Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10290:2014 Tủ giữ lạnh thương mại-Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10290:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10290:2014 Tủ giữ lạnh thương mại-Phương pháp xác định hiệu suất năng lượng
Số hiệu:TCVN 10290:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10290:2014

TỦ GIỮ LẠNH THƯƠNG MẠI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Commercial refrigerated cabinets - Method for determination of energy efficiency

Lờii đầu

TCVN 10290:2014 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/TC/E1/SC5 Hiệu suất năng lượng cho thiết bị lạnh biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

 

TỦ GIỮ LẠNH THƯƠNG MẠI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

Commercial refrigerated cabinets - Method for determination of energy efficiency

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định phương pháp xác đnh điện năng tiêu thụ và diện tích trưng bày của t giữ lạnh thương mại dùng để bán và trưng bày thực phẩm (sau đây gọi là thiết bị lạnh).

Tiêu chun này không áp dụng cho máy bán hàng tự động.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9982-2 (ISO 23953-2), Tủ lạnh bày hàng - Phn 2: Phân loại, yêu cầu và điều kiện thử

TCVN 10289:2014, Tủ giữ lạnh thương mại - Hiệu suất năng lượng

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 10289:2014.

4. Phương pháp thử nghiệm tiêu thụ năng lượng

4.1. Qui định chung

Điều này quy định các điều kiện thử nghiệm, quy trình thử nghiệm và xử lý các kết quả nhằm xác định năng lượng tiêu thụ của thiết b lạnh trong các điều kiện quy đnh.

4.2. Điều kiện thử nghiệm

4.2.1. Ngun điện

Nguồn điện dùng cho thử nghiệm phải có các thông số sau:

- Điện áp 230 V ± 1 %,

- Tần số 50 Hz ± 1 %.

4.2.2. Phòng th nghim

4.2.2.1. Thiết kế chung, vách, sàn và nhiệt bức xạ

Kích thước và kết cu phòng thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.1 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

4.2.2.2. Đặc tính nhiệt và lưu thông không khí của phòng thử nghim

Đặc tính nhiệt và lưu thông không khí ca phòng thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.2 ca TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

Dòng không khí trong phòng thử phải đáp ứng các yêu cu trong 5.3.2.2 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

4.2.2.3. Khí hậu phòng thử nghiệm

Th nghiệm phải được thực hiện trong khí hậu cấp 6 theo Bảng 3 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2). Dung sai nhiệt độ là ± 1 °C, dung sai độ m tương đối là ± 5 %.

Đim đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường phòng thử nghiệm được th hiện trên Hình 3 đến Hình 5 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

4.2.3. Thiết b đo

Thiết bị đo sử dụng cho các thử nghiệm này phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.7 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

Khi sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ trong các thiết bị lạnh:

- Phải sử dụng một dụng cụ đo nhiệt độ cho mỗi thiết b lạnh có mạch làm lạnh riêng của tủ;

- Trong trường hợp nhiều thiết b lạnh có một mạch làm lạnh chung vận hành một cấp nhiệt độ thì phải sử dụng ít nht là một dụng cụ đo nhiệt độ cho tối đa là hai thiết b lạnh có tổng chiều dài lớn nht là 3,75 m.

- Trong trường hợp nhiều thiết bị lạnh có một mạch làm lạnh chung làm việc các cp nhiệt độ khác nhau thì phải tuân theo yêu cầu trên, nhưng sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ tách biệt cho mỗi cấp nhiệt độ.

4.2.4. Gói thử, gói thử M và tuổi thọ

Gói thử được sử dụng trong th nghiệm phải có dạng hình hộp thẳng; kích thước và khối lượng như trong Bảng 1. Dung sai các gói thử phải như sau:

- Dung sai kích thước thẳng từ 25 mm đến 50 mm: ± 2 mm;

- Dung sai kích thước thẳng từ 100 mm đến 200 mm: ± 4 mm; và

- Dùng sai khối lượng: ± 2%.

Bảng 1 - Kích thước và khối lượng của gói th

Kích thước

mm

Khối lượng

g

50 x 100 x 100

500

50 x 100 x 200

1 000

Cho phép sử dụng các gói thử sau đ điền đầy tải thử nghiệm:

25 x 100 x 200

500

Gói thử M là gói thử có kích thước 50 mm x 100 mm x 100 mm, có gắn cảm biến tại tâm hình học, tiếp xúc trực tiếp với vật liệu điền đầy của gói thử.

Gói thử và gói thử M phải được kiểm tra định kỳ hàng năm và phải phù hợp với các yêu cầu trong 5.3.1.4 và 5.3.1.5 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

4.3. Chuẩn bị mẫu thử

4.3.1. Lắp đặt và b trí mẫu thử

Thiết bị lạnh, kể cả tất cả các bộ phận cần thiết cho hoạt động bình thường, phải được lắp ráp và bố trí như trong s dụng bình thường và theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Tủ phải được bố trí theo 5.3.2.1 của TCVN 9982 (ISO 23953-2).

4.3.2. Cht tải

Áp dụng các yêu cầu trong 5.3.2.3 của TCVN 9982 (ISO 23953-2).

4.4. Tiến hành thử

4.4.1. Chạy rà

Khi thử một thiết bị lạnh có bộ ngưng tụ ở cách xa, các điu kiện vận hành phải tuân theo các điều kiện vận hành do nhà sản xut quy định.

Các bộ điều khiển tự động điều chỉnh được phải được chỉnh đặt sao cho đạt tới cấp nhiệt độ yêu cầu của gói thử M. Khi bộ điều khiển không điều chỉnh được, thiết blạnh được thử như được giao.

Phải tuân th quy trình xả băng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Trước khi bắt đầu các thử nghiệm, phải bật thiết bị lạnh và cho chạy trong thời gian ít nhất là 2 h cp khí hậu quy định, ở tình trạng không có các gói thử trong thiết bị lạnh, không có sự vận hành tht thường của h thng làm lạnh, các bộ điều khiển hoặc các hoạt động xả băng. Nếu không, khoảng thời gian chạy rà phải được tiếp tục tương ứng.

Sau khoảng thời gian chạy rà, thiết bị lạnh phải được chất tải với các gói thử và các gói thử M theo 4.3.2 để thử nghiệm.

Sau khi chất tải, thiết bị lạnh phải được vận hành tới khi đạt được các điều kiện ổn định (xem 4.4.3) trong khoảng thời gian th (xem 4.4.4). Phòng thử phải được duy trì cp khí hậu quy định, trong khi ghi lại nhiệt độ của các gói thử M.

Đối với các thiết b lạnh được thiết kế đ tắt vào ban đêm, cần lưu ý rằng các điều kiện ổn định có th không đạt được. Sau khoảng thời gian chạy rà 2 h không có các gói, các thiết b lạnh này phải vận hành trong khoảng thời gian tối thiu là 2 h sau khi cht tải và trước khi bt đu khoảng thời gian thử.

4.4.2. Điu kiện ổn định

Các nhiệt độ thay đổi có chu kỳ và độ dài của chu kỳ phụ thuộc vào thời gian giữa hai thời kỳ xả băng liên tiếp.

Thiết bị lạnh được xem là vận hành ở các điu kiện ổn đnh nếu trong khoảng thời gian 24 h nhiệt độ của mỗi gói thử M phù hợp với các điểm tương ứng trên đường cong nhiệt độ trong phạm vi ± 0,5 °C.

Đối với các thiết bị lạnh kín, các trạng thái ổn định phải được xác định trước trình tự m cửa (xem 5.3.3.2 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2)) và, nếu thiết b lạnh được lắp đèn chiếu sáng thì các đèn phải được liên tục đ ở trạng thái bật.

Đối với các thiết bị lạnh h có lắp đèn chiếu sáng và nắp bảo vệ (ban đêm), các trạng thái ổn định đạt được với t được mở liên tục với các đèn được liên tục để trạng thái bật.

4.4.3. Thời gian thử nghiệm

Sau khi chạy rà, nhiệt độ của tất cả các gói thử M phải được ghi lại trong khoảng thời gian thử nghiệm tại các điểm tương ứng trong chu kỳ thời gian/nhiệt độ.

Thời gian thử nghiệm phải không ít hơn 12 h.

4.5. Xác định nhiệt độ

4.5.1. Điu kin thử

Đối với tt cả các thiết b lạnh, thiết b lạnh phải được bố trí và cht tải phù hợp với 4.3.1 và 4.3.2, được vn hành phù hợp với hoạt động theo thiết kế ca nhà sản xuất các điều kiện thích hợp với cấp khí hậu của phòng thử (xem 4.2.2.3), và sau đó được vận hành trong khoảng thời gian thử nghiệm quy định trong 4.4.3, trong quá trình đó phải ghi lại các giá trị đo được. Đèn chiếu sáng và nắp bảo vệ ban đêm, nếu có, phải được thao tác bằng tay phù hợp với 5.3.2.7 của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

Đối với thiết bị lạnh kín, phải tuân thủ thêm trình tự mở cửa trong quá trình thử nghiệm như qui định trong 4.5.2.

4.5.2. Thiết b lạnh kín

Thử nghiệm cho thiết b lạnh kín phải luôn được thực hiện trên một thiết b lạnh hoàn chỉnh, bất kể số lượng cửa hoặc nắp. Đối với ngăn thực phẩm đông lạnh, mỗi cửa hoặc nắp phải được mở sáu lần trong một giờ đầu tiên. Đối với ngăn thực phm làm mát, mỗi cửa hoặc nắp phải được mở mười lần trong một gi đầu tiên. Các cửa chỉ được sử dụng cho bảo trì, làm sạch hoặc chất tải của thiết b lạnh không được mở trong thử nghiệm này. Trong trường hợp thiết b lạnh có nhiu hơn một cửa hoặc nắp, ưu tiên bố trí xen kẽ trình tự mở các cửa hoặc nắp, tức là trong trường hợp có hai cửa dùng cho ứng dụng thực phm đông lạnh: cửa 1 mở ở phút thứ 0, cửa 2 mở phút thứ 5, cửa 1 ở phút thứ 10, cửa 2 m phút thứ 15, v.v... Đối với hai cửa dùng cho ứng dụng thực phẩm được làm mát: cửa 1 m ở phút thứ 0, cửa 2 mở phút th 3, cửa 1 mở phút thứ 6, cửa 2 mở phút thứ 9, v.v...

Các nắp và cửa có bản l phải được mở lớn hơn góc 60°. Các cửa hoặc np trượt phải được mở lớn hơn 80 % diện tích lớn nht có th mở được.

Đối với ứng dụng thực phm đông lạnh, cửa hoặc nắp phải được mở trong tổng thời gian là 6 s, đối với ứng dụng thực phm được làm mát, cửa hoặc nắp phải được mở trong tổng thời gian 15 s. Trong khoảng thời gian mở cửa này, các cửa hoặc nắp phải được giữ mở lâu hơn độ m nhỏ nhất yêu cầu, nghĩa là 4 s đối với ứng dụng thực phm đông lạnh và 13 s đối với ứng dụng thực phẩm được làm mát.

Trước khi bắt đầu khoảng thời gian mở cửa 12 h, mỗi cửa hoặc nắp phi được mở một lần trong 3 min. Trong trường hợp thiết b lạnh có nhiều hơn một cửa hoặc np, mi cửa hoặc nắp phải được mở lần lượt một ln trong 3 min.

Liên quan đến đèn chiếu sáng, chỉ yêu cầu thử nghiệm thiết b lạnh kín theo 5.3.2.7.1.b) của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2).

4.5.3. Xả băng

Sau khoảng thời gian thử nhiệt độ, ở cuối giai đoạn xả băng tiếp theo (đối với các thiết bị lạnh kín, tối thiểu là 12 h sau khi kết thúc các giai đoạn mở cửa) thiết b lạnh phải được tt nguồn và, khi cần thiết, được dở tải càng nhanh càng tốt. Tt cả các bề mặt, trừ các gói thử, trong không gian được làm lạnh phải được kiểm tra v nước cặn, nước đá, băng hoặc tuyết sau khi tháo d các phụ tùng và chi tiết nếu cần.

Nếu nước, nước đá, băng hoặc tuyết còn tồn tại và/hoặc nếu mức thực hiện thử nhiệt độ không được duy trì, cần tiếp tục thử nghiệm cho khoảng thời gian thử thứ hai trong cùng các điều kiện và không điều chỉnh (các) bộ điều khiển.

4.5.4. Đường cong nhiệt độ của các gói thử M

Từ các nhiệt độ ghi được của tt cả các gói thử M, phải v các đường cong sau như một hàm số của thời gian:

a) Nhiệt độ của gói thử M m nhất (nghĩa là đường cong có nhiệt độ đỉnh cao nht) (xem Hình 1);

b) Nhiệt độ của gói thử M lạnh nhất (nghĩa là đường cong có nhiệt độ nh nht thấp nht) (xem Hình 1);

c) Nhiệt độ trung bình cộng ca tt cả các gói thử M (xem Hình 2).

Trong trường hợp các thiết bị lạnh có nhiều cp nhiệt độ, các đường cong, a, b và c phải được lập riêng cho mỗi cp nhiệt độ.

CHÚ DẪN:

q nhiệt độ

qah nhiệt độ cao nht của gói thử M m nht

qal nhiệt độ thp nhất của tất cả các gói thử M (ch đối với tủ đông lạnh, xem 4.2.2 (Bng 1) của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2))

qb nhiệt độ thp nhất của gói thử M lạnh nht [ch đối với thiết bị lạnh; xem 4.2.2 (Bảng 1) của TCVN 9982-2 (ISO 23953-2)].

t thời gian

T khoảng thời gian thử

a đường cong nhiệt độ a của gói thử M m nht

b đường cong nhiệt độ b ca gói thử M lạnh nht

Hình 1 - Các nhiệt độ của gói thử M m nhất và lạnh nht (các đường cong a và b)

CHÚ DẪN:

q nhiệt độ

qm nhiệt độ trung bình bình quân

t thời gian

T khoảng thời gian thử

a đường cong c của nhiệt độ trung bình cộng của tất c các gói thử M.

Hình 2 - Nhiệt độ trung bình cộng của tất cả các gói thử M (đường cong c)

4.5.5. Tính toán nhiệt độ trung bình bình quân

Nhiệt độ trung bình tức thời tại mẫu đo n của tt cả các gói thử M, qcnường cong c trên Hình 2) được biểu thị bởi phương trình sau:

trong đó:

n chỉ s thời gian cho mẫu đo tức thời;

k chỉ số cho từng gói thử M;

Kmaxc số lượng của tất cả các gói thử M;

(qk)n nhiệt độ đo được tức thời của gói thử M th k mẫu đo n.

Từ các nhiệt độ trung bình tức thời này, các nhiệt độ trung bình cộng của tt cả các gói thử M qmc đối với khoảng thời gian thử phải được tính toán như sau:

trong đó Nmax là số lượng các mẫu đo được ly trong khoảng thời gian thử.

Công thức chỉ có giá tr cho các khoảng thời gian không đổi trong khoảng thời gian thử.

4.6. Xác định điện năng tiêu thụ

4.6.1. Thiết b lạnh có bộ ngưng tụ gn liền

Đối với t giữ lạnh có bộ ngưng tụ gắn liền, điện năng tiêu thụ trực tiếp (DEC) bằng tổng điện năng tiêu thụ vì đã bao gồm cả điện năng tiêu thụ của máy nén. Điện năng tiêu thụ cho làm lạnh không được xác định đối với các tủ giữ lạnh này.

Đo TEC, kể cả điện năng tiêu thụ cho máy nén, tính bằng kilo oát giờ trong 24 h, tần suất đóng cắt của máy nén và thời gian vận hành tương đối (tỷ số giữa thời gian vận hành và tổng thời gian của chu kỳ đo không kể thời gian xả băng). Tất cả các linh kiện s dụng điện đều phải được bật nguồn.

4.6.2. Thiết b lạnh có bộ ngưng tụ cách xa

Đối với thiết b lạnh có bộ ngưng tụ cách xa, DEC không bao gồm REC.

Đo DEC của tủ giữ lạnh với tất cả các bộ phận sử dụng điện lp trong tủ được bật nguồn.

DEC được ghi lại trong mỗi lần thử phải là tổng của toàn bộ điện năng tiêu thụ bởi tủ giữ lạnh khi không có thiết b điu khiển trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Nếu vì lý do kỹ thuật, khó có thể đo riêng rẽ các năng lượng thành phần thì có th s dụng DEC được đo một cách trực tiếp.

4.7. Xác định diện tích trưng bày

Tng diện tích trưng bày (TDA) của thiết b lạnh phải được đo theo Phụ lục A.

5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm tối thiểu phải có các thông tin sau.

a) Tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo hoặc cả hai;

b) Model và số seri của thiết bị lạnh, cũng như bản mô t chi tiết các phụ kiện bên trong tủ;

c) Cấp khí hậu phòng thử nghiệm (cp 6) thực hiện thử nghiệm này;

d) Phương pháp khống chế nhiệt độ, quá trình xả băng, kết thúc x băng, đặt tham số và vị trí các cảm biến;

e) Thử nghiệm được thực hiện có hay không có tm che ban đêm;

f) Tổng điện năng tiêu thụ của thiết bị lạnh trong quá trình thử nghiệm, thể hiện bằng kWh/24 h;

g) Thời gian vận hành.

 

PHỤ LỤC A

(qui định)

Tổng diện tích trưng bày (TDA)

A.1. Quy định chung

Tổng diện tích trưng bày (TDA) được xác định bằng tổng các diện tích được chiếu theo phương thẳng đứng và nằm ngang từ thực phm nhìn thấy được, tính bằng mét vuông.

A.2. Đo TDA thiết b lạnh

A.2.1. Điều kin chung

v trí mà các thực phm có thể nhìn thy được qua bề mặt kính, phải tính đến độ truyền ánh sáng, Tg theo các giá trị được quy đnh trong Bng A.1.

Bảng A.1- Độ truyn ánh sáng

Loại b mặt kính

Tg

Kính một lớp phản xạ (chiếu)

98%

Kính một lớp

90%

Kính hai lớp hoặc hai kính một lớp

81%

Kính ba lớp không có lớp phủ

73%

Các diện tích chắn sáng của các khung hoặc tay vịn phải được trừ đi khỏi giá tr đo.

A.2.2. Tính toán TDA

Phải tính toán tổng diện tích trưng bày như sau:

TDA = (H0 x Loh) + (Hg x Tgh x Lgh) + (Vox + Lov) + Vg x Tgv x Lgv)

trong đó:

H là hình chiếu nằm ngang, tính bằng mét;

V là hình chiếu thẳng đứng, tính bằng mét;

L là chiều dài thiết bị lạnh không có thành đầu mút, tính bằng mét;

Tg là độ truyền ánh sáng qua bề mặt kính;

D là chiều sâu (hình chiếu cạnh trên thành của các thiết bị lạnh đầu dãy);

Ch số 0

là b mặt hở

Chỉ số g

là b mặt kính

Chỉ số h

là nằm ngang

Chỉ số v

là thẳng đứng

Chỉ số w

là thành đầu mút

CHÚ THÍCH 1: Bề mặt kính có th khác nhau đối với mặt trước (Tgv) và đối với nắp (Tgh)

Xem các hình từ Hình A.1 đến Hình A.9 trong TCVN 9982-2 (ISO 23953-2) v cách tính toán một số các thiết b lạnh.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] AS 1731 (tt cả các phần), Refrigerated display cabinets (T lạnh bày và bán hàng)

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Phương pháp thử nghiệm tiêu thụ năng lượng

4.1. Qui định chung

4.2. Điều kiện th nghiệm

4.3. Chuẩn b mẫu thử

4.4. Tiến hành thử

4.5. Xác định nhiệt độ

4.6. c định điện năng tiêu thụ

4.7. c đnh diện tích trưng bày

5. Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục (qui định) -Tổng diện tích trưng bày (TDA)

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi