Tiêu chuẩn TCVN 9036:2011 Yêu cầu kỹ thuật với cát làm thủy tinh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9036:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9036:2011 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh-Cát-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 9036:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9036:2011

NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Raw materials for producing of glass - Sand - Specifications

Lời nói đầu

TCVN 9036:2011 được chuyển đổi từ TCXD 151:1986 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ - CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9036:2011 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT THỦY TINH - CÁT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Raw materials for producing of glass - Sand - Specifications

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho cát thạch anh (đã làm giàu hoặc chưa làm giàu) sử dụng trong công nghiệp thủy tinh.

2 Phân loại

Theo lĩnh vực sử dụng, cát thạch anh sử dụng trong công nghiệp thủy tinh được phân loại theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại cát thạch anh theo lĩnh vực sử dụng

Loại cát

Tên gọi và đặc điểm

Lĩnh vực sử dụng

I- a

Cát thạch anh đã làm giàu

Thủy tinh quang học cao cấp, thủy tinh qua tia cực tím, pha lê chì cao cấp.

I- b

Cát thạch anh đã làm giàu

Thủy tinh quang học thông thường, thủy tinh thạch anh, thủy tinh trang trí mỹ thuật, làm phụ gia cao cấp.

II- a

Cát thạch anh đã làm giàu hoặc không làm giàu

Thủy tinh y tế, thủy tinh phục vụ thí nghiệm, thủy tinh bao bì cao cấp, thủy tinh sử dụng cho kỹ thuật điện tử.

II- b

Cát thạch anh đã làm giàu hoặc không làm giàu

Thủy tinh sợi cho kỹ thuật điện tử các loại, phích nước, sản phẩm cán mài, kính ô tô, quầy hàng.

III- a

Các thạch anh không làm giàu

Kính xây dựng, thủy tinh bao bì thông thường (thực phẩm, hương liệu, dược phẩm) thủy tinh cách điện.

III- b

Các thạch anh không làm giàu

Thủy tinh dân dụng, thủy tinh bao bì, chất xúc tác silicát natri.

III- c

Các thạch anh không làm giàu

Thủy tinh ốp lát phục vụ xây dựng.

IV

Các thạch anh không làm giàu

Bông sợi thủy tinh phục vụ xây dựng, thủy tinh bọt cho xây dựng, bao bì đồ đựng sẵn sẫm màu.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cát thạch anh sử dụng trong công nghiệp thủy tinh theo quy định ở Bảng 2.

Sai lệch cho phép về thành phần hóa của một số oxyt có trong cát được quy định tại Bảng 3.

Bảng 2 - Thành phần hóa học

Loại cát

Tên chỉ tiêu

Mức

I - a

I - b

II - a

II - b

III - a

III - b

III - c

IV

1. Hàm lượng SiO2, %, không nhỏ hơn

99,8

99,3

99

98,5

98,5

98

96

95

2. Hàm lượng Fe2O3, % không lớn hơn

0,01

0,02

0,03

0,05

0,07

0,1

0,25

-

3. Hàm lượng TiO2, % không lớn hơn

0,05

0,05

0,08

0,1

0,15

0,05

0,2

-

4. Hàm lượng Al2O3, % không lớn hơn

0,1

0,2

0,25

0,5

1

1

1

-

5. Hàm lượng Cr2O3, % không lớn hơn

0,0005

0,0005

-

-

-

-

-

-

6. Độ ẩm khi nghiệm thu, %, không lớn hơn

7

7

7

7

7

7

7

7

Bảng 3 - Sai lệch cho phép về thành phần hóa học

Loại cát

Sai lệch thành phần hóa học, %

SiO2

Fe2O3

I, II

III, IV

± 0,25

± 0,6

± 0,005

± 0,03

3.2 Thành phần hạt

Cát thạch anh phải có thành phần hạt đạt yêu cầu theo quy định ở Bảng 4.

Bảng 4 - Thành phần cỡ hạt

Thành phần cỡ hạt

Mức cho phép,%

Loại I

Loại II

Loại III, IV

1. Cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm , không lớn hơn

5

5

5

2. Cỡ hạt từ 0,1 mm đến dưới 0,315 mm, không nhỏ hơn

70

90

80

3. Cỡ hạt từ 0,315 mm đến dưới 0,5 mm, không lớn hơn

25

Không quy định

4. Cỡ hạt từ 0,5 mm đến dưới 0,8 mm, không lớn hơn

0,5

5

10

5. Cỡ hạt lớn hơn 0,8 mm, không lớn hơn

Không cho phép

1

4 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

4.1 Bao gói

- Cát thạch anh có thể cung cấp ở dạng đóng thùng, bao gói hoặc dạng rời.

4.2 Ghi nhãn

4.2.1 Đối với dạng bao gói: Trên bao bì ghi rõ:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Số lô, ngày sản xuất;

- Khối lượng, loại cát;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.

4.2.2 Đối với dạng rời: Giấy chứng nhận xuất xưởng cần ghi rõ các thông tin sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Số lô, ngày sản xuất;

- Khối lượng cát xuất xưởng, loại cát;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.

4.3 Vận chuyển

Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo sạch sẽ, có mái che, không để tạp chất lẫn vào làm ảnh hưởng đến chất lượng cát.

4.4 Bảo quản

- Cát phải được bảo quản trong kho có mái che với dạng cung cấp bao gói hoặc có thể là bãi chứa sạch sẽ đối với dạng cát rời.

- Cát đã làm giàu nhất thiết phải được vận chuyển trong bao, thùng kín.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi