Tiêu chuẩn TCVN 9480:2012 Yêu cầu với thuốc BVTV chứa propineb

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9480:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9480:2012 Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất propineb-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 9480:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9480:2012

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT PROPINEB - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pesticides containing propineb - Technical requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 9480:2012 do Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT PROPINEB - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pesticides containing propineb - Technical requirements and test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với propineb kỹ thuật và các thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất propineb (xem Phụ lục A).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 2741, Thuốc trừ sâu - Basudin 10% dạng hạt;

TCVN 2744-86, Thuốc trừ dịch hại - Phương pháp xác định hàm lượng nước

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 8050 : 2009, Nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật - Phương pháp thử tính chất lý hóa

TCVN 8143 : 2009, Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất cypermethrin

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu cảm quan

Yêu cầu về cảm quan của propineb kỹ thuật và các dạng sản phẩm được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan

Dạng sản phẩm

Màu sắc

Trạng thái

Propineb kỹ thuật (Technical material - TC)

Sản phẩm không màu

Sản phẩm có dạng bột kết tinh

Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột thấm nước có chứa propineb (Wettable powder - WP)

Đặc trưng của từng sản phẩm

Sản phẩm dạng bột mịn đồng nhất

Thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt phân tán trong nước có chứa propineb (Water dispersible granule - WG)

Đặc trưng của từng sản phẩm

Sản phẩm dạng hạt, khô, rời, không bụi, khi hòa vào nước có thể phân tán đều trong nước

3.2. Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất

3.2.1. Propineb kỹ thuật

Hàm lượng propineb (tính theo %, g/kg) phải được công bố và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã công bố.

3.2.2. Propineb thành phẩm

Hàm lượng propineb (tính theo %, g/kg hoặc g/l ở 200C ± 20C) phải được công bố và phù hợp với mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Hàm lượng propineb trong các dạng thành phẩm

Hàm lượng hoạt chất công bố

Mức sai lệch cho phép

%

g/kg hoặc g/l

Đến 2,5

Đến 25

± 25% đối với dạng không đồng nhất (WP, WG…)

Từ trên 2,5 đến 10

Từ trên 25 đến 100

± 10% của hàm lượng công bố

Từ trên 10 đến 25

Từ trên 100 đến 250

± 6% của hàm lượng công bố

Từ trên 25 đến 50

Từ trên 250 đến 500

± 5% của hàm lượng công bố

Lớn hơn 50

 

±2,5%

 

Lớn hơn 500

± 25 g/kg hoặc g/l

3.3. Yêu cầu về hàm lượng tạp chất

3.3.1. Hàm lượng tạp chất trong propineb kỹ thuật

3.3.1.1. Asen

Không lớn hơn 25 mg/g.

3.3.1.2. Nước

Không lớn hơn 2,5%

3.3.1.3. Kẽm

Không nhỏ hơn 21,2% giá trị propineb tìm được

Không lớn hơn 23,9% giá trị propineb tìm được

3.3.2. Hàm lượng tạp chất trong các dạng propineb thành phẩm

3.3.2.1. Asen

Không lớn hơn 0,3 x giá trị propineb tìm được, mg/g

3.3.2.2. Nước

Không lớn hơn 2,5%

3.3.2.3. Kẽm

Không nhỏ hơn 21,2% giá trị propineb tìm được

Không lớn hơn 23,9% giá trị propineb tìm được

3.4. Yêu cầu về tính chất lý - hóa

3.4.1. Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột thấm nước có chứa propineb

3.4.1.1. Tỷ suất lơ lửng

Sau khi tạo huyền phù của sản phẩm trong nước cứng chuẩn ở 300C ± 20C trong 30 min, hàm lượng propineb trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

3.4.1.2. Độ mịn

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2%.

3.4.1.3. Độ thấm ướt

Không khuấy trộn, sản phẩm phải thấm ướt hoàn toàn trong 2 min.

3.4.1.4. Độ tạo bọt

Lượng bọt tạo thành sau 1 min: không lớn hơn 2,5 ml.

3.4.1.5. Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 540C ± 20C trong 14 ngày có hàm lượng hoạt chất xác định được theo 4.2 không nhỏ hơn 95% so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong mục 3.4.1.1; 3.4.1.2; 3.4.1.3.

3.4.2. Thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt phân tán trong nước có chứa propineb

3.4.2.1. Tỷ suất lơ lửng

Sau khi tạo huyền phù của sản phẩm trong nước cứng chuẩn ở 300C ± 20C trong 30 min, hàm lượng propineb trong dung dịch huyền phù: không nhỏ hơn 60%.

3.4.2.2. Độ mịn

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 mm sau khi thử rây ướt: không lớn hơn 2%.

3.4.2.3. Độ thấm ướt

Không khuấy trộn, sản phẩm phải thấm ướt hoàn toàn trong 1 min.

3.4.2.4. Độ tạo bọt

Lượng bọt tạo thành sau 1 min: không lớn hơn 60 ml.

3.4.2.5. Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 540C ± 20C trong 14 ngày có hàm lượng hoạt chất xác định được theo 4.2 không nhỏ hơn 95% so với trước khi bảo quản và phù hợp với quy định trong mục 3.4.2.1; 3.4.2.2.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo Phụ lục A của TCVN 8143 : 2009.

4.2. Xác định hàm lượng hoạt chất

4.2.1. Nguyên tắc

Propineb khi bị phân hủy bằng axit sulfuric nóng giải phóng carbondisulphide. Carbon disulphide được hấp thụ bởi dung dịch kali hydroxit trong metanol. Lượng kali xanthogenate tạo thành được xác định bằng phương pháp chuẩn độ iod.

4.2.2. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.

4.2.2.1. Dung dịch chì axetat 10%: Cân 10 g chì axetat 98% hòa tan vào 100 ml nước cất.

4.2.2.2. Dung dịch kali hydroxit 2 N trong metanol: Cân 56 g kali hydroxit hòa tan vào 500 ml metanol khan.

4.2.2.3. Dung dịch axit axetic 20%

4.2.2.4. Axit sulphuric đặc, 98%

4.2.2.5. Hồ tinh bột, dung dịch 1%

Hòa 1 g hồ tinh bột với 5 ml nước, khuấy đều, vừa thêm nước sôi vừa khuấy đến 100 ml, đun dung dịch vài phút cho đến khi trong, để nguội dung dịch.

4.2.2.6. Dung dịch chuẩn iod, 0,05M

Hòa tan 12,7 g iod và 60 g Kl trong 75 ml nước, chuyển vào bình định mức 1 lít, định mức đến vạch bằng nước cất, lắc kỹ, bảo quản dung dịch trong lọ thủy tinh màu nâu.

Xác định nồng độ dung dịch iod chuẩn 0,05 M:

Dùng pipet lấy chính xác V1 ml dung dịch chuẩn Na2S2O3 vào bình tam giác dung tích 250 ml, thêm 20 ml nước cất, thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột và chuẩn độ bằng dung dịch iod cho đến khi xuất hiện màu xanh tím.

Nồng độ dung dịch iod chuẩn, C, tính bằng mol/l theo công thức sau:

C =

Trong đó:

C1 là nồng độ dung dịch natri thiosulphat chuẩn (mol/l);

V1 là thể tích dung dịch natri thiosulphat chuẩn lấy để chuẩn độ, tính bằng mililit (ml);

V là thể tích dung dịch iod chuẩn đã chuẩn độ hết, tính bằng mililit (ml).

Dung dịch iod chuẩn cần được chuẩn lại trước mỗi lần làm thử nghiệm

4.2.3. Dụng cụ, thiết bị

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

4.2.3.1. Bình cầu 3 cổ, dung tích 250 ml

4.2.3.2. Ống dẫn khí.

4.2.3.3. Phễu nhỏ giọt.

4.2.3.4. Bình sục khí.

4.2.3.5. Bình hấp thụ.

4.2.3.6. Cốc thủy tinh, dung tích 500 ml.

4.2.3.7. Buret 50 ml.

4.2.3.8. Sinh hàn.

4.2.3.9. Bếp điện amiang.

4.2.3.10. Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,0001 g.

4.2.3.11. Máy hút chân không.

4.2.4. Cách tiến hành

4.2.4.1. Chuẩn bị mẫu

Mẫu cần được làm đồng nhất trước khi cân: đối với mẫu dạng lỏng phải lắc đều, nếu bị đông đặc do nhiệt độ thấp cần được làm tan chảy ở nhiệt độ thích hợp; đối với mẫu dạng bột, hạt phải được trộn đều.

4.2.4.2. Xác định hàm lượng propineb

Lắp dụng cụ như hình sau

Cho dung dịch chì axetat (2.2.2.1) tới nửa hai bình sục khí (4.2.3.4), cho 50 ml dung dịch kali hydroxit 2 N (2.2.2.2) bình hấp thụ (4.2.3.5). Nối đầu ra của bình hấp phụ với máy hút chân không (4.2.3.11).

Dùng cân phân tích (4.2.3.10) cân mẫu thử chứa khoảng 0,4 g hoạt chất propineb vào bình cầu 3 cổ (4.2.3.1), thêm 80 ml nước, lắp sinh hàn (4.2.3.7), bật máy hút (4.2.3.11) để tạo chân không điều chỉnh sao cho dòng khí vào bình hấp phụ (4.2.3.5) có tốc độ 5-10 bong bóng 1 s, thêm từ từ 20 ml axit sulphuric đặc (4.2.2.4) qua phễu nhỏ giọt cho đến hết, khóa van của phễu nhỏ giọt để khí tạo thành không bay ra ngoài. Chú ý: chân ống dẫn khí (4.2.3.2) phải ngập trong dung dịch mẫu thử. Đun sôi nhẹ dung dịch mẫu 1h. Để nguội, tắt máy hút (4.2.3.11) và chuyển toàn bộ dung dịch ở bình hấp phụ (4.2.3.5) vào cốc thủy tinh 500 ml (4.2.3.6), tráng 4 lần, mỗi lần 50 ml nước. Trung hòa bằng axit acetic (4.2.2.3) và thêm 1 ml hồ tinh bột làm chỉ thị, chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch iot 0,05 M (4.2.2.6) cho đến khi xuất hiện màu xanh tím.

Tính kết quả

Hàm lượng hoạt chất propineb tổng trong mẫu, X1, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%) được tính theo công thức:

X1 =

Trong đó:

289,8 là khối lượng nguyên tử của propineb (1 ml l2 0,05 M tương đương với 0,2898 g propineb)

V1 là thể tích dung dịch iod dùng để chuẩn độ với mẫu thử, tính bằng mililit (ml);

C là nồng độ dung dịch iod chuẩn (mol/l);

m1 là khối lượng mẫu tính bằng gam (g)

4.3. Xác định hàm lượng kẽm

4.3.1. Nguyên tắc

Dithiocarbamate khi bị phân hủy bằng axit sulfuric và axit nitric, hàm lượng kẽm được xác định bằng phương pháp xác định khối.

4.3.2. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, nước ít nhất đạt tiêu chuẩn loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696) trừ khi có quy định khác.

4.3.2.1. Dung dịch thủy ngân (II) thiocyanate: Cân 31g thủy ngân (II) thiocyanate vào bình định mức 1000 ml hòa tan vào 200 ml nước cất, thêm 27g thủy ngân (II) chloride. Hòa tan và định mức tới vạch bằng nước cất, lấy 20 ml dung dịch vào bình định mức 1000 ml. Hòa tan và định mức tới vạch bằng nước cất.

4.3.2.2. Axit sulphuric đặc, 98%

4.3.2.3. Axit clohidric đặc, 38%

4.3.2.4. Axit nitric đặc, 98%

4.3.2.5. Dinatri disulphite, 98%

4.3.3. Dụng cụ, thiết bị

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

4.3.3.1. Bình kieldahl, dung tích 500 ml.

4.3.3.2. Bình định mức, dung tích 250 ml; 1000 ml

4.3.3.3. Cốc, dung tích 250 ml.

4.3.3.4. Bộ lọc, kích thuốc lỗ lọc 10 - 16 mm

4.3.4. Cách tiến hành

4.3.4.1. Chuẩn bị mẫu

Mẫu cần được làm đồng nhất trước khi cân: đối với mẫu dạng lỏng phải lắc đều, nếu bị đông đặc do nhiệt độ thấp cần được làm tan chảy ở nhiệt độ thích hợp; đối với mẫu dạng bột, hạt phải được trộn đều.

4.3.4.2. Xác định hàm lượng kẽm

Dùng cân phân tích (4.2.3.10) cân mẫu thử chứa khoảng 0,25 g hoạt chất kẽm vào bình kieldahl (4.3.3.1), thêm 10 ml axit sulphuric (4.3.2.2) và lượng nhỏ axit nitric (4.3.2.4). Đun sôi nhẹ dung dịch mẫu tới khi hòa tan hoàn toàn. Để nguội, chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 250 ml, định mức tới vạch bằng nước, lấy 100 ml dung dịch vào cốc 250 ml, cho bay hơi dung dịch, làm nguội, thêm 25 ml nước, lặp lại quá trình bay hơi 2 lần. Để nguội thêm 25 ml nước và 5 ml axit clohidric, đun nóng, lọc dung dịch, tráng rửa phễu lọc bằng nước nóng cho tới khi thể tích dung dịch lọc 100 ml. Thêm 0,5 - 1g dinatri disulphite (4.3.2.5), đun sôi để loại bỏ sulphur dioxide, làm nguội, điều chỉnh dung dịch tới thể tích 100 ml, thêm 40 ml dung dịch thủy ngân (II) thiocyanate (4.3.2.1), lắc nhẹ để qua đêm. Lọc qua bộ lọc (4.3.3.4), rửa bộ lọc với dung dịch thủy ngân (II) thiocyanate (4.3.2.1), sấy khô tới khối lượng không đổi (y g) ở nhiệt độ 1050C.

4.3.4.3. Tính kết quả

Hàm lượng hoạt chất kẽm trong mẫu, X2, biểu thị bằng phần trăm khối lượng (%) được tính theo công thức:

X2 =

Trong đó:

z là khối lượng bộ lọc tính bằng gam (g);

y là khối lượng bộ lọc và mẫu trong bộ lọc tính bằng gam (g);

m2 là khối lượng mẫu cân ban đầu tính bằng gam (g)

4.4. Xác định tỷ suất lơ lửng

4.4.1. Cách tiến hành

Cân lượng mẫu thử đủ để pha 250 ml dung dịch huyền phù có nồng độ tương ứng với nồng độ sử dụng.

Xác định tỷ suất lơ lửng theo TCVN 8050 : 2009, khối lượng hoạt chất (q) trong 25 ml dung dịch còn lại dưới đáy ống đong được lắc đều và chuyển định lượng vào bình cầu 3 cổ (4.2.3.1) và làm tương tự như mục 4.2 của tiêu chuẩn này.

4.4.2. Tính kết quả

Tỷ suất lơ lửng, Y, biểu thị bằng phần trăm (%) được tính theo công thức:

Y = x 100

Trong đó

1,11 là hệ số tỷ lệ của thể tích toàn cột chất lỏng (250 ml) với thể tích dung dịch phía trên được hút ra (225 ml);

c là khối lượng hoạt chất propineb trong toàn ống đong, tính bằng gam (g)

c =

a là hàm lượng của propineb trong sản phẩm đã xác định được, tính bằng phần trăm khối lượng (%);

b là khối lượng mẫu chuyển vào ống đong 250 ml, tính bằng gam (g);

q là khối lượng hoạt chất zineb trong 25 ml còn lại dưới đáy ống đong, tính bằng gam (g)

q =0,2898 x V­3 x C

V3 là thể tích dung dịch iod dùng để chuẩn độ với mẫu thử, tính bằng mililit (ml);

4.5. Xác định độ mịn

Xác định độ mịn theo TCVN 8050 : 2009.

4.6. Xác định độ bọt

Xác định độ bọt theo TCVN 8050 : 2009.

4.7. Xác định độ thấm ướt

Xác định độ thấm ướt theo TCVN 8050 : 2009.

4.8. Xác định độ bền ở nhiệt độ cao

Xác định độ bền ở nhiệt độ cao theo TCVN 2741.

4.9. Xác định hàm lượng asen

Xác định hàm lượng asen theo TCVN 3778 - 83.

4.10. Xác định hàm lượng nước

Xác định hàm lượng nước theo TCVN 2744 - 86.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Giới thiệu hoạt chất propineb

A1. Công thức cấu tạo:

[-SC(S)NHCH2CH(CH3)NHCS2Zn-]x

A2. Tên hoạt chất: Propineb

A3. Tên hóa học: Polymeric zinc propylenebis (dithiocarbamate)

A4. Công thức phân tử: C5H8N­2Zn)x

A5. Khối lượng phân tử: 289,8

A6. Độ hòa tan ở 200C trong:

Nước 0,01 g/l

Toluen, hexane, diclorometane < 0,1 g/l

A7. Dạng bên ngoài: Chất rắn dạng bột, màu trắng

A8. Độ bền: Bền ở điều kiện khô. Phân hủy trong môi trường ẩm, axit và kiềm trung tính.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất propineb, 10TCN 502-2002, 2002

[2] Manual on development and use of FAO and WHO specifications pesticides, 3.2006

[3] FAO Tentative Specifications for Plant Protection Products, propineb, 1980

[4] CIPAC Handbook, volume F, 1995

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi