard)

Tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn phải được dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm, và nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng.

[TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 5.2]

19.2. Đồng thuận (consensus)

Sự nhất trí chung không có sự bất đồng nghiêm trọng của các bên liên quan trong số các bên hữu quan đối với những vấn đề cốt yếu và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên hữu quan đều được xem xét và tất cả các tranh chấp được dung hoà.

CHÚ THÍCH Đồng thuận không nhất thiết phải nhất trí hoàn toàn.

[TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 3.7]

19.3. Cơ quan (body)

(chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn và qui chuẩn) là một thực thể hành chính hoặc pháp lý có cơ cấu và nhiệm vụ cụ thể.

CHÚ THÍCH Ví dụ cơ quan có thể là các tổ chức, cơ quan thẩm quyền, công ty, đơn vị cơ sở.

[TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 6.1]

19.4. Cơ quan thẩm quyền (authority)

Cơ quan có quyền lực theo luật định.

CHÚ THÍCH Cơ quan thẩm quyền có thể là cơ quan khu vực, quốc gia hoặc địa phương

[TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 6.5]

20. Các thuật ngữ liên quan đến tác nhân

20.1. Tổ chức (organization)

Khung cơ cấu duy nhất của cơ quan thẩm quyền trong đó một cá nhân hoặc các cá nhân hoạt động hoặc được chỉ định hoạt động hướng tới một vài mục đích.

[TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1:1998), định nghĩa 3.1]

20.2. Tổ chức duy trì từ điển (dictionary maintenance organization)

DMO

Tổ chức có trách nhiệm duy trì và phân phối một từ điển kỹ thuật mở.

20.3. Tổ chức đồng thuận (consensus organization)

Tổ chức xây dựng các đặc tả bằng cách sử dụng một quá trình đồng thuận để đáp ứng các yêu cầu về tính mở, không có sự thống trị và cân bằng.

20.4. Đại diện của tổ chức đồng thuận (representative of consensus organization)

ROCO

Cá nhân được bổ nhiểm bới bởi một tổ chức đồng thuận để đại diện tổ chức đối với tổ chức duy trì từ điển.

20.5. Bên đóng góp khái niệm (concept contributor)

Tổ chức là nguồn cho một hoặc nhiều thuật ngữ, định nghĩa hoặc hình ảnh tương ứng với một khái niệm.

20.6. Bên sử dụng khái niệm (concept user)

Tổ chức đã thông báo cho tổ chức duy trì từ điển ràng nó sử dụng hoặc dự định sử dụng một khái niệm.

20.7. Ban phê duyệt (validation committee)

VC

Nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực có thẩm quyền cuối cùng trên nội dung của từ điển kỹ thuật mở.

21. Các thuật ngữ liên quan đến quá trình duy trì

21.1. Yêu cầu đăng ký tổ chức đồng thuận(consensus organization registration request)

CORR

Yêu cầu để bổ sung một tổ chức vào danh sách các tổ chức đồng thuận được cấp phép để đệ trình thuật ngữ chuyên môn đối với việc bao gồm trong một từ điển kỹ thuật mở.

21.2. Yêu cầu khái niệm mới (new conceptrequest)

NCR

Yêu cầu để bổ sung một khái niệm vào một từ điển kỹ thuật mở.

21.3. Yêu cầu thay đổi tài liệu khái niệm(concept documentation change request)

CDCR

Yêu cầu để tạo một thay đổi đối với thuật ngữ chuyên môn tương ứng với một khái niệm.

CHÚ THÍCH Một thay đổi như vậy có thể gồm việc bổ sung một thuật ngữ, định nghĩa hoặc hình ảnh, việc đánh dấu một thuật ngữ, định nghĩa hoặc một ảnh khi được xóa bỏ hoặc việc kết hợp hai khái niệm.

21.4. Yêu cầu phê chuẩn (request for approval)

RFA

Yêu cầu được gửi bởi thư ký của một tổ chức duy trì từ điển tới những bên đóng góp cho một khái niệm để hỏi thỏa thuận của bên đóng góp cho một thay đổi trong việc lập tài liệu của khái niệm

22. Các thuật ngữ liên quan đến các kiểu mục

22.1. Hạng mục cung cấp (item of supply)

Lớp các hàng hóa hoặc dịch vụ có thể thay thế mà hoàn thành một hình thức hoặc chức năng phù hợp được xác định bởi một người mua.

22.2. Hạng mục sản xuất (item of production) hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp với một đặc tả được xác định bởi một nhà cung cấp.

CHÚ THÍCH Các hạng mục sản xuất thường được theo dõi bởi các số hiệu phần, các số hiệu mô hình hoặc các mã thủ tục.

22.3. Đơn vị trông coi kho dự trữ (stockkeeping unit)

sku

hạng mục kiểm kê được định danh bởi một từ chỉ định chữ-số duy nhất được gán cho một đối tượng trong một hệ thống kiểm soát kiểm kê.

CHÚ THÍCH Các cơ sở dữ liệu thuật ngữ chuyên môn được liên kết với các hệ thống kiểm soát kiểm kê và các hệ thống hậu cần sản xuất gồm các sku và các số hiệu phần, hoạt động như các từ chỉ định trong hệ thống thê rhieenj đối tượng đang hỏi. Vì vậy, chúng có chức năng giống các thuật ngữ và thậm chí có đặc trưng của các thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ và sáng tạo văn bản chung.

VÍ DỤ đối với mục nhập danh mục phân loại: "PLAID FLANNEL PANTS #5193 Kích cỡ 3, 4, 6, 7, 10, 12", "#5193-6" thể hiện một sku đối với hạng mục: Số hiệu kiểu dáng #5193, kích cỡ 6.

[ISO 12620:1999, định nghĩa A.2.1.17.1]

22.4. Số hiệu phần (part number)

Từ chỉ định chữ-số duy nhất được gán cho một đối tượng trong một hệ thống sản xuất.

CHÚ THÍCH Các cơ sở dữ liệu thuật ngữ chuyên môn được liên kết với các hệ thống kiểm soát kiểm kê và các hệ thống hậu cần sản xuất gồm các sku và các số hiệu phần, có chức năng như các từ chỉ định trong hệ thống thể hiện đối tượng đang hỏi. Vì vậy, chúng có chức năng giống các thuật ngữ và thậm chí có đặc trưng của các thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ và sáng tạo văn bản chung.

VÍ DỤ Các số hiệu phần mẫu từ một hệ thống sản xuất tàu điện tự động, ở đây, mỗi đoạn của số hiệu đó thể hiện một mức phân loại khác nhau trong hệ thống:

vỏ khớp ly hợp 1 110 036 00 a

mép bánh xe đĩa lại 3 125 125 04 b bản hãm đĩa lái 3 124 119 01 a

bản vỏ đĩa lái 3 122 234 00 c lò xo màn chắn 4 220 100 00 g

[ISO 12620:1999, định nghĩa A.2.1.17.2]

23. Các thuật ngữ liên quan đến đặc tả

23.1. RFC (request for comments)

Phiên bản phân biệt của một đặc tả liên quan-tiêu chuẩn Internet.

CHÚ THÍCH Xem RFC 2026.

23.2. Hướng dẫn đinh danh (hướng dẫn định danh)

IG

Đặc tả dữ liệu trong cú pháp được qui định trong TCVN 10566-30 và sử dụng các định danh khái niệm từ một từ điển kỹ thuật mở.

CHÚ THÍCH 1 Một hướng dẫn định danh thường được duy trì bởi một tổ chức nhận dữ liệu, ví dụ, một người mua hoặc nhóm người mua.

CHÚ THÍCH 2 Một hướng dẫn định danh đôi skhi được đề cập như một "khuôn mẫu các đặc tính và các qui tắc".

PHỤ LỤC A

(qui định)

Định danh tài liệu

Để đưa ra định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng { tiêu chuẩn TCVN 10566 phần (2) phiên bản (1) } được gán cho tiêu chuẩn này. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1 và được mô tả trong ISO 10303-1.

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Hỗ trợ thuật ngữ và định nghĩa

B.1. Yêu cầu chung

Phụ lục này bao gồm các thuật ngữ được tham chiếu bởi các định nghĩa trong các Điều 2 đến 23 nhưng khác với các định nghĩa được chấp nhận đối với bộ TCVN 10566.Các định nghĩa trong Phụ lục này được bao gồm để cho phép việc thông hiểu các định nghĩa tham chiếu đến các định nghĩa này. Các định nghĩa trong các Điều 2 đến 23 được coi là qui định đối với bộ TCVN 10566.

B.2. Thuật ngữ và định nghĩa từ các tiêu chuẩn khác

B.2.1. Thuộc tính (attribute)

Đặc trưng của một đối tượng hoặc thực thể.

[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.1.1]

B.2.2. Đặc tính (property)

đặc trưng chung cho tất cả các thành phần của một lớp đối tượng. [TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), định nghĩa 3.3.29]

B.2.3. Khái niệm (concept)

đơn vị của tri thức được tạo bởi một kết hợp duy nhất của các đặc tính.

CHÚ THÍCH Các khái niệm không nhất thiết được giới hạn đối với ngôn ngữ nào đó. Tuy nhiên, chúng bị ảnh hưởng bởi nền tảng văn hóa hoặc xã hội thường dẫn đến các cách phân loại khác nhau.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.1]

VÍ DỤ điện trở, điện trở dây quấn cố định không cảm ứng, định mức dòng tải cảm ứng tiếp xúc tại định mức điện áp DC cực đại, vôn trên mi-ni inch, đồng hồ đo mét, ral 3030 màu đỏ phản xạ cao và chuỗi (kiểu dữ liệu) là các khái niệm.

B.2.4. Khái niệm (concept)

đơn vị của tư duy.

VÍ DỤ "Xe cộ", "màu", "màu đỏ" và "đơn vị mét" là các khái niệm.

[ISO 29002-5:2009, định nghĩa 3.1]

B.2.5. Hệ thống khái niệm (concept system)

Tập các khái niệm được cấu trúc theo các quan hệ giữa chúng. [ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.11]

B.2.6. Lĩnh vực chủ đề (subject field)

Lĩnh vực hiểu biết riêng biệt.

CHÚ THÍCH 1 Các ranh giới của một lĩnh vực chủ đề được xác định từ một quan điểm liên quan đến mục đích.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.1.2]

VÍ DỤ "Hóa học", "Y học" và "bảo trì và vận hành máy móc quá trình" là các ví dụ về các lĩnh vực chủ đề.

CHÚ THÍCH 2 Xem ISO 704 đối với việc thảo luận các lĩnh vực chủ đề và quan hệ của chúng với thuật ngữ chuyên ngành.

B.2.7. đặc trưng (characteristic)

Khái niệm trừu tượng của một đặc tính của một đối tượng hoặc của một tập các đối tượng.

CHÚ THÍCH Các đặc tính được dùng cho việc mô tả các khái niệm.

[ISO 1087-1:2000, định nghĩa 3.2.4]

VÍ DỤ "Làm từ gỗ" là một ví dụ của một đặc trưng.

B.2.8. dữ liệu (data)

Cách thể hiện thông tin theo một dạng được hình thức hóa phù hợp cho truyền thông, thông dịch, lưu trữ hoặc xử lý.

[ISO 1087-2:2000, định nghĩa 2.2]

B.2.9. Thực thể (entity)

Mọi sự vật trừu tượng hoặc cụ thể đang tồn tại, đã tồn tại hoặc có thể tồn tại, gồm các liên kết giữa các sự vật này.

CHÚ THÍCH Một thực thể tồn tại cho dù dữ liệu về nó có sẵn có hay không. VÍ DỤ một người, đối tượng, sự kiện, ý tưởng, quá trình, v.v.

[TCVN 7563-17:2009 (ISO/IEC 2382-17:1999), định nghĩa 17.02.05]

B.2.10. thông tin (information)

‹xử lý thông tin> tri thức liên quan các sự vật như các sự việc, các khái niệm, các đối tượng, các sự kiện, các ý tưởng

CHÚ THÍCH 1 phù hợp với ISO/IEC 2382-1:1993.

CHÚ THÍCH 2 thông tin được xác định khác nhau theo các phạm vi áp dụng khác nhau.

[ISO 1087-2:2000, định nghĩa 2.1]

B.2.11. Thông tin (information) Dữ liệu có ý nghĩa.

[TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), định nghĩa 3.7.1]

CHÚ THÍCH 1 Để coi là thông tin, dữ liệu cần được hiểu bởi các bên nhận dự kiến. Với ý nghĩa này nó cần theo một hình thức phù hợp cho con người hiểu và thông dịch và theo một ngôn ngữ để các bên nhận dự kiến có thể hiểu.

CHÚ THÍCH 2 Đôi khi, các phần tử dữ liệu riêng biệt không cấu thành nên dữ liệu đầy đủ ý nghĩa theo quyền của chính nó, mà trở thành dữ liệu đầy đủ ý nghĩa chỉ khi được nhóm với các phần tử dữ liệu khác. Ví dụ, dưới qui phạm thực hành nghiệp vụ thông thường, một ngày tháng trên hóa đơn chỉ cấu thành thông tin có nghĩa nếu nó được kèm theo ít nhất ba mảnh dữ liệu: chủ hóa đơn, người lập hóa đơn và lượng tiền trên hóa đơn. Tất nhiên, các phần tử dữ liệu khác, như là số hiệu hóa đơn đôi khi cũng được yêu cầu các trong văn cảnh nào đó.

B.2.12. Tổ chức (organization)

Cơ quan hoạt động theo quy chế thành viên mà thành viên là các cơ quan khác hoặc các cá nhân, có điều lệ và bộ máy quản trị riêng.

[TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), định nghĩa 6.2]

B.2.13. Giá trị đặc tính (property value)

Trường hợp của một giá trị cụ thể cùng với một định danh cho một mục nhập từ điển kỹ thuật để xác định một đặc tính.

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 7.1]

B.2.14. dữ liệu đặc trưng (chracteristic data)

mô tả của một thực thể bởi lớp mà nó thuộc vào và một tập các giá trị đặc tính.

CHÚ THÍCH tất cả tiêu chuẩn ISO 13584, ISO 15926, TCVN 10566, ISO 13399 và ISO/TS 29002 gồm dữ liệu đặc trưng trong các mô hình dữ liệu của chúng.

VÍ DỤ Hạng mục "Hex Cap Screw - A193 Cấp B7,.250-20 X 1.250" xuất hiện trong một danh mục phân loại của nhà sản xuất. Nó có thể được mô tả như:

Lớp: đinh vít mũ sáu cạnh

Các giá trị đặc tính:

[đặc tả vật liệu, A193 cấp B7]

[đường kính, 0.250 in]

[răng ren, 20/in]

[chiều dài, 1.250 in]

Trong dữ liệu đặc trưng thực tế, phần tử đầu tiên của mỗi dấu ngoặc đơn là một định danh cho một mục nhập từ điển dữ liệu. Các phần tử được thể hiện dạng giải mã để rõ ràng. [TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 7.2]

B.2.15. Cú pháp hình thức (formal syntax)

đặc tả về các đoạn hợp lệ của một ngôn ngữ hình thức có sử dụng một ngữ pháp hình thức.

CHÚ THÍCH 1 một ngôn ngữ hình thức có thể được trình diễn bằng máy tính.

CHÚ THÍCH 2 Các ngữ pháp hình thức thường là các ngữ pháp tùy ý theo văn cảnh Chomsky.

CHÚ THÍCH 3 Các biến thể của dạng thức Backus-Naur (BNF) như là dạng thức Backus-Naur tăng âm (ABNF) và Ký pháp của pháp Wirth (WSN) thường được dùng để qui định cú pháp của các ngôn ngữ lập trình máy tính và các ngôn ngữ dữ liệu.

VÍ DỤ 1 Một định nghĩa kiểu tài liệu (DTD) XML là một cú pháp hình thức.

VÍ DỤ 2 ISO 10303-21, bao gồm một cú pháp hình thức theo WSN đối với Các tệp vật lý ISO 10303.

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 6.1]

B.2.16. từ điển dữ liệu (data dictionary)

sưu tập về các mục nhập từ điển dữ liệu cho phép tra cứu bởi định danh mục nhập. [TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 8.1]

B.2.17. Mục nhập từ điển dữ liệu (data dictionary entry)

Mô tả của một kiểu thực thể bao gồm, tối thiểu, một định danh rõ ràng, một thuật ngữ và một định nghĩa.

CHÚ THÍCH 1 Trong kiến trúc dữ liệu ISO 8000, một đặc tính không cần được tương ứng với một kiểu dữ liệu cụ thể trong một từ điển dữ liệu. Liên kết giữa một đặc tính và một kiểu dữ liệu có thể được tạo trong một đặc tả dữ liệu.

CHÚ THÍCH 2 Để trao đổi một giá trị tương ứng với một mục nhập từ điển dữ liệu, nhiều thông tin hơn một định danh, có thể cần một tên và định nghĩa.Đối với một đặc tính, cần một kiểu dữ liệu. Phụ thuộc vào loại đặc tính, các phần tử dữ liệu khác như là đơn vị của đo lường và ngôn ngữ, cũng có thể cần thiết. Các sự vật này có thể được đưa ra trong từ điển dữ liệu, trong một đặc tả dữ liệu mà tham chiếu mục nhập từ điển dữ liệu hoặc tương ứng với bản thân các dữ liệu đó.

CHÚ THÍCH 3 Trong ISO 13584 kiến trúc dữ liệu, mục nhập từ điển cho một đặc tính được yêu cầu để tham chiếu một kiểu dữ liệu cụ thể. Do đó, một Mục nhập từ điển ISO 13584 là một trường hợp đặc biệt của nhiều khái niệm chung được xác định trong điều này, khi nó gồm các phân tử của một đặc tả dữ liệu.

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 8.2]

B.2.18. Đặc tả dữ liệu (data specification)

Các qui tắc đối với việc mô tả các hạng mục thuộc vào một lớp nào đó có sử dụng các mục nhập từ một từ điển dữ liệu.

VÍ DỤ 1 Một TCVN 10566-30 hướng dẫn định danh phù hợp là một đặc tả dữ liệu. VÍ DỤ 2 ISO 13584-501 xác định một đặc tả dữ liệu.

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 3.3]

B.2.19. Thông điệp dữ liệu cái (master data message)

Thông điệp được dùng cho trao đổi dữ liệu cái giữa các tổ chức.

CHÚ THÍCH Có nhiều dạng thức để một thông điệp có thể mang. Một số ví dụ là:

· Cuộc gọi dịch vụ web (dữ liệu cái bao gồm dữ liệu XML trong một phần bao SOAP);

· Thông điệp thư điện tử (dữ liệu cái bao gồm một tệp XML được đình kèm với thư điện tử đó);

· Cuộc gọi khẩn phương pháp từ xa Java (dữ liệu cái bao gồm các đối tượng Java được đăng nhiều lần theo đặc tả RMI Java);

· Cuộc gọi ODBC (dữ liệu cái bao gồm một tuyên bố cập nhật được mã hóa theo đặc tả the ODBC);

· Tệp dữ liệu cái được chứa trên một đĩa nhỏ được phân phối tới một tổ chức bởi một người (dữ liệu cái bao gồm một bảng tính).

[TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), định nghĩa 11.2]

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 704, Terminology work - Principles and methods (Công tác thuật ngữ-Nguyên tắc và phương pháp).

[2] ISO 1087-1:2000, Terminology work - Vocabulary - Part 1: Theory and application (Công tác thuật ngữ-Từ vựng-Phần 1: Lý thuyết và ứng dụng).

[3] ISO 1087-2:2000, Terminology work - Vocabulary - Part 2: Computer applications (Công tác thuật ngữ-Từ vựng-Phần 2: Ứng dụng máy tính).

[4] TCVN 10249-102:2013 (ISO 8000-102:2009), Chất lượng dữ liệu-Phần 102: Dữ liệu cái: Trao đổi dữ liệu đặc trưng: Từ vựng.

[5] TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), Hệ thống quản lý chất lượng-Nền tảng và từ vựng.

[6] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration - Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Trao đổi và thể hiện dữ liệu sản phẩm).

[7] ISO 12620:1999, Computer applications in terminology - Data categories (Ứng dụng máy tính trong thuật ngữ -Danh mục phân loại dữ liệu).

[8] ISO 13399 (all parts), Cutting tool data representation and exchange (Thể hiện và trao đổi dữ liệu công cụ cắt).

[9] ISO 13584 (all parts), Industrial automation systems and integration - Parts library (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Thư viện các phần).

[10] ISO 15926 (all parts), Industrial automation systems and integration - Integration of life-cycle data for process plants including oil and gas production facilities (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Tích hợp dữ liệu vòng đời trong các nhà máy xử lý bao gồm các phương tiện sản xuất dầu và khí ga).

[11] TCVN 10566-1 (ISO 22745-1), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản.

[12] TCVN 10566-30 (ISO 22745-30), Hệ thống tự động hóa ngành công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Part 30: Thể hiện hướng dẫn định danh.

[13] ISO/TS 29002-5, Industrial automation systems and integration - Exchange of characteristic data - Part 5: Identification scheme (Hệ thống tự động hóa ngành công nghiệp và tích hợp - Trao đổi dữ liệu đặc trưng - Phần 5: Lược đồ định danh).

[14] TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1:1993),Công nghệ thông tin-Từ vựng-Phần 1: Thuật ngữ cơ bản.

[15] TCVN 7563-17:2009 (ISO/IEC 2382-17:1999),Công nghệ thông tin-Từ vựng-Phần 17: Cơ sở dữ liệu.

[16] TCVN 7820-1:2007 (ISO/IEC 6523-1:1998),Công nghệ thông tin- Cấu trúc định danh tổ chức và các bộ phận của tổ chức-Phần 1: Định danh các lược đồ định danh tổ chức.

[17] ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1) - Part 1: Specification of basic notation (Công nghệ thông tin -Ký pháp cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1) -Phần 1: Đặc tả ký pháp cơ sở).

[18] TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004),Công nghệ thông tin-Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) - Phần 1: Khung cơ cấu.

[19] ISO/IEC 11404:2007, Information technology - General-Purpose datatype (GPD) (Công nghệ thông tin - Kiểu dữ liệu mục đích chung).

[20] TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:2004), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan-Thuật ngữ chung và định nghĩa.

[21] RFC 2026, The Internet Standards Process - Revision 3 (Quá trình tiêu chuẩn Internet-Soát xét 3).

[22] RFC 2141, URN Syntax (Cú pháp URN).

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Các thuật ngữ liên quan đến đối tượng, lớp và đặc tính

3. Các thuật ngữ liên quan đến ngữ pháp

4. Các thuật ngữ liên quan đến khái niệm

5. Các thuật ngữ liên quan đến tập hợp

6. Các thuật ngữ liên quan đến vai trò khái niệm

7. Các thuật ngữ liên quan đến khái quát hóa

8. Các thuật ngữ liên quan đến việc phân chia

9. Các thuật ngữ liên quan đến đặc trưng

10. Các thuật ngữ liên quan đến định nghĩa

11. Các thuật ngữ liên quan đến từ chỉ định

12. Các thuật ngữ liên quan đến các khía cạnh về công tác thuật ngữ

13. Các thuật ngữ liên quan đến dữ liệu thuật ngữ

14. Các thuật ngữ liên quan đến dữ liệu và thông tin

15. Các thuật ngữ liên quan đến siêu dữ liệu

16. Các thuật ngữ liên quan đến việc định danh

17. Các thuật ngữ liên quan đến từ điển

18. Các thuật ngữ liên quan đến địa phương hóa

19. Các thuật ngữ liên quan đến tiêu chuẩn hóa

20.Các thuật ngữ liên quan đến tác nhân

21. Các thuật ngữ liên quan đến quá trình duy trì

22. Các thuật ngữ liên quan đến các kiểu mục

23. Các thuật ngữ liên quan đến đặc tả

Phụ lục A Định danh tài liệu

Phụ lục B Hỗ trợ thuật ngữ và định nghĩa

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi