Tiêu chuẩn TCVN 9037:2011 Phương pháp lấy mẫu cát để làm thủy tinh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9037:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9037:2011 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh-Cát-Phương pháp lấy mẫu
Số hiệu:TCVN 9037:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9037:2011

NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Raw materials for producing of glass - Sand - Method of sampling

Lời nói đầu

TCVN 9037:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 152:1986 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9037:2011 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Raw materials for producing of glass - Sand - Method of sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của cát thạch anh cho sản xuất thủy tinh.

2. Phương pháp lấy mẫu

2.1. Lấy mẫu ban đầu

Cát thạch anh chứa trong toa tàu, ô tô, sà lan, được tiến hành lấy mẫu như sau: dùng quả lấy mẫu lấy từ 8 điểm khác nhau, bố trí khoảng cách bằng nhau, vị trí các điểm lấy mẫu được bố trí như trong Hình 1. Khối lượng mỗi mẫu lấy không nhỏ hơn 0,25 kg.

Cát thạch anh chuyền trên băng tài vào toa tàu, sà lan được lấy mẫu định kỳ 0,5 đến 1 giờ một lần, lấy dọc theo chiều dài băng tải, khối lượng mỗi mẫu lấy không nhỏ hơn 0,5 kg.

Cát thạch anh đóng gói trong bao được lấy mẫu bất kỳ, khối lượng mẫu lấy không nhỏ hơn 0,1 kg, số bao cần lấy mẫu là 5 % trong tổng số bao.

Cát thạch anh chứa trong kho, bãi chứa được lấy mẫu ở các vị trí cách đều nhau dọc theo chiều cao: trên bề mặt, dưới chân và ở giữa sao cho mẫu lấy ra đại diện cho lô đó. Từ các mẫu ban đầu đã lấy được tập hợp thành mẫu chung. Số lượng các mẫu ban đầu và khối lượng mẫu chung quy định theo Bảng 1.

Hình 1 - Vị trí các điểm lấy mẫu

Bảng 1 - Quy định lấy mẫu

Khối lượng cát kiểm tra, m, tấn

Số lượng mẫu ban đầu, mẫu

Khối lượng mẫu chung, kg

m < 1

10

2

1 £ m < 10

20

5

10 £ m < 100

30

10

100 £ m < 500

50

20

 

2.2. Lấy mẫu trung bình

Các mẫu ban đầu lấy như 2.1 tập hợp thành mẫu chung. Mẫu chung được trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư, lấy hai phần đối đỉnh gộp lại thành mẫu trung bình thí nghiệm.

Mẫu trung bình đưa về phòng thí nghiệm đựng trong bao, ngoài có nhãn ghi rõ: tên cơ sở sản xuất, ký hiệu mẫu, chủng loại mẫu, khối lượng mẫu, ngày tháng và người lấy mẫu.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi