Tiêu chuẩn TCVN 9235:2012 Thử thiết bị tẽ ngô truyền động bằng động cơ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9235:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9235:2012 Máy nông nghiệp-Thiết bị tẽ ngô truyền động bằng động cơ-Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 9235:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9235:2012

MÁY NÔNG NGHIỆP - THIẾT BỊ TẼ NGÔ TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Power-Operated Corn Sheller - Methods of Tests

Lời nói đầu

TCVN 9235 : 2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÁY NÔNG NGHIỆP - THIẾT BỊ TẼ NGÔ TRUYỀN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Power-Operated Corn Sheller - Methods of Tests

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử thiết bị tẽ ngô truyền động bằng động cơ dùng trong nông nghiệp, sau đây gọi là máy tẽ ngô.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho máy vừa bóc bẹ vừa tẽ hạt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

· TCVN 6812 : 2001, Đo momen xoắn và xác định công suất trục truyền động quay bằng kỹ thuật cầu điện trở ứng suất.

· TCVN 6814 : 2001, Xác định công suất và điện năng tiêu thụ của máy, thiết bị sử dụng điện dùng trong nông lâm nghiệp và thủy lợi.

· TCVN 9229-3 : 2012, Rung cơ học - Đánh giá rung động của máy bằng cách đo trên các bộ phận không quay - Phần 3: Máy công nghiệp công suất danh nghĩa trên 15 kW và tốc độ danh nghĩa giữa 120 r/min và 15000 r/min khi đo tại hiện trường.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Hạt ngô sạch (clean shelled kernel)

Hạt ngô đã được tẽ (tách rời khỏi lõi) không có tạp chất.

3.2

Khe hở của máng tẽ (concave clearance)

Khoảng khe hở giữa các thành phần của trống đập và thành phần máng tẽ.

3.3

Năng suất đã hiệu chính (corrected capacity)

Năng suất thực tế của máy tẽ ngô đã được quy đổi về độ ẩm hạt 20 % (độ ẩm cơ sở), và độ sạch: 100 %.

3.4

Tốc độ nạp liệu (feed rate)

Khối lượng ngô bắp chưa tẽ đưa vào máy tẽ trên đơn vị thời gian.

3.5

Tạp chất (foreign matter)

Vật chất không phải là hạt ngô, ví dụ như bùn, đất, cát, sỏi, đá, rác rưởi, hạt cỏ hoặc các loại hạt khác v.v

3.6

Năng suất cửa ra (output capacity)

Khối lượng hạt tẽ thu gom được trên đơn vị thời gian.

3.7

Sàng lắc (oscillating screen)

Lưới dây hoặc tấm kim loại đục lỗ dùng để tách các phần tử hạt có kích thước lớn và bé hơn hạt ngô.

3.8

Nguồn động lực (primemover)

Động cơ điện, động cơ xăng hay động cơ diesel sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tẽ ngô hoạt động.

3.9

Tổng số ngô hạt đầu vào (total kernel input)

Tổng khối lượng của hạt ngô tẽ ra, thu gom được và-các tổn thất trong quá trình tẽ.

3.10

Tổn thất toàn phần (total losses)

Tổng các tổn thất hạt do các khâu thổi, phân loại, tẽ sót và rơi vãi trong máy tẽ, biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

4. Phân loại thử nghiệm

4.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

Mục tiêu thử nghiệm là xem xét đánh giá sự phù hợp của đặc tính kỹ thuật (cơ cấu, kích thước cơ bản, khối lượng, vật liệu chế tạo, phụ tùng và trang thiết bị tài liệu v.v.) do nhà chế tạo công bố.

4.2 Thử nghiệm tính năng kỹ thuật của máy tẽ ngô

Mục tiêu thử nghiệm là xác định các đặc tính kỹ thuật chính của máy.

4.3 Thử nghiệm vận hành

Mục tiêu thử nghiệm là xác định tính năng vận hành máy tẽ ngô, tính dễ sử dụng, điều khiển và an toàn ở điều kiện hiện trường.

4.4 Thử nghiệm chất lượng hạt

Mục tiêu thử nghiệm là xác định chất lượng hạt ngô được tẽ ra thông qua các phân tích trong phòng thí nghiệm đối với các mẫu hạt thu được trong thử nghiệm.

5. Quy định chung

5.1 Vai trò của nhà chế tạo/cung cấp

Nhà chế tạo/cung cấp phải cung cấp cho bên thử nghiệm được ủy quyền đầy đủ hồ sơ tài liệu kỹ thuật, các thông tin liên quan về máy tẽ ngô được thử nghiệm, chỉ định người đại diện chính thức để hỗ trợ chuẩn bị máy và làm chứng cuộc thử nghiệm. Nhà chế tạo/cung cấp phải có trách nhiệm lắng nghe, phối hợp thực hiện các yêu cầu và điều kiện của cơ quan thử nghiệm được ủy quyền.

5.2 Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

Máy tẽ ngô phải được lắp ráp hoàn chỉnh, chạy rà (vận hành, căn chỉnh, sửa chữa v.v.). kiểm tra trước để thực hiện các điều chỉnh cần thiết theo khuyến cáo của nhà chế tạo. Không cho phép bất kỳ căn chỉnh, sửa chữa nào trong quá trình thử nghiệm.

5.3 Nhiên liệu và dầu bôi trơn

Nếu sử dụng nhiên liệu và dầu bôi trơn trong thử nghiệm đối với động cơ nổ, phải tuân thủ chỉ dẫn của nhà chế tạo.

5.4 Thiết bị đo và vật liệu sử dụng

Thiết bị đo sử dụng cho mục đích thử nghiệm phải có tính năng kỹ thuật thích hợp và đang trong kỳ hiệu chuẩn (về đại lượng đo, dải đo và cấp chính xác…), được kiểm tra trước khi sử dụng và sau thử nghiệm và vật liệu sử dụng trong thử nghiệm phải được chọn thỏa mãn các yêu cầu trong Phụ lục A. Phải ghi phiếu, kiểm soát danh mục thiết bị và vật liệu đưa vào và đưa ra khỏi khu vực thử nghiệm.

5.5 Ngô vật liệu thử nghiệm

Ngô bắp sử dụng cho thử nghiệm phải được lấy mẫu từ lô vật liệu thử nghiệm đầu vào, có số lượng đủ lớn và thước thích hợp. Lấy lượng mẫu đại diện, tẽ bằng tay để xác định tỷ số hạt/bắp ngô, độ ẩm và các đặc điểm đến chất lượng vật liệu đầu vào v.v. phải thỏa mãn các yêu cầu cho trong Phụ lục-B.

5.6 Đình chỉ thử nghiệm

Nếu trong quá trình thử nghiệm máy tẽ ngô được thử nghiệm hoạt động không bình thường, dẫn đến không đảm bảo tính năng kỹ thuật, có thể phải đình chỉ cuộc thử nghiệm. Trong trường hợp động cơ bị sai lỗi nhưng không tổ hợp chung trong máy tẽ ngô, có thể thay thế bằng động cơ cùng loại để tiếp tục thử nghiệm nếu giữa bên thử nghiệm và người đại diện của nhà chế tạo/cung cấp có thỏa thuận.

5.7 Điều kiện thử

5.7.1 Mẫu máy tẽ ngô thử nghiệm phải được đặt trên mặt nền bằng phẳng, cứng vững ở nơi thoáng mát thuận tiện cho việc thử nghiệm có đủ ánh sáng v.v. Tuân thủ quy định của nhà chế tạo và điều kiện vận hành (nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trường), hoặc nhiệt độ không khí trong phạm vi 25 ± 150C, độ ẩm không khí không cao hơn 90% RH nếu không có quy định riêng biệt. Ghi rõ điều kiện thử trong báo cáo thử nghiệm.

5.7.2 Trước khi tiến hành thử nghiệm chính thức phải cho máy tẽ ngô chạy rà không tải và chất 90% đến 100% tải định mức để đảm bảo chắc chắn rằng máy làm việc ổn định, có thể đạt các thông số kỹ thuật do nhà chế tạo công bố.

6. Phương pháp thử

6.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

6.1.1 Đặt máy kéo thử nghiệm trên mặt nền cứng, bằng phẳng, thoáng mát, dễ tiếp cận.

6.1.2 Đo kiểm tra, xem xét sự phù hợp của kết cấu, kích thước, khối lượng và các bộ phận gá lắp máy v.v. so với công bố của nhà chế tạo. Ghi dữ liệu và kết quả thử nghiệm vào biểu mẫu cho trong Phụ lục C.

6.2 Thử nghiệm đặc tính kỹ thuật

6.2.1 Vận hành máy tẽ ngô

Máy tẽ ngô phải được vận hành ở tốc độ quay và tốc độ nạp liệu theo khuyến cáo của nhà chế tạo và được duy trì ổn định trong suốt quá trình thử nghiệm. Sau khi kết thúc thử nghiệm, khu vực thử nghiệm phải được làm sạch để chuẩn bị cho thử nghiệm tiếp theo. Thử nghiệm lặp lại ít nhất với 3 mẫu bắp/hạt ngô. Ghi dữ liệu và kết quả thử nghiệm vào biểu mẫu quy định trong Phụ lục E.

6.2.2 Số lượng mẫu và thời gian thử nghiệm

Thử nghiệm ít nhất 2 mẫu vật liệu đầu vào (bắp ngô), trong khoảng thời gian ít nhất 15 min/mỗi mẫu.

6.2.3 Lấy mẫu

Mẫu hạt ngô và vật liệu thử nghiệm phải được thu gom tại các cửa ra riêng rẽ (sau cửa quạt làm sạch, cửa phân loại, cửa thu lõi v.v.) đối với mỗi mẫu thử nghiệm. Tuân thủ quy trình lấy mẫu cho trong Phụ lục D.

6.2.4 Thời gian lấy số liệu

Thời gian thử đối với mỗi mẫu ngô thử nghiệm phải được tính từ thời điểm bắt đầu nạp liệu mẫu thứ nhất đến khi kết thúc nạp liệu mẫu thử cuối cùng. Sao cho đảm bảo thu gom được vật liệu đầu ra tại tất cả các cửa ra, bao gồm toàn bộ các hạt và vật liệu đã nạp vào máy tẽ sau khi ngừng cấp liệu.

6.2.4.2 Độ ồn

Độ ồn phát ra từ máy tẽ ngô, ở chế độ không tải và có tải phải được đo bằng thiết bị đo mức ồn tại vị trí người vận hành máy và người bốc dỡ vật liệu thử nghiệm. Độ ồn biểu thị bằng decibel (dB) được hiệu chính theo đặc tính A, đặt microphone máy đo độ ồn ở độ cao ngang tai người vận hành máy và người nạp liệu, cách tai khoảng 5 cm.

6.2.4.3 Độ rung

Đo xác định, đánh giá rung động của máy phát ra theo tiêu chuẩn TCVN 9229-3 : 2012.

6.2.4.4  Tốc độ làm việc của các bộ phận quay và vận tốc gió làm sạch

Sử dụng thiết bị đo tốc độ quay và thiết bị đo tốc độ gió tương ứng thích hợp (Phụ lục A). Đo xác định tốc độ quay của trống tẽ, trục sàng lắc, trục quạt làm sạch, động cơ chính, các bộ phận quay khác, biểu thị bằng rpm. Tương tự, đo vận tốc gió của quạt làm sạch ở chế độ không tải và có tải, biểu thị bằng m/s.

6.2.4.5 Chi phí năng lượng/nhiên liệu

Có thể xác định chi phí năng lượng hoặc chi phí nhiên liệu bằng một trong các phương pháp sau:

a) Đo xác định công suất/chi phí năng lượng theo TCVN 6814 : 2001, nếu sử dụng động cơ điện, hoặc

b) Nếu sử dụng động cơ nổ, trước khi tiến hành mỗi lần thử nghiệm đối với mỗi loại vật liệu đầu vào, bình chứa nhiên liệu phải được nạp đầy. Sau mỗi thử nghiệm, đo và ghi lượng nhiên liệu tiêu thụ tương ứng bằng bình đong định mức có dung tích và cấp chính xác thích hợp. Chi phí nhiên liệu biểu thị bằng L/h (nếu áp dụng), hoặc

Để đo lượng nhiên liệu tiêu thụ (trong trường hợp sử dụng động cơ nổ), thùng chứa nhiên liệu phải được nạp đầy trước khi tiến hành thử nghiệm. Sau mỗi phép thử, đo và ghi chép lượng nhiên liệu tiêu hao cho phép thử tương ứng và nạp đầy lại trước khi tiến hành phép thử tiếp theo. Lưu ý, khi nạp nhiên liệu vào thùng phải giữ thùng thăng bằng với mặt phẳng nằm ngang và không để khoảng trống không trong thùng chứa.

c) Đo xác định công suất/năng lượng từ qua mômen xoắn trục trống tẽ theo TCVN 6812 : 2001.

6.2.5 Ghi dữ liệu và quan sát thử nghiệm.

Ghi kết quả thử nghiệm đặc tính kỹ thuật máy tẽ ngô, các dữ liệu liên quan vào chỗ thích hợp trong biểu mẫu quy định tại Phụ lục E.

7. Lấy mẫu và phân tích mẫu ngô thử nghiệm

Lấy mẫu, phân tích xác định độ ẩm hạt và tỷ lệ hạt - lõi, độ sạch, hạt vỡ và các tổn thất do thổi làm sạch, phân loại, tẽ sót và văng vãi v.v. phải được thực hiện phù hợp với quy trình quy định trong Phụ lục F.

8. Xử lý số liệu

Để đạt được kết quả đồng nhất đối với các cửa ra đối với sự sai khác của độ ẩm và độ sạch hạt, năng suất cửa ra của máy tẽ phải được quy về độ sạch 100 % và độ ẩm 20 %.

Kết quả phân tích, tính toán mẫu ngô thử nghiệm được phản ánh theo biểu mẫu quy định trong Phụ lục G. Các thông số thử nghiệm được tính theo các công thức sau:

8.1 Tỷ lệ hạt trên bắp ngô Re, %

Re,% = x100

trong đó: Wk là khối lượng tất cả các hạt ngô trên bắp, g;

We là khối lượng của bắp ngô, g.

8.2 Chi phí nhiên liệu Fc, L/h

Fc =

trong đó: Fl là lượng dầu tiêu hao, L;

T0 là thời gian thử nghiệm (vận hành), h.

8.3 Năng suất máy

a) Năng suất thực tế Ca, kg/h

trong đó: Wc là khối lượng hạt được tẽ, kg;

0 là khoảng thời gian máy tẽ hoạt động (thử nghiệm), h.

b) Năng suất được hiệu chính (quy về độ sạch 100% và độ ẩm 20%) Cc, kg/h

Trong đó: C0 là năng suất thực tế, kg/h;

MC0 là độ ẩm quan trắc thực tế, %;

MCm là độ ẩm của hạt, tại 20%;

P là độ sạch của hạt, %.

8.4 Độ sạch hạt P, %

trong đó: Wcl là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, g;

W­u là khối lượng hạt chưa làm sạch, g.

8.5 Tổn thất

8.5.1 Tổn thất toàn phần

a) Tuyệt đối Lt, kg

Lt = B1 + S1 + U1 + Ssc1

trong đó: B1 là tổn thất do quạt, kg;

1 là tổn thất do phân ly, kg;

U1 là tổn thất do tẽ sót, kg;

Ssc1 là tổn thất do văng vãi, kg.

8.5.2 Tổn thất do quạt

a) Tuyệt đối B­1, kg

Trong đó: Bbl là khối lượng hạt bị thổi theo quạt, kg;

Tcol là thời gian thu gom mẫu hạt, h;

To là khoảng thời gian máy tẽ hoạt động (thử nghiệm).

b) Tương đối B1, %

trong đó: Bbl là khối lượng hạt bị thổi theo quạt, kg;

Wcl là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, kg;

Lt là tổn thất toàn phần, kg.

8.5.3 Tổn thất do phân ly

a) Tuyệt đối S1, kg

trong đó: Wsep là khối lượng hạt sạch được phân ly qua sàng, kg.

b) Tương đối S1, %

Trong đó: S1 là tổn thất do phân ly, %;

Lt là tổn thất toàn phần, kg;

Wcl là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, kg.

8.5.4 Tổn thất do tẽ sót

a) Tuyệt đối U1, kg

trong đó: Wun là khối lượng hạt tẽ sót đã được làm sạch, kg;

b) Tương đối U1, %

trong đó: U1 là tổn thất do tẽ sót, kg;

Wcl là hạt tẽ đã được làm sạch, kg;

Lt là tổn thất toàn phần, kg.

8.5.5 Tổn thất do văng vãi

a) Tuyệt đối Ssc1, kg

Trong đó: Wusc là khối lượng hạt văng vãi đã được làm sạch, kg;

b) Tương đối Ssc, %

Ssc, % = x 100

trong đó: Ssc1 là tổn thất do văng vãi, kg;

Wcl­ là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, kg;

Lt là tổn thất toàn phần, kg;

8.6 Hiệu suất tẽ của máy Se, %

trong đó: B1 là tổn thất do quạt, kg;

S1 là tổn thất do phân ly, kg;

Ssc1 là tổn thất do văng vãi, kg;

Wcl­ là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, kg;

Lt là tổn thất toàn phần, kg.

8.7 Tỷ lệ thu hồi Sr, %

trong đó: Wcl­ là khối lượng hạt tẽ đã được làm sạch, kg;

Lt là tổn thất toàn phần, kg.

8.8 Tỷ lệ hạt rạn nứt Cg, %

trong đó: Sg là số lượng hạt vỡ trong mẫu 100 hạt thử nghiệm, hạt;

C100 là khối lượng mẫu hạt thử nghiệm (C100 = 100), hạt.

8.9 Tỷ lệ hạt bị hỏng cơ học Dg, %

trong đó: Dg là khối lượng các hạt thử nghiệm bị hỏng cơ học trong mẫu 100 g hạt, g.

D100g­ là khối lượng mẫu hạt thử nghiệm (D100g = 100 g), g.

9. Báo cáo kết quả thử nghiệm

Báo cáo kết quả thử nghiệm phải được thể hiện dưới dạng bảng số bao gồm các thông tin sau:

- Tên/địa chỉ cơ sở thử nghiệm;

- Tên/địa chỉ cơ sở yêu cầu thử nghiệm;

- Tên/ký mã hiệu, thông số kỹ thuật chính của đối tượng thử nghiệm;

- Mục đích và đối tượng thử nghiệm;

- Phương pháp thử áp dụng;

- Điều kiện môi trường thử và máy thử nghiệm;

- Kết quả thử nghiệm kiểm chứng dữ liệu kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp (Phụ lục C);

- Kết quả phân tích mẫu ngô thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (Phụ lục G);

- Kết quả thử nghiệm đặc tính kỹ thuật máy tẽ ngô ngoài hiện trường, sơ đồ hệ thống truyền động và cách bố trí các bộ phận tẽ, hình ảnh minh họa, các quan sát phát hiện quan trọng v.v. (Phụ lục E);

- Kết luận/Tóm tắt kết quả thử nghiệm;

- Họ tên và chữ ký của người thực hiện và người phụ trách thử nghiệm.

Phụ lục A

(Quy định)

Thiết bị đo và vật liệu cần thiết sử dụng cho thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường

TT

Đại lượng/thiết bị đo và dụng cụ, vật liệu chính

Sai số

Ghi chú

A1

Đại lượng/thiết bị đo, đơn vị đo

1

Độ ẩm ngô hạt, %

±0,5%

Sử dụng phương pháp chuẩn hoặc tương đương

2

Vận tốc gió, m/s

±1%

3

Thời gian, min

±0,1s

4

Độ ồn, dB

±5%

5

Độ rung (2¸1000)Hz, mm/s; mm p-p

±0,5 dB

6

Đo chiều dài, m

±0,5%

7

Bình đong dung tích, mL

±5 mL

8

Kính lúp, hệ số phóng đại x 10

±1,0%

9

Khối lượng, kg/g

±0,1%

10

Điện áp/dòng điện xoay chiều 50 Hz, V/A

±1,0%

11

Thiết bị đo công suất điện, kW

±2,0%

12

Thiết bị đo tốc độ quay, rpm

±0,5%

13

Giá trị góc, (o) độ

±2%

14

Nhiệt độ, oC

±0,5 oC

15

Nhiệt độ, độ ẩm tương đối không khí, oC/%RH

±0,5 oC/5%

16

Áp suất dầu, kPa

±2%

17

Áp suất hơi trong bánh, kPa

±5%

18

Áp suất khí quyển, kPa

±0,5%

19

Tải mômen xoắn, kNm

±1,0%

A2

Dụng cụ/vật liệu

1

Máy ảnh

-

2

Thiết bị làm sạch mẫu ngô hạt

-

3

Vải bạt: 4 m x 8 m

-

4

Bao hứng nilon lớn: 1,5 m x 1,5 m x 0,5 m

-

5

Bao đựng mẫu

-

6

Nhãn đánh dấu

-

7

Vật liệu ngô thử nghiệm: Các giống theo yêu cầu

-

8

Giấy tờ/sổ ghi chép

-

9

Bộ đồ nghề chuyên dùng

-

Phụ lục B

(Quy định)

Mẫu ngô vật liệu đầu vào sử dụng để thử máy tẽ

B.1 Đặc tính của mẫu ngô vật liệu thử nghiệm

Ngô vật liệu đầu vào thử nghiệm phải có các đặc tính sau:

B.1.1 Giống ngô: Giống ngô phổ biến ở khu vực sử dụng máy

B.1.2 Độ ẩm hạt: 18% ¸ 24%, [(khối lượng ướt - khối lượng khô) x 100] / khối lượng ướt

B.1.3 Tỷ lệ hạt trên bắp: 0,77 ¸ 0,81

B.2 Khối lượng các mẫu ngô vật liệu thử nghiệm

Lượng vật liệu mẫu đầu vào phải được cung cấp đủ để thử nghiệm liên tục ít nhất trong 1 giờ, chưa kể các mẫu dùng để chạy chuẩn bị, căn chỉnh máy trước khi thử nghiệm chính thức. Tính gần đúng bằng: (1h x năng suất tẽ) kg/h.

B.3 Chuẩn bị mẫu

Vật liệu các mẫu sử dụng trong thử nghiệm phải được chuẩn bị sao cho có kế hoạch tưới tiêu nước, bón phân có đặc trưng kỹ thuật như nhau, cùng giống ngô, cùng ngày thu hoạch và đồng nhất về độ ẩm v.v. Phải thận trọng để không vi phạm điều kiện chuẩn bị vật liệu các mẫu thử nghiệm.

Phụ lục C

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

Tên cơ sở yêu cầu thử nghiệm: .............................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:............................................................................................................................

Tên nhà phân phối:................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:............................................................................................................................

Tên nhà chế tạo:....................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Điện thoại:............................................................................................................................

THÔNG TIN CHUNG

Nhãn hiệu:........................................................... Model:.......................................................

Số seri:............................................................... Số động cơ:..............................................

Phân loại (kiểu kéo, kiểu làm đất hoặc kiểu hai chức năng kéo-làm đất:...................................

Ngày thử nghiệm xuất xưởng:...............................................................................................

Bảng C.1 - Các hạng mục và kết quả kiểm chứng

TT

Hạng mục

Công bố của nhà chế tạo

Thẩm định của đơn vị thử nghiệm

C.1

Kích thước và khối lượng của máy tẽ ngô

C.1.1

Chiều dài phủ bì, mm

C.1.2

Chiều rộng phủ bì, mm

C.1.3

Chiều cao phủ bì, mm

C.1.4

Khoảng sáng gầm máy, mm

C.1.5

Khối lượng máy (không bao gồm động cơ), kg

C.2

Giống ngô phù hợp với máy tẽ

C.3

Năng suất (đầu ra) danh định, kg/h

C.4

Tốc độ trống tẽ được khuyến cáo, r/min

C.5

Động cơ

C.5.1

Nhà chế tạo/nước sản xuất

C.5.2

Model

C.5.3

Số seri

C.5.4

Kiểu

C.5.5

Công suất danh định, kW

C.5.6

Tốc độ quay, rpm

C.5.7

Kiểu

C.5.8

Khối lượng, kg

C.5.9

Hệ thống khởi động

C.5.10

Hệ thống làm mát

C.6

Kiểu hệ thống truyền động

C.6.1

Trục trống tẽ đến……………………………..

C.6.2

Trục quạt đến …………………………………

C.6.3

Sàng lắc làm sạch/phân loại đến …………..

C.6.4

Khác (chỉ rõ)

C.7

Trống tẽ

C.7.1

Kiểu

C.7.2

Kích thước: (LxD), mm

C.7.3

Răng trống tẽ

C.7.3.1

Kiểu

C.7.3.2

Kích thước, mm

C.7.3.3

Số lượng răng/hàng

C.7.3.4

Số hàng răng

C.7.3.5

Cách bố trí

C.7.3.6

Cách thức gá lắp

C.7.3.7

Vật liệu

C.7.3.8

Khác (chỉ rõ)

C.8

Quạt

C.8.1

Kiểu

C.8.2

Số lượng quạt

C.8.3

Cánh quạt

C.8.3.1

Vật liệu

C.8.3.2

Số cánh

C.9

Sàng lắc

C.9.1

Kích thước: (LxW), mm

C.9.2

Kích thước lỗ: mm

C.9.3

Chiều dài hành trình, mm

C.9.4

Vật liệu

C.10

Thành phần máng tẽ

C.10.1

Đường kính phủ bì, mm

C.10.2

Khoảng sáng gầm máy

C.10.2.1

Lớn nhất, mm

C.10.2.2

Nhỏ nhất, mm

C.10.3

Vật liệu

C.11

Thùng chứa (nếu có)

C.11.1

Vị trí

C.11.2

Vật liệu

C.11.3

Đặc điểm

C.12

Nạp liệu

C.12.1

Kích thước (LxW), mm

C.12.2

Độ cao so với mặt đất, mm

C.12.3

Định hướng

C.12.4

Kiểu gá lắp

C.12.5

Vật liệu

C.13

Cơ cấu vận chuyển

C.13.1

Kiểu

C.13.2

Kích thước, mm

C.14

Cơ cấu an toàn (nếu có)

C.15

Cơ cấu xả

C.16

Yêu cầu nhân công phục vụ

C.17

Điều chỉnh

C.18

Các đặc điểm khác

C.19 Minh họa hệ thống truyền động

Phụ lục D

(Quy định)

Quy trình lấy mẫu và lưu giữ ngô vật liệu thử nghiệm

D.1 Quy trình lấy mẫu bắp ngô đối với ngô thu hoạch

Điều kiện để thu hoạch như kích thước ngô bắp, tỷ lệ hạt-bắp ngô, độ ẩm hạt sẽ được sử dụng làm vật liệu thử nghiệm phải được lấy mẫu đại diện từ đống ngô bắp có điều kiện thu hoạch khác nhau. Tiến hành lấy mẫu lần lượt theo thứ tự như sau: ở trên - ở giữa - ở dưới đáy đống - ở trên v.v. Ngô vật liệu thử nghiệm từ các mẫu thử đại diện khác nhau được cất giữ riêng biệt trong các phương tiện chứa thích hợp, để chờ làm các phân tích trong phòng thí nghiệm (xem Phụ lục F).

D.2 Lấy mẫu thử nghiệm từ các cửa ra khác nhau

Trong mỗi phép thử đối với mẫu hạt khác nhau, phải được thu gom từ các cửa ra riêng biệt của máy tẽ ngô để phân tích về tổn thất, độ sạch và chất lượng hạt. Lượng ngô tối thiểu phải chuẩn bị lớn hơn hai lần lượng ngô cần thiết để làm các phân tích mẫu. Lượng mẫu dôi ra còn lại được dùng cho mục đích kiểm tra tham chiếu, kiểm tra 2 lần nếu có nghi ngờ kết quả thử. Quy trình lấy mẫu thực hiện tại các cửa ra sau đây của máy tẽ ngô:

D.2.1 Cửa ra hạt chính

Sử dụng túi nhựa dẻo hoặc phương tiện chứa thích hợp, thu gom ít nhất 3 (hoặc nhiều hơn) mẫu, mỗi mẫu khoảng 0,5 kg tại mỗi cửa ra.

D.2.2 Cửa ra lõi ngô

Sử dụng bao nilon hình chữ nhật kích thước 1,5 m x 1,5 m x 0,5 m có một đầu để hở (chiều nhỏ). Hứng 3 mẫu thử từ cửa ra này, mỗi mẫu thử nghiệm trong thời gian ít nhất 5 s. Loại các hạt ngô tự do lẫn trong đống lõi ngô, tách các hạt ngô bị tẽ sót còn lại trên lõi ngô, để riêng vào các túi bảo quản, ghi nhãn để xác định tổn thất do phân ly và do tẽ sót hạt tương ứng.

D.2.3 Cửa ra của quạt

Trong quá trình thử nghiệm, lấy 3 mẫu từ cửa ra của quạt làm sạch, mỗi mẫu hứng trong khoảng 15 s bằng túi nilon có kích thước 1,5 m x 1,0 m, do hai người giữ tại hai đầu. Các mẫu này được ghi nhãn, lưu giữ để xác định tổn thất tương ứng do quạt.

D.3 Thu lượm hạt ngô văng vãi

Cho mục đích thử nghiệm, hạt bị rơi vãi được thư gom từ thời điểm các hạt ngô này được xem là một phần của tổng các hạt ngô đầu vào. Rải tấm bạt lớn dưới nền khu vực đặt máy thử nghiệm để đón nhận các hạt rơi vãi từ mỗi thử nghiệm. Đựng hạt rơi vãi thu gom được vào bao chứa thích hợp, ghi nhãn đánh dấu để chỉ rõ tổn thất do văng vãi hạt.

Phải đưa ra điều khoản quy định việc thu gom hạt ngô văng vãi trong phạm vi 1,0 m tính từ chân máy.

D.4 Bảo quản mẫu hạt thử nghiệm

Tất cả các mẫu hạt thử nghiệm phải được đựng trong bao gói thích hợp có nhãn, chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Nếu chưa tiến hành ngay được các phân tích đánh giá, chúng phải được sấy, và nếu cần phải được xử lý hóa chất bảo quản để đảm bảo không bị hư hại. Nếu mẫu hạt dùng để xác định độ ẩm, phải được bảo quản trong bao khô và kín.

Phụ lục E

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả thử nghiệm đặc tính kỹ thuật máy tẽ ngô

Thử nghiệm mẫu hạt số…………………    Ngày thử nghiệm ………………………..……

Kỹ sư thử nghiệm ……………………….     Địa điểm thử nghiệm: ………………………..

Mẫu máy tẽ ngô thử nghiệm

Các hạng mục thử nghiệm

TT

Các hạng mục

Mẫu hạt thử nghiệm

1

2

3

Trung bình

E.1

Điều kiện thu hoạch

E.1.1

Loại/giống ngô

E.1.2

Số ngày sau thu hoạch

E.1.3

Hàm lượng ẩm

E.1.4

Kích thước bắp ngô

E.1.4.1

Chiều dài, mm

E.1.4.2

Đường kính, mm

E.1.5

Tỷ lệ hạt-bắp ngô

E.2

Thử nghiệm tính năng kỹ thuật

E.2.1

Tốc độ các bộ phận quay, r/min

E.2.1.1

Nguồn động lực

E.2.1.1.1

Không tải

E.2.1.1.2

Có tải

E.2.1.2

Trục trống tẽ

E.2.1.2.1

Không tải

E.2.1.2.2

Có tải

E.2.1.3

Trục quạt

E.2.1.3.1

Không tải

E.2.1.3.2

Có tải

E.2.1.4

Trục sàng lắc

E.2.1.4.1

Không tải

E.2.1.4.2

Có tải

E.2.2

Vận tốc quạt, m/s

E.2.2.1

Không tải

E.2.2.2

Có tải

E.2.3

Độ ồn, dB (A)

E.2.3.1

Người cấp liệu

E.2.3.1.1

Không tải

E.2.3.1.2

Có tải

E.2.3.2

Người đóng bao

E.2.3.2.1

Không tải

E.2.3.2.2

Có tải

E.2.4

Thời gian tẽ, min

E.2.5

Hạt ngô tẽ được, kg/h

E.2.6

Năng suất tẽ, kg/h

E.2.7

Thời gian nhiên liệu, min

E.2.8

Tiêu thụ nhiên liệu, L

E.2.9

Chi phí nhiên liệu, kg/h

E.2.10

Thời gian thử nghiệm/lấy mẫu

E.2.11

Công suất động cơ, kW

E.2.12

Chi phí năng lượng, kWh

E.3.1 Các quan sát

E.3.1.1 Mức độ vận chuyển máy tẽ dễ dàng

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.2 Căn chỉnh độ căng của dây đai, khoảng cách, vận tốc gió v.v.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.3 Các đặc tính an toàn

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.4 Mức độ dễ làm sạch trống và máng tẽ

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.5 Mức độ dễ làm sạch các bộ phận của quạt

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.6 Yêu cầu nhân công phục vụ

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.7 Các trục trặc, cố quan sát được trên máng tẽ và các bộ phận trong quá trình thử nghiệm

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

E.3.1.8 Các vấn đề khác liên quan

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Phụ lục F

(Quy định)

Quy trình lấy mẫu ngô thử nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm

F.1 Đo kích thước bắp ngô

Lấy mẫu đại diện từ đống ngô vật liệu đầu vào (xem Phụ lục D). Đo kích thước chiều dài và đường kích bắp ngô ít nhất 10 mẫu đại diện. Ghi kết quả đo, phản ánh trong báo cáo thử nghiệm

F.2 Đo tỷ lệ hạt-bắp ngô

Xác định riêng rẽ khối lượng của ít nhất 10 bắp ngô mẫu đại diện từ đống ngô vật liệu đầu vào (xem Phụ lục D). Sau đó, tách hạt ngô bằng tay từ mỗi bắp riêng biệt. Xác định khối lượng hạt trên mỗi bắp ngô, tính tỷ lệ khối lượng hạt/bắp ngô tương ứng của mỗi bắp. Ghi kết quả đo tính toán, phản ánh trong báo cáo thử nghiệm.

F.3 Xác định độ sạch hạt

Lấy 500 g hạt ngô mẫu từ cửa ra hạt chính của máy tẽ. Làm sạch bằng cách loại bỏ rác rưởi và các vật chất lạ, cân và ghi chép khối lượng các hạt ngô sạch. Xác định độ sạch của ngô hạt bằng công thức cho trong điều 9.4

F.4 Xác định tổn thất

F.4.1 Tổn thất do quạt

Lấy 3 mẫu thử nghiệm thu gom được từ cửa ra của quạt bao gồm cả hạt ngô và các tạp chất. Mỗi mẫu thử nghiệm được làm sạch và xác định khối lượng. Ghi tổng khối lượng hạt ngô sạch và thời gian lấy mẫu để tính tổn thất tương ứng do quạt (xem điều 9.5.2).

F.4.2 Tổn thất do phân ly

Lấy 3 mẫu thử nghiệm thu gom được tại cửa ra lõi ngô để thu gom các hạt ngô tự do lẫn trong đống lõi. Ghi tổng thời gian lấy 3 mẫu thử để tính tổn thất tương ứng do để tính tổn thất do phân ly (xem điều 9.5.3).

F.4.3 Tổn thất do tẽ sót

Các hạt ngô tẽ sót thu gom được phải được tẽ bằng tay và cân, xác định khối lượng. Tổng khối lượng và thời gian lấy mẫu được sử dụng để tính tổn thất do tẽ sót (xem điều 9.5.4).

F.4.4 Tổn thất do văng vãi hạt

Các hạt rơi vãi xung quanh trong phạm vi bán kính 1,0 m đến chân đế máy tẽ ngô phải được thu gom cho mỗi mẫu ngô thử nghiệm, làm sạch và cân xác định khối lượng để xác định tổn thất do văng vãi (xem điều 9.5.5).

F.5 Xác định phần trăm tịnh hạt bị hỏng

Ba mẫu riêng biệt tẽ bằng tay và bằng máy được phân tích để xác định tỷ lệ làm hỏng hạt do máy tẽ. Mỗi mẫu gồm 100 hạt, được xem xét kiểm tra sự hiện diện các vết nứt, vỡ. Tỷ lệ phần trăm tịnh hạt bị hỏng được xác định từ hiệu giữa giá trị của các mẫu hạt tách bằng tay và bằng máy (xem điều 9.8).

F.6 Xác định phần trăm hạt bị hỏng do va đập cơ học

Ba mẫu riêng biệt tẽ bằng máy được phân tích. Mỗi mẫu gồm 100 g. Tách các hạt bị rạn vỡ, cân xác định khối lượng để tính tỷ lệ hạt bị hỏng do va đập cơ học (xem điều 9.9).

Phụ lục G

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả phân tích mẫu ngô thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

Máy tẽ ngô được thử nghiệm …………………

Ngày thử nghiệm ……………………………

Kỹ sư thử nghiệm ……………………………

Địa điểm thử nghiệm …………………………

Người phân tích ………………………………

Ngày phân tích: …………………………………

Địa điểm phân tích: ……………………………

Điều kiện thử: Nhiệt độ ….oC, độ ẩm không khí RH%.....................

G.1 Điều kiện thu hoạch

G.1.1 Độ ẩm, (% w.b.)

Trung bình:

G.1.2 Tỷ lệ hạt/bắp

Mẫu số

Khối lượng bắp ngô, g

Khối lượng hạt, g

Tỷ lệ hạt/bắp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Trung bình

G.2 Phân tích hạt

G.2.1 Xác định độ sạch

Khối lượng ban đầu của mẫu hạt (chưa làm sạch) = 500 g

Hạng mục

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Trung bình toàn phần

1

2

3

Trung bình

1

2

3

Trung bình

1

2

3

Trung bình

Đã làm sạch, g

Độ sạch, %

G.2.2 Xác định tổn thất

Mẫu số

Tổn thất do quạt

Tổn thất do phân ly

Tổn thất do tẽ sót

Tổn thất do văng vãi

Khoảng thời gian:…..

Khoảng thời gian:…..

Khoảng thời gian:…..

Khoảng thời gian:…..

Khối lượng Mẫu, g

Tổng, kg

Khối lượng Mẫu, g

Tổng, kg

Khối lượng Mẫu, g

Tổng, kg

Khối lượng Mẫu, g

Tổng, kg

1

a

b

c

TB

2

a

b

c

TB

3

a

b

c

TB

Trung bình (TB) toàn phần

G.2.3 Hiệu suất tẽ/ Tỷ lệ thu hồi

Mẫu số

Tổn thất do quạt

Tổn thất do phân loại

Tổn thất do tẽ sót

Tổn thất do văng vãi

Toàn phần

Khối lượng, g

%

Khối lượng, g

%

Khối lượng, g

%

Khối lượng, g

%

Cửa ra, kg

Cửa vào, kg

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PAES 209 : 2000. Agricultural Machinery - Power-Operated Corn Sheller - Methods of Tests PHILIPPINE AGRICULTURAL ENGINEERING STANDARD, Philipin (Máy nông nghiệp-Máy kéo tay-Phương pháp thử. Tiêu chuẩn kỹ thuật nông nghiệp Philipin).

2. Smith D. W., B. G. Sim, D. H. O'neill, Procedure for avaluation of Maize Shellers. Testing and avaluation of agricultural machinery. FAO, Agricultural Service Buletin 110, 1994 (Quy trình đánh giá máy tẽ ngô. Thử nghiệm và đánh giá máy nông nghiệp. Bản tin 110, FAO, 1994).

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Phân loại thử nghiệm

4.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

4.2 Thử nghiệm tính năng kỹ thuật của máy tẽ ngô

4.3 Thử nghiệm vận hành

4.4 Thử nghiệm chất lượng hạt

5 Quy định chung

5.1 Vai trò của nhà chế tạo/cung cấp

5.2 Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

5.3 Nhiên liệu và dầu bôi trơn

5.4 Thiết bị đo và vật liệu sử dụng

5.5 Ngô vật liệu thử nghiệm

5.6 Đình chỉ thử nghiệm

5.7 Điều kiện thử

6 Phương pháp thử

6.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

6.2 Thử nghiệm đặc tính kỹ thuật

7 Lấy mẫu và phân tích mẫu ngô thử nghiệm

8 Xử lý số liệu

8.1 Tỷ lệ hạt trên bắp ngô Re, %

8.2 Chi phí nhiên liệu F­c, L/h

8.3 Năng suất máy

8.4 Độ sạch hạt P, %

8.5 Tổn thất

8.6 Hiệu suất tẽ của máy Se, %

8.7 Tỷ lệ thu hồi Sr, %

8.8 Tỷ lệ hạt rạn nứt Cg, %

8.9 Tỷ lệ hạt bị hỏng cơ học Dg, %

9 Báo cáo kết quả thử nghiệm

Phụ lục A (Quy định) Thiết bị đo và vật liệu cần thiết sử dụng cho thử nghiệm

Phụ lục B (Quy định) Mẫu ngô vật liệu đầu vào sử dụng để thử máy tẽ

Phụ lục C (Quy định) Biểu mẫu kết quả kiểm chứng kỹ thuật

Phụ lục D (Quy định) Quy trình lấy mẫu và lưu giữ ngô vật liệu thử nghiệm

Phụ lục E (Quy định) Biểu mẫu kết quả thử nghiệm đặc tính kỹ thuật máy tẽ ngô

Phụ lục F (Quy định) Quy trình lấy mẫu ngô thử nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm

Phụ lục G (Quy định) Biểu mẫu kết quả phân tích mẫu ngô thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi