Tiêu chuẩn TCVN 9233:2012 Phương pháp thử máy kéo tay hai bánh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9233:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9233:2012 Máy nông nghiệp-Máy kéo tay hai bánh-Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 9233:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9233:2012

MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY KÉO TAY HAI BÁNH -PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Walking Tractor - Test Methods

Lời nói đầu

TCVN 9233 : 2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY KÉO TAY HAI BÁNH -PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Walking Tractor - Test Methods

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử máy kéo tay hai bánh dùng trong nông nghiệp, bao gồm bốn nhóm máy chính thao phân loại dưới đây.

2 Phân loại máy kéo tay

Máy kéo tay được phân làm bốn kiểu theo công dụng:

a) Kiểu kéo

Sử dụng để kéo các công cụ đi kèm.

b) Kiểu phay đất

Sử dụng kết hợp với phay đất (quay).

c) Kiểu hai chức năng (kéo và phay đất)

Sử dụng để kéo các thiết bị công tác đi kèm và kết hợp với phay đất.

d) Kiểu bừa đất

Kiểu máy này sử dụng cho công việc tương đối nhẹ như bừa đất. Hầu hết các máy kéo tay này có chức năng quay (cơ cấu bản lề) theo chiều ngược lại so với vị trí thông thường.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Khả năng làm việc (application work)

Giới hạn hoạt động mà máy có thể thực hiện được do nhà chế tạo công bố.

3.2

Khoảng sáng gầm máy (ground clearance)

Khoảng cách giữa nền đất bằng và điểm thấp nhất của máy kéo.

3.3

Chiều cao toàn phần (overall height)

Khoảng cách giữa mặt nền nằm ngang và mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với điểm cao nhất của máy kéo.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần nhô lên phía trên đều nằm giữa hai mặt phẳng này.

3.4

Chiều dài toàn phần (overall length)

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo, và tiếp xúc tương ứng với điểm đầu mút xa nhất phía trước và điểm đầu mút xa nhất phía sau máy kéo.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần nhô lên phía trước và phía sau đều nằm giữa hai mặt phẳng này. Khi các thành phần này có thể điều chỉnh được, phải điều chỉnh ở chiều dài nhỏ nhất.

3.5

Chiều rộng toàn phần (overall width)

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo, mỗi mặt phẳng chạm vào điểm ngoài cùng của mỗi bên máy kéo ở điều kiện bộ bánh xe máy kéo có khoảng cách giữa hai vệt bánh nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần cố định nhô ra hai bên sườn, nằm giữa hai mặt phẳng này.

3.6

Độ trượt (slip)

Tỷ số giữa hiệu tốc độ quay của bánh đai/dây đai hoặc tốc độ quay của các bánh xe dẫn động/quãng đường đi được khi có tải so với tốc độ không tải.

3.6.1 Độ trượt của dây đai so với bánh đai được xác định theo biểu thức sau:

trong đó:

Sb là độ trượt tương đối của dây đai, %;

n0, n1 là tốc độ quay của bánh đai bị dẫn động khi không tải và khi có tải tương ứng, r/min

3.6.2 Độ trượt của bánh xe dẫn động hay khoảng cách xe đi được, xác định theo biểu thức

trong đó:

Sw là độ trượt tương đối của bánh xe dẫn động, %;

N0 là tổng số vòng quay của các bánh dẫn động trên cùng một quãng đường cho trước ở chế độ chạy không tải, r/min;

N1 là tổng số vòng quay của các bánh dẫn động trên cùng một quãng đường cho trước ở chế độ chạy có tải, r/min.

3.7

Khối lượng máy kéo (tractor weight)

Khối lượng của máy kéo bao gồm các đối trọng, các trang thiết bị đi kèm, thùng nhiên liệu nạp đầy đến 80 % dung tích danh định, lượng nước làm mát chuẩn, dầu bôi trơn (nếu động cơ được tích hợp trong máy kéo) và với các bánh xe theo quy định.

3.8

Máy kéo tay hai bánh (walking type agrichltural tractor)

Máy kéo tự hành có một trục đơn liên kết với hai bánh xe chủ động, được thiết kế chủ yếu để đẩy hoặc kéo các thiết bị và máy công cụ dùng trong nông nghiệp (do người đi bộ điều khiển hoặc điều khiển bằng càng lái).

3.9

Đường kính quay vòng (turning diameter)

Đường kính của đường tròn nhỏ nhất vẽ bởi tâm đường tiếp xúc của lốp bánh xe ngoài cùng với mặt phẳng nền (đường băng thử nghiệm), khi càng lái của máy kéo quay vòng gấp hết mức có thể.

3.10

Đường kính thông qua (clearance diameter)

Đường kính của đường tròn nhỏ nhất, đi qua các điểm quỹ đạo ngoài cùng của máy kéo có lắp các trang thiết bị, khi càng lái quay vòng gấp hết mức có thể.

4 Phân loại thử nghiệm

4.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

Mục tiêu thử nghiệm là xem xét đánh giá sự phù hợp của kết cấu, kích thước, khối lượng và các bộ phận gá lắp máy..v.v.. so với công bố của nhà chế tạo.

4.2 Thử nghiệm hiệu suất truyền tải và đặc tính thay đổi tải

Mục tiêu thử nghiệm là xác định hiệu suất truyền tải và công suất cực đại mà máy kéo có thể cung cấp để thực hiện công việc đối với kiểu máy cụ thể (xem điều 2).

4.3 Thử nghiệm vận hành liên tục

Mục tiêu thử nghiệm là xác định tính năng vận hành máy kéo, phát hiện các hỏng hóc, hiện tượng bất thường ở điều kiện vận hành máy kéo dài hạn, tính thuận lợi, dễ điều khiển vận hành.

4.4 Thử nghiệm chống thấm nước

Mục tiêu thử nghiệm là xác định tính năng chống thấm nước đối với máy kéo sử dụng ở điều kiện ruộng ngập nước.

4.5 Kiểm tra đánh giá bên trong máy

Mục tiêu thử nghiệm là quan sát bên trong máy kéo, kiểm tra các cơ cấu/chi tiết để phát hiện các hỏng hóc và nguy cơ hỏng hóc cơ học sau khi đã hoàn tất toàn bộ các hạng mục thử nghiệm khác.

5 Quy định chung

5.1 Vai trò của nhà chế tạo/cung cấp

Nhà chế tạo/cung cấp phải cung cấp cho bên thử nghiệm được ủy quyền đầy đủ hồ sơ tài liệu kỹ thuật, các thông tin liên quan về máy kéo thử nghiệm, chỉ định người đại diện chính thức để hỗ trợ chuẩn bị máy và làm chứng cuộc thử nghiệm. Nhà chế tạo/cung cấp phải có trách nhiệm lắng nghe, phối hợp thực hiện các yêu cầu và điều kiện của cơ quan thử nghiệm được ủy quyền.

5.2 Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

Máy kéo phải được lắp ráp hoàn chỉnh, chạy rà (vận hành, căn chỉnh, sửa chữa..v.v..) kiểm tra trước để thực hiện các điều chỉnh cần thiết theo khuyến cáo của nhà chế tạo. Không cho phép bất kỳ căn chỉnh, sửa chữa nào trong quá trình thử nghiệm.

5.3 Nhiên liệu và dầu bôi trơn

Nhiên liệu và dầu bôi trơn dùng trong thử nghiệm máy phải tuân thủ quy định của nhà chế tạo.

5.4 Thiết bị đo lường và vật liệu sử dụng

Thiết bị đo sử dụng cho mục đích thử nghiệm phải có tính năng kỹ thuật thích hợp và đang trong kỳ hiệu chuẩn (về đại lượng đo, dải đo và cấp chính xác…), được kiểm tra/hiệu chuẩn trước khi sử dụng và sau thử nghiệm, vật liệu sử dụng trong thử nghiệm phải được chọn phù hợp (xem Phụ lục A). Phải ghi phiếu, kiểm soát danh mục thiết bị và vật liệu đưa vào và đưa ra khỏi khu vực thử nghiệm.

5.5 Đình chỉ thử nghiệm

Nếu trong quá trình tiến hành thử nghiệm máy hoạt động không bình thường, dẫn đến không đảm bảo tính năng kỹ thuật quy định, cuộc thử nghiệm có thể bị đình chỉ. Trong trường hợp động cơ bị sai lỗi nhưng không ảnh hưởng đến tính năng chung của máy kéo, có thể thay thế bằng động cơ cùng loại để tiếp tục thử nghiệm nếu các bên thử nghiệm và người đại diện của nhà chế tạo/cung cấp đạt được sự có thỏa thuận.

5.6 Điều kiện thử nghiệm

5.6.1 Nhiệt độ không khí môi trường thử phải nằm trong khoảng (25 ± 10) oC và áp suất khí quyển-không thấp hơn 96,6 kPa, nếu không có quy định riêng biệt. Ghi và phản ánh trong báo cáo thử nghiệm.

5.6.2 Cho phép điều chỉnh mức cung cấp nhiên liệu để cải thiện chế độ làm việc của động cơ, nếu thử nghiệm được tiến hành ở độ cao trên mặt nước biển do nhà chế tạo quy định. Ghi điều kiện thử/chế độ điều chỉnh vào báo cáo thử nghiệm. Nếu động cơ có lắp hệ thống thoát khí xả, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính năng của máy.

5.6.3 Trước khi thử nghiệm các đặc tính kỹ thuật phải cho động cơ chạy nóng đến nhiệt độ quy định theo quy định của nhà chế tạo, hoặc đạt nhiệt độ của nước làm mát máy từ 75 oC đến 85 oC, nhiệt độ của dầu bôi trơn trong khoảng từ 80 oC đến 90 oC, nếu không có quy định riêng biệt.

5.6.4 Phải đảm bảo nhiệt độ nhiên liệu tương đương nhau trong các lần thử khác nhau (sai số cho phép ± 2 oC) và nhiệt độ nhiên liệu sử dụng trong mỗi lần thử - sai lệch nhau không quá ± 1 oC.

Đầu đo nhiệt độ phải được đặt vào vị trí thích hợp:

a) Nhiệt độ không khí đo ở độ cao 1,2 m trên mặt nền, không có vật cản, cách xa bình lọc không khí 1,5m;

b) Nhiệt độ nhiên liệu: ở độ sâu 1/2 thùng chứa nhiên liệu;

c) Nhiệt độ nước làm mát động cơ: trong miệng đổ nước của két làm mát;

d) Nhiệt độ dầu bôi trơn: dưới đáy các-te.

5.6.5 Tại mỗi mức tải thử nghiệm, chỉ đo thu gom dữ liệu khi máy đã hoạt động xác lập ổn định.

6 Phương pháp thử

6.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

6.1.1 Máy kéo phải được đặt thăng bằng, hai bánh chủ động ở tư thế thẳng tiến trên nền phẳng và cứng, có độ nghiêng và độ mấp mô tương ứng không lớn hơn 1 o và ± 3 mm, ở nơi thoáng, dễ tiếp cận và thao tác thuận lợi.

6.1.2 Đo, kiểm tra ghi chép dữ liệu và kết quả xác nhận vào biểu mẫu cho trong Phụ lục B về sự phù hợp của cơ cấu, kích thước, khối lượng và các bộ phận gá lắp trên máy kéo ..v.v.. so với hồ sơ tài liệu kỹ thuật, danh mục các dụng cụ, phụ tùng… và tính năng kỹ thuật do nhà chế tạo công bố.

6.2 Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

6.2.1 Hiệu suất truyền động

6.2.1.1 Sử dụng băng phanh (gây tải bằng động cơ điện, kết nối với lực kế hay mô men kế (đầu đo mô men xoắn chuyên dùng) hoặc bệ thử tương đương để xác định hiệu suất truyền động của hệ thống máy kéo.

6.2.1.2 Máy kéo thử nghiệm (không bánh xe) được đặt cố định trên bệ/băng phanh thử nghiệm. Gây tải, đặt lên trục bánh xe máy kéo và/hoặc trục phay đo, đọc và ghi dữ liệu bằng lực kế hoặc mô men kế thích hợp. Độ lệch tâm trục giữa trục chủ động trên băng phanh thử nghiệm so với trục trích công suất hoặc trục phay phải không lớn hơn ± 2 o.

6.2.1.3 Công suất được truyền từ động cơ điện dẫn động tới trục sơ cấp phía đầu vào của hộp số (mô phỏng truyền động từ động cơ đến máy kéo), ví dụ:bằng dây đai chữ V. Đường kính bánh đai trên trục của môtơ điện được tính toán sao cho tốc độ định mức thử nghiệm ứng với tốc độ định mức của động cơ máy kéo. Phép thử này không áp dụng cho máy kéo tích hợp nguyên đơn với động cơ và hộp số truyền động.

6.2.1.4 Lực phanh phải duy trì đến khi công suất trên trục bánh xe hoặc trục phay đạt được giá trị cực đại (chế độ tay ga điều khiển cung cấp nhiên liệu ở vị trí cực đại). Ghi dữ liệu thử nghiệm và kết quả vào biểu mẫu cho trong Phụ lục C.

6.2.2 Đặc tính thay đổi tải

6.2.2.1 Chỉ tiến hành thử nghiệm khi thỏa mãn các điều kiện thử quy định trong điều 5.6.

6.2.2.2 Máy kéo thử nghiệm được cố định trên bệ thử nghiệm (không bánh xe).

6.2.2.3 Điều chỉnh động cơ vận hành ở tốc độ định mức, đặt lực phanh lên trục bánh xe máy kéo hoặc trục phay bằng lực kế/mô men kế chuyên dùng, tăng dần theo bậc, mỗi bậc 5 kg, cho đến khi động cơ chết máy.

6.2.2.4 Đo và ghi chép số liệu liên tiếp sau 3 phút một lần, tại các mức tải thử nghiệm phanh các thông số liên quan như: mức tải, tốc độ trục ra của động cơ, trục truyền động đầu vào của trục bánh xe, chi phí nhiên liệu và nhiệt độ khí thải, dầu truyền lực, nhiệt độ độ ẩm không khí môi trường thử. Ghi dữ liệu thử nghiệm và kết quả vào biểu mẫu theo quy định trong Phụ lục D.

6.2.3 Vận hành liên tục

6.2.3.1 Chỉ tiến hành thử nghiệm khi thỏa mãn các điều kiện thử quy định trong điều 5.6.

6.2.3.2 Máy kéo thử nghiệm được cố định trên bệ thử nghiệm (không bánh xe). Băng phanh gây tải đặt lên trục bánh xe và/hoặc lên trục phay bằng lực kế chuyên dùng.

6.2.3.3 Điều chỉnh động cơ vận hành ở tốc độ định mức, đặt lực phanh lên trục bánh xe máy kéo hoặc trục phay công suất tương đương với công suất lớn nhất đo được khi thử đặc tính thay đổi tải tại điều 6.2.2.

6.2.3.4 Đo và ghi chép đồng thời cho mỗi khoảng thời gian 30 min các thông số sau: mô men tải, tốc độ trục của động cơ điện, trục truyền động vào trục bánh xe, chi phí nhiên liệu và nhiệt độ khí thải, dầu truyền lực, nhiệt độ độ ẩm không khí môi trường vào biểu mẫu theo quy định trong Phụ lục Ε.

6.2.3.5 Phương pháp thử đối với mỗi loại máy kéo tay phải phù hợp với các quy định sau

6.2.3.5.1 Kiểu kéo

Đặt tải băng phanh lên trục bánh xe, ứng với số truyền lớn nhất trong dải tốc độ vận hành "kéo" do nhà chế tạo công bố. Thời gian thử nghiệm liên tục là 5 giờ (h).

6.2.3.5.2 Kiểu phay đất

Đặt tải băng phanh lên trục phay, ứng với số truyền lớn nhất trong dải tốc độ thao tác phay do nhà chế tạo công bố. Trục bánh xe phải được dẫn động ở chế độ không tải. Thời gian thử nghiệm liên tục là 5 h.

6.2.3.5.3 Kiểu hai chức năng kéo-phay đất

Đối với máy kéo hai chức năng (kéo và phay đất) phải thực hiện cả hai phép thử: thử tải trên trục bánh xe dẫn động và thử nghiệm tải trên trục phay. Tuy nhiên, quá trình thử chỉ kéo dài 2,5 h cho mỗi trường hợp.

6.3 Thử nghiệm ngoài hiện trường

6.3.1 Tính năng vận hành và an toàn

6.3.1.1 Đường kính quay vòng và đường kính thông qua

Tuân thủ các yêu cầu quy định trong điều 5.6. Thử nghiệm xác định đường kính quay vòng và đường kính thông qua phải được tiến hành với máy xuất xưởng không lắp máy công tác trên mặt nền đường băng thử nghiệm phải bằng phẳng, cứng vững, đủ rộng, có khả năng lưu lại vết bánh thử nghiệm (ví dụ: sân nhựa hoặc bê tông) và khô ráo có độ dốc theo mọi hướng không lớn hơn 3 %. Thử nghiệm máy kéo theo 2 chiều quay vòng sang trái và sang phải, ở cả hai chế độ có sử dụng và không sử dụng phanh ở tốc độ tiến chậm nhất có thể (không vượt quá 2 km/h). Thử nghiệm được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Vận hành máy kéo chuyển động tiến ở tốc độ thấp nhất trên nền bê tông hoặc đường nhựa/băng thử nghiệm. Điều khiển cho máy kéo quay đủ một vòng tròn khép kín nhỏ nhất có thể, ví dụ: sang phải ở chế độ không sử dụng phanh, dừng máy và giữ nguyên ở vị trí quay vòng, đo xác định đường kính quay vòng Ry qua vệt tiếp xúc giữa đường tâm bánh xe ngoài cùng với nền, và đo đường kính thông qua Rs sử dụng quả dọi xác định điểm quỹ đạo ngoài cùng (xa tâm vòng tròn nhất) của máy kéo (xem Hình 1).

Bước 2: Thử nghiệm xác định đường kính quay vòng Ry và đường kính thông qua Rs lần lượt theo đủ hai chiều quay vòng sang phải và sang trái ở tất cả các chế độ có sử dụng và không sử dụng phanh. Ghi chép số liệu và báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định trong Phụ lục F.

Xác định gần đúng 3 điểm trên chu vi đường tròn quay vòng hoặc đường kính thông qua (khái quát bằng đường tròn thử nghiệm i), có tương ứng 3 dây cung gần bằng nhau (ví dụ Ai, Bi, Ci), đường kính Di từ 3 dây cung đường tròn trên tính theo biểu thức

Đường kính quay vòng Dy hoặc đường kính thông qua Ds có thể xác định được từ công thức tổng quát tính đường kính thử nghiệm i trên, ứng với các số liệu thực nghiệm từ các phép thử tương ứng, khi thế các giá trị thực cho Ai, Bi và Ci. Bán kính quay vòng và bán kính thông qua tương ứng được tính bằng: Ry = Dy/2 và Rs = Ds/2.

Hình 1 - Sơ đồ minh họa bán kính quay vòng Ry và bán kính thông qua Rs

6.3.1.2 Lực điều khiển

Để máy kéo ở vị trí tĩnh đứng yên, đo lực tiếp tuyến với trung tâm tay điều khiển, khi tay số chuyển từ vị trí "không" đến vị trí các số làm việc. Tương tự, đo lực tác động để chuyển ly hợp từ vị trí "mở" sang vị trí "đóng". Đo và ghi dữ liệu, các kết quả thử nghiệm vào biểu mẫu cho trong phụ lục F theo các trường hợp cụ thể sau:

a) Đối với máy kéo có ghế ngồi: Để máy tiến với tốc độ thấp nhất, đo lực tiếp tuyến với tay điều khiển chuyển hướng, bóp từ vị trí bắt đầu đến vị trí cuối quay vòng. Thử nghiệm được tiến hành cho từng bên quay vòng riêng biệt.

b) Đối với máy kéo không được trang bị ghế ngồi: Nối máy kéo với giá kéo để tiến hành thử (không sử dụng tải trọng dằn).

6.3.1.3 Phanh

Đường băng thử nghiệm phải khô, sạch, không lồi lõm, độ dốc không nhỏ hơn 20 o ± 1 %, theo chiều dọc và độ nghiêng theo chiều ngang - không quá ± 1 o, độ bám đảm bảo khi phanh dừng máy không xảy ra hiện tượng trượt của bánh chủ động. Tốc độ gió khu vực thử nghiệm không lớn hơn 5 m/s. Áp suất hơi của bánh lốp phải đảm bảo theo quy định của nhà chế tạo.

Đối với kiểu phay đất, máy kéo tay hai bánh phải lắp liên hợp phay để thử nghiệm. Đối với máy không có phay, không có ghế ngồi và bánh đuôi thì phải lắp giá thử lực kéo nhưng không mang đối trọng dằn.

Điều khiển máy kéo chuyển động tiến trên đường băng thử nghiệm (xuống dốc có độ dốc không nhỏ hơn 20 o) đạt vận tốc tiến khoảng 5 km/h. Ngắt đột ngột truyền động từ động cơ đến các bánh chủ động và đạp phanh hãm. Duy trì tốc độ quay động cơ, sau khi dừng máy 5 min, đánh dấu trên lốp vệt dấu tiếp xúc của các bánh xe chủ động với mặt nền, đo xác định góc quay của dấu vạch trên lốp. Ghi số liệu và kết quả thử nghiệm vào chỗ thích hợp cho trong Phụ lục F.

6.3.1.4 Độ ồn

Đo tiếng ồn ở vị trí làm việc của người điều khiển máy theo Phụ lục C trong TCVN 1773-14, ghi dữ liệu, các kết quả thử nghiệm vào chỗ thích hợp cho trong Phụ lục F.

6.3.2 Thử nghiệm trên đồng

Thử nghiệm ngoài hiện trường đánh giá các tính năng vận hành máy kéo trên đồng. Đối với ruộng ướt, diện tích thử nghiệm phải được ngậm no nước ít nhất trong 24 h.

Thử nghiệm phải được thực hiện và ghi chép đầy đủ đối với kiểu đất ruộng khô/ướt tương ứng: kích thước, độ ẩm, độ sâu ngập nước, lực cản của đất, hình dạng và điều kiện ruộng. Đo và ghi dữ liệu, các kết quả thử nghiệm vào biểu mẫu cho trong Phụ lục G bao gồm các hạng mục sau đây.

6.3.2.1 Kéo cày

Thử nghiệm phải tiến hành trên ruộng hình chữ nhật có tỷ lệ giữa các cạnh là 2:1, diện tích không nhỏ hơn 500 m2, càng rộng càng tốt, để có thể thực hiện phương pháp cày vòng tròn 3 lần lặp lại, ở độ sâu 100 mm ± 10 mm. Ruộng phải được tưới nước hoặc ngập nước phù hợp với điều kiện thử.

6.3.2.2 Phay đất

Thử nghiệm phải tiến hành trên ruộng hình chữ nhật có tỷ lệ giữa các cạnh là 2:1, diện tích không nhỏ hơn 500 m2, càng rộng càng tốt, để có thể thực hiện phương pháp phay vòng tròn 3 lần lặp lại, ở độ sâu 100 mm ÷ 120 mm. Ruộng phải được tưới nước hoặc ngập nước tùy theo điều kiện thử.

6.3.2.3 Bừa đất

Thử nghiệm phải tiến hành sau thử nghiệm kéo cày trên cùng thửa ruộng ở điều kiện đất ruộng khô hoặc ngập nước.

6.4 Thử nghiệm chống thấm nước

6.4.1 Thử nghiệm đối với máy kéo làm việc dưới ruộng bùn ngập nước có thể được thực hiện trong bể chứa nước, sao cho điểm chạm nền đất của máy kéo nằm sâu dưới mặt nước 20 cm.

6.4.2 Vận hành máy kéo ở tốc độ bánh lốp tương đương 3 km/h theo chiều tiến, và trục phay quay với tốc độ cực đại. Thử nghiệm kéo dài trong 2 h.

6.4.3 Sau đó, các bộ phận trọng yếu của máy kéo và các bộ phận gá lắp đi kèm phải được tháo, bổ ra từng phần riêng biệt.

6.4.4 Kiểm tra quan sát, đo đếm để phát hiện, đánh giá tình trạng kín khít, nguyên nhân rò rỉ… Ghi dữ liệu và các kết quả thử nghiệm đối với các hạng mục sau vào biểu mẫu trong Phụ lục H, bao gồm:

- Trạng thái dò rỉ thấm nước từ ngoài vào máy và các bộ phận cấu thành;

- Sự xâm nhập của nước vào ổ lăn trục bánh xe, ổ lăn trục phay;

- Hệ thống chống thấm nước;

- Các hạng mục khác liên quan, nếu có.

7 Xử lý số liệu

Ghi kết quả thử nghiệm máy kéo tay hai bánh trong phòng thí nghiệm và tại hiện trường vào biểu mẫu cho trong Phụ lục G. Các thông số và kết quả thử nghiệm được tính toán theo các biểu thức dưới đây:

7.1 Thử nghiệm hiện trường

7.1.1 Ước lượng năng suất thực trên đồng

7.1.1.1 Vạt đất trung bình hay bề rộng làm đất S, m

trong đó:

W là chiều rộng của vạt cày/phay đất, m;

n là số vòng quay;

2 là số hành trình mỗi vòng.

7.1.1.2 Tổng khoảng cách đã đi qua D, m

trong đó:

A = L x W là diện tích làm đất, m2;

L là chiều dài của đường cày/phay đất, m;

7.1.1.3 Diện tích thực được làm đất Ae, m2

trong đó: w là chiều rộng làm việc của lưỡi cày/trống phay đất, m;

7.1.1.3.1 Nếu chiều rộng vạt đất nhỏ hơn bề rộng làm việc của cày hoặc phay, người vận hành đã làm đất lặp lại hai lần một phần của diện tích để đảm bảo có độ phủ tốt hơn, khi đó:

trong đó: A0 là diện tích phủ chồng (diện tích cày hoặc phay 2 lần), m2;

7.1.1.3.2 Nếu chiều rộng trung bình của vạt đất lớn hơn bề rộng làm việc của cày hoặc phay, người vận hành đã bỏ sót một phần diện tích không cày hoặc không phay, khi đó:

trong đó: Au là diện tích không cày hoặc không phay (diện tích bị bỏ sót), m2;

7.1.1.4 Năng suất trên đồng thực tế efc, m2/h

trong đó: t là thời gian sử dụng cho hoạt động cày/phay đất, m;

7.1.2 Năng suất lý thuyết trên đồng tfc, m2/h

trong đó:

we là bề rộng cày/phay đất lý thuyết hoặc hiệu dụng, m;

v là tốc độ vận hành, m/h.

7.1.3 Hiệu suất trên đồng Feff, %

7.1.4 Chi phí nhiên liệu FC, L/h

trong đó:

V là thể tích nhiên liệu đã tiêu hao, L;

t là tổng thời gian máy làm việc, h.

7.2 Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

7.2.1 Mômen trục bánh xe/trục phay T, kN.m

trong đó:

F là tải đặt trên trục bánh xe hoặc trên trục phay, kN;

L là chiều dài cánh tay đòn phanh, m.

7.2.2 Công suất trục bánh xe/trục phay P, kW

trong đó:

Ft là tổng tải đặt trên trục bánh xe hoặc trên trục phay, kN;

(1kN = g.kG; ở Việt Nam gia tốc trọng trường: g = 9,787 m/s2).

N là tốc độ quay của trục bánh xe hoặc trên trục phay, r/min;

7.2.3 Chi phí nhiên liệu riêng SFC, g/kW.h

trong đó:

Fc là chi phí nhiên liệu, L/h;

ρf là tỷ trọng của nhiên liệu, g/L;

P là công suất của trục bánh xe hay trục phay, kW.

8 Báo cáo kết quả thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

- Tên/địa chỉ đơn vị thử nghiệm

- Tên/địa chỉ đơn vị yêu cầu thử nghiệm

- Tên/ký mã hiệu, thông số kỹ thuật chính của đối tượng thử nghiệm

- Mục đích và đối tượng thử nghiệm

- Phương pháp thử áp dụng

- Điều kiện môi trường thử và máy thử nghiệm

- Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

- Kết quả thử nghiệm ngoài hiện trường

- Các quan sát, phát hiện và nhận xét

Phụ lục A

(Quy định)

Thiết bị đo và vật liệu cần thiết sử dụng cho thử nghiệm
trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường

TT

Đại lượng/thiết bị đo và dụng cụ, vật liệu chính

Sai số

Ghi chú

A1

Đại lượng, đơn vị đo

1

Thời gian, min

± 0,1 s

2

Độ ồn, dB

± 5 %

3

Độ chặt của đất, kg/cm3

± 2 %

4

Đo chiều dài, m

± 0,5 %

5

Dung tích, mL

± 5 mL

6

Độ sâu và độ rộng xá cày/phay, m

± 0,5 %

7

Lực kéo, kN

± 1,0 %

8

Tải mômen xoắn, kNm

± 1,0 %

9

Khối lượng, kg/g

± 0,1 %

10

Điện áp/dòng điện xoay chiều 50 Hz, V/A

± 1,0 %

11

Thiết bị đo công suất điện, kW

± 2,0 %

12

Thiết bị đo tốc độ/số vòng quay, r/min

± 0,5 %

13

Giá trị góc, độ (o)

± 2 %

14

Nhiệt độ, oC

± 0,5 %

15

Nhiệt độ/độ ẩm không khí tương đối, oC/ %RH

± 0,5oC/5 %

16

Áp suất dầu, kPa

± 2 %

17

Áp suất hơi trong bánh, kPa

± 5 %

18

Áp suất khí quyển, kPa

± 0,5 %

A2

Dụng cụ, Vật liệu

1

Máy ảnh

-

2

Cọc tiêu

-

3

Giấy nhôm

-

4

Nhãn đánh dấu

-

5

Bộ đồ nghề chuyên dùng

-

6

Dẻ/khăn lau

-

7

Giấy tờ/sổ ghi chép

-

Phụ lục B

(Quy định)

Biểu mẫu danh mục kết quả kiểm chứng dữ liệu kỹ thuật
và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

Tên cơ sở yêu cầu thử nghiệm:...........................................................................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................................

Điện thoại:..........................................................................................................................................

Tên nhà phân phối:..............................................................................................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................................

Điện thoại:..........................................................................................................................................

Tên nhà chế tạo:.................................................................................................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................................

Điện thoại:..........................................................................................................................................

THÔNG TIN CHUNG

Nhãn hiệu:........................................................ Model:.......................................................................

Số seri:............................................................ Số động cơ:..............................................................

Phân loại (kiểu kéo, kiểu làm đất hoặc kiểu hai chức năng kéo-làm đất):...............................................

Ngày thử nghiệm xuất xưởng:............................................................................................................

Bảng B.1­ -  Các hạng mục kiểm chứng

TT

Hạng mục

Công bố của nhà chế tạo

Thẩm định của đơn vị thử nghiệm

B.1

Kích thước và khối lượng của máy kéo

B.1.1

Chiều dài phủ bì, mm

B.1.2

Chiều rộng phủ bì, mm

B.1.3

Chiều cao phủ bì, mm

B.1.4

Chiều cao gầm máy, mm

B.1.5

Khối lượng máy kéo (không bao gồm động cơ), kg

B.2

Động cơ

B.2.1

Nhà chế tạo/nước sản xuất

B.2.2

Model

B.2.3

Số seri

B.2.4

Kiểu

B.2.4.1

Hành trình xi lanh

B.2.4.1.1

Xi lanh - bốn kỳ

B.2.4.1.2

Xi lanh - hai kỳ

B.2.4.2

Đánh lửa

B.2.4.2.1

Đánh lửa nén

B.2.4.2.2

Đánh lửa bugi

B.2.5

Tốc độ quay danh định, r/min

B.2.6

Công suất danh định, kW

B.2.7

Hệ thống nhiên liệu

B.2.7.1

Loại nhiên liệu

B.2.7.1.1

Khí đốt

B.2.7.1.2

Dầu điezel

B.2.7.2

Dung tích bình chứa nhiên liệu, L

B.2.7.3

Chi phí nhiên liệu, L/h

B.2.8

Hệ thống làm mát

B.2.8.1

Làm mát bằng không khí

B.2.8.2

Làm mát bằng nước

B.2.9

Hệ thống khởi động

B.2.9.1

Giật dây

B.2.9.2

Tay quay

B.2.10

Khối lượng, kg

B.3

Kiểu ly hợp

B.3.1

Khớp ly hợp chính

B.3.2

Khớp ly hợp lái (nếu có)

B.3.3

Khớp ly hợp làm đất (nếu có)

B.4

Hệ truyền động

B.4.1

Kiểu

B.4.1.1

Xích và bánh xích

B.4.1.2

Bánh răng

B.4.2

Hệ thống bôi trơn

B.4.2.1

Bôi trơn kiểu tạt văng

B.4.2.2

Bôi trơn kiểu cưỡng bức

B.5

Bánh đai động cơ (đường kính ngoài x số rãnh x đường kính trong, mm)

Dây đai: Kiểu loại, kích thước

B.6

Bánh đai trục đầu vào (đường kính ngoài x số rãnh x đường kính trong, mm)

Dây đai: Kiểu loại, kích thước

B.7

Trục bánh xe: L x W, mm

B.8

Ống nối ngoài

B.8.1

Độ dày, mm

B.8.2

Chiều dài, mm

B.9

Kiểu điểm nối

B.9.1

Kiểu I - Móc nối một lỗ

B.9.2

Kiểu I - Móc nối ba lỗ

B.10

Bánh kéo

B.10.1

Kích thước lốp bánh bơm

B.10.2

Kích thước lồng bánh xe

B.11

Thiết bị công tác đi kèm

B.11.1

Cày

B.11.2

Bừa

B.11.3

Phay

Phụ lục C

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả thử nghiệm hiệu suất truyền động

Mẫu thử
nghiệm:...............................................................

Thử nghiệm
số:......................................................................

Động cơ
chính:..................................................................

Ngày:
...........................................................................

Kỹ sư thử
nghiệm:...............................................................

Địa điểm thử nghiệm:
...........................................................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, độ ẩm không khí RH% .....................

Tốc độ không tải (Motor đầu vào trục bánh xe), r/min: ............................

Hệ số giảm tốc: ..................................................
...........................................................................

Thời gian, min

Tải trục bánh xe, kN

Tốc độ quay, r/min

Băng trượt, %

Momem xoắn trục bánh xe, kN.m

Công suất trục bánh xe, kW

Đầu vào

Hiệu suất, %

Bên trái

Bên phải

Toàn phần

Trục truyền động

Trục bánh xe

Momem xoắn, kN.m

Tốc độ, r/min

Công suất, kW

Phụ lục D

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả thử nghiệm hiệu suất khi thay đổi tải

D.1 Trục bánh xe

Mẫu thử
nghiệm:...............................................................

Thử nghiệm
số:......................................................................

Động cơ chính:
...........................................................................

Ngày:
...........................................................................

Kỹ sư thử
nghiệm:...............................................................

Địa điểm thử nghiệm:
...........................................................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, độ ẩm không khí RH% .....................

Tốc độ không tải (Motor đầu vào trục bánh xe), r/min: ............................

Hệ số giảm tốc: ..................................................

Thời gian, min

Tải trục bánh xe, kg

Tốc độ quay, r/min

Băng trượt, %

Momem xoắn trục bánh xe, kN.m

Công suất trục bánh xe, kW

Nhiệt độ, oC

Chi phí nhiên liệu, L/h

Chi phí nhiên liệu riêng, g/kW.h

Bên trái

Bên phải

Toàn phần

Trục động cơ

Trục motor

Trục động cơ

Khí xả

Dầu bôi trơn

D.2 Trục phay quay

Mẫu thử
nghiệm:...............................................................

Thử nghiệm
số:......................................................................

Động cơ chính:
...........................................................................

Ngày:
...........................................................................

Kỹ sư thử
nghiệm:...............................................................

Địa điểm thử nghiệm:
...........................................................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, độ ẩm không khí RH% .....................

Tốc độ không tải (Motor đầu vào trục bánh xe), r/min: ............................

Hệ số giảm tốc: ..................................................

Thời gian, min

Tải trục bánh xe, kg

Tốc độ quay, r/min

Băng trượt, %

Momem xoắn trục bánh xe, kN.m

Công suất trục bánh xe, kW

Nhiệt độ, oC

Chi phí nhiên liệu, L/h

Chi phí nhiên liệu riêng, g/kW.h

Bên trái

Bên phải

Toàn phần

Trục động cơ

Trục motor

Trục động cơ

Khí xả

Dầu bôi trơn

Phụ lục E

(Quy định)

Biểu mẫu kết quả thử nghiệm vận hành liên tục

E.1 Trục bánh xe

Mẫu thử
nghiệm:...............................................................

Thử nghiệm
số:......................................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử
nghiệm:...............................................................

Địa điểm thử nghiệm:
...........................................................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, độ ẩm không khí RH% .....................

Tốc độ không tải (Motor đầu vào trục bánh xe), r/min: ..................................................................

Hệ số giảm tốc: ..................................................

Thời gian, min

Tải trục bánh xe, kg

Tốc độ quay, r/min

Băng trượt, %

Momem xoắn trục bánh xe, kN.m

Công suất trục bánh xe, kW

Nhiệt độ, oC

Chi phí nhiên liệu, L/h

Chi phí nhiên liệu riêng, g/kW.h

Bên trái

Bên phải

Toàn phần

Trục động cơ

Trục motor

Trục động cơ

Khí xả

Dầu bôi trơn

E.2 Trục phay quay

Mẫu thử
nghiệm:...............................................................

Thử nghiệm
số:......................................................................

Động cơ chính:
...........................................................................

Ngày:
...........................................................................

Kỹ sư thử
nghiệm:...............................................................

Địa điểm thử nghiệm:
...........................................................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, độ ẩm không khí RH% ...................................................................

Thời gian, min

Tải trục bánh xe, kN

Tốc độ quay, r/min

Băng trượt, %

Momem xoắn trục bánh xe, kN.m

Công suất trục bánh xe, kW

Nhiệt độ, oC

Chi phí nhiên liệu, L/h

Chi phí nhiên liệu riêng, g/kW.h

Bên trái

Bên phải

Toàn phần

Trục động cơ

Trục motor

Trục động cơ

Khí xả

Dầu bôi trơn

Phụ lục F

(Tham khảo)

Biểu mẫu báo cáo kết quả thử tính năng vận hành và an toàn

F.1 Đường kính quay vòng nhỏ nhất và bán kính thông qua

Mẫu thử nghiệm:..................................................

Thử nghiệm số:....................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử nghiệm:...............................................

Địa điểm thử nghiệm: ..........................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, .................... RH%

Khoảng cách vết tâm 2 bánh chủ động, m

Đường kính quay vòng nhỏ nhất, m

Đường kính thông qua, m

Có dùng ly hợp chuyển hướng

Không dùng ly hợp chuyển hướng

Có dùng ly hợp chuyển hướng

Không dùng ly hợp chuyển hướng

Trái

Phải

Trái

Phải

Trái

Phải

Trái

Phải

F.2 Lực tác động lên cơ cấu điều khiển

Mẫu thử nghiệm:..................................................

Thử nghiệm số:....................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử nghiệm:...............................................

Địa điểm thử nghiệm: ..........................................

Điều kiện thử: Nhiệt độ …… oC, .................... RH%

Cần chuyển số ở các số truyền, N

Ly hợp

Số tiến

Số lùi

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

Số 1

Số 2

F.3 Khả năng phanh hãm máy trên dốc

Mẫu thử nghiệm:..................................................

Thử nghiệm số:....................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử nghiệm:...............................................

Địa điểm thử nghiệm: ..........................................

Điều kiện thử: …… oC, ................................. RH%

Góc nghiêng mặt đường

Góc xoay của bánh chủ động, độ (o)

Lên dốc

Xuống dốc

F.4 Kết quả đo tiếng ồn

Mẫu thử nghiệm:..................................................

Thử nghiệm số:....................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử nghiệm:...............................................

Địa điểm thử nghiệm: ..........................................

Điều kiện thử: …… oC, ................................. RH%

Số truyền

Lực kéo, kN

Tốc độ di chuyển, km/h

Mức áp suất âm thanh, dB

Phụ lục G

(Quy định)

Biểu mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm hiện trường

TT

Hạng mục

Thử nghiệm

Trung bình

G.1

Điều kiện thử

G.1.1

Điều kiện đồng ruộng

G.1.1.1

Địa điểm

G.1.1.2

Kiểu đất (đất thịt, pha sét, cát,..v.v..)

G.1.1.3

Kích thước đồng ruộng

G.1.1.3.1

Chiều dài, m

G.1.1.3.2

Chiều rộng, m

G.1.1.3.3

Diện tích, m2

G.1.1.4

Độ sâu của nước/độ ẩm của đất, mm/%

G.1.1.5

Thời gian ngâm nước (ruộng nước)

G.1.1.6

Lực cản của đất, kg/cm2

G.1.1.7

Khoảng cách của gốc cây, mm (luống, rãnh)

G.1.1.8

Chiều cao gốc cây, mm

G.1.1.9

Mật độ cỏ, số cây/m2

G.1.2

Điều kiện thời tiết

G.1.2.1

Nhiệt độ

G.1.2.1.1

Nhiệt độ bình khô, oC

G.1.2.1.2

Nhiệt độ bình ướt, oC

G.1.2.2

Thời tiết (trời nắng, có mây, mưa, nóng, lạnh…)

G.1.3

Trạng thái máy kéo

G.1.3.1

Thiết bị kéo

G.1.3.1.1

Kiểu

G.1.3.1.2

Kích cỡ

G.1.3.2

Thiết bị gá lắp đi kèm sẽ sử dụng

G.1.3.2.1

Kiểu

G.1.3.2.2

Kích cỡ

G.1.3.3

Vệt bánh xe

G.1.3.4

Khối lượng phụ, kg

G.1.3.4.1

Mặt đầu

G.1.3.4.2

Bánh xe

G.1.3.5

Khối lượng thô, kg

G.1.3.6

Vị trí hộp số

G.1.3.6.1

Truyền động chính

G.1.3.6.2

Truyền động phụ

G.1.3.6.3

Thay đổi tốc độ băng truyền

G.1.3.6.4

Thay đổi tốc độ quay

G.1.3.7

Khác

G.2

Đặc tính trên đồng

G.2.1

Ngày thử nghiệm

G.2.2

Kiểu vận hành trên đồng

G.2.3

Thời gian thử nghiệm, min

G.2.4

Thời gian ngắt quãng, min

G.2.4.1

Quay vòng, min

G.2.4.2

Khác, min

G.2.5

Thời gian gá lắp thiết bị công tác đi kèm, min

G.2.6

Phương pháp vận hành

G.2.7

Độ sâu cắt đất, mm

G.2.8

Tốc độ di động, km/h

G.2.9

Độ rộng lý thuyết làm đất, mm

G.2.10

Độ rộng làm đất thực tế, mm

G.2.11

Năng suất lý thuyết trên đồng, ha/h

G.2.12

Năng suất thực tế trên đồng, ha/h

G.2.13

Hiệu suất trên đồng, %

G.2.14

Tiêu hao nhiên liệu, L

G.2.15

Chi phí nhiên liệu, L/h

G.2.16

Khác (chỉ rõ)

G.3

Quan sát

G.3.1

Dễ xử lý và ổn định máy kéo

G.3.2

Dễ điều khiển các cần lái

G.3.3

Dễ thay thế và căn chỉnh các phụ tùng

G.3.4

Các đặc điểm an toàn

G.3.5

Các hỏng hóc hoặc sự cố bất thường có thể quan sát được trên máy kéo hay các bộ phận đi kèm

G.3.6

Khác

Phụ lục H

(Tham khảo)

Biểu mẫu tổng hợp kết quả thử nghiệm hiện trường,
các hỏng hóc và sự cố kỹ thuật, dò rỉ nước

Mẫu thử nghiệm:..................................................

Thử nghiệm số:....................................................

Động cơ chính:....................................................

Ngày:..................................................................

Kỹ sư thử nghiệm:...............................................

Địa điểm thử nghiệm: ..........................................

Điều kiện thử: …… oC, ................................. RH%

H.1 Tổng hợp kết quả thử máy ngoài hiện trường

Các chỉ tiêu

Hạng mục công việc

Cày

Phay

Bừa

Việc khác

Nước

Khô

Nước

Khô

Nước

Khô

Khối lượng công việc, ha

Tỷ lệ thời gian của mỗi loại công việc, %

Hệ số tải trung bình của mỗi loại công việc, %

Các chỉ tiêu thử trong điều kiện hiện trường

Giá trị

Tổng thời gian làm việc của máy kéo, h

Chi phí nhiên liệu

Tổng số, kg

Chi phí nhiên liệu trung bình/giờ, kg/h

Chi phí dầu bôi trơn

Tổng số, kg

Tỷ lệ chi phí so với chi phí nhiên liệu, %

Ghi chú: ……………………………..

H.2 Tổng hợp kết quả thử nghiệm chống thấm nước

TT

Hiện tượng và nguyên nhân dò rỉ/thấm nước từ ngoài vào máy và các bộ phận cấu thành

Ghi chú (điều kiện thử)

Ổ lăn trục bánh xe

Ổ lăn trục quay

Hạng mục khác (ghi rõ)

Vị trí

Mô tả tình trạng

Nguyên nhân

Vị trí

Mô tả tình trạng

Nguyên nhân

Vị trí

Mô tả tình trạng

Nguyên nhân

Ghi chú: ……………………………..

H.3 Tổng hợp các hỏng hóc trong quá trình thử

Ngày tháng

Tên chi tiết/cụm chi tiết máy

Khối lượng công việc đã làm

Đặc điểm các hỏng hóc, sự cố

Nguyên nhấn sự cố, hỏng hóc

Biện pháp khắc phục

Số lần hỏng hóc, sự cố

Nhóm phức tạp (*)

Thời gian để khắc phục, h

Thời gian chăm sóc kỹ thuật, h

Chi phí lao động để khắc phục, người.h

Ghi chú: ………………………………..

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 National test code for the agricultural tractor (Walking type). Farm Machinary Testing N0 3. Institute of Agricultural Machinary (IAM), Japan (Tiêu chuẩn quốc gia thử nghiệm máy kéo tay. Thử nghiệm máy nông nghiệp số 3, Viện Cơ giới hóa nông nghiệp Nhật Bản).

2 PAES 111 : 2000. Agricultural Machinery - Walking-Type Agricultural Tractor - Methods of Test PHILIPPINE AGRICULTURAL ENGINEERING STANDARD, Philipin (Máy nông nghiệp - Máy kéo tay - Phương pháp thử. Tiêu chuẩn kỹ thuật nông nghiệp Philipin).

3 TCVN 1773-3/ISO 789-3 : 1993 Máy kéo nông nghiệp - Phương pháp thử - Phần 3: Đường kính quay vòng và đường kính thông qua.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Phân loại máy kéo tay

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Phân loại thử nghiệm

4.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

4.2 Thử nghiệm hiệu suất truyền tải và đặc tính thay đổi tải

4.3 Thử nghiệm vận hành liên tục

4.4 Thử nghiệm chống thấm nước

4.5 Kiểm tra đánh giá bên trong máy

5 Quy định chung

5.1 Vai trò của nhà chế tạo/cung cấp

5.2 Chạy rà và điều chỉnh ban đầu

5.3 Nhiên liệu và dầu bôi trơn

5.4 Thiết bị đo lường và vật liệu sử dụng

5.5 Đình chỉ thử nghiệm

5.6 Điều kiện thử nghiệm

6 Phương pháp thử

6.1 Kiểm chứng kỹ thuật và thông tin do nhà chế tạo cung cấp

6.2 Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

6.3 Thử nghiệm ngoài hiện trường

6.4 Thử nghiệm chống thấm nước

7 Xử lý số liệu

7.1 Thử nghiệm hiện trường

7.2 Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

8 Báo cáo kết quả thử nghiệm

Phụ lục A (Quy định) Thiết bị đo và vật liệu cần thiết sử dụng cho thử nghiệm

Phụ lục B (Quy định) Biểu mẫu danh mục kết quả kiểm chứng dữ liệu kỹ thuật

Phụ lục C (Quy định) Biểu mẫu kết quả thử nghiệm hiệu suất truyền động

Phụ lục D (Quy định) Biểu mẫu kết quả thử nghiệm hiệu suất khi thay đổi tải

Phụ lục E (Quy định) Biểu mẫu kết quả thử nghiệm vận hành liên tục

Phụ lục F (Tham khảo) Biểu mẫu báo cáo kết quả thử tính năng vận hành và an toàn

Phụ lục G (Quy định) Biểu mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm hiện trường

Phụ lục H (Tham khảo) Biểu mẫu tổng hợp kết quả thử nghiệm hiện trường

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi