Tiêu chuẩn TCVN 8873:2012 Xi măng nở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8873:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8873:2012 Xi măng nở
Số hiệu:TCVN 8873:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8873:2012

XI MĂNG NỞ

Expansive Hydraulic Cement

Lời nói đầu

TCVN 8873:2012 được xây dựng dựa trên cơ sở ASTM C845 - 04 Standard specification for expansive hydraulic cements (xi măng nở - Yêu cầu kỹ thuật).

TCVN 8873:2012 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

XI MĂNG NỞ

Expansive Hydraulic Cement

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại xi măng nở ở tuổi sớm trong thời gian đóng rắn ban đầu.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 141:2008, Xi măng - Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007), Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009), Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ.

TCVN 8874:2012, Phương pháp thử - Xác định độ nở hãm của vữa xi măng nở.

TCVN 8875:2012, Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết của vữa xi măng bằng kim vicat cải biến.

TCVN 8876:2012, Phương pháp thử - Xác định hàm lượng bọt khí trong vữa xi măng.

TCVN 8878:2011, Phụ gia công nghệ cho sản xuất xi măng.

3 Thuật ngữ, định nghĩa và phân loại

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ, định nghĩa và phân loại như sau:

3.1

Xi măng nở (expansive hydraulic cement)

Xi măng có thành phần chủ yếu gồm các khoáng canxi silicát, canxi aluminat và canxi sun phát, khi trộn với nước tạo thành dạng hồ dẻo, sau khi đông kết tăng thể tích đáng kể trong suốt quá trình đóng rắn ở tuổi sớm. Thể tích tăng lên chủ yếu do phản ứng thủy hóa của các khoáng canxi aluminat và canxi sunfat.

3.2

Xi măng nở loại K (expansive hydraulic cement type K)

Xi măng chứa anhydrit canxi alumosunfat (4CaO.3Al2O3.SO3), canxi sun phát, và canxi oxit tự do.

3.3

Xi măng nở loại M (expansive hydraulic cement type M)

Xi măng chứa xi măng alumin và canxi sun phát.

3.4

Xi măng nở loại S (expansive hydraulic cement type S)

Xi măng chứa chủ yếu khoáng tricanxi aluminat và canxi sun phát.

3.5

Bê tông bù co (shrinkage-compensating concrete)

Bê tông bị hãm bên trong bằng cốt thép đàn hồi và sử dụng xi măng nở tạo ra cả ứng suất nén trong bê tông và kéo căng cốt thép để bù lại ứng suất kéo trong bê tông và ứng suất nén cốt thép sinh ra do bê tông co khô.

3.6

Phụ gia chức năng (functional addition)

Phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng nở bao gồm các loại: phụ gia đóng rắn nhanh, phụ gia chậm đông kết, phụ gia giảm nước, phụ gia giảm nước - đóng rắn nhanh, phụ gia giảm nước - chậm đông kết.

3.7 Phụ gia công nghệ (processing addition)

Theo TCVN 8878:2011.

4 Ký hiệu

Xi măng được nêu trong tiêu chuẩn này thích hợp để chế tạo bê tông bù co phải được ký hiệu theo loại sử dụng như sau: Loại E-(1).

CHÚ THÍCH: Ba loại xi măng nở được xác định ở Điều 3.2; 3.3 và 3.4 được ký hiệu bởi các chữ cái K, M, S. Chữ cái thích hợp sẽ được sử dụng làm phần hậu tố của ký hiệu loại xi măng sử dụng chế tạo bê tông khi một trong ba loại xi măng này được sử dụng.

Ví dụ: E-(K) là xi măng nở loại K được sử dụng để chế tạo bê tông. Ngoài ra xi măng nở có thể được chế tạo theo cách khác.

5 Yêu cầu kỹ thuật

Xi măng nở thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của Bảng 1 và Bảng 2.

5.1 Thành phần hóa học của xi măng nở được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Thành phần hóa học của xi măng nở

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Hàm lượng magie oxit (MgO), %, không lớn hơn

6,0

2. Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không lớn hơn

1,0

3. Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn

4,0

4. Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2O)(1), %, không lớn hơn

0,6

(1) Áp dụng khi xi măng sử dụng với cốt liệu có khả năng xảy ra phản ứng kiềm - silic.

Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2O) tính theo công thức: % (Na2O) = %Na2O + 0,658 % K2O

5.2 Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng nở được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng nở

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Thời gian đông kết, phút, không nhỏ hơn

75

2. Hàm lượng khí trong vữa, % thể tích, không lớn hơn

12,0

3. Độ nở hãm của thanh vữa

7 ngày

%, không nhỏ hơn

0,04

%, không lớn hơn

0,10

28 ngày, tính so với 7 ngày, %, không lớn hơn

115

4. Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn

3 ngày

16

28 ngày

30

5.3 Phụ gia dùng để sản xuất xi măng nở

5.3.1 Xi măng phù hợp tiêu chuẩn này có thể sử dụng các phụ gia thỏa mãn điều kiện dưới đây:

5.3.1.1 Phụ gia chức năng có thể sử dụng để sản xuất xi măng nở, hàm lượng các loại phụ gia này khi sử dụng chỉ tiêu hàm lượng mất khi nung của xi măng nở không vượt quá giới hạn trong Bảng 1.

5.3.1.2 Tùy thuộc vào nhà sản xuất có thể sử dụng phụ gia công nghệ trong sản xuất xi măng nở. Hàm lượng phụ gia công nghệ sử dụng được chứng minh là không có hại đến tính chất của xi măng và bê tông.

6 Phương pháp thử

6.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007).

6.2 Thành phần hóa học (MgO, CKT, MKN, Na2O, K2O) xác định theo TCVN 141:2008.

6.3 Độ nở hãm của thanh vữa xác định theo TCVN 8874:2012.

6.4 Thời gian đông kết xác định theo TCVN 8875:2012.

6.5 Hàm lượng bọt khí trong vữa xác định theo TCVN 8876:2012.

6.6 Cường độ nén xác định theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009).

7 Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

7.1 Ghi nhãn

7.1.1 Xi măng nở khi xuất xưởng ở dạng rời hoặc đóng bao phải có phiếu kiểm tra chất lượng kèm theo với nội dung:

- tên cơ sở sản xuất;

- tên xi măng và loại xi măng theo tiêu chuẩn này;

- giá trị các mức chỉ tiêu theo Điều 5 của tiêu chuẩn này;

- khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô;

- ngày, tháng, năm xuất xưởng.

7.1.2 Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng ký, cần ghi rõ:

- tên và loại xi măng theo tiêu chuẩn này;

- tên cơ sở sản xuất;

- khối lượng tịnh của bao;

- tháng, năm sản xuất;

- hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

7.2 Bao gói

7.2.1 Bao đựng xi măng nở đảm bảo không làm giảm chất lượng xi măng và không bị rách vỡ khi vận chuyển và bảo quản.

7.2.2 Khối lượng tịnh cho mỗi bao xi măng là (25 ± 0,1) kg hoặc theo thỏa thuận với khách hàng.

7.3 Vận chuyển

7.3.1 Không được vận chuyển xi măng nở chung với các loại hàng hóa gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của xi măng.

7.3.2 Xi măng bao được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải có che chắn chống mưa và ẩm ướt.

7.3.3 Xi măng rời được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng.

7.4 Bảo quản

7.4.1 Kho chứa xi măng bao phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Các bao xi măng xếp cách tường ít nhất 20 cm và riêng theo từng lô.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi