Tiêu chuẩn TCVN 9472:2012 Bột máu làm thức ăn chăn nuôi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9472:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9472:2012 Thức ăn chăn nuôi-Bột máu-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 9472:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9472:2012

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - BỘT MÁU - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Animal feeding stuffs - Specification for blood meal

Lời nói đầu

TCVN 9472:2012 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỨC ĂN CHĂN NUÔI - BỘT MÁU - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Animal feeding stuffs - Specification for blood meal

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với bột máu dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1532, Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp thử cảm quan.

TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999), Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo

TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998), Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.

TCVN 4829:2005/SĐ1:2008 (ISO 06579:2002/ Amd1:2007), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện Salmonella spp trên đĩa thạch. Sửa đổi 1: Phụ lục D: Phát hiện Salmonella SPP. trong phân động vật và trong mẫu môi trường từ giai đoạn sản xuất ban đầu.

TCVN 4327:2007 (ISO 05984:2002), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng tro thô.

TCVN 4328-1:2007 (ISO 05983-1:2005), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phần 1: phương pháp Kjeldahl.

TCVN 4329:2007 (ISO 06865:2000), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp có lọc trung gian.

TCVN 6846:2007 (ISO 07251:2005), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định - Kỹ thuật đếm có xác suất lớn nhất.

AOAC 971.09, Pepsin Digestibility of Animal Protein Feeds (Tỷ lệ tiêu hóa protein bằng pepsin của thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật).

Second Commisson Directive (71/393/EEC). II, Ditemination of volatile nitrogenous. By distillation. (II. Xác định nitơ bay hơi. B. Bằng phương pháp chưng cất).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Bột máu (blood meal).

Sản phẩm bột được tạo ra từ máu gia súc tươi sạch.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về cảm quan

Bột máu phải khô, không vón cục, có màu đỏ đậm hoặc nâu, có mùi đặc trưng và có kích cỡ hạt lọt qua lỗ sàng đường kính từ 2 đến 3 mm. Bột máu không chứa côn trùng và tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường.

4.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng

Yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng của bột máu dùng làm thức ăn chăn nuôi được ghi trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu chất lượng của bột máu

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

10,0

2. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

80,0

3. Hàm lượng chất béo, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

2,0

4. Hàm lượng chất xơ thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

1,0

5. Hàm lượng tro thô, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

6,0

6. Tỷ lệ tiêu hóa pepsin, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn

80,0

7. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

3,0

8. Hàm lượng nitơ bay hơi, tính theo mg/100 g, không lớn hơn

200

4.3. Yêu cầu về các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn sản phẩm.

4.3.1. Bột máu phải được sản xuất từ máu tươi của động vật không chứa mầm bệnh. Dư lượng chất bảo quản, các chất độc hại khác không được vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định hiện hành.

4.3.2. Bột máu không được có khuẩn E.Coli (trong 1 g mẫu) và Salmonella (trong 25 g mẫu).

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) [1].

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu trung thực và có tính đại diện, không bị suy giảm chất lượng hoặc bị biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

5.2. Chuẩn bị mẫu

Chuẩn bị mẫu theo TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998). Mẫu phòng thử nghiệm phải có khối lượng không ít hơn 500 g.

Mẫu thử nghiệm được bảo quản trong lọ kín ở nơi khô ráo.

5.3. Xác định độ ẩm theo TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999).

5.4. Xác định các chỉ tiêu cảm quan theo TCVN 1532.

5.5. Xác định hàm lượng protein thô theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005).

5.6. Xác định hàm lượng chất béo theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999).

5.7. Xác định hàm lượng xơ thô theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000).

5.8. Xác định hàm lượng tro thô theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002).

5.9. Xác định tỷ lệ tiêu hóa pepsin theo AOAC 971.09.

5.10. Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric theo ISO 5985:2002

5.11. Xác định hàm lượng nitơ bay hơi theo 71/393/EEC.

5.12. Xác định Salmonella theo TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002).

5.13. Xác định E. Coli theo TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005).

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1. Bao gói: Bột máu được đựng trong các vật chứa, bền chắc, đảm bảo vệ sinh.

6.2. Ghi nhãn: Ghi nhãn phải đúng với các quy định hiện hành.

Trên bao bì ghi những thông tin tối thiểu sau:

- Tên sản phẩm.

- Khối lượng tịnh.

- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và hàm lượng.

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

6.3. Bảo quản: Bột máu được bảo quản trong kho khô sạch, để nơi cao ráo, thoáng mát, không có chất độc hại và không mang mầm bệnh.

6.4. Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển bột máu phải khô, sạch, không có mùi lạ và đảm bảo yêu cầu vệ sinh Thú y.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4325 (ISO 6497), Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.

[2] SB/T 10212 - 1994, Blood meal as an animal feed supplement (Tiêu chuẩn về bột máu dùng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi của ngành thương mại Trung Quốc).

[3] MS 465:1976 Specification for blood meal as an animal feed supplement (Tiêu chuẩn về bột máu dùng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi của Malaysia).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi