Tiêu chuẩn TCVN 9836:2013 Đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9836:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9836:2013 ISO 2853:1993 Đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm
Số hiệu:TCVN 9836:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9836:2013

ISO 2853:1993

ĐẦU NỐI ỐNG REN BẰNG THÉP KHÔNG GỈ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Stainless steel threaded couplings for the food industry

Lời nói đầu

TCVN 9836:2013 hoàn toàn tương với ISO 2853:1993.

TCVN 9836:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 5 Ống kim loại đen và phụ tùng đường ống kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

ĐẦU NỐI ỐNG REN BẰNG THÉP KHÔNG GỈ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Stainless steel threaded couplings for the food industry

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kích thước, dung sai, độ nhám bề mặt, vật liệu, lắp ghép và yêu cầu vệ sinh cho:

a) Các chi tiết bị bao kiểu hàn và kiểu giãn nở, bạc lót;

b) Đai ốc và vòng đệm.

trong đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm.

Các chi tiết bị bao và bạc lót trong đầu nối ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm sử dụng cho ống thép không gỉ theo quy định trong TCVN 9833 (ISO 2037).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 256-1(ISO 6506-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell - Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).

TCVN 258-1 (ISO 6507-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vicker - Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (trong khoảng 10 IRHD và 100 IRHD).

TCVN 9833:2013 (ISO 2037:1992), Ống thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm.

ISO 286-2:1988, ISO system of limits and fits - Part 2: Tables of standard tolerance grades and limit deviations for holes and shafts (Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép - Phần 2: Bảng các cấp chính xác và sai lệch giới hạn của lỗ và trục).

ISO 9327-1:1999 1), Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes - Technical delivery conditions - Part 1: General requirements ( Thép rèn và thanh cán hoặc rèn cho mục đích chịu áp lực - Điều kiện kỹ thuật cung cấp - Phần 1: Yêu cầu chung).

3. Ký hiệu

A

Dung sai cho phép của ren chi tiết bị bao.

B1

Đường kính trong của vành đỡ.

B2

Đường kính ngoài của vành đỡ.

C1

Đường kính đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở.

C2

Đường kính đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

C3

Đường kính trong của đai ốc sáu cạnh hoặc đai ốc tròn.

C4

Đường kính trong của vòng đệm.

C5

Đường kính trong của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở.

C6

Đường kính trong của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

C7

Đường kính ngoài của bạc lót kiểu giãn nở hoặc kiểu hàn.

C8

Đường kính ngoài của đai ốc tròn.

C9

Đường kính trong định tâm của đai ốc.

C10

Đường kính ngoài của cổ chi tiết bị bao và bạc lót loại hàn.

d

Đường kính ngoài của ren chi tiết bị bao.

d1

Đường kính trong của ren chi tiết bị bao.

d2

Đường kính trung bình của ren chi tiết bị bao.

D

Đường kính ngoài của ren đai ốc.

D1

Đường kính trong của ren đai ốc.

D2

Đường kính trung bình của ren đai ốc.

E

Đường kính trong của mép vòng đệm.

F1

Tổng chiều dài của chi tiết bị bao kiểu giãn nở.

F2

Tổng chiều dài của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

F3

Tổng chiều dài của bạc lót giãn nở.

F4

Tổng chiều dài của đai ốc sáu cạnh và đai ốc tròn.

F5

Chiều rộng trong của vành đỡ.

G1

Chiều dài của ren ngoài của chi tiết bị bao kiểu giãn nở và kiểu hàn.

G2

Chiều dài của ren trong của đai ốc sáu cạnh và đai ốc tròn.

H

Chiều cao tam giác cơ sở của ren

J

Đường kính góc lượn của đai ốc tròn.

K

Chiều dài đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở và kiểu hàn.

L1

Chiều dày mặt bích của bạc lót kiểu giãn nở và kiểu hàn.

L2

Chiều dày mặt bích trong của đai ốc sáu cạnh hoặc đai ốc tròn.

M1

Đường kính ngoài của mép vòng đệm để sử dụng cùng vành đỡ.

M2

Đường kính ngoài của mép vòng đệm được sử dụng cùng vành đỡ.

N1

Chiều rộng đặt chìa vặn của đai ốc.

N2

Chiều rộng đặt chìa vặn của đai ốc sáu cạnh.

O

Chiều rộng rãnh đặt chìa vặn của đai ốc tròn.

P

Bước ren.

R1

Bán kính góc lượn của chi tiết bị bao kiểu hàn.

R2

Bán kính góc lượn của bạc lót kiểu hàn.

S

Đường kính ngoài của vòng đệm (không bao gồm mép ngoài) để sử dụng với vành đỡ.

T2

Chiều dài của mép vòng đệm để sử dụng với vành đỡ.

T3

Chiều dày thành của vành đỡ.

U

Tổng chiều dày của vòng đệm.

V

Độ dày nén của vòng đệm.

w

Chiều rộng chân ren của chi tiết bị bao trên profin đầu QUA.

W

Chiều rộng chân ren đai ốc trên profin đầu QUA.

X1

Đường kính khe rãnh vòng khóa.

X2

Đường kính ngoài vòng khóa.

a1

Góc lượn của đai ốc tròn.

a2

Góc của cổ vành đỡ.

4. Kích thước và dung sai

4.1. Chi tiết bị bao kiểu giãn nở

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 1 và Bảng 1.

4.2. Bạc lót loại giãn nở

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 2 và Bảng 2.

4.3. Chi tiết bị bao kiểu hàn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 3 và Bảng 3.

4.4. Bạc lót kiểu hàn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 4 và Bảng 4.

4.5. Đai ốc sáu cạnh

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 5 và Bảng 5.

4.6. Đai ốc tròn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác(xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 6 và Bảng 6.

4.7. Vòng đệm

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác được trình bày trong Hình 7 và Bảng 7. Với các yêu cầu kỹ thuật khác của vòng đệm, xem Phụ lục C.

4.8. Vành đỡ

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác được trình bày trong Hình 8 và Bảng 8.

5. Lắp ráp

5.1. Hàn

Các chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn phải được gắn vào đầu mút ống bằng hàn giáp mép.

5.2. Giãn nở

Các chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở phải được gắn vào đầu mút ống bằng giãn nở. Một phương pháp thực hiện nối ghép bằng giãn nở được mô tả trong Phụ lục F. Phương pháp này có thể áp dụng cho đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng 101,6 mm.

6. Yêu cầu vệ sinh

6.1. Tất cả bề mặt của đầu nối tiếp xúc với thực phẩm phải dễ tiếp cận để rửa và làm sạch tại chỗ hoặc có thể rửa bằng tay khi được tháo rời. Các chi tiết có thể tháo rời phải luôn sẵn sàng cho việc tháo rời.

6.2. Bề mặt bên trong của ống phải được làm sạch và nhẵn. Không được chứa các khuyết tật trên bề mặt và lẫn tạp chất.

6.3. Vòng đệm phải được làm từ vật liệu thích hợp của phụ tùng nối ống và thích hợp với lĩnh vực thực phẩm cũng như lưu chất làm sạch được sử dụng. Nó không được làm nhiễm mùi hay ảnh hưởng tới hương vị của thực phẩm.

7. Độ nhám bề mặt

Độ nhám bề mặt của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn và giãn nở, đai ốc và vành đỡ phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của ISO 468, phải có độ nhẵn bề mặt đã được gia công tinh đạt Ra ≤ 1 mm.

8. Vật liệu

8.1. Chi tiết bị bao, bạc lót, đai ốc và vành đỡ

Thép không gỉ austenit phải được lựa chọn theo ISO 9327-1.

Thông thường các loại thép F47 và F62 là thích hợp (tương tự như các loại được giới thiệu cho ống trong tiêu chuẩn TCVN 9833 (ISO 2037).

8.2. Vòng đệm

Vòng đệm phải được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp với độ cứng tương ứng từ 75 IRHD đến 85 IRHD phù hợp với TCVN 9810 (ISO 48). Các vật liệu phải đạt yêu cầu vệ sinh và độ bền thích hợp.

Hình 1

Bảng 1

Kích cỡ danh nghĩa

C1

h10

C5

A10

F1

± 0,2

12

12,7

17,2

15

15

21,2

12

12,7

17,2

17

17

17

21,3

25

33,7

25,4

29

38

21,3

25

33,7

17

17

20

38

40

51

42,5

44,5

56

38

40

51

20

20

20

63,5

70

76,1

69,7

76,2

82,3

63,5

70

76,1

25

25

30

Hình 2

Bảng 2

Kích cỡ danh nghĩa

C1

h10

C5

A10

C7

h10

F3

± 0,2

12

12,7

17,2

15

15

21,2

12

12,7

17,2

19,6

19,6

25,8

16

16

18

21,3

25

33,7

25,4

29

38

21,3

25

33,7

30

33,8

42,5

20

20

20

38

40

51

42,5

44,5

56

38

40

51

47

49

60,5

20

20

25

63,5

70

76,1

69,7

76,2

82,3

63,5

70

76,1

74

80,9

87,5

30

30

30

Hình 3

Bảng 3

Kích cỡ danh nghĩa

C2

h10

C6

N11

F10

h11

25

33,7

38

29,2

38,2

42,7

22,6

31,3

35,6

25,6

34,3

38,6

40

51

63,5

44,7

56,2

69,9

37,6

48,6

60,3

40,6

51,6

64,1

70

76,1

76,4

82,6

66,8

72,9

70,6

76,7

Hình 4

Bảng 4

Kích cỡ danh nghĩa

C2

h10

C6

N11

C7

h10

C10

h11

25

33,7

38

29,2

38,2

42,7

22,6

31,3

35,6

33,8

42,5

47

25,6

34,3

38,6

40

51

63,5

44,7

56,2

69,9

37,6

48,6

60,3

49

60,5

74

40,6

51,6

64,1

70

76,1

88,9

76,4

82,6

95,7

66,8

72,9

84,9

80,9

87,5

101

70,6

76,7

89,8

101,6

108,7

97,6

114,1

102,5

Hình 5

Bảng 5

Kích cỡ danh nghĩa

C3

H11

C9

N2

h15

12

12,7

17,2

16

16

22,2

20,1

20,1

26,47

32

32

41

21,3

25

33,7

26,4

30,5

39

30,74

34,34

43,18

46

46

60

38

40

51

43,5

45,5

57

47,86

49,89

61,37

60

65

75

63,5

70

76,1

70,7

77,2

83,3

74,88

81,79

88,4

90

100

105

88,9

101,6

97

110

101,91

115,42

115

135

Hình 6

Bảng 6

Kích cỡ danh nghĩa

C3

H11

C8

h13

C9

J

± 1

N1

h15

O H13

12

12,7

17,2

16

16

22,2

33

33

40

20,1

20,1

26,47

26

26

35

27

27

36

6

6

6

21,3

25

33,7

26,4

30,5

39

44

48

58

30,74

34,34

43,18

37

41

49

38

42

50

6

6

8

38

40

51

43,5

45,5

57

64

65

77

47,86

49,89

61,37

55

57

68

56

58

69

8

8

8

63,5

70

76,1

70,7

77,2

83,3

91

98

106

74,88

81,79

88,4

82

89

97

83

90

98

10

10

10

88,9

101,6

97

110

122

135

101,91

115,42

112

125

113

126

12

12

a) Vòng đệm được sử dụng với vành đỡ cho trong 4.8

b) Vòng đệm được sử dụng không có vành đỡ

Hình 7

Bảng 7

Kích cỡ danh nghĩa

C4

E

± 0,25

M1

± 0,25

M2

± 0,25

S

12

12,7

17,2

11

11,7

16,2

14,8

14,8

21

18,2

18,2

24,4

18,5

18,5

24,7

15,5

15,5

21,7

21,3

25

33,7

20,3

23,6

32,3

25,2

28,8

37,8

28,6

32,2

41,2

28,9

32,5

41,5

25,9

29,5

38,5

38

40

51

36,6

38,6

49,6

42,3

44,3

55,8

45,7

47,7

59,2

46

48

59,5

43

45

56,5

63,5

70

76,1

61,3

67,8

73,9

69,5

76

82,2

72,9

79,4

85,6

73,2

80

86,5

70,2

76,7

82,9

88,9

101,6

85,9

98,6

95,3

108,3

98,7

111,7

99,5

112,5

96

109

Hình 8

Bảng 8

Kích cỡ danh nghĩa

B1

± 0,13

B2

± 0,13

12

12,7

17,2

15,8

15,8

22

19,6

19,6

25,8

21,3

25

33,7

26,2

29,8

38,8

30

33,6

42,6

38

40

51

43,3

45,3

56,8

47,1

49,1

60,6

63,5

70

76,1

70,5

77

83,2

74,3

80,8

87

88,9

101,6

96,3

109,3

100,1

113,1

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Ren hình thang dùng cho các đầu nối có ren

A.1. Các định nghĩa

Trong Phụ lục này sử dụng các định nghĩa sau:

A.1.1. Profin cơ sở: Profin của mối nối ren dùng làm cơ sở cho xác định dung sai của ren chi tiết bị bao và ren đai ốc (Xem Hình A.1)

A.1.2 Bước ren, P: Bước dọc trục cho mỗi vòng xoắn của ren vít. Giá trị danh nghĩa được chấp nhận cho bước ren là 8 vòng ren trên 25,4 mm (hoặc 8 vòng ren trên 1 inch).

P = 3,175 mm

A.1.3. Đường kính ngoài: Đường kính qua các đỉnh của ren chi tiết bị bao và qua các chân của ren đai ốc. (Xem Hình A.1)

A.1.4. Đường kính trung bình: Xem Hình A.1.

A.1.5. Đường kính trong: Xem Hình A.1.

A.1.6. Profin đầu QUA: Profin tạo thành profin ren giới hạn của đầu “QUA”. Xem Hình A.2.

A.2. Xác định kích thước giới hạn của ren

A.2.1. Đường kính ren

Kích thước giới hạn của đường kính ren của chi tiết bị bao và đai ốc được xác định từ các giới hạn, theo milimét, và các biểu thức được đưa ra ở Bảng A.1 và A.2 tương ứng.

A.2.2 Chiều rộng chân ren (w,W) trên profin đầu QUA

Chiều rộng chân ren trên profin đầu QUA của chi tiết bị bao và đai ốc được xác định bằng các biểu thức được đưa ra ở Bảng A.2.2.1 và A.2.2.2 tương ứng.

A.2.2.1. Chi tiết bị bao

w = 0,3707 P - 0,127 + 0,008064

A.2.2.2. Đai ốc

W = 0,3707 P - 0,135

A.3. Kích thước ren

A.3.1. Chi tiết bị bao

Kích thước ren, theo milimét, của chi tiết bị bao được đưa ra ở Hình A.3 và Bảng A.3.

A.3.2. Đai ốc

Kích thước ren, theo milimét, của đai ốc được đưa ra ở Hình A.4 và Bảng A.4.

Hình A.1

Hình A.2

Bảng A.1 - Chi tiết bị bao

Đường kính ngoài
d

Bước ren
d2 = d - 0,5P

Đường kính trong
d1 = d - P

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

0

- 0,05 P

- A

- (A + T)

- 0,508

- (0,508 + 1,5T)

Dung sai T:

T = 0,07056 + 0,01411

Lượng dư:

 A = 0,03024

Bảng A.2 - Đai ốc

Đường kính ngoài

D (=d)

Bước ren

D2 = D - 0,5P

Đường kính trong

D1 = D - P

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

Giới hạn QUA

Giới hạn dưới

+ 0,889

+ 1,397

+ 0,368

+ (0,368 + T)

+ 0,381

+ (0,381 + 0,05P)

Dung sai T:

T = 0,07056 + 0,01411

Lượng dư:

 A = 0,03024

Hình A.3

Bảng A.3

Kích cỡ danh nghĩa

d

d2

d1

w

lớn nhất

nhỏ nhất

lớn nhất

nhỏ nhất

lớn nhất

nhỏ nhất

12

12,7

17,2

22,89

22,89

29,26

22,73

22,73

29,10

21,16

21,16

27,51

20,96

20,96

27,31

19,21

19,21

25,58

18,92

18,92

25,27

1,089

1,089

1,094

21,3

25

33,7

33,53

37,13

45,97

33,37

36,97

45,81

31,77

35,36

44,18

31,56

35,15

43,96

29,85

33,45

42,29

29,54

33,13

41,95

1,097

1,097

1,105

38

40

51

50,65

52,68

64,16

50,49

52,52

64,00

48,85

50,87

62,33

48,62

50,64

62,09

46,97

49,00

60,48

46,63

48,65

60,12

1,107

1,109

1,115

63,5

70

76,1

77,67

84,58

91,19

77,51

84,42

91,03

75,82

82,71

89,31

75,57

82,45

89,05

73,99

80,90

87,51

73,61

80,51

87,12

1,121

1,124

1,127

88,9

101,6

104,70

118,21

104,54

118,06

102,80

116,29

105,53

116,01

101,02

114,53

100,61

114,11

1,132

1,138

Hình A.4

Bảng A.4

Kích cỡ danh nghĩa

D

D2

D1

lớn nhất

nhỏ nhất

lớn nhất

nhỏ nhất

lớn nhất

nhỏ nhất

12

12,7

17,2

24,28

24,28

30,66

23,78

23,78

30,15

21,86

21,86

28,24

21,67

21,67

28,04

20,25

20,25

26,62

20,10

20,10

26,47

21,3

25

33,7

34,93

38,53

47,37

34,42

38,02

46,86

32,52

36,12

44,97

32,31

35,91

44,75

30,89

34,49

43,33

30,74

34,34

43,18

38

40

51

52,05

54,08

65,56

51,54

53,57

65,05

49,66

51,69

63,18

49,43

51,46

62,94

48,01

50,04

61,52

47,86

49,89

61,37

63,5

70

76,1

79,07

85,98

92,59

78,56

85,47

92,08

76,70

83,62

90,23

76,45

83,36

89,97

75,03

81,94

88,55

74,88

81,79

88,40

88,9

101,6

106,10

119,61

105,59

119,10

103,75

117,27

103,48

116,99

102,06

115,57

101,91

115,42

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Mặt cắt ngang của lắp ráp đầu nối ren

B.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này minh họa việc lắp ráp đầu nối kiểu hàn và đầu nối kiểu giãn nở

B.2. Đầu nối kiểu giãn nở

Xem Hình B.1

B.3. Đầu nối kiểu hàn

Xem Hình B.2

Hình B.1 - Đầu nối kiểu giãn nở

Hình B.2 - Đầu nối kiểu hàn

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Đặc tính kỹ thuật của vòng đệm

Các kết cấu khác nhau của vòng đệm có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau. Danh sách dưới đây đưa ra các yêu cầu cơ bản mà vòng đệm phải thỏa mãn.

a) Vòng đệm phải dễ dàng lắp vào và tháo ra khỏi phần khớp ống nối.

b) Không thể lắp được vòng đệm vào vị trí không đúng.

c) Vòng đệm phải cho phép dịch chuyển theo mặt bên của bạc lót và chi tiết bị bao, để có thể tiến hành lắp ráp.

d) Bất kể áp suất hoặc độ chân không trong ống, vòng đệm phải được giữ lại bởi đầu nối được siết chặt.

e) Vòng đệm phải có bề mặt tiếp xúc với chất lỏng nhỏ nhất.

f) Khi kẹp chặt đầu nối, chi tiết của vòng đệm gần nhất với ống phải được kẹp chặt đầu tiên.

g) Vật liệu phải được chọn theo 8.2

h) Các vòng đệm không nên dịch chuyển một cách dễ dàng khi đầu nối không làm việc.

PHỤ LỤC D

(Quy định)

Tạo rãnh cho chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở

D.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này áp dụng cho kích cỡ danh nghĩa từ 25 mm đến và bao gồm 76,1 mm. Có thể tùy chọn sử dụng vành khóa cho chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở.

D.2. Kết cấu

Chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở phải được chế tạo với một số rãnh để tăng độ bền thích hợp cho khớp nối giữa phần chi tiết bị bao hoặc bạc lót với đầu ống. Hình D.1 và D.2 chỉ ra vị trí các rãnh.

D.3. Kích thước

Kích thước, tính bằng milimét và các cấp chính xác (Xem ISO 286-2) được cho trong Hình D.1, Hình D.2 và Bảng D.1.

Hình D.1 - Tạo rãnh cho chi tiết bị bao và bạc lót loại giãn nở không có vành khóa

Hình D.2 - Tạo rãnh cho chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở có vành khóa

Bảng D.1

Kích cỡ danh nghĩa

Đường kính rãnh vành khóa

X1

N12

25

33,7

38

27,25

35,95

40,25

40

51

63,5

42,25

53,25

65,65

70

76,1

72,15

78,25

PHỤ LỤC E

(Quy định)

Vành khóa cho chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở

E.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này có thể áp dụng vành khóa cho chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở

E.2. Điều kiện sử dụng

Việc sử dụng vành khóa được giới thiệu cụ thể trong trường hợp đặc biệt (trong trường hợp áp suất cao, nhiệt độ cao hoặc giãn nở nhiệt với chiều dài của ống lớn), cho kích cỡ danh nghĩa từ 25 mm đến và bao gồm 76,1 mm. Vành khóa tăng thêm độ an toàn trong trường hợp giãn nở ít.

E.3. Kích thước

Kích thước, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (Xem ISO 286-2) được cho trong Hình E.1 và Bảng E.1.

E.4. Vật liệu

Phải sử dụng loại thép có độ cứng phù hợp với Bảng E.2

Bảng E.1

Kích cỡ danh nghĩa

Đường kính ngoài vành khóa

X2

25

33,7

38

27,25

35,95

40,25

40

51

63,5

42,25

53,25

65,65

70

76,1

72,15

78,25

Bảng 2

Độ cứng

Tiêu chuẩn viện dẫn

Ký hiệu

Giá trị

HV

HB

HRC

450 đến 480

425 đến 450

45,5 đến 48

TCVN 258-1 (ISO 6507-1)

TCVN 256-1 (ISO 6506-1)

TCVN 257-1 (ISO 6508-1)

Hình E.1

PHỤ LỤC F

(Tham khảo)

Phương pháp giãn nở đối với ống thẳng

F.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này quy định phương pháp giãn nở dùng cho việc lắp ghép bạc lót chi tiết bị bao loại giãn nở có kích cỡ danh nghĩa từ 12 mm đến và bao gồm 101,6 mm trên những đoạn ống thẳng có kích thước được cho trong TCVN 9833 (ISO 2037).

F.2. Dụng cụ

Những dụng cụ được cho trong Hình F.1, Hình F.2, Hình F.3 là phù hợp với bạc lót đầu nối có hoặc không có vành khóa. Bộ dụng cụ bao gồm các thành phần sau:

a tấm nền (Hình F.1)

b khối đầu kẹp (Hình F.1)

c vành cắt mặt giáp nối (Hình F.1)

d chày dập lắp ghép (Hình F.1)

e vành định vị mặt bích (Hình F.2)

f thiết bị nong (Hình F.2)

g vòng kẹp dao phay mặt đầu (Hình F.3)

h dao phay mặt đầu (Hình F.3)

i vành gia công mặt (Hình F.3)

j trục dẫn hướng định tâm (Hình F.3)

Dụng cụ sau đây phải có: clê đo momen và trục khớp, thanh cân bằng, cưa sắt, clê dẹt cho khối đầu ghép bao gồm bulông, vít, dùi đục.

F.3. Cách tiến hành

F.3.1. Chuẩn bị

Cố định tấm nền a trên mặt bàn. Đưa khối đầu kẹp b (có kích thước yêu cầu) lên tấm nền tại vị trí của vành cắt mặt giáp nối và hướng về phía trước (xem Hình F.1). Nếu chiều dài của ống rất dài thì cần phải sử dụng thêm giá đỡ để thăng bằng cho ống.

F.3.2. Cắt ống

Khi lắp ráp chi tiết bị bao và bạc lót lên trên ống, chiều dài yêu cầu là khoảng cách giữa các bề mặt đối tiếp của chi tiết bị và bạc lót nhỏ hơn 8 mm, nghĩa là gấp 2 lần độ dày nén của vòng đệm.

F.3.2.1. Đánh dấu ống với độ dài theo yêu cầu. Đẩy ổng qua lỗ tâm của khối đầu kẹp. Lắp vành cắt mặt giáp nối lên khối đầu kẹp. Đặt dấu cắt của ống phù hợp với mặt vành cắt. Xiết chặt khối đầu kẹp (Hình F.1)

CHÚ THÍCH 1: Đầu mút đánh bóng của ống có xu hướng tạo hình nón nên phải cắt bỏ phần này trước khi đánh dấu chiều dài của ống.

F.3.2.2. Cắt ống bằng một lưới cưa sắt giũa đầu mút ống thành hình vuông bằng vành cắt mặt giáp nối.

F.3.3. Giãn nở

F.3.3.1. Thả khối đầu kẹp, đẩy ống về phía trước và kẹp lại một lần nữa. Đặt trục bạc hoặc chi tiết bị bao lên đầu mút của ống, mặt vòng đệm hướng ra ngoài, và sử dụng chày dập lắp ghép d để dẫn động bạc lót hoặc chi tiết bị bao lên trên ống (Hình F.1)

F.3.3.2. Thả khối đầu kẹp và tháo bỏ vòng văng dầu. Vị trí của chi tiết bị bao hoặc bạc lót được ghép cố định trong khối đầu kẹp và được kẹp một lần nữa (Hình F.2).

F.3.3.3. Đặt vành định vị mép bích e lên trên chi tiết bị bao hoặc bạc lót sau đó đưa thiết bị nong xuyên f qua vành vào trong ống (xem Hình F.2)

CHÚ THÍCH 2: Con lăn giãn nở cần được bôi một lớp dầu mỏng.

F.3.3.4. Đặt chìa vặn đo lực theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng chìa vặn kẹp quay thiết bị nong ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi chìa vặn được thả lỏng.

F.3.3.5. Nhả thiết bị nong bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ.

F.3.3.6. Dùng thanh cân bằng để tháo thiết bị nong và vành định vị vòng đệm.

F.3.4. Tiện phẳng mặt

F.3.4.1. Để tiện mặt ống giãn nở, lắp dao phay mặt đầu có kích thước thích hợp h, trục dẫn định tâm j với vòng kẹp dao phay mặt đầu và gá đỡ dao g. Đặt vành gia công mặt i lên mặt bích của bạc lót, sau đó lắp phần định tâm của dụng cụ gia công mặt vào ống đến độ sâu 10 mm. Khóa phần định tâm thật chặt trong lõi ống, đưa dao phay vào, điều chỉnh áp lực lò xo để giữ dao tựa vào mép ống. Quay dao và cắt bỏ phần kim loại dư. Nếu vì bất kì lý do gì, dao bị lệch thì vành gia công mặt sẽ phải điều chỉnh độ lệch này

F.3.4.2. Tháo bỏ trục dẫn hướng định tâm rồi rút dao ra, gá đỡ dao và phần gắn thêm cùng một lúc, rồi tháo bỏ vành vành gia công mặt.

F.3.4.3. Nhả khối đầu kẹp và tháo bộ phận lắp ráp bạc lót ống.

Hình F.1

Hình F.2

Hình F.3

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 468:1982, Surface roughness - Parameters, their values and general rules for specifying requirements (Nhám bề mặt - Các thông số, giá trị và quy tắc chung cho các yêu cầu chỉ định).


1) Thay thế ISO 2604-1:1975

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi