Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10457:2014 ISO 17231:2006 Phép thử cơ lý-Xác định khả năng chống thấm nước của da quần áo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10457:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10457:2014 ISO 17231:2006 Phép thử cơ lý-Xác định khả năng chống thấm nước của da quần áo
Số hiệu:TCVN 10457:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10457:2014

ISO 17231:2006

DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM NƯỚC CỦA DA QUẦN ÁO

Leather - Physical and mechanical tests - Determination of water repellency of garment leather

Lời nói đầu

TCVN 10457:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 17231:2006.

ISO 17231:2006 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2010 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10457:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM NƯỚC CỦA DA QUẦN ÁO

Leather - Physical and mechanical tests - Determination of water repellency of garment leather

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định khả năng chống thấm nước của da khi được làm ướt bề mặt. Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại da để may quần áo. Phương pháp này không xác định độ bền thấm nước của da.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 7115 (ISO 2419), Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu

TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Đánh giá độ bền phun (spray rating)

Phép đo độ bền của bề mặt da khi được làm ướt.

4. Nguyên tắc

Một thể tích nước cất hoặc nước khử ion quy định được phun lên mẫu thử đã được gắn lên một vòng và được đặt tại góc 45 o sao cho tâm của mẫu thử ở bên dưới vòi phun một khoảng quy định. Việc đánh giá độ bền phun được xác định bằng cách so sánh ngoại quan của mẫu thử với các chuẩn mô tả và chuẩn hình ảnh. Khối lượng nước được hấp thụ bởi mẫu thử được xác định bằng cách cân trước và sau khi phun nước.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Dụng cụ phun, như được minh họa trong Hình 1, bao gồm một phễu có đường kính 150 mm ± 2 mm, được giữ thẳng đứng với một vòi phun bằng kim loại (5.2) được nối với đầu của cuống phễu bằng ống mềm có đường kính lỗ khoảng 10 mm. Khoảng cách từ đỉnh phễu đến đáy vòi phun là 190 mm ± 2 mm.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 phễu thủy tinh f 150 ± 2

2 vòng đỡ

3 ống cao su

4 vòi phun

5 giá đỡ

6 mẫu thử

7 dụng cụ giữ mẫu thử

8 bệ đỡ (ví dụ gỗ)

Hình 1 - Thiết bị thử phun

5.2. Vòi phun bằng kim loại, như được minh họa trong Hình 2, đường kính khoảng 33 mm, mặt lồi với 19 lỗ có đường kính 0,9 mm ± 0,05 mm được phân bố trên bề mặt. Thời gian để dòng nước cất hoặc nước khử ion 250 ml ± 5 ml được rót vào trong phễu là 27,5 s ± 2,5 s.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 12 lỗ f 0,9 ± 0,05 trên đường tròn f 21,4 ± 0,05

2 6 lỗ f 0,9 ± 0,05 trên đường tròn f 10 ± 0,05

3 1 lỗ f 0,9 ± 0,05 ở chính giữa

Hình 2 - Vòi phun

5.3. Dụng cụ giữ mẫu thử, bao gồm hai vòng kim loại được lắp với nhau. Vòng trong được lắp cố định và có đường kính ngoài 150 mm ± 2 mm. Vòng ngoài có thể điều chỉnh được sao cho đường kính trong có thể giảm xuống đến 150 mm để kẹp chặt được mẫu thử giữa hai vòng. Khi ở vị trí thử, các vòng nằm trên dụng cụ đỡ phù hợp sao cho mẫu thử nằm ở góc 45,0 o ± 2,5 o và với tâm của phần được kẹp nằm bên dưới, cách tâm của mặt vòi phun kim loại 150 mm ± 2 mm.

5.4. Cân, cân được chính xác đến 0,001 g.

5.5. Nước cất hoặc nước khử ion, Loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696).

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

6.1. Mẫu được lấy theo TCVN 7117 (ISO 2418). Cắt ba mẫu thử hình vuông có cạnh 182 mm ± 2 mm, bảo đảm các mẫu thử được lấy từ các phần không có lỗ hoặc phần bị hư hại khác.

CHÚ THÍCH 1 Đối với da cừu, có thể phải xén lông để đảm bảo mẫu thử được kẹp chặt.

CHÚ THÍCH 2 Nếu có yêu cầu lấy nhiều hơn hai con da to hoặc nhỏ để thử một lô, thì chỉ cần lấy một mẫu từ mỗi con da, miễn là tổng số không ít hơn ba mẫu thử.

6.2. Điều hòa các mẫu thử theo TCVN 7115 (ISO 2419).

6.3. Cân mẫu thử chính xác đến 0,001 g.

6.4. Thực hiện tất cả các bước tiếp theo tại nhiệt độ 20 oC ± 2 oC hoặc 23 oC ± 2 oC. Không cần kiểm soát thêm độ ẩm.

7. Cách tiến hành

7.1. Gắn chặt mẫu thử lên dụng cụ giữ mẫu thử (5.3) với mặt của da sẽ được tiếp xúc khi sử dụng quay lên trên. Đặt dụng cụ giữ mẫu thử ở vị trí bên dưới vòi phun.

7.2. Rót nhanh nhưng đều 250 ml ± 5 ml nước cất hoặc nước khử ion (5.5) ở nhiệt độ kiểm soát (6.4) vào phễu sao cho việc phun được liên tục.

7.3. Ngay sau khi dừng phun, lấy dụng cụ giữ và mẫu thử ra và gõ hai điểm đối diện của khung tỳ vào vật cứng, với mặt phẳng của da hầu như nằm ngang và bề mặt thử úp xuống dưới.

7.4. Qui việc đánh giá độ bền phun của mẫu thử dựa vào thang mô tả hoặc thang hình ảnh trong

Phụ lục A, với thang mô tả độ ướt tốt nhất. Không đánh giá các chỉ số phụ.

1. Ướt toàn bộ bề mặt được phun,

2. Ướt một nửa bề mặt được phun. Điều này thường xảy ra do việc ghép các phần bị ướt nhỏ, riêng biệt.

3. Chỉ ướt bề mặt được phun dưới dạng các phần nhỏ riêng biệt.

4. Không bị ướt nhưng dính các giọt nhỏ trên bề mặt được phun.

5. Không bị ướt và không dính các giọt nhỏ trên bề mặt được phun.

7.5. Kiểm tra mặt ngược của mẫu thử và ghi lại bất kỳ dấu hiệu ướt nào.

7.6. Lấy mẫu thử ra khỏi dụng cụ giữ, lau nhẹ để loại bỏ bất kỳ giọt nước nào còn dính lại và cân lại chính xác đến 0,001 g.

8. Biểu thị kết quả

Tính khối lượng nước hấp thụ, mw, tính bằng gam và tỉ lệ phần trăm nước đã hấp thụ, w, theo công thức sau:

mw = m2 - m1

trong đó

m1 là khối lượng ban đầu của mẫu thử, tính bằng gam;

m2 là khối lượng mẫu thử sau khi thử, tính bằng gam.

9. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau đối với mỗi mẫu thử:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) đánh giá độ bền phun (7.4);

c) khối lượng nước hấp thụ, mw, tính bằng gam;

d) tỉ lệ phần trăm nước được hấp thụ, w;

e) môi trường chuẩn được sử dụng để điều hòa và thử nghiệm theo TCVN 7115 (ISO 2419) (nghĩa là 20 oC/65 % RH, hoặc 23 oC/50 % RH);

f) bất kỳ sai khác nào so với phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này;

g) tất cả chi tiết để nhận biết mẫu và bất kỳ sai lệch nào về qui trình lấy mẫu so với TCVN 7117 (ISO 2418).

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

THANG HÌNH ẢNH ISO

Hình A.1 - Biểu đồ đánh giá độ bền phun dựa trên thang hình ảnh của Hiệp hội Hóa chất dệt nhuộm Mỹ (American Association of Textile Chemists and Colorists) (AATCC)

CHÚ THÍCH Thang mô tả ISO tương ứng với thang hình ảnh như sau:

ISO 1 = AATCC 50

Ướt toàn bộ bề mặt được phun

ISO 2 = AATCC 70

Ướt một nửa bề mặt được phun. Điều này thường xảy ra do việc ghép các phần bị ướt nhỏ, riêng biệt.

ISO 3 = AATCC 80

Ướt bề mặt được phun chỉ dưới dạng các phần nhỏ riêng biệt

ISO 4 = AATCC 90

Không bị ướt nhưng dính các giọt nhỏ trên bề mặt được phun

ISO 5 = AATCC 100

Không bị ướt và không dính các giọt nhỏ trên bề mặt được phun

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

NGUỒN THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

Ví dụ về sản phẩm phù hợp có bán sẵn trên thị trường được nêu dưới đây:

Thiết bị, dụng cụ được khuyến nghị sử dụng cho phép thử đánh giá phun, ví dụ được sản xuất bởi:

James H. Heal and Co. Ltd1, Richmond Works, Halifax, West Yorkshire, HX3 6EP, England.

SDL International Ltd 1, PO Box 162, Crown Royal, Shawcross St., Stockport, SKI 3JW, England.

Các bản copy của biểu đồ đánh giá độ bền phun chuẩn có thể nhận được từ Hiệp hội Hóa chất dệt nhuộm Mỹ (American Association of Textile Chemists and Colorists), P O Box 12215, Research Triangle Park, NC 27709, USA.


1 James H. Heal và Co. Ltd và SDL International Ltd là các ví dụ về nguồn cung cấp sản phẩm phù hợp có giá trị thương mại. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là chỉ định của tiêu chuẩn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi