Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10566-11:2014 ISO 22745-11:2011 Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10566-11:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10566-11:2014 ISO 22745-11:2011 Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ
Số hiệu:TCVN 10566-11:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10566-11:2014

ISO 22745-11:2011

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 11: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY THUẬT NGỮ

Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 11: Guidelines for the formulation of terminology

Lời nói đầu

TCVN 10566-11:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22745-11:2010.

TCVN 10566-11:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn:

- TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản;

- TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng;

- TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển;

- TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ;

- TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ;

- TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển;

- TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở;

- TCVN 10566-30:2014(ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Trình bày hướng dẫn định danh;

- TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng;

- TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Trình bày dữ liệu cái;

HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 11: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY THUẬT NGỮ

Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 11: Guidelines for the formulation of terminology

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này gồm các hướng dẫn được khuyến cáo để xây dựng các thuật ngữ và định nghĩa cho các khái niệm trong từ điển kỹ thuật mở (OTD).

CHÚ THÍCH 1 Tiêu chuẩn này không bao gồm hướng dẫn xây dựng hình ảnh cho khái niệm để ghi vào danh mục phân loại. Các hướng dẫn như vậy có thể được bổ sung trong tương lai.

CHÚ THÍCH 2 Không yêu cầu phải tuân thủ các hướng dẫn này đối với các thuật ngữ hoặc định nghĩa trong OTD. Các hướng dẫn này được đưa ra như một khung cơ cấu cho các nhà phát triển thuật ngữ ngành công nghiệp để đảm bảo rằng các định nghĩa là nhất quán và hiểu được. Thuật ngữ phù hợp với các hướng dẫn này được đánh dấu là phù hợp trong OTD. Điều này cho phép người dùng có thể thực hiện tìm kiếm để lọc các thuật ngữ trên cơ sở tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa như một phần hoạt động phát triển hoặc duy trì OTD. Tiêu chuẩn không áp dụng cho thuật ngữ đạt được từ các tổ chức đồng thuận để chuẩn hóa thuật ngữ trước khi đệ trình để bao gồm trong OTD.

Điều sau đây trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:

● Nguyên tắc chung;

● Hướng dẫn trình bày thuật ngữ;

● Hướng dẫn trình bày định nghĩa;

CHÚ THÍCH 3 Các khái niệm được thể hiện trong OTD bao gồm:

● lớp;

● đặc tính;

● tính năng;

● thể hiện;

● đơn vị đo lường;

● hạn định đo lường;

● giá trị đặc tính;

● tiền tệ;

● kiểu dữ liệu.

Điều sau đây nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:

● Định danh cho khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh;

● Thủ tục duy trì OTD;

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 704, Terminology work - Principles and methods (Công tác thuật ngữ - Nguyên tắc và phương pháp);

TCVN 10566-2 (ISO 22745-2), Công nghệ thông tin - Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 2: Từ vựng.

ISO 80000-1:2009, Quantities and units - Part 1: General (Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Yêu cầu chung);

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10566-2.

4. Thuật ngữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ viêt tắt sau:

ACS

Hiệp hội Hóa học Mỹ (American Chemical Society)

AMA

Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association)

ASN

Ký pháp cú pháp trừu tượng (Abstract Syntax Notation)

DTD

Định nghĩa kiểu tài liệu (document type definition)

FR

Pháp (France)

IEV

Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Vocabulary)

IG

Hướng dẫn định danh (identification guide)

IUPAC

Liên minh quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry)

NF

Hiệp hội Dược quốc gia (National Formulary)

OTD

Từ điển kỹ thuật mở (Open Technical Dictionary)

UML

Ngôn ngữ lập mô hình thống nhất (Unified Modeling Language)

UK

Vương quốc Anh (United Kingdom)

US

Hoa kỳ (United States)

USP

Dược điển Hoa kỳ (United States Pharmacopeia)

USP-NF

Dược điển Hoa Kỳ-Hiệp hội Dược quốc gia (United States Pharmacopeia-National Formulary)

URL

Định vị tài nguyên đồng nhất (uniform resource locator)

XML

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language)

5. Giả định và khái niệm cơ bản

5.1. Mô hình tham chiếu

Hình 1 chỉ ra một mô hình khái niệm mức cao về thuật ngữ.

CHÚ THÍCH 1 Mô hình này tương thích với ISO 704.

CHÚ THÍCH 2 Mô hình này không dùng cho mô hình dữ liệu. TCVN 10566-10 gồm mô hình dữ liệu cho các OTD bao gồm thuật ngữ.

Hình 1 - Mô hình khái niệm mức cao về thuật ngữ.

Mỗi khái niệm được định nghĩa bởi một hoặc nhiều định nghĩa. Mỗi định nghĩa xác định đúng một khái niệm.

Mỗi khái niệm được chỉ định bởi một hoặc nhiều thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ chỉ định đúng một khái niệm.

Mỗi khái niệm không cần minh họa hoặc minh họa bằng nhiều hình ảnh. Mỗi hình ảnh minh họa đúng một khái niệm.

Mỗi định nghĩa sử dụng ngôn ngữ và chính tả được quy định bởi (và các thuật ngữ chung định nghĩa bởi) đúng một từ điển tự vị. Mỗi từ điển tự vị quy định ngôn ngữ và chính tả và xác định các thuật ngữ chung cho không hoặc nhiều định nghĩa.

Mỗi thuật ngữ sử dụng ngôn ngữ và chính tả được quy định bởi (và các thuật ngữ chung định nghĩa bởi) đúng một từ điển tự vị. Mỗi từ điển tự vị quy định ngôn ngữ và chính tả và xác định các thuật ngữ chung cho không hoặc nhiều thuật ngữ.

Mỗi hình ảnh sử dụng ngôn ngữ và chính tả được quy định bởi (và các thuật ngữ chung định nghĩa bởi) đúng một từ điển tự vị. Mỗi từ điển tự vị quy định ngôn ngữ và chính tả và xác định các thuật ngữ chung cho không hoặc nhiều hình ảnh.

Mỗi từ điển tự vị dành cho đúng một ngôn ngữ. Mỗi ngôn ngữ có một hoặc nhiều từ điển tự vị.

5.2. Đa ngữ

Cấu trúc trong Điều 5.1 cho phép một OTD có thể là đa ngữ.

VÍ DỤ 1 Trong một OTD nào đó, khái niệm màu sắc có các thuật ngữ tương ứng:

● “màu sắc”

o ngôn ngữ: tiếng Việt;

● “color”;

o ngôn ngữ: US tiếng Anh-Mỹ;

o từ điển tự vị: American Heritage [3];

● “colour”;

o ngôn ngữ: UK tiếng Anh-Anh;

o từ điển tự vị: Concise Oxford English [4];

● “couleur”;

o ngôn ngữ: FR tiếng Pháp;

o từ điển tự vị: Petit Robert [5].

Một khái niệm có thể có các định nghĩa trong một hoặc nhiều ngôn ngữ. Có thể có nhiều định nghĩa cho một khái niệm trong một ngôn ngữ cho trước.

CHÚ THÍCH 1 Mỗi thuật ngữ hoặc định nghĩa riêng phải trong một ngôn ngữ.

CHÚ THÍCH 2 Tập hợp các thuật ngữ tương ứng với một khái niệm cho trước và một từ điển tự vị cho trước được xem là từ đồng nghĩa (xem Điều 7.7).

6. Nguyên tắc chung

6.1. Ngôn ngữ từ điển

Mỗi thuật ngữ hoặc định nghĩa phải tương ứng với một từ điển tự vị được sử dụng với mục đích xác minh chính tả và xác định các thuật ngữ chung. Từ điển tự vị cũng chỉ ra ngôn ngữ của thuật ngữ hoặc định nghĩa (xem Điều 5.1).

CHÚ THÍCH 1 Các OTD có thể được phân loại như trong Bảng 1 dựa trên ngôn ngữ sử dụng.

Bảng 1 - Phân loại OTD theo ngôn ngữ sử dụng.

Lớp

Tiêu đề

Mô tả

1

đơn ngữ

Mỗi khái niệm trong OTD có hệ thống thuật ngữ (gồm ít nhất một thuật ngữ và ít nhất một định nghĩa) trong một ngôn ngữ cho trước, L. Tất cả các thuật ngữ và định nghĩa trong OTD đều trong ngôn ngữ L.

VÍ DỤ 1 Một OTD có tất cả thuật ngữ theo tiếng Anh.

VÍ DỤ 2 Một OTD có tất cả thuật ngữ theo tiếng Đức.

2

đơn ngữ cộng

Mỗi khái niệm trong OTD có hệ thống thuật ngữ (bao gồm ít nhất một thuật ngữ và ít nhất một định nghĩa) trong một ngôn ngữ cho trước, L1. Một số khái niệm có thuật ngữ hoặc định nghĩa có trong ngôn ngữ khác, L2,...

VÍ DỤ 3 Trong một OTD, mọi khái niệm có thuật ngữ theo tiếng Anh, và một số khái niệm cũng có thuật ngữ theo tiếng Đức.

3

đa ngữ

Mỗi khái niệm trong OTD có hệ thống thuật ngữ (bao gồm ít nhất một thuật ngữ và ít nhất một định nghĩa) theo từng ngôn ngữ thuộc một tập cho trước gồm hai hoặc nhiều ngôn ngữ, L1,...,Ln. Mỗi thuật ngữ hoặc định nghĩa trong OTD đó theo một trong các ngôn ngữ L1,..., Ln.

CHÚ THÍCH 2 Trong trường hợp n = 2, từ điển được gọi là “song ngữ”. Trong trường hợp n = 3, từ điển được gọi là “tam ngữ”.

VÍ DỤ 4 Trong một OTD, mỗi khái niệm có một thuật ngữ và một định nghĩa theo cả tiếng Anh và tiếng Đức (song ngữ).

VÍ DỤ 5 Trong một OTD, mỗi khái niệm có hệ thống thuật ngữ theo tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp (tam ngữ).

4

ngôn ngữ phân chia

Mỗi khái niệm trong OTD có hệ thống thuật ngữ (bao gồm ít nhất một thuật ngữ và ít nhất một định nghĩa) theo đúng một ngôn ngữ, nhưng không phải tất cả khái niệm có thuật ngữ theo cùng ngôn ngữ.

VÍ DỤ 6 Trong một OTD có một nửa các khái niệm có thuật ngữ theo tiếng Anh và một nửa các khái niệm còn lại có thuật ngữ theo tiếng Đức.

VÍ DỤ 7 Trong một OTD có 40% các khái niệm có thuật ngữ chỉ theo tiếng Anh, khoảng 30% khái niệm có thuật ngữ chỉ theo tiếng Đức và số khái niệm còn lại có thuật ngữ chỉ theo tiếng Pháp.

5

ngôn ngữ pha trộn

Mỗi khái niệm trong OTD có ít nhất một thuật ngữ và ít nhất một định nghĩa theo một vài ngôn ngữ; tuy nhiên, trong đó không có ngôn ngữ L1 nào mà mỗi khái niệm trong OTD đều có một thuật ngữ và một định nghĩa theo ngôn ngữ L1.

VÍ DỤ 8 Trong một OTD có 40% khái niệm có thuật ngữ chỉ theo tiếng Anh, khoảng 40% khái niệm có thuật ngữ chỉ theo tiếng Đức và khoảng 20% khái niệm có thuật ngữ theo cả tiếng Anh và tiếng Đức.

6.2. Nguyên tắc thay thế

Phải áp dụng “Nguyên tắc thay thế” sau đây cho các định nghĩa trong OTD.

Một định nghĩa hợp lệ nếu nó có thể thay thế một từ chỉ định trong văn bản mà không làm thay đổi hoặc mất mát ý nghĩa (Xem ISO 704).

VÍ DỤ Giả sử “cây” định nghĩa như sau:

cây

một thực vật thân gỗ to lớn, sống lâu năm

Xem xét câu: “một cây mọc trong rừng”. Áp dụng nguyên tắc thay thế, từ “cây” có thể được thay thế bằng định nghĩa trên, kết quả là: “Một một thực vật thân gỗ to lớn, sống lâu năm mọc trong rừng”. Từ “một” xuất hiện hai lần là sai. Như vậy định nghĩa bên dưới theo nguyên tắc thay thế là:

cây

thực vật thân gỗ to lớn, sống lâu năm

6.3. Định danh

Mỗi khái niệm, từ chỉ định và định nghĩa phải được định danh bằng một định danh toàn cầu tường minh.

7. Hướng dẫn trình bày thuật ngữ

7.1. Yêu cầu chung

Các hướng dẫn tại Điều 7 áp dụng cho các thuật ngữ được viết bằng tiếng Anh. Các hướng dẫn này phải được áp dụng cho một thuật ngữ trong một ngôn ngữ khác theo phạm vi phù hợp với các quy tắc ngữ pháp và cách sử dụng thông thường của ngôn ngữ đó.

Các hướng dẫn tại Điều 7 áp dụng chỉ cho các thuật ngữ ở các lớp.

Mỗi thuật ngữ chỉ định một khái niệm OTD phải là một cụm danh từ không có từ hạn định.

VÍ DỤ 1 Các phần bên dưới là các thuật ngữ chấp nhận được và không chấp nhận

Chấp nhận được

Không chấp nhận

Mi-crô

cái mi-crô

Công-tắc

Công-tắc này

Tụ điện

Tụ điện đó

Viên thuốc

Một viên thuốc

Tính biến đổi mật độ

Biến đổi mật độ

CHÚ THÍCH Danh từ đơn là trường hợp đặc biệt của cụm danh từ.

VÍ DỤ 2 Danh từ “nẹp dây” là một từ ghép, đó là một cụm danh từ và là thuật ngữ chấp nhận được cho khái niệm.

7.2. Thuật ngữ cơ sở

7.2.1. Yêu cầu chung

Thuật ngữ cơ sở là:

● từ đầu của thuật ngữ nếu thiết lập khái niệm trong một lớp; hoặc

● từ đầu của thuật ngữ cùng với từ bổ nghĩa đầu tiên khi cần thiết lập khái niệm của một lớp.

Từ phiếm hoặc không định giới là bị cấm trong danh sách danh từ cơ sở bị cấm (xem Điều 10.2) là không được xem xét để thiết lập khái niệm của một lớp. Nếu từ đầu là một trong một số những từ này thì thuật ngữ cơ sở đó phải bao gồm từ bổ nghĩa.

CHÚ THÍCH Mỗi OTD tự duy trì một danh sách các danh từ cơ sở bị cấm.

VÍ DỤ 1 Một số ví dụ bên dưới là từ phiếm hoặc không định giới, bản thân chúng không cấu thành thuật ngữ cơ sở:

● phụ kiện;

● thiết bị;

● chất lỏng;

● nhóm;

● dụng cụ;

● phần;

● đơn vị;

VÍ DỤ 2 Với thuật ngữ “đơn vị công suất phụ trợ”, thuật ngữ cơ sở là “đơn vị công suất”.

7.2.2. Ý nghĩa của thuật ngữ cơ sở

Nếu một từ bổ nghĩa bị loại bỏ khỏi một thuật ngữ cơ sở, kết quả là thuật ngữ không còn tham chiếu tới khái niệm theo lớp. Nhưng nếu bất kỳ một từ bổ nghĩa nào được thêm vào thành dạng thuật ngữ cơ sở, kết quả là thuật ngữ tham chiếu đến một khái niệm cụ thể, tức là một chuẩn hóa của khái niệm được tham chiếu bởi thuật ngữ cơ sở. Theo đó, điều này có thể tạo ra một hệ thống phân lớp bao gồm:

● lớp đỉnh: thực thể

● lớp thứ hai: các lớp được chỉ định bởi thuật ngữ cơ sở

● lớp thứ ba: các lớp được chỉ định bởi các thuật ngữ được tạo bởi thuật ngữ cơ sở cộng thêm một từ bổ nghĩa

● lớp thứ tư: các lớp được chỉ định bởi các thuật ngữ được tạo bởi thuật ngữ mức ba cộng thêm một từ bổ nghĩa bổ sung.

VÍ DỤ Hình 2 minh họa ví dụ một triển khai của hệ thống phân lớp

Hình 2 - Ví dụ triển khai hệ thống phân lớp

CHÚ THÍCH 1 Cách cấu trúc và thể hiện phân lớp nằm ngoài phạm vi của TCVN 10566.

CHÚ THÍCH 2 Không có hệ thống phân lớp đơn tự nhiên hay chuẩn chính thức, nhiều hệ thống phân lớp khác nhau có thể được xây dựng trên cùng một tập các lớp. Như ví dụ về hệ thống phân lớp trong Hình 2, ghế tựa bệnh viện có thể dễ dàng được liệt kê chuyên cho thiết bị bệnh viện hơn là ghế.

7.2.3. Sử dụng từ cụ thể nhất như một thuật ngữ cơ sở

Chỉ một danh từ đơn hoặc một cụm danh từ bao trùm hầu hết khái niệm cơ bản cụ thể của một hạng mục thì phải được coi là một thuật ngữ cơ sở.

VÍ DỤ Các cặp dưới đây là các thuật ngữ cơ sở chấp nhận được và không chấp nhận

Chấp nhận được

Không chấp nhận

ghế

thiết bị

giầy

đồ đi chân

mực

chất lỏng màu

7.2.4. Sử dụng ưu tiên từ đồng nghĩa

Thuật ngữ cơ sở hầu hết thường chấp nhận được trong thực tiễn kỹ thuật hoặc thương mại phải được sử dụng khi có hai hoặc nhiều thuật ngữ cơ sở là từ đồng nghĩa

VÍ DỤ Các cặp thuật ngữ cơ sở bên dưới là chấp nhận được và không chấp nhận

Chấp nhận được

Không chấp nhận

ủng

ủng bao

tủ nhiều ngăn

bàn làm việc

7.2.5. Sử dụng dạng số ít

Thuật ngữ cơ sở phải được viết ở dạng số ít, ngoại trừ trường hợp:

a. khi chỉ tên là dạng số nhiều;

VÍ DỤ 1 Các từ sau chấp nhận được vì chỉ ở dạng tên số nhiều:

o scissors (kéo);

o tongs (kìm);

o trousers (quần);

b. khi bản chất ở dạng số nhiều:

VÍ DỤ 2 Các từ sau chấp nhận được vì cần ở dạng số nhiều:

o đũa (đôi);

o giầy (đôi);

7.3. Từ bổ nghĩa

Các từ bổ nghĩa phải được sử dụng theo sự ưu tiên sau:

a. từ bổ nghĩa chỉ ra một hạng mục là gì (về hình dáng, cấu trúc hoặc dạng);

b. từ bổ nghĩa chỉ ra một hạng mục làm gì (chức năng);

c. từ bổ nghĩa chỉ ra ứng dụng của một hạng mục (được sử dụng làm gì);

d. từ bổ nghĩa chỉ ra vị trí của một hạng mục (được sử dụng tại đâu).

VÍ DỤ 1 “phi cơ” và “tự hành” là các từ bổ nghĩa chỉ ra vị trí của hạng mục.

NGOẠI LỆ Một từ bổ nghĩa không được thêm vào để phù hợp với các luật này nếu phần thêm là từ bổ nghĩa làm thuật ngữ mâu thuẫn với thuật ngữ chung được sử dụng trong công nghiệp. Trong trường hợp này, mỗi thuật ngữ phải không bị hạn chế để chỉ ra một khái niệm đơn nhất của thuật ngữ.

VÍ DỤ 2 Các cặp từ dưới đây là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

tủ nhiều ngăn

đồ đạc thuộc trang bị phòng ngủ, đỉnh tủ nhỏ hơn 40 in (101,6 cm) tính từ sàn.

CHÚ THÍCH Vật này thường có chiều dài đủ cái ngăn kéo và một cái gương.

tủ nhiều ngăn gia đình

đồ đạc thuộc trang bị phòng ngủ, đỉnh tủ nhỏ hơn 40 in (101,6 cm) tính từ sàn.

CHÚ THÍCH Vật này thường có chiều dài đủ cái ngăn kéo và một cái gương

dụng cụ sửa có tiếp xúc

dải phẳng, mỏng bằng nguyên liệu mềm dẻo, được phủ trên hai mặt bằng lớp hạt nhám.

NGOẠI LỆ Dụng cụ đánh bóng nha khoa và dải mài.

dụng cụ mài

dải phẳng, mỏng bằng nguyên liệu mềm dẻo, được phủ trên hai mặt bằng lớp hạt nhám.

NGOẠI LỆ Dụng cụ đánh bóng nha khoa và dải mài.

bút chì

dụng cụ cầm tay được sử dụng để viết và vẽ, bao gồm than chì gắn bằng keo với vỏ bằng gỗ hoặc giấy gói.

bút chì không cơ học

dụng cụ cầm tay được sử dụng để viết và vẽ, bao gồm than chì gắn bằng keo với vỏ bằng gỗ hoặc giấy gói.

bút chì cơ học

vật phẩm để viết hoặc để đánh dấu sử dụng các đầu có thể thay thế được

bút chì

(có nghĩa là bút chì không cơ học hoặc bút chì cơ học)

Từ bổ nghĩa đầu tiên phải được dùng ở phạm vi hẹp bởi một thuật ngữ cơ sở. Đối với thuật ngữ cơ sở đa khái niệm, kiểu đặc điểm này rõ ràng là từ bổ nghĩa đầu tiên phải mang nhiều khái niệm khác nhau.

Một từ được cho là trực tiếp sửa đổi một từ phải đứng trước từ mà nó sửa đổi, do đó hình thành một cụm từ bổ nghĩa.

VÍ DỤ 3

● Trong thuật ngữ máy quay ảnh chuyển động, “chuyển động” sửa đổi “ảnh”;

● Trong thuật ngữ rổ chiên rán đan dây, “đan” sửa đổi “dây”;

Những quy tắc sau áp dụng cho từ bổ nghĩa mang tính sở hữu

a. Một từ bổ nghĩa mang tính sở hữu cho danh từ số ít phải ở dạng số ít.

VÍ DỤ 4

o áo khoác nam;

o váy nữ;

b. Một từ bổ nghĩa mang tính sở hữu cho danh từ số nhiều phải ở dạng số nhiều.

VÍ DỤ 5

o quần nam;

o quần nữ;

o đồ bảo hộ cho thợ máy;

Các từ bổ nghĩa chuyên nghiệp, kinh doanh hoặc chuyên ngành chỉ được sử dụng khi khái niệm hạng mục có thể phân biệt được rõ ràng.

VÍ DỤ 6 Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

cờ lê

cờ lê kỹ thuật

bàn kẹp thợ rèn

nẹp chân

Vật liệu không được sử dụng làm từ bổ nghĩa thành thuật ngữ cơ sở hoặc cụm danh từ khi vật liệu là đặc trưng của hạng mục.

VÍ DỤ 7 Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

ống kim loại

ống đồng

gậy phi kim

gậy cao su cứng

7.4. Từ và cụm từ

7.4.1. Từ đồng âm

Một từ hoặc cụm từ có thể chỉ định cho nhiều hơn một khái niệm.

VÍ DỤ 1 Khái niệm 1: dolphin

cọc buộc thuyền

Cụm cọc để sát nhau được dùng làm rào chắn cho bến tàu hoặc làm neo giữ hoặc dẫn thuyền.

Khái niệm 2:

cá heo

động vật có vú ở biển thuộc họ Delphinidae có một cái mõm nhỏ nhắn.

VÍ DỤ 2 Khái niệm 1: cap

ngòi nổ

thiết bị nổ nhỏ được sử dụng để kích hoạt vụ nổ của một thiết bị nổ lớn hơn.

Khái niệm 2:

mũ vải

dạng đội đầu có vòng khít và không có vành.

Khái niệm 3:

nắp

đỉnh của cái chai.

Bên trong tiêu chuẩn này, “thuật ngữ” có nghĩa là một từ hoặc cụm có liên quan tới một khái niệm cụ thể.

VÍ DỤ 3 Trong ví dụ 2, ba nghĩa của từ “cap” là có liên quan đến ba khái niệm khác nhau và do đó được xem là ba thuật ngữ khác nhau.

7.4.2. Sử dụng từ hoặc cụm từ không phải là tiếng Anh

Các từ và cụm từ tạo thành thuật ngữ phải là tiếng Anh, ngoại trừ nơi sử dụng từ hoặc cụm từ không phải tiếng anh có ý nghĩa hơn là từ hoặc cụm từ tiếng Anh và khi từ hoặc cụm từ không phải tiếng Anh được ưu tiên sử dụng để loại trừ trường hợp tiếng Anh tương đương.

VÍ DỤ Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

yên ngựa

aparenjo

dao rựa

đoản kiếm nặng

7.4.3. Cụm từ có chứa chữ cái Hy lạp

Chữ cái Hy lạp phải được phiên âm theo tiếng Anh.

VÍ DỤ Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

máy dò tia gamma

máy dò tia □

CHÚ THÍCH Thuật ngữ có chữ cái Hy lạp (ví dụ “máy dò tia □” có thể liên quan đến OTD với cùng một khái niệm với thuật ngữ có chữ cái Hy lạp đã được phiên âm (ví dụ “máy dò tia gamma”). Trong trường hợp này, thuật ngữ có chữ cái Hy lạp không được cho vào OTD để phù hợp với tiêu chuẩn này, và hai thuật ngữ này được xem là đồng nghĩa (xem Điều 7.7).

7.4.4. Sử dụng thuật ngữ có nhãn hiệu hoặc có bản quyền

Một từ hoặc cụm từ nhãn hiệu hoặc có bản quyền không được sử dụng làm một phần của thuật ngữ ngoại trừ nó được áp dụng cho hạng mục đã được kiểm soát bởi nhà sản xuất là nơi kiểm soát nhãn hiệu và bản quyền đó. Sự việc trong tình huống này, tên nhãn hiệu hoặc có bản quyền chỉ được sử dụng khi tên kỹ thuật cho vật phẩm là khó để phát âm hoặc phiên âm.

VÍ DỤ Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được,

Chấp nhận được

Không chấp nhận

máy quay

kodak

tủ lạnh

frigidaire

đè can

decalcomania

7.4.5. Sử dụng chữ cái viết hoa

Chỉ những từ viết tắt, danh từ riêng, từ thể hiện tiêu đề và chữ cái thể hiện ký hiệu là phải viết hoa. Những thuật ngữ khác phải viết thường.

7.4.6. Sử dụng từ viết tắt

Thuật ngữ không được chứa từ viết tắt, ngoại trừ trường hợp được đưa ra một mục mới trong danh sách từ viết tắt được phép ở OTD (xem Điều 10.3).

CHÚ THÍCH Mỗi OTD duy trì một danh sách các từ viết tắt được phép.

Bất kỳ từ viết tắt nào phải rõ ràng trong khái niệm được sử dụng.

NGOẠI LỆ Trong khái niệm về sinh học, từ viết tắt thường được sử dụng trong tên môi trường nuôi cấy và trong hỗn hợp sử dụng chuẩn bị cho môi trường nuôi cấy.

VÍ DỤ Các tên bên dưới được chấp nhận là tên môi trường nuôi cấy và hỗn hợp được dùng chuẩn bị cho môi trường nuôi cấy.

● thạch S1S1;

● môi trường ATS;

● canh EVA.

7.5. Quy tắc cú pháp

7.5.1. Sử dụng gạch nối, liên từ và giới từ

Thuật ngữ cơ sở có gạch nối hoặc cụm danh từ phải để ở dạng nếu một thuật ngữ cơ sở hoặc một từ bổ nghĩa bao gồm một tổ hợp các tên chấp nhận được được cho hai hoặc nhiều hạng mục. Các tên chấp nhận được phải được kết nối bằng liên từ hoặc giới từ. Từ “hoặc” không được sử dụng như một liên từ. Tương tự dấu gạch chéo (“/”) không được sử dụng.

VÍ DỤ 1 Các tên bên dưới là được phép sử dụng gạch nối, liên từ và giới từ.

● máy ghi âm-ghi hình;

● nguồn cấp-thu điện;

● núm bấc và núm tua;

● thịt bò và ngô;

● bản lề và lỗ cửa;

● thịt lợn với nước sốt;

● gel oxit nhôm với cao lanh;

● đóng gói với lưu giữ;

Các dấu gạch nối phải được sử dụng để liên kết các từ thành một cụm từ theo dạng mỗi phần của thuật ngữ nên tránh sự không rõ ràng

VÍ DỤ 2 cổ áo xoăn ren-phẳng.

7.5.2. Sử dụng dấu phẩy

Dấu phẩy (,) phải được sử dụng khi thuật ngữ cơ sở hoặc từ bổ nghĩa có chứa ba hoặc nhiều thành phần chính.

VÍ DỤ 1

● thuốc viên aspirin, phenacetin và cafein;

● thuốc viên benzocaine, sodium borate và methol.

NGOẠI LỆ Dấu phẩy không được sử dụng khi tên vật phẩm có bao gồm các giới từ, chẳng hạn từ “với” trong tên vật phẩm.

VÍ DỤ 2

● thịt bò bít tết và nước sốt với khoai tây đóng hộp;

● thịt bò và mì ống với nước sốt pho mai đóng hộp;

7.5.3. Sử dụng dấu ngoặc đơn

Các dấu ngoặc đơn không được sử dụng để kèm theo bất kỳ phần thuật ngữ nào ngoại trừ một số loại hóa chất và thuốc.

VÍ DỤ Các thuật ngữ bên dưới là chấp nhận được được:

n-(1-napthyl)-ethylenediamine dihydrochloride, analyzed reagent(2- (acryloyloxy)ethyl)trimethylammonium chloriden,n-dimethyl-n'(4-chlorophenyl)urea

7.5.4. Sử dụng dấu ngoặc vuông

Dấu ngoặc vuông được sử dụng để kèm theo cụm từ bên trong thuật ngữ khi cần thiết để tránh sự không rõ ràng.

VÍ DỤ Vắc xin chế biến hấp thụ [[bệnh độc bạch hầu và uốn ván] và ho gà].

7.6. Thuật ngữ cho các kiểu hàng hóa cụ thể

7.6.1. Tổng quát

Điều này bao gồm các hướng dẫn về thuật ngữ cho các kiểu hàng hóa cụ thể. Các hướng dẫn này không đầy đủ và có thể được mở rộng trong phiên bản khác của tiêu chuẩn này.

7.6.2. Thuật ngữ cho thuốc và hóa chất

Từ bổ nghĩa phải được áp dụng cho thuật ngữ cơ sở cho thuốc và hóa chất khi cần thiết để thu nhận các biến thể giữa các thứ hạng, phẩm chất hoặc cấu tạo.

Các ký hiệu hóa học có nghĩa, khi được sử dụng trong kết nối với các loại hóa chất, chẳng hạn như cho dạng alpha, beta, dextro, gamma, inactive, levo, meta, ortho, para, và symmetrical là phải viết bằng chữ cái thường là a-, b-, d-, g-, i-, l-, m-, o-, p-, và sym. Một tập các ký hiệu có chứa trong danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa (xem Điều 10.4).

CHÚ THÍCH 1 Mỗi OTD duy trì một danh sách các ký hiệu hóa học có nghĩa.

VÍ DỤ 1 Các từ bên dưới là cặp thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

a-naphthol, reagent

reagent a-naphthol

sym-dio-o-tolyl

SYM-DI-O-tolyl

thiourea, technical

thiourea technical

Một từ bổ nghĩa trong danh sách sửa đổi thứ hạng hóa học (xem 10.5) phải được dùng để chỉ ra thứ hạng thích hợp hoặc các biến thể của thuốc và hóa chất nếu có thể áp dụng. Như một từ bổ nghĩa phải là từ bổ nghĩa cuối cùng trong thuật ngữ.

CHÚ THÍCH 2 Mỗi OTD duy trì một danh sách từ bổ nghĩa thứ hạng hóa học.

Chữ số vị trí bao gồm trong thuật ngữ hóa học không được phiên âm ra.

VÍ DỤ 2 Các từ bên dưới là cặp thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

2-mercaptoben-zothiazole, technical

two-mercapto benzothiazole, technical

Khi phát triển một thuật ngữ cho hóa học vô cơ, phần chứa ion dương của thuật ngữ cơ sở phải chứa các hậu tố như -ic hoặc -ous để chỉ ra trạng thái hóa trị của hóa chất khi chất hóa học tồn tại ở cả hai dạng.

7.6.3. Thuật ngữ cho màu sắc

Thuật ngữ cho màu sắc có các chỉ số màu hoặc số nguyên mẫu màu phải chứa thuật ngữ cơ sở “màu sắc” được sửa đổi bằng tên của màu sắc gán thêm chỉ số màu hoặc số nguyên mẫu màu.

VÍ DỤ 1

màu nâu bismark g;

màu xanh indanthrene gcd;

màu đỏ son pontacyle 2b.

Thuật ngữ cho màu sắc không có chỉ định mã số phải gồm một thuật ngữ cơ sở “màu sắc” đằng sau một sửa đổi màu sắc.

VÍ DỤ 2 màu sắc nâu tối.

Thuật ngữ cho màu sắc hỗn hợp (hỗn hợp của hai hoặc nhiều màu sắc đơn) phải gồm thuật ngữ cơ sở “màu sắc” trộn lẫn với từ bổ nghĩa chỉ ra màu sắc được tạo ra bởi hỗn hợp đó.

VÍ DỤ 3 hỗn hợp màu sắc nâu xi.

7.6.4. Tên cho đơn vị di động

Thuật ngữ cơ sở cho đơn vị di dộng được trang bị cho một chức năng cụ thể phải chỉ ra chức năng đó, không phải là đơn vị di động.

VÍ DỤ 1 Các từ bên dưới là thuật ngữ chấp nhận được được và không chấp nhận được.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

máy khử trùng

xe tải khử trùng

phân xưởng cơ khí

toa rơ móc phân xưởng cơ khí

NGOẠI LỆ Các đơn vị di động có chức năng cụ thể là đặc trưng chủ đạo trong thiết kế có thể tên của đơn vị di động được coi là thuật ngữ cơ sở.

VÍ DỤ 2 Các thuật ngữ sau chấp nhận được được:

● xe tải chữa cháy;

● xe rơ móc dỡ hàng;

Nếu thiết bị có gắn thêm thiết bị hoặc máy đặc biệt để thực hiện một chức năng cụ thể, thể hiện kiểu mở rộng cho loại hình vận tải với một trong những từ bổ nghĩa cho đơn vị di động.

VÍ DỤ 3 Các thuật ngữ sau là chấp nhận được:

● máy làm bánh kéo sau xe rơ móc;

● cửa hàng sửa chữa dệt may kéo trên xe rơ móc;

● máy khử trùng chạy điện kéo sau xe tải;

NGOẠI LỆ Các đơn vị di động có chức năng cụ thể là đặc trưng chủ đạo trong thiết kế.

VÍ DỤ 4 Các thuật ngữ sau là chấp nhận được:

● xe tải chữa cháy;

● xe rơ móc dỡ hàng;

Khi thiết bị thiết kế chức năng đòi hỏi một số dạng có tính di động hoặc là được gắn vào xe kéo hoặc là tự hành, một trong những từ bổ nghĩa phải thể hiện kiểu mở rộng cho loại hình vận tải mà được gắn hoặc nguồn cho dữ liệu (vật di chuyển chính) chuyển động.

VÍ DỤ 5 Các thuật ngữ sau là chấp nhận được;

● máy vệ sinh mặt đường gắn sau xe tải;

● máy hút bụi tự hành;

Một thuật ngữ như “gắn trên xe rơ móc”, “gắn sau xe kéo”, “gắn sau xe tải”,..v..v..khi được sử dụng như một từ bổ nghĩa trong tên của lớp cho đơn vị di động, phải chỉ ra rằng khi thiết bị này được tháo ra khỏi bộ, phần còn lại là xe rơ móc, máy kéo, toa rơ móc, xe tải hoặc các khung hoàn chỉnh. Thuật ngữ “tự hành” phải chỉ ra rằng nguồn gốc của sự chuyển động (vật di chuyển chính) như:

● một phần được thiết kế cho thiết bị;

● một chiếc xe thông thường được sửa đổi để phục vụ như làm nguồn gốc chuyển động của thiết bị;

Khi thiết bị thiết kế là để gắn kết vận tải cụ thể nhưng vận tải không phải là một phần của vật phẩm hỗ trợ, tên vật phẩm phải thể hiện được kiểu vận tải.

VÍ DỤ 6 Các thuật ngữ sau là chấp nhận được:

thiết bị xưởng hàn gắn sau xe tải.

Kiểu vận tải mở rộng không được thể hiện trong tên lớp của thiết bị không phải là thiết bị di động thông thường, nhưng điều này có thể kết hợp với một số xe cộ.

VÍ DỤ Máy bơm, máy nén khí và các bộ phát điện là ví dụ về các thiết bị như vậy.

7.7. Từ đồng nghĩa

Tất cả thuật ngữ có liên quan đến một khái niệm phải được xem là đồng nghĩa.

VÍ DỤ 1 Các ví dụ sau là đồng nghĩa.

● hộp bánh và hộp xử lý thực phẩm;

● hàng rào liên kết chuỗi và hàng rào dây;

● thước soạn thảo và thước vẽ đồ án;

● vít không đầu và vít hãm;

● máy xay gỗ mít và máy nghiền đá;

Một khái niệm và lắp ghép nó tiếp không được coi là từ đồng nghĩa.

VÍ DỤ 2 Các từ sau không được coi là từ đồng nghĩa.

bộ chỉ báo phân cực và bộ thử nghiệm lắp ghép

Một từ đồng nghĩa không được tổng quát đến mức mà có thể hiểu là áp dụng cho hầu hết các khái niệm.

VÍ DỤ 3 đồng hồ đo biến không được coi là đồng nghĩa với đồng hồ đo điện vì nghĩa nó quá rộng.

8. Hướng dẫn trình bày định nghĩa

8.1. Yêu cầu chung

Các hướng dẫn trong Điều 8 áp dụng cho các định nghĩa được viết bằng tiếng Anh. Các hướng dẫn này có thể áp dụng cho định nghĩa trong một ngôn ngữ khác theo phạm vi phù hợp với các quy tắc ngữ pháp và cách sử dụng thông thường trong ngôn ngữ đó.

Các hướng dẫn trong Điều 8 chỉ áp dụng cho các lớp thuật ngữ.

8.2. Cấu trúc định nghĩa

Mỗi định nghĩa phải được mô tả khái niệm theo dạng của một mẫu hợp lý bao gồm một lĩnh vực chủ đề hoặc vùng miền, tiếp theo là các đặc điểm quan trọng cung cấp sự hiểu biết về khái niệm. Định nghĩa phải bao gồm các đặc điểm phân định để dùng cho việc phân biệt khái niệm từ các khái niệm tương tự hoặc có liên quan gần khác.

CHÚ THÍCH Việc này được gọi là định nghĩa tăng cường, một định nghĩa mô tả tăng cường của khái niệm bằng ghi rõ khái niệm nổi trội và các đặc điểm phân định.

VÍ DỤ Định nghĩa tăng cường như ví dụ bên dưới là cho khái niệm đèn sợi đốt:

đèn sợi đốt

đèn điện tử trong đó sợi đốt được làm nóng lên bằng dòng điện xoay chiều theo cách đó thì đèn phát ra ánh sáng.

[ISO 1087-1]

8.3. Định dạng định nghĩa

Định nghĩa phải bắt đầu bằng một từ viết thường (ngoại trừ từ viết tắt và danh từ riêng là luôn phải viết hoa) và kết thúc không cần chấm câu. Định nghĩa không cần gồm nhiều câu.

Trong nhiều trường hợp, phần quan trọng trong các câu theo sau cụm từ in nghiêng dùng để giải thích hoặc làm rõ nghĩa của cụm từ in nghiêng. Phần quan trọng này phải đưa vào trong chú thích hoặc ví dụ. Nếu thực sự cần thiết nhiều hơn một câu để định nghĩa rõ nghĩa của thuật ngữ, thuật ngữ hỗ trợ phải được tạo.

Xem ISO 704 về cách trình bày định nghĩa và quy tắc liên quan.

Các quy tắc cơ bản phải áp dụng khi soạn thảo định nghĩa:

a. Định nghĩa phải có cùng dạng ngữ pháp như thuật ngữ. Do đó để định nghĩa một danh từ, thuật ngữ cơ sở hoặc cụm danh từ phải được sử dụng; để định nghĩa một danh từ số ít, thì phải sử dụng số ít.

b. Định nghĩa phải bao gồm một phần cơ bản trong nó nêu khái niệm chung mà khái niệm thuộc về phần khác liệt kê các đặc điểm phân biệt khái niệm trong khái niệm gộp chung.

c. Định nghĩa không được bắt đầu bằng một biểu thức dạng “thuật ngữ được sử dụng để mô tả” hoặc “thuật ngữ biểu thị”,cũng không được dùng dạng “[thuật ngữ] là ...” hoặc “[thuật ngữ] có nghĩa ...”

d. Trừ khi có nguyên nhân đặc biệt, định nghĩa không được bắt đầu bằng một mạo từ.

e. Định nghĩa về đại lượng phải có cách trình bày theo quy định ở Điều 2.2, ISO 31-0. Điều này có nghĩa là đại lượng dẫn suất phải định nghĩa chỉ bằng các đại lượng khác. Các đơn vị không được sử dụng trong định nghĩa một đại lượng.

CHÚ THÍCH Các mục a), c) và d) bắt nguồn từ các nguyên tắc thay thế (xem Điều 6.2).

VÍ DỤ Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

áp suất

thương của lực tác động trên diện tích bề mặt

áp suất

lực trên đơn vị diện tích bề mặt

Có thể sử dụng hình ảnh để giải thích nếu cần thiết. Tuy nhiên chúng không thể thay thế định nghĩa bằng lời nói.

8.4. Tự tham chiếu

Một thuật ngữ không được bao gồm trong định nghĩa của khái niệm (tự tham chiếu).

VÍ DỤ 1 Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

điện trở

thiết bị điện với hai đầu terminal, tính năng cơ bản là tính kháng điện.

CHÚ THÍCH Theo IEV.

điện trở

tập các điện trở mà mỗi điện trở có thể được mô tả bằng một nhóm phần tử dữ liệu.

CHÚ THÍCH Điện trở là thiết bị được sử dụng chủ yếu nhờ đặc trưng kháng.

NGOẠI LỆ Khi thuật ngữ định nghĩa hoàn toàn và rõ ràng khái niệm (ví dụ tên có cấu trúc cho một chất hóa học hoặc thuốc), thuật ngữ này có thể được sử dụng làm định nghĩa.

VÍ DỤ 2 Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

n-(4-hydroxyphenyl)acetamide

n-(4-hydroxyphenyl)acetamide

n-(4-hydroxyphenyl)acetamide

một hóa chất tổng hợp được sử dụng làm thuốc giảm đau và hạ sốt, có tên chung là “acetaminophen”

8.5. Định nghĩa liên quan đến khái niệm cụ thể

Khi tồn tại một mối quan hệ chung giữa hai khái niệm và thuật ngữ cho khái niệm cụ thể đó là đại lượng của thuật ngữ cho khái niệm chung, việc này được khuyến cáo cho định nghĩa của khái niệm cụ thể trong thuật ngữ của khái niệm chung.

VÍ DỤ Giả sử các khái niệm định nghĩa như sau:

điện trở

thiết bị điện có hai đầu, tính năng cơ bản là tính kháng điện.

CHÚ THÍCH Theo IEV.

Định nghĩa thứ hai trong các định nghĩa sau đây được khuyến cáo.

Không khuyến cáo

biến trở

thiết bị điện có hai đầu terminal, tính năng cơ bản là tính kháng điện, có tổng giá trị ohm là cố định trong khi sử dụng, và trong đó có một hoặc nhiều đầu terminal có thể di chuyển được được thiết kế để thiết lập và cố định trước khi sử dụng bao gồm bất kỳ giá trị trở kháng nào mong muốn bên trong dải điện trở hoàn chỉnh.

CHÚ THÍCH Sự kháng lại luồng dòng điện là đặc tính vốn có của vật liệu đã sử dụng và biểu hiện bằng sự phát nhiệt từ bản thân vật phẩm.

Khuyến cáo

biến trở

điện trở có tổng giá trị ohm là cố định trong khi sử dụng và nó có một hoặc nhiều đầu terminal có thể di chuyển được nhằm thiết lập và cố định trước khi sử dụng bao gồm bất kỳ giá trị trở kháng nào mong muốn bên trong dải điện trở hoàn chỉnh.

CHÚ THÍCH Sự kháng lại luồng dòng điện là đặc tính vốn có của vật liệu đã sử dụng và biểu hiện bằng sự phát nhiệt từ bản thân vật phẩm.

8.6. Định nghĩa liên quan đến các thuật ngữ phức tạp

Khi một thuật ngữ được trình bày là một thuật ngữ phức tạp, định nghĩa phải mô tả toàn thể khái niệm mà không có tham chiếu đến một khái niệm tổng quát.

VÍ DỤ Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

bộ ghi-mô phỏng

thành phần đơn lẻ có hai chức năng là cung cấp các tín hiệu nhân tạo và tạo ra một thể hiện không đổi cho các tín hiệu này theo một hình thức phù hợp với việc phân tích

bộ ghi-mô phỏng

bộ ghi có khả năng cung cấp các tín hiệu nhân tạo

8.7. Sử dụng kích thước trong định nghĩa

Khi một kích thước không thuộc hệ mét có trong định nghĩa, kích thước theo hệ mét tương đương phải kèm theo trong dấu ngoặc đơn.

VÍ DỤ Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

máy mài sàn chạy điện

máy mài được thiết kế đặc biệt để làm mịn bề mặt sàn gỗ, ngoại trừ vùng cách tường từ một đến hai inch (25,4 mm hoặc 50,8 mm).

máy mài sàn chạy điện

máy mài được thiết kế đặc biệt để làm mịn bề mặt sàn gỗ, ngoại trừ vùng cách tường từ một đến hai inch.

8.8. Sử dụng chữ cái viết hoa trong định nghĩa

Chỉ những từ viết tắt, danh từ riêng, tiêu đề hoặc chữ cái ký hiệu phải được viết hoa.

VÍ DỤ Sau đây là cặp các định nghĩa được chấp nhận và không được chấp nhận.

Chấp nhận được

Không chấp nhận

U-bolt

bu lông cong xấp xỉ 180 độ (3,141 radian) theo hình chữ U và hai đầu bu lông có ren

U-bolt

bu lông cong xấp xỉ 180 độ (3,141 radian) theo hình chữ u và hai đầu bu lông có ren

thuốc trừ sâu DDT

thuốc trừ sâu có chứa DDT là thành phần chính

thuốc trừ sâu DDT

thuốc trừ sâu có chứa DDT là thành phần chính

CHÚ THÍCH Định nghĩa “thuốc trừ sâu có chứa DDT là thành phần chính” được chấp nhận chỉ nếu tồn tại một mục trong danh sách từ viết tắt được phép (xem Điều 10.3) là từ viết tắt bằng “DDT”.

8.9. Sử dụng từ viết tắt trong định nghĩa

Một định nghĩa không được chứa từ viết tắt hoặc ký hiệu tắt trừ khi tồn tại một mục trong danh sách từ viết tắt được phép (xem Điều 10.3).

VÍ DỤ Sau đây là ví dụ về việc sử dụng từ viết tắt

thuốc trừ sâu DDT

thuốc trừ sâu có chứa DDT là thành phần chính

CHÚ THÍCH Định nghĩa trên là hợp lệ trong đó “DDT” có trong danh sách từ viết tắt được phép (xem Điều 10.3).

8.10. Khái niệm loại trừ

Khi một khái niệm định nghĩa dễ bị nhầm lẫn với một khái niệm tương tự, định nghĩa này có thể tuyên bố rằng khái niệm tương tự là loại trừ.

CHÚ THÍCH 1 Danh sách các khái niệm loại trừ không cần phải đầy đủ.

CHÚ THÍCH 2 Nếu tồn tại nhiều hơn một định nghĩa có liên quan đến một khái niệm, mỗi khái niệm có thể có danh sách khái niệm loại trừ khác nhau.

VÍ DỤ Khái niệm điện trở dây quấn cố định có thể dễ nhầm lẫn với khái niệm bộ triệt nhiễu đánh lửa. Do đó, định nghĩa sau được tạo:

điện trở dây quấn cố định

điện trở có giá trị ohm không thể thay đổi hoặc biến đổi và có phần tử trở kháng bao gồm dây kháng cao hoặc cao su hoặc dây cuốn theo mẫu cách điện hoặc được cấu tạo kiểu tự hỗ trợ.

CHÚ THÍCH Sự kháng lại dòng điện hiện thời là đặc tính vốn có của dây kháng và được biểu hiện bằng sự tỏa nhiệt của điện trở.

NGOẠI LỆ bộ triệt nhiễu đánh lửa

CHÚ THÍCH 3 Các mối quan hệ loại trừ là không đối xứng.

8.11. Khái niệm bao gộp

Để trợ giúp làm rõ nghĩa của khái niệm, định nghĩa có thể tuyên bố rõ rằng phải bao gồm một sốt khái niệm trực thuộc.

CHÚ THÍCH 1 Danh sách các khái niệm bao gộp không cần phải đầy đủ.

CHÚ THÍCH 2 Nếu tồn tại nhiều hơn một định nghĩa liên quan đến khái niệm, mỗi định nghĩa có thể có danh sách các khái niệm bao gộp khác nhau.

VÍ DỤ Điều này có thể không được rõ ràng đối với người đọc ngẫu nhiên rằng khái niệm của bộ điện thoại bao gồm các khái niệm về điện thoại treo tường. Để làm rõ quan hệ này hơn, cần có khái niệm sau:

bộ điện thoại

tổ hợp các vật phẩm bao gồm một thiết bị cầm tay hay điện thoại, một cái công tắc với đường dây, với hộp chuông độc lập hoặc gắn liền.

BAO GỘP điện thoại treo tường

8.12. Từ đồng nghĩa

Tất cả các tên đã biết cho một khái niệm phải được gắn liền với khái niệm đó bằng các phiên bản thuật ngữ. Khi nhiều hơn một thuật ngữ có liên quan tới khái niệm, các tên này phải được coi là từ đồng nghĩa.

VÍ DỤ Thuật ngữ thiết bị quang bán dẫn và tế bào quang điện là từ đồng nghĩa. Do đó, chúng được gắn liền với cùng một khái niệm, thiết bị quang bán dẫn là tên ưu tiên. Việc này được thực hiện như sau:

thiết bị quang bán dẫn

tế bào quang điện

thiết bị bán dẫn phản ứng với năng lượng bức xạ có thể nhìn thấy hoặc hồng ngoại.

CHÚ THÍCH Có thể có hoặc không bao gồm phần cứng và/hoặc tản nhiệt.

NGOẠI LỆ Thiết bị bán dẫn điốt, thiết bị bán dẫn thyristor.

8.13. Đánh dấu

Các định nghĩa có thể được đánh dấu theo XML để cho phép bộ vi xử lý nhận biết, tìm kiếm và hiển thị các thành phần của định nghĩa đã miêu tả trong Điều 8. Các tham chiếu có thể có khái niệm bao gộp (xem Điều 8.11) và khái niệm loại trừ (xem Điều 8.10) và các từ đồng nghĩa (xem Điều 7.7) phải được gộp như thể các phần tử cụ thể của đánh dấu.

CHÚ THÍCH Xem Phụ lục C về hướng dẫn để thể hiện định nghĩa.

9. Yêu cầu sự phù hợp

Một thuật ngữ phải được xem là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu nó đạt được tất cả các yêu cầu trong Điều 6 và 7. Nếu thế, nó sẽ được đánh dấu như vậy trong OTD. Một thuật ngữ không cần phải phù hợp với tiêu chuẩn này để được có trong OTD. Việc này là trách nhiệm của tổ chức đệ trình để đảm bảo rằng thuật ngữ đạt được các yêu cầu của Điều 6 và 7 nếu thuật ngữ đã được đánh dấu phù hợp trong OTD.

Một định nghĩa phải được xem xét là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu nó đạt được tất cả các yêu cầu của Điều 6 và 8. Như vậy nó sẽ được đánh dấu như trong OTD. Một định nghĩa không cần phải phù hợp với tiêu chuẩn này để được có trong OTD. Việc này là trách nhiệm của tổ chức đệ trình để đảm bảo rằng thuật ngữ đạt được các yêu cầu của Điều 6 và 8 nếu định nghĩa đã được đánh dấu phù hợp trong OTD.

10. Giới hạn bộ thuật ngữ

10.1. Yêu cầu chung

Điều này mô tả dữ liệu mà một OTD đơn lẻ có thể duy trì để kiểm soát việc tạo ra bộ thuật ngữ. Dữ liệu này bao gồm bốn danh sách sau:

danh từ cơ sở bị cấm;

từ viết tắt được phép;

ký hiệu hóa học có nghĩa;

từ bổ nghĩa lớp hóa học.

CHÚ THÍCH Các ví dụ trong Điều 10.2 và Điều 10.3 là quy định cho ngôn ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm trong các điều này có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ.

10.2. Danh sách danh từ cơ sở bị cấm

Một danh từ cơ sở bị cấm là từ mà không được sử dụng như là một danh từ cơ sở trong một thuật ngữ phù hợp với tiêu chuẩn này.

Bảng 2 cho biết các đặc tính của một mục trong danh sách này.

Bảng 2 -Đặc tính của một mục trong danh sách danh từ cơ sở bị cấm

Đặc tính

Định nghĩa

nounText

từ này có thể không được sử dụng làm danh từ cơ sở

meaning

nghĩa của từ

language

ngôn ngữ mà từ được dùng

CHÚ THÍCH 1 Xem Điều 7.2.

CHÚ THÍCH 2 Ý nghĩa của đặc tính bao gồm việc loại bỏ việc mơ hồ trong trường hợp một từ có thể có nhiều nghĩa.

VÍ DỤ 1 Một mục trong danh sách danh từ cơ sở tồn tại nounText = “phụ kiện”.

VÍ DỤ 2 Một mục trong danh sách danh từ cơ sở tồn tại nounText = “trang bị”.

VÍ DỤ 3 Một mục trong danh sách danh từ cơ sở tồn tại nounText = “dung dịch”.

10.3. Danh từ viết tắt được phép

Một từ viết tắt được phép là từ viết tắt mà có thể được sử dụng trong thuật ngữ hoặc định nghĩa phù hợp với tiêu chuẩn này.

Bảng 3 cho biết các đặc tính của một mục trong danh sách này.

Bảng 3 - Thuộc tính của một mục trong danh sách từ viết tắt được phép

Đặc tính

Định nghĩa

abbreviationText

từ viết tắt

expansionText

phần mở rộng của từ viết tắt

language

ngôn ngữ mà từ viết tắt được dùng

CHÚ THÍCH Xem Điều 7.4.6.

VÍ DỤ 1 Một mục trong từ viết tắt được phép tồn tại với abbreviationText = “DDT” và expansionText = “Dichloro-diphenyl- trichloro-ethane”.

VÍ DỤ 2 Bảng 4 cho biết một đoạn trích trong danh sách từ viết tắt được phép cho một OTD cụ thể.

Bảng 4 - Ví dụ về từ viết tắt được phép cho một OTD cụ thể.

abbreviationText

expansionText

ngôn ngữ

ACS

American Chemical Society

US English

CBR

chemical, biological, and Radiological

US English

DDT

Dichloro-diphenyl-trichloro-ethane

US English

EAM

Electrical Accounting Machine

US English

NF

National Formulary

US English

NPH

Neutral Protamine Hagedorn

US English

TK

Turn Knob

US English

USP

United States Pharmacopeia

US English

VLSI

very large scale integration

US English

10.4. Danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa

Một ký hiệu hóa học có nghĩa là một ký hiệu được sử dụng tại nơi mà từ đang miêu tả một khía cạnh của cấu trúc hóa học.

Bảng 5 cho biết các đặc tính của một mục trong danh sách này.

Bảng 5 -Đặc tính của một mục trong danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa

Đặc tính

Định nghĩa

symbolText

ký hiệu hóa học có nghĩa

meaning

thuật ngữ hóa học mà ký hiệu đó thể hiện

CHÚ THÍCH Xem Điều 7.6.2.

VÍ DỤ 1 Một mục trong danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa tồn tại trường symbolText = “a” và meaning = “alpha”.

VÍ DỤ 2 Một mục trong danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa tồn tại trường symbolText = “b” và meaning = “beta”.

VÍ DỤ 3 Một mục trong danh sách ký hiệu hóa học có nghĩa tồn tại trường symbolText = “d” và meaning = “dextro”.

10.5. Danh sách từ bổ nghĩa lớp hóa học

Một từ bổ nghĩa lớp hóa học là từ quy định một lớp hóa học.

Bảng 6 cho biết các đặc tính của một mục trong danh sách này.

Bảng 6 - Đặc tính của một mục trong danh sách từ bổ nghĩa lớp hóa học

Đặc tính

Định nghĩa

modifierText

từ hoặc cụm từ quy định một lớp hóa học cho trước

meaning

văn bản có thể đọc được và chỉ ra ý nghĩa của modifierText

CHÚ THÍCH Xem Điều 7.6.2.

VÍ DỤ Bảng 7 cho biết một đoạn trích trong danh sách từ bổ nghĩa lớp hóa học cho một OTD cụ thể.

Bảng 7 - Ví dụ về các từ bổ nghĩa lớp hóa học cho một OTD cụ thể.

modifierText

Ý nghĩa

USP

biểu thị chất lượng phù hợp với các quy định kỹ thuật đã thiết lập trong các mục Chuyên khảo và Phụ gia và thuốc thử lâm sàng trong Dược điển Hoa kỳ.

NF

biểu thị chất lượng phù hợp với các quy định kỹ thuật đã thiết lập trong các mục Chuyên khảo của Thuốc điển quốc gia.

từ bổ nghĩa

chỉ ra rằng một biến thể tồn tại trong công thức như đã thiết lập bằng Dược điển Hoa kỳ, Thuốc điển quốc gia, hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên nghiệp và công nghiệp đã được công nhận.

ACS

biểu thị chất lượng của hóa chất “thuốc thử” mà đạt được hoặc vượt quá các quy định kỹ thuật đã thiết lập và công bố bởi Ủy ban về phân tích thuốc thử ACS

thuốc thử phân tích

biểu thị hóa chất chất lượng cao và phù hợp để làm phân tích môi trường hơi và có nhãn đưa ra một tuyên bố về phần trăm tối đa của các tạp chất quan trọng hiện có.

thuốc thử

biểu thị “hóa chất lớp thuốc thử mà không có nhãn ghi rõ phần trăm của các tạp chất quan trọng hiện có

kỹ thuật

biểu thị chất lượng của hóa chất thường được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp, dung môi và các sản xuất khác.

nhiếp ảnh

biểu thị một lớp hóa chất đặc biệt mà có chất lượng hạn chế các tạp chất nguy hiểm đã biết đối với các quá trình nhiếp ảnh cho một số lượng an toàn và hạn chế các chất trơ với một lượng mà không làm giảm đi độ tinh khiết của hóa chất theo yêu cầu.

mẫu chuẩn

biểu thị nguyên liệu tương tự giống như là hóa chất trong tự nhiên và tính chất vật lý của nguyên liệu mà kỹ thuật viên hóa học dự kiến sẽ xử lý, do đó loại trừ được các nghiên cứu bổ sung cần thiết khác vào nhiều tham biến.

Phụ lục A

(quy định)

Định danh tài liệu

Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng

{tiêu chuẩn TCVN 10566 phần (11) phiên bản (2)}

được gán cho tiêu chuẩn này. Như thế giá trị định nghĩa trong ISO/IEC 8824-1, và được mô tả trong ISO 10303-1.

Phụ lục B

(tham khảo)

Thông tin hỗ trợ thực thi

Thông tin bổ sung có thể được cung cấp để hỗ trợ thực thi. Nếu thông tin này được cung cấp thì có thể tìm thấy tại URL:

Thông tin bổ sung: http://www.tc184-sc4.org/implementation_information/22745/00011

Phụ lục C

(tham khảo)

Hoàn trả từ chỉ định

Từ chỉ định cho khái niệm bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh có liên quan đến khái niệm đó.

CHÚ THÍCH Một định nghĩa có thể bao gồm một ngoại lệ của một thuật ngữ có liên quan, và một bao gộp của một thuật ngữ có liên quan, một hạn chế sử dụng hoặc một tham chiếu chéo tới một thuật ngữ có liên quan.

Phụ lục này mô tả phương pháp để hoàn trả từ chỉ định để được sử dụng trong các ví dụ trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn hoàn trả từ chỉ định bao gồm các phần tử như sau:

● thuật ngữ ưu tiên (in đậm);

● từ đồng nghĩa, mỗi từ trên một dòng;

● định nghĩa;

● chú thích, mỗi chú thích trên một dòng phân biệt với mở đầu bằng từ “CHÚ THÍCH” viết hoa. Nếu có nhiều hơn một chú thích, từ “CHÚ THÍCH” có kèm theo số thứ tự;

● ví dụ, mỗi ví dụ trên một dòng phân biệt với mở đầu bằng từ “VÍ DỤ” viết hoa. Nếu có nhiều hơn một ví dụ, từ “VÍ DỤ” có kèm theo số thứ tự;

● từ “BAO GỘP” kèm theo tên của khái niệm phụ thuộc trên một dòng phân biệt;

● từ “NGOẠI LỆ” kèm theo tên của khái niệm ngoại lệ trên một dòng phân biệt;

● cụm từ “XEM THÊM” kèm theo tên của khái niệm pha trộn trên một dòng phân biệt;

● hình ảnh;

● từ khóa “LỌC” kèm theo bất kì tham số lọc nào (tức là “thuật ngữ tiếng Anh” nếu chỉ hiện thị bộ thuật ngữ tiếng Anh).

Các ví dụ sau về hoàn trả từ chỉ định:

vít máy

bulông máy

ren vít bên ngoài được thiết kế để kết đôi với lỗ vít hoặc đai ốc

CHÚ THÍCH Một tính năng khóa có thể lồng ghép trong thiết kế phần đầu hoặc phần ren.

NGOẠI LỆ Khoan bulông ngoài, thân bulông ngoài giản lược, thân đinh ốc giản lược, đinh ốc lắp cho máy giặt

XEM THÊM máy vít công cụ, đai bulông trong, đầu vít cắm

LỌC Chỉ bộ thuật ngữ tiếng Anh.

đai ốc vòng bi

chốt có ren trong được thiết kế để đảm bảo vòng bi, bánh răng và các thành phần truyền lực khác làm trục và con lăn.

NGOẠI LỆ đai ốc kẹp

biến trở

điện trở mà có trở kháng có thể thay đổi được theo một lượng điện áp hoặc dòng mà điện trở có trên mạch điện.

BAO GỘP Động cơ điều khiểnbiến trở không quấn dây, biến trở quấn dây, biến trở lai, biến trở quấn dây không chính xác, biến trở không quấn dây chính xác, biến trở quấn dây chính xác, biến trở.

LỌC Chỉ bộ thuật ngữ tiếng Anh.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration - Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Trao đổi và thể hiện dữ liệu sản phẩm).

[2] TCVN 10566-10 (ISO/TS 22745-10), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái - Phần 10: Thể hiện từ điển;

[3] ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1) - Part 1: Specification of basic notation (Công nghệ thông tin - Ký pháp cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1) - Phần 1: Đặc tả của các ký hiệu cơ bản);

[4] The American Heritage® Dictionary of the English Language. Houghton Mifflin, 2000. ISBN 0395825172. (Từ điển Giáo hội® Mỹ trong ngôn ngữ tiếng Anh);

[5] Concise Oxford English Dictionary. Oxford University Press, 2004. ISBN 0198608640. (Từ điển tiếng Anh xúc tích của Oxford);

[6] Le Petit Robert: Dictionnaire alphabétique et analogique de la langue française. Editions Le Robert, 2006. ISBN 2849020664 (từ điển chữ cái tiếng Pháp).

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thuật ngữ viết tắt

5. Giả định và khái niệm cơ bản

6. Nguyên tắc chung

7. Hướng dẫn trình bày thuật ngữ

8. Hướng dẫn trình bày định nghĩa

9. Yêu cầu sự phù hợp

10. Giới hạn bộ thuật ngữ

Phụ lục A Định danh tài liệu

Phụ lục B Thông tin hỗ trợ thực thi

Phụ lục C Hoàn trả từ chỉ định

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi