Tiêu chuẩn TCVN 8587:2010 Nguồn sáng phóng điện trong khí phương tiện đường bộ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8587:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8587:2010 Phương tiện giao thông đường bộ-Nguồn sáng phóng điện trong khí sử dụng trong đèn phóng điện trong khí đã được phê duyệt kiểu-Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu
Số hiệu:TCVN 8587:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8587:2010

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NGUỒN SÁNG PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ SỬ DỤNG TRONG ĐÈN PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT KIỂU - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles - Gas-discharge light sources for use in approved gas-discharge lamp units - Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 8587:2010 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 99 Revision 2:2009, Sửa đổi 1:2010.

TCVN 8587:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NGUỒN SÁNG PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ SỬ DỤNG TRONG ĐÈN PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT KIỂU - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU

Road vehicles - Gas-discharge light sources for use in approved gas-discharge lamp units - Requirements and test methods in type approval

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với các loại nguồn sáng phóng điện trong khí được sử dụng trong đèn phóng điện trong khí đã được phê duyệt kiểu dùng cho xe cơ giới. Các loại nguồn sáng này được nêu trong Phụ lục A.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6978 Phương tiện giao thông đường bộ - lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;

IEC 60061, Lamp caps and holders together with gauges for the control of interchangeability and safety (Đầu đèn, đui đèn cùng với dụng cụ đo để kiểm tra tính lắp lẫn và an toàn);

IEC 60410, Sampling plans and procedures for Inspection by attributes (Cách lấy mẫu và quy trình đối với việc kiểm tra theo các thuộc tính).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Loại (category)

Được sử dụng trong tiêu chuẩn này dùng để chỉ các nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn có thiết kế cơ bản khác nhau. Mỗi loại có ký hiệu riêng, ví dụ: “D2S”.

3.2. Nguồn sáng phóng điện trong khí (gas-discharge light source)

Nguồn sáng mà ánh sáng được tạo ra bởi sự phóng điện hồ quang một cách ổn định

3.3. Nguồn sáng phóng điện trong khí thuộc các kiểu khác nhau1 (gas-discharge light sources of different types)

Các nguồn sáng phóng điện trong khí thuộc cùng một loại nhưng khác nhau về các điểm chính sau:

3.3.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại, nghĩa là:

a) Các nguồn sáng phóng điện trong khí có cùng tên hoặc nhãn hiệu thương mại nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau thì được coi là có kiểu khác nhau.

b) Các nguồn sáng phóng điện trong khí được sản xuất bởi cùng nhà sản xuất nhưng chỉ khác nhau về tên hoặc nhãn hiệu thương mại thì có thể được coi là cùng một kiểu.

3.3.2. Thiết kế bóng đèn và/hoặc đầu đèn, tới mức mà sự khác nhau của chúng ảnh hưởng đến kết quả về quang học.

3.4. Chấn lưu (ballast)

Nguồn cấp điện riêng cho nguồn sáng phóng điện trong khí.

3.5. Điện áp danh định (rated voltage)

Điện áp đầu vào được ghi trên chấn lưu.

3.6. Công suất danh định (rated wattage)

Công suất được ghi trên nguồn sáng phóng điện trong khí và chấn lưu.

3.7. Điện áp thử nghiệm (test voltage)

Điện áp ở đầu vào của chấn lưu dùng để thử nghiệm đặc tính điện và đặc tính quang học của nguồn sáng phóng điện trong khí.

3.8. Giá trị mục tiêu (objective value)

Giá trị thiết kế của một đặc tính điện hoặc đặc tính quang học. Giá trị này đạt được trong phạm vi dung sai quy định khi nguồn sáng phóng điện trong khí được kích hoạt bởi chấn lưu làm việc ở điện áp thử nghiệm.

3.9. Nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn (mẫu) (Standard (etalon) gas-discharge light source)

Nguồn sáng phóng điện trong khí đặc biệt được sử dụng để thử đèn chiếu sáng phía trước. Nó được giảm các đặc tính kích thước, điện và đặc tính quang học như được mô tả trong các bản dữ liệu tương ứng.

3.10. Đường trục chuẩn (reference axis)

Đường trục được xác định liên quan đến đầu của nguồn sáng phóng điện trong khí và dùng để xác định một số kích thước nhất định của nguồn sáng đó.

3.11. Mặt phẳng chuẩn (reference plane)

Mặt phẳng được xác định liên quan đến đầu của nguồn sáng phóng điện trong khí và dùng để xác định một số kích thước nhất định của nguồn sáng đó.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử cho phê duyệt kiểu

4.1. Đơn đăng ký phê duyệt kiểu do chủ sở hữu tên hoặc nhãn hiệu thương mại, hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu đó nộp.

4.2. Mỗi đơn đăng ký phê duyệt kiểu phải kèm theo các tài liệu kỹ thuật gồm:

4.2.1. Ba bản vẽ, thể hiện đủ chi tiết cho phép nhận dạng kiểu nguồn sáng;

4.2.2. Một bản mô tả thông số kỹ thuật bao gồm cả nhận dạng của chấn lưu;

4.2.3. Ba mẫu cho mỗi màu của kiểu để phê duyệt kiểu;

4.2.4. Một mẫu chấn lưu.

4.3. Trong trường hợp kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí chỉ khác về tên hoặc nhãn hiệu thương mại so với một kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí đã được phê duyệt, thì cần phải cung cấp:

4.3.1. Tờ khai của nhà sản xuất nêu rõ kiểu nguồn sáng được đệ trình hoàn toàn giống (trừ tên và nhãn hiệu thương mại) với kiểu nguồn sáng đã được sản xuất bởi cùng nhà sản xuất và đã được phê duyệt kiểu, cùng với mã phê duyệt của sản phẩm đó.

4.3.2. Hai mẫu mang tên và nhãn hiệu thương mại mới.

5. Ghi nhãn

5.1. Nguồn sáng phóng điện trong khí được đăng ký phê duyệt kiểu phải có trên đầu đèn hoặc bóng đèn các thông tin sau:

5.1.1. Tên hoặc nhãn hiệu thương mại đăng ký;

5.1.2. Ký hiệu quốc tế của loại có liên quan;

5.1.3. Công suất danh định, thông tin này không phải nêu riêng nếu nó là một phần trong ký hiệu quốc tế của loại có liên quan;

5.1.4. Một khoảng trống đủ kích thước để bố trí dấu phê duyệt.

5.2. Khoảng trống được nêu trong 5.1.4 phải được chỉ ra trong bản vẽ được gửi kèm đơn đăng ký phê duyệt kiểu.

5.3. Có thể bổ sung thêm các ký hiệu khác với ký hiệu được quy định trong 5.1.

5.4. Chấn lưu được sử dụng cho phê duyệt kiểu của nguồn sáng phải được ghi nhãn nhận biết kiểu và nhãn hiệu thương mại cùng với điện áp và công suất danh định, như được ghi trong bản dữ liệu của đèn có liên quan.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Mỗi mẫu được nộp để phê duyệt kiểu phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo tiêu chuẩn này khi được thử với chấn lưu theo 4.2.4.

6.1.2. Các nguồn sáng phóng điện trong khí phải được thiết kế để đảm bảo làm việc tốt và duy trì chế độ làm việc trong điều kiện làm việc thông thường. Ngoài ra, chúng không được có lỗi trong thiết kế hoặc chế tạo.

6.2. Chế tạo

6.2.1. Bóng đèn của nguồn sáng phóng điện trong khí không được có các vết xước hoặc vết bẩn có thể làm giảm hiệu suất và đặc tính quang học của nguồn sáng.

6.2.2. Trong trường hợp bóng đèn màu (phủ ở bên ngoài), sau khi hoạt động 15 h với chấn lưu ở điện áp thử, bề mặt của bóng phải được lau nhẹ bằng vải bông nhúng vào hỗn hợp có 70 % thể tích n-heptane và 30 % thể tích toluol. Sau 5 min, kiểm tra bề mặt bóng bằng mắt. Bóng không được có bất kỳ biểu hiện thay đổi nào.

6.2.3. Nguồn sáng phóng điện trong khí phải được trang bị đầu đèn chuẩn, phù hợp với bản dữ liệu về đầu đèn theo IEC 60061, như được quy định trong bản dữ liệu ở Phụ lục A.

6.2.4. Đầu đèn phải cứng vững và được lắp chắc chắn với bóng đèn.

6.2.5. Để xác định rằng nguồn sáng phóng điện trong khí có phù hợp với các yêu cầu trong 6.2.3 và 6.2.4, phải thực hiện kiểm tra bằng mắt, kiểm tra kích thước, và nếu cần phải thực hiện việc lắp thử.

6.3. Thử nghiệm

6.3.1. Các nguồn sáng phóng điện trong khí phải được già hóa như quy định trong Phụ lục D.

6.3.2. Tất cả các mẫu phải được thử với chấn lưu như được quy định trong 4.2.4.

6.3.3. Các phép đo điện phải được thực hiện bằng các thiết bị có cấp chính xác ít nhất là 0,2 (độ chính xác 0,2 % trên toàn bộ thang đo).

6.4. Vị trí và kích thước của các điện cực, hồ quang và các viền (stripes)

6.4.1. Vị trí hình học của các điện cực phải theo quy định trong bản dữ liệu tương ứng. Một ví dụ về phương pháp đo hồ quang và vị trí của các điện cực được cho trong Phụ lục E. Có thể sử dụng các phương pháp khác.

6.4.1.1. Vị trí và các kích thước của các điện cực của nguồn sáng phải được đo trước khi già hóa, nguồn sáng phóng điện trong khí đang tắt và sử dụng các phương pháp quang học xuyên qua vỏ kính.

6.4.2. Hình dạng và sự dịch chuyển của hồ quang phải phù hợp với các yêu cầu trong bản dữ liệu tương ứng.

6.4.2.1. Phép đo được thực hiện sau khi già hóa với nguồn sáng được kích hoạt bằng chấn lưu ở điện áp thử nghiệm.

6.4.3. Vị trí, kích thước và sự truyền của các viền phải tuân theo các yêu cầu trong bản dữ liệu tương ứng.

6.4.3.1. Phép đo phải được thực hiện sau khi già hóa với nguồn sáng được kích hoạt bằng chấn lưu ở điện áp thử nghiệm.

6.5. Các đặc tính khởi động, làm việc và khởi động nóng

6.5.1. Khởi động

Khi thử theo các điều kiện quy định trong Phụ lục D, nguồn sáng phóng điện trong khí phải khởi động ngay lập tức và duy trì chiếu sáng.

6.5.2. Làm việc

Khi đo theo các điều kiện được quy định trong Phụ lục D, nguồn sáng phóng điện trong khí phải đạt được ít nhất là:

Sau 1 s: 25 % quang thông mục tiêu của nó;

Sau 4 s: 80 % quang thông mục tiêu của nó;

Quang thông mục tiêu được quy định trong bản dữ liệu tương ứng.

6.5.3. Khởi động nóng

Khi thử theo các điều kiện được quy định trong Phụ lục D, nguồn sáng phóng điện trong khí phải khởi động lại ngay lập tức sau khi tắt trong một khoảng thời gian, như quy định trong bản dữ liệu. Sau 1 s nguồn sáng phải đạt được ít nhất là 80 % quang thông mục tiêu của nó.

6.6. Các đặc tính về điện

Khi đo theo các điều kiện quy định trong Phụ lục D, điện áp và công suất của nguồn sáng phải nằm trong giới hạn được quy định trong bản dữ liệu tương ứng.

6.7. Quang thông

Khi đo theo các điều kiện quy định trong Phụ lục D, quang thông phải nằm trong khoảng giới hạn được quy định trong bản dữ liệu tương ứng. Trong trường hợp ánh sáng trắng và vàng chọn lọc được quy định cho cùng một kiểu, giá trị mục tiêu áp dụng cho các nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng, trong khi quang thông của nguồn sáng phát ra ánh sáng vàng chọn lọc phải ít nhất bằng 68 % giá trị quy định.

6.8. Màu sắc

6.8.1. Màu của ánh sáng phát ra phải là màu trắng hoặc màu vàng chọn lọc. Hơn nữa, đặc tính so màu, được thể hiện trong hệ tọa độ màu CIE, phải nằm trong giới hạn được quy định trong bản dữ liệu tương ứng.

6.8.2. Các định nghĩa về màu của ánh sáng phát ra theo quy định trong TCVN 6978.

6.8.3. Màu phải được đo theo các điều kiện được quy định trong D.10, Phụ lục D.

6.8.4. Lượng ánh sáng đỏ tối thiểu của nguồn sáng phóng điện trong khí phải là:

Trong đó:

Ee (l) [W/nm] phân bố phổ của thông lượng bức xạ;

V (l) [1] hiệu suất phổ phát sáng;

(l) [nm] chiều dài bước sóng.

Giá trị l này có thể được tính bằng đơn vị ước của nanomét.

6.9. Bức xạ tử ngoại UV

Bức xạ tử ngoại UV của nguồn sáng phóng điện trong khí được tính như sau:

Trong đó:

s (l) [1] là hàm định lượng quang phổ;

km = 683 [lm/W] là đương lượng bức xạ ánh sáng;

(Các định nghĩa của các ký hiệu khác xem 6.8.4).

Bức xạ tử ngoại UV được định lượng theo các giá trị được cho trong bảng sau:

λ

S(λ)

λ

S(λ)

λ

S(λ)

250

0,430

305

0,060

355

0,00016

255

0,520

310

0,015

360

0,00013

260

0,650

315

0,003

365

0,00011

265

0,810

320

0,001

370

0,000090

270

1,000

325

0,00050

375

0,000077

275

0,960

330

0,00041

380

0,000064

280

0,880

335

0,00034

385

0,000053

285

0,770

340

0,00028

390

0,000044

290

0,640

345

0,00024

395

0,000036

295

0,540

350

0,00020

400

0,000030

300

0,300

 

 

 

 

CHÚ THÍCH: Các chiều dài bước sóng trên là các giá trị điển hình; các giá trị khác được tính bằng nội suy.

6.10. Nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn

Các nguồn sáng phóng điện trong khí chuẩn (mẫu) phải phù hợp với các yêu cầu về phê duyệt kiểu các nguồn sáng và phù hợp với các yêu cầu riêng trong bản dữ liệu tương ứng. Trong trường hợp kiểu nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng và vàng chọn lọc, nguồn sáng chuẩn phải phát ra ánh sáng trắng.

7. Sự phù hợp của sản xuất

7.1. Nguồn sáng phóng điện trong khí được phê duyệt theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất phù hợp với kiểu được phê duyệt tức là phải phù hợp với ghi nhãn, các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Điều 6 và các quy định trong Phụ lục A.

7.2. Để kiểm tra việc tuân theo các yêu cầu trong 7.1, phải thực hiện các biện pháp kiểm soát sản xuất một cách thích hợp.

7.3. Nhà sản xuất hoặc cơ sở được cấp phê duyệt kiểu cần phải:

7.3.1. Phân tích các kết quả của mỗi kiểu sản phẩm được thử, áp dụng tiêu chí trong Phụ lục G để kiểm tra và đảm bảo sự ổn định của các đặc tính của sản phẩm trong phạm vi thay đổi cho phép đối với một sản phẩm công nghiệp.

7.3.2. Tối thiểu phải thực hiện các thử nghiệm được quy định trong Phụ lục I của tiêu chuẩn này cho mỗi kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí;

7.3.3. Đảm bảo rằng nếu có bất kỳ mẫu được lấy nào có dấu hiệu không phù hợp với kiểu sản phẩm cần thử thì phải đổi mẫu khác và thực hiện các phép thử khác. Phải thực hiện tất cả các bước cần thiết để đánh giá lại sự phù hợp của sản xuất tương ứng.

7.4. Người kiểm tra có thể lấy mẫu ngẫu nhiên để thử ở phòng thử nghiệm của nhà sản xuất, số mẫu tối thiểu có thể được xác định theo kết quả tự kiểm tra của nhà sản xuất.

7.5. Khi mức chất lượng không đạt yêu cầu hoặc nếu cần kiểm tra giá trị pháp lý của các thử nghiệm được thực hiện theo 7.4, phải chọn mẫu để gửi đến phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thử phê duyệt kiểu.

7.6. Cơ quan phê duyệt kiểu có thể thực hiện bất kỳ phép thử nào được quy định trong tiêu chuẩn này. Các phép thử này phải được thực hiện với các mẫu được chọn ngẫu nhiên, phù hợp với các tiêu chí trong Phụ lục H.

7.7. Ví dụ mẫu thông báo và bố trí dấu phê duyệt kiểu của các nước tham gia hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc được trình bày trong Phụ lục B và Phụ lục C.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

CÁC BẢN DỮ LIỆU ĐỐI VỚI NGUỒN SÁNG PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ

Danh sách các loại nguồn sáng phóng điện trong khí và số các bản dữ liệu của nó:

Loại nguồn sáng

Số Bản dữ liệu

D1R

DxR/1 tới 7

D1S

DxS/1 tới 6

D2R

DxR/1 tới 7

D2S

DxS/1 tới 6

D3R

DxR/1 tới 7

D3S

DxS/1 tới 6

D4R

DxR/1 tới 7

D4S

DxS/1 tới 6

 

Danh sách các bản dữ liệu đối với các nguồn sáng phóng điện trong khí và thứ tự của nó:

Số Bản dữ liệu

DxR/1 tới 7

DxS/1 tới 6

 

 

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/1

Các bản vẽ chỉ dùng để minh hoạ các kích thước chính của nguồn sáng
phóng điện trong khí (tính theo milimét)

Hình A.1 - Loại D1R - Kiểu có giắc cắm - Đầu PK32d-3

Hình A.2 - Loại D2R - Kiểu có bộ phận kết nối - Đầu P32d-3

CHÚ THÍCH:

1 Mặt phẳng chuẩn được xác định bởi các vị trí trên bề mặt của đui mà ở đó ba chấu giữ trên vành đai của đầu tì vào đó.

2 Xem bản dữ liệu DxR/3.

3 Đối với đường trục chuẩn, khi đo ở khoảng cách 27,1 mm từ mặt phẳng chuẩn, độ lệch tâm của bóng đèn ngoài phải nhỏ hơn ± 0,5 mm theo phương B và nhỏ hơn + 1 mm /- 0,5 mm theo phương A.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/2

Các bản vẽ chỉ dùng để minh hoạ các kích thước chính của nguồn sáng
phóng điện trong khí (tính theo milimét)

Hình A.3 - Loại D3R - Kiểu có bộ khởi động - Đầu PK32d-6

Hình A.4 - Loại D4R - Kiểu có bộ phận kết nối - Đầu P32d-6

CHÚ THÍCH:

1 Mặt phẳng chuẩn được xác định bởi các vị trí trên bề mặt của đui mà ở đó ba chấu giữ trên vành đai của đầu tì vào đó.

2 Xem bản dữ liệu DxR/3.

3 Đối với đường trục chuẩn, khi đo ở khoảng cách 27,1 mm từ mặt phẳng chuẩn, độ lệch tâm của bóng đèn ngoài phải nhỏ hơn ± 0,5 mm theo phương B và nhỏ hơn + 1 mm /- 0,5 mm theo phương A.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/3

Hình A.5 - Xác định đường trục chuẩn1

Hình A.6 - Kích thước ngoài lớn nhất của đèn 2

CHÚ THÍCH:

1 Đường trục chuẩn vuông góc với mặt phẳng chuẩn và đi qua giao điểm của hai đường thẳng song song như minh hoạ trên Hình A.5.

2 Kính bóng đèn và các mặt tựa không được vượt ra ngoài đường bao, như minh họa trên Hình A.6. Đường bao đồng tâm với đường trục chuẩn.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/4

 

Kích thước

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chun

Vị trí các điện cực

Bản dữ liệu DxR/5

Vị trí và dạng hồ quang

Bản dữ liệu DxR/6

Vị trí của các viền đen

Bản dữ liệu DxR/7

a1, 1

45° ± 5°

a2, 1

Tối thiểu là 45°

Loại D1R: Đầu PK 32d-3

Loại D2R: Đầu p 32d-3

Loại D3R: Đầu PK 32d-6

Loại D4R: Đầu p 32d-6

phù hợp với IEC 60061 (bản dữ liệu 7004-111-3)

Các đặc tính điện và quang học

 

D1R/D2R

D3R/D4R

D1R/D2R

D3R/D4R

Điện áp danh định của chấn lưu

V

12      2

12

Công suất danh định

W

35

35

Điện áp thử

V

13,5

13,5

Điện áp đèn

Mục tiêu

V

85

42

85

42

Sai số

± 17

±9

±8

±4

Công suất đèn

Mục tiêu

w

35

35

Sai số

±3

±0,5

Quang thông

Mục tiêu

Im

2800

2800

Sai số

±450

±150

Toạ độ màu trong trường hợp ánh sáng trắng

Mục tiêu

 

x = 0,375

y = 0,375

Vùng sai số 3

Đường bao

x = 0,345

x = 0,405

y = 0,150 + 0,640 x

y = 0,050 + 0,750 x

Các điểm giao nhau

x = 0,345

x = 0,405

 

x = 0,405

x = 0,345

y = 0,371

y = 0,409

 

y = 0,354

y = 0,309

Thời gian tắt khởi động nóng

s

10

10

CHÚ THÍCH:

1 Phần của bóng đèn nằm trong các góc a1a2 phải là phần phát ra ánh sáng. Phần này phải càng đồng đều về hình dạng càng tốt và không bị méo quang học. Điều này áp dụng cho toàn bộ chu vi của bóng đèn nằm trong các góc a1a2 trừ ở các viền đen.

2 Điện áp sử dụng của chấn lưu có thể khác 12 V.

3 Xem Phụ lục D.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/5

Vị trí của các điện cực

Phép thử này được sử dụng để xác định xem vị trí tương quan của các điện cực so với đường trục chuẩn và mặt phẳng chuẩn có đúng không.

Hướng đo: nhìn từ mặt bên (cạnh) và nhìn từ trên nguồn sáng xuống

Kích thước mm

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chuẩn

a1

d + 0,5

d + 0,2

a2

d + 0,7

d + 0,35

b1

0,4

0,15

b2

0,8

0,3

c

4,2

4,2

d = đường kính của điện cực

d < 0,3="" đối="" với="" đèn="" d1r="" và="" d2r="">

d < 0,4="" đối="" với="" đèn="" d3r="" và="">

Đỉnh điện cực gần mặt phẳng chuẩn nhất phải nằm trong vùng được xác định bởi a1 và b1. Đỉnh điện cực xa mặt phẳng chuẩn nhất phải nằm trong vùng được xác định bởi a2 và b2.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/6

Vị trí và dạng hồ quang (dạng hồ quang này ch để minh họa)

Phép thử này xác dạng và độ sắc nét của hồ quang và vị trí tương quan của nó so với đường chuẩn và mặt phẳng chuẩn bằng cách đo độ cong và độ khuếch tán ở mặt cắt ngang D và đo cường độ ánh sáng khuếch tán ở vùng A và ở đường B và C.

Khi đo sự phân bố độ rọi tương đối mặt cắt ngang D như được minh hoạ trên hình vẽ trên, giá trị lớn nhất Lmax nằm cách mặt phẳng chuẩn một khoảng r. Điểm có giá trị bằng 20 % Lmax cách mặt phẳng chuẩn một khoảng s như biểu diễn trên đồ thị dưới đây.

Kích thước mm

Nguồn sáng sản phm

Nguồn sáng chuẩn

D1R/D2R

D3R/D4R

r

0,50 ± 0,25

0,50 ± 0,25

0,50 ± 0,20

s

1,10 ± 0,25

1,10 + 0,25/- 0,40

1,10 ± 0,25

 

Đo độ rọi theo hướng đo B như xác định trên bản dữ liệu DxR/7 với b trí như hình Phụ lục E, với khoảng đường tròn đường kính 0,2 M mm, độ rọi tương đối tính theo % của Lmax là ( mặt cắt D):

Vùng A

£ 4,5 %

 

Đường B

£ 15 %

 

Đường C

£ 5,0 %

Diện tích của vùng A được xác định bằng lớp phủ màu đen, mặt ngoài bóng đèn và một mặt phẳng cách mặt phẳng chuẩn 24,5 mm.

Loại D1R, D2R, D3R và D4R

Bản dữ liệu DxR/7

Vị trí của viền đen

Phép thử này dùng để xác định xem vị trí tương quan của các đường viền đen so với đường chuẩn và mặt chuẩn có đúng không.

Khi đo sự phân bố độ rọi của hồ quang tại mặt cắt qua tâm của hồ quang như được xác định trong bản dữ liệu DxR/6, sau khi bật nguồn sáng thì viền đen bao quanh hồ quang, độ rọi đo được phải ≤ 0,5 % Lmax.

Ở vùng được xác định bởi a1a3 lớp phủ màu đen có thể được thay thế bằng vật liệu khác để ngăn chặn sự truyền sáng qua một vùng quy định.

Kích thước

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chuẩn

a1

45° ± 5°

a3

Tối thiểu 70°

a4

Tối thiểu 65°

b1/24, b1/30, b2/24, b/30

25° ± 5°

f1/24, f2/24               1

0,15 ± 0,25

0,15 ±0,2

f1/30                         1

f1/24 mv ± 0,15     2

f1/24 mv ±0,1

f2/30                        1

f2/24 mv ± 0,15    2

f1/24 mv ± 0,1

f1/24 mv - f2/24 mv

Lớn nhất ± 0,3

Lớn nhất ± 0,2

d

9 ± 1

CHÚ THÍCH:

1 "f1/…" nghĩa lả kích thước f1, tính bằng mm, được đo ở khoảng cách từ mặt phẳng chuẩn sau khi lệch

2 “../24 mv” là giá trị đo được ở khoảng cách 24 mm tính từ mặt phẳng chuẩn.

Loại D1S, D2RS, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/1

Các hình vẽ chỉ dùng để minh hoạ các kích thước chính của nguồn sáng
phóng điện trong khí (tính theo milimét)

Hình A.7 - Loại D1S - Kiểu có giắc cắm - Đầu PK32d-2

Hình A.8 - Loại D2S - Kiểu có bộ phận kết nối - Đầu P32d-2

CHÚ THÍCH:

1 Mặt phẳng chuẩn được xác định bởi các vị trí trên bề mặt của đui mà ở đó ba chấu giữ trên vành đai của đu đèn tì vào đó.

2 Xem bản dữ liệu DxS/3.

3 Đối với đường trục chuẩn, khi đo ở khoảng cách 27,1 mm từ mặt phẳng chuẩn và đối với điểm giữa của bóng đèn bên trong, độ lệch tâm của bóng đèn ngoài lớn nhất là 1 mm.

Loại D1S, D2S, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/2

Các hình vẽ ch dùng để minh họa các kích thước chính của nguồn sáng phóng điện trong khí (tính theo mm)

Hình A.9 - Loại D3S - Kiểu có bộ khi động - Đầu PK32d-5

Hình A.10 - Loại D4S - Kiu có bộ phận kết nối - Đầu P32d-5

CHÚ THÍCH:

1 Mặt phẳng chuẩn được xác định bởi các vị trí trên bề mặt của đui mà ở đó ba chấu giữ trên vành đai của đầu đèn tì vào đó.

2 Xem bản dữ liệu DxS/3.

3 Đối với đường trục chuẩn, khi đo ở khoảng cách 27,1 mm từ mặt phẳng chuẩn và đối với điểm giữa của bóng đèn bên trong, độ lệch tâm của bóng đèn ngoài lớn nhất là 1 mm.

Loại D1S, D2S, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/3

Hình A.11 - Xác định đường trục chuẩn 1

Hình A.12 - Kích thước ngoài lớn nhất của đèn 2

CHÚ THÍCH:

1 Đường trục chuẩn vuông góc với mặt phẳng chuẩn và đi qua giao điểm của hai đường thẳng song song như minh hoạ trên Hình A.11.

2 Kính bóng đèn và các mặt tựa không được vượt ra ngoài đường bao, như minh hoạ trên Hình A.12. Đường bao đồng tâm với đường trục chuẩn.

Loại D1S, D2S, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/4

 

Kích thước

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chuẩn

Vị trí các điện cực

Bản dữ liệu DxS/5

Vị trí và dạng hồ quang

Bản dữ liệu DxS/6

a1, a2                       1

Tối thiểu là 55°

Tối thiểu là 55°

Loại D1S: Đầu PK 32d-2

Loại D2S: Đầu P 32d-2

Loại D3S: Đầu PK 32d-5

Loại D4S: Đầu P 32d-5

phù hợp với IEC 60061 (bản dữ liệu 7004-111-3)

Các đặc tính điện và quang học

 

D1S/D2S

D3S/D4S

D1S/D2S

D3S/D4S

Điện áp danh định của chấn lưu

V

12 2

12

Công suất danh định

W

35

35

Điện áp thử

V

13,5

13,5

Điện áp đèn

Mục tiêu

V

85

42

85

42

Sai s

± 17

±9

±8

±4

Công suất đèn

Mục tiêu

w

35

35

Sai số

±3

±0,5

Quang thông

Mục tiêu

Im

3200

3200

Sai số

±450

± 150

Tọa độ màu trong trường hợp ánh sáng màu trắng

Mục tiêu

 

x = 0,375

y = 0,375

Vùng sai số 3

Đường bao

x = 0,345  

x = 0,405

y = 0,150 +0,640 x

y = 0,050 + 0,750 x

Các điểm giao nhau

x = 0,345 

x = 0,405 

x = 0,405 

x = 0,345

y = 0,371

y = 0,409

y = 0,354

y = 0,309

Thời gian tắt khởi động nóng

s

10

10

CHÚ THÍCH:

1 Phần của bóng đèn năm trong các góc a1 và a2 phải là phần phát ra ánh sáng. Phần này phải càng đồng đều về hình dạng càng tốt và không bị méo quang học. Điều này áp dụng cho toàn bộ chu vi của bóng đèn nằm trong các góc a1 và a2.

2 Điện áp sử dụng của chấn lưu có thể khác 12 V.

3 Xem Phụ lục D.

Loại D1S, D2S, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/5

Vị trí của các điện cực

Phép thử này được sử dụng để xác định xem vị trí tương quan của các điện cực so với đường chuẩn và mặt phẳng chuẩn có đúng không.

Hướng đo: nhìn từ mặt bên (cạnh) và nhìn từ trên nguồn sáng xuống

Kích thước tính bằng mm

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chuẩn

a1

d + 0,2

d + 0,1

a2

d + 0,5

d + 0,25

b1

0,3

0,15

b2

0,6

0,3

c

4,2

4,2

d = đường kính của điện cực

d < 0,3="" đối="" với="" đèn="" d1s="" và="" d2s="">

d <>,4 đối với đèn D3S và D4S

Đỉnh của điện cực gần mặt phẳng chuẩn nhất phải nằm trong vùng được xác định bởi a1 và b1. Đỉnh của điện cực xa nhất so với mặt phẳng chuẩn phải nằm trong vùng được xác định bởi a2 và b2.

Loại D1S, D2S, D3S và D4S

Bản dữ liệu DxS/6

Vị trí và dạng hồ quang

Phép thử này được sử dụng để xác định dạng hồ quang và vị trí tương quan của nó so với đường chuẩn và mặt phẳng chuẩn bằng cách đo độ cong và độ khuếch tán của nó tại mặt cắt ngang cách mặt phẳng chuẩn 27,1 mm.

Dạng hồ quang chỉ dùng để minh họa.

Hướng đo: nhìn từ mặt bên (cạnh) nguồn sáng

Khi đo mối tương quan phân bố độ rọi ở mặt cắt ngang chính như được minh hoạ trong hình vẽ trên, giá trị lớn nhất phải phải nằm trong khoảng r tính từ đường chuẩn. Các điểm có giá trị bằng 20 % của giá trị lớn nhất phải nằm trong khoảng s.

Kích thước tính bằng mm

Nguồn sáng sản phẩm

Nguồn sáng chuẩn

r

0,50 ± 0,40

0,50 ± 0,20

s

1,10 ±0,40

1,10 ±0,25

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

(VÍ DỤ THAM KHẢO VỀ THÔNG BÁO PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH 1958, ECE, LIÊN HIỆP QUỐC. CHỮ E TRONG VÒNG TRÒN TƯỢNG TRƯNG CHO PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC  NÀY)

(Định dạng lớn nhất là khổ A4 (210 x 297 mm)

THÔNG BÁO

Công bố bi: Cơ quan có thẩm quyền

……………………………..

……………………………..

……………………………..

Về: 2     Cấp phê duyệt

Cấp phê duyệt m rộng

Không cấp phê duyệt

Thu hồi phê duyệt

Chấm dứt sản xuất

của nguồn sáng phóng điện trong khí theo ECE 99

 

Số phê duyệt: ……………………….                                Số phê duyệt m rộng: ………………..

1. Nguồn sáng phóng điện trong khí

- loại ………………………………………………………………………………………………………..

- công suất ………………………………………………………………………………………………...

2. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu …………………………………………………………………..

3. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: ………………………………………………………………….

4. Tên và địa chỉ của đại diện cho nhà sản xuất, nếu có: …………………………………………

5. Số nhãn hiệu và kiểu của chấn lưu ……………………………………………………………….

6. Đệ trình phê duyệt kiểu về ………………………………………………………………………….

7. Phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm phê duyệt ………………………..

8. Ngày báo cáo thử nghiệm: …………………………………………………………………………

9. Số báo cáo kết quả thử nghiệm: …………………………………………………………………..

10. Cấp phê duyệt/không cấp phê duyệt/cấp phê duyệt mở rộng/thu hồi phê duyệt2: ………….

11. Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………

12. Ngày cấp …………………………………………………………………………………………….

13. Chữ ký: ………………………………………………………………………………………………

14. Bản vẽ đính kèm số ……………….. thể hiện tổng thể về nguồn sáng.

 

CHÚ THÍCH:

1 Mã số phân biệt quốc gia cấp phê duyệt/không cấp phê duyệt/cấp phê duyệt mở rộng/thu hồi phê duyệt.

2 Gạch phần không áp dụng.

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

(VÍ DỤ THAM KHẢO VỀ BỐ TRÍ DẤU PHÊ DUYỆT KIỂU CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH 1958, ECE, LIÊN HIỆP QUỐC)

(xem 5.3)

Bố trí dấu phê duyệt kiểu

a = 2,5 mm (nhỏ nhất)

Hình C.1

Dấu phê duyệt kiểu trên được đóng cố định trên nguồn sáng để thể hiện rằng nguồn sáng đã được phê duyệt kiểu ở Anh (E11) có mã phê duyệt kiểu là 0A1. Chữ cái đầu tiên của mã phê duyệt kiểu chỉ ra rằng việc chấp nhận phê duyệt kiểu phù hợp với các quy định của ECE 99 phiên bản gốc.

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC ĐẶC TÍNH QUANG HỌC VÀ ĐIỆN

D.1. Quy định chung

Để thử các đặc tính khởi động, làm việc, khởi động nóng và đo các đặc tính điện và quang học của nguồn sáng phóng điện trong khí, nguồn sáng phóng điện trong khí phải được hoạt động trong môi trường thoáng khí ở nhiệt độ (25 ± 5)°C.

D.2. Chấn lưu

Tất cả các phép thử và đo phải được thực hiện với chấn lưu theo 4.2.4. Nguồn điện sử dụng cho các phép thử khởi động và làm việc phải đủ để đảm bảo cho sự tăng nhanh của xung dòng điện cao.

D.3. Vị trí cháy

Vị trí cháy phải nằm ngang trong khoảng ± 10° với dây chì. Các vị trí hóa già và vị trí thử phải giống nhau. Nếu đèn được cho hoạt động ngẫu nhiên theo hướng sai, thì nó phải được hóa già lại trước khi đo. Trong khi hóa già và đo không được có các phần tử dẫn điện nằm trong khoảng hình trụ có đường kính 32 mm và chiều dài 60 mm đồng tâm với đường trục chuẩn và đối xứng với hồ quang. Hơn nữa phải tránh các môi trường khuếch tán điện từ.

D.4. Sự già hóa

Tất cả các phép thử phải được thực hiện với nguồn sáng đã được hóa già ít nhất là 15 chu trình bật tắt như sau:

45 min bật, 15 s tắt, 5 min bật, 10 min tắt.

D.5. Điện áp nguồn

Tất cả các phép thử phải được thực hiện ở điện áp thử như được chỉ ra trong bản dữ liệu tương ứng.

D.6. Thử khởi động

Phép thử khởi động được áp dụng cho nguồn sáng chưa bị hóa già và không được sử dụng trong khoảng thời gian ít nhất là 24 h trước khi thử.

D.7. Thử sự làm việc

Phép thử sự làm việc được áp dụng đối với nguồn sáng không được sử dụng trong khoảng thời gian ít nhất là 1 h trước khi thử.

D.8. Thử khởi động nóng

Nguồn sáng được khởi động và làm việc với chấn lưu ở điện áp thử trong khoảng thời gian 15 min. Sau đó nguồn điện vào chấn lưu phải được tắt đi trong một khoảng thời gian như được chỉ ra trong bản dữ liệu tương ứng, và sau đó bật lại.

D.9. Thử đặc tính điện và quang học

Trước bất kỳ phép đo nào, phải ổn định nguồn sáng trong 15 min.

D.10. Màu sắc

Màu của nguồn sáng phải được đo bằng hộp trắc quang hình cầu sử dụng hệ thống đo biểu diễn bằng hệ tọa độ màu CIE của ánh sáng thu được với độ phân giải là ± 0,002. Hình sau đây biểu diễn vùng sai số màu đối với màu trắng và vùng sai số giới hạn đối với các nguồn sáng phóng điện trong khí D1R, D1S, D2R, D2S, D3R, D4R và D4S.

Hình D.1 - Vùng sai số giới hạn

 

PHỤ LỤC E

(Quy định)

BỐ TRÍ VỀ QUANG HỌC ĐỂ ĐO VỊ TRÍ VÀ DẠNG HỒ QUANG VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC ĐIỆN CỰC

Nguồn sáng phóng điện trong khí phải được đặt như sau:

trên Hình A.1 hoặc Hình A.2 trong bản dữ liệu DxR/1 hoặc trên Hình A.7 hoặc Hình A.8 trong bản dữ liệu DxS/1

trên Hình A.3 hoặc Hình A.4 trong bản dữ liệu DxR/2 hoặc trên Hình A.9 hoặc Hình A.10 trong bản dữ liệu DxS/2

Hình E.1 - Sơ đồ đo

Một hệ thống quang học phải chiếu ra ảnh thật A' của hồ quang A trên màn hình với độ phóng đại thích hợp M = s'/s = 20. Hệ thống quang học phải tương phẳng và không màu. Trong khoảng tiêu cự f của hệ thống quang học, một màng chắn d phải làm cho chùm sáng của hồ quang chiếu qua gần như song song với hướng quan sát. Để có góc lệch (half divergence) không lớn hơn m = 0,5°, thì đường kính lỗ của màng chắn của hệ thống quang học không được lớn hơn d = 2f tg (m). Đường kính thực (có hiệu lực) của hệ thống quang học không được lớn hơn: D = (1 + 1/M)d + c + (b1 + b2)/2 (c, b1 và b2 được cho trong bản dữ liệu DxS/5, hoặc trong bản dữ liệu DxR/5).

Một thước đo trên màn hình cho phép đo vị trí của các điện cực. Có thể thực hiện hiệu chỉnh việc lắp đặt trước bằng cách sử dụng đèn chiếu riêng với chùm sáng song song kết nối với một máy đo mà hình ảnh của nó được chiếu lên màn hình. Máy đo phải hiển thị được đường trục chuẩn và một mặt phẳng song song với mặt phẳng chuẩn và cách mặt phẳng chuẩn một khoảng "e" mm . (e = 27,1 đối với D1R, D1S, D2R, D2S, D3R, D3S, D4R và D4S).

Trong mặt phẳng của màn hình có lắp một quang kế có thể di chuyển theo phương thẳng đứng trên một đường thẳng tương ứng với mặt phẳng cách mặt phẳng chuẩn của nguồn sáng phóng điện trong khí một khoảng “e”.

Quang kế phải có độ nhạy quang phổ (relative spectral sensitivity) giống như ở mắt người. Kích thước của quang kế không được lớn hơn 0,2 M mm theo phương ngang và không lớn hơn 0,025 M mm theo phương thẳng đứng (M = độ phóng đại). Khoảng di chuyển có thể đo được phải sao cho đo được các kích thước cần đo là độ cong r và độ khuếch tán s của hồ quang.

CHÚ THÍCH : Phương pháp này là một thí dụ về phương pháp đo, có thể sử dụng bất kỳ phương pháp đo nào với độ chính xác tương đương để đo.

 

PHỤ LỤC F

(Quy định)

CÁC YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CÁC QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT

F.1. Quy định chung

Các quy định về sự phù hợp phải được coi là thỏa mãn một đặc tính quang học (bao gồm cả bức xạ tử ngoại UV), hình học, đặc tính điện và thị giác nếu đáp ứng về dung sai quy định đối với các nguồn sáng phóng điện trong khí sản phẩm trong bản dữ liệu liên quan quy định trong Phụ lục A và bản dữ liệu liên quan đối với đầu đèn.

F.2. Các quy định tối thiểu đối với việc kiểm tra sự phù hợp do nhà sản xuất thực hiện

Đối với mỗi kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí, nhà sản xuất hoặc cơ sở được cấp phê duyệt kiểu phải thực hiện các phép thử, phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn này, trong khoảng thời gian thích hợp.

F.2.1. Nội dung thử nghiệm

Các phép thử sự phù hợp của các đặc tính kỹ thuật này phải bao gồm các đặc tính quang học và đặc tính hình học.

F.2.2. Các phương pháp sử dụng trong các phép thử

F.2.2.1. Các phép thử nói chung được thực hiện phù hợp với các phương pháp được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.

F.2.2.2. Việc áp dụng F.2.2.1 đòi hỏi phải có sự hiệu chuẩn thường xuyên các thiết bị thử và sự tương quan của các thiết bị này với các phép đo được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

F.2.3. Nội dung lấy mẫu

Các mẫu nguồn sáng phóng điện trong khí phải được chọn ngẫu nhiên từ các sản phẩm trong cùng một lô. Lô sản phẩm là một tập hợp các nguồn sáng phóng điện trong khí có cùng kiểu, được xác định theo phương pháp sản xuất của một nhà sản xuất.

F.2.4. Các đặc tính được kiểm tra và được ghi

Các nguồn sáng phóng điện trong khí phải được kiểm tra và các kết quả thử được ghi lại theo nhóm đặc tính kỹ thuật được đề cập trong Phụ lục G, Bảng G.1.

F.2.5. Tiêu chí chi phối sự chấp nhận

Nhà sản xuất hoặc cơ sở được cấp phê duyệt kiểu phải có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu thống kê các kết quả thử nghiệm và xác định tiêu chí chi phối sự chấp nhận các sản phẩm để đáp ứng các đặc tính đặt ra đối với kiểm tra việc xác nhận sự phù hợp của sản phẩm theo 7.1 của tiêu chuẩn này.

Việc chấp nhận được thực hiện nếu không vượt quá mức không phù hợp có thể chấp nhận được đối với nhóm đặc tính kỹ thuật cho trong Bảng G.1 của Phụ lục G. Điều này có nghĩa là số nguồn sáng phóng điện trong khí không phù hợp với quy định cho bất kỳ nhóm đặc tính kỹ thuật nào của kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí không vượt qua các giới hạn tương ứng quy định trong các Bảng G2, G.3 và G.4 của Phụ lục G.

CHÚ THÍCH: mỗi quy định riêng của nguồn sáng phóng điện trong khí phải được xem là một đặc tính kỹ thuật.

 

PHỤ LỤC G

(Quy định)

LẤY MẪU VÀ CÁC MỨC TUÂN THỦ ĐỐI VỚI CÁC BIÊN BẢN THỬ NGHIỆM CỦA NHÀ SẢN XUẤT

Bảng G.1 - Các đặc tính kỹ thuật

Nhóm đặc tính kỹ thuật

Nhóm bản ghi thử nghiệm giữa các kiểu nguồn sáng phóng điện trong khí

Số lượng mẫu nhỏ nhất cho mỗi nhóm trong 12 tháng*

Mức không phù hợp chấp nhận được cho mỗi nhóm đặc tính (%)

Nhãn, rõ ràng và bền lâu

Tất cả các kiểu có cùng kích thước ngoài

315

1

Chất lượng bóng đèn

Tất cả các kiểu có cùng bóng đèn

315

1

Các kích thước ngoài (trừ đầu đèn)

Tất cả các kiểu cùng loại

315

1

Vị trí và kích thước của hồ quang và các viền

Tất cả các kiểu cùng loại

200

6,5

Khởi động, làm việc và khởi động nóng

Tất cả các kiểu cùng loại

200

1

Điện áp và công suất đèn

Tất cả các kiểu cùng loại

200

1

Quang thông, màu và bức xạ cực tím UV

Tất cả các kiểu cùng loại

200

1

CHÚ THÍCH: * Việc đánh giá thường phải thực hiện cho các nguồn sáng phóng điện trong khí trong sản xuất hàng loạt đối với các nhà máy riêng biệt. Nhà sản xuất có thể phân nhóm các biên bản có liên quan với cùng một kiểu từ vài nhà máy, miễn là các nhà máy này hoạt động với cùng hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

Các giới hạn để chấp nhận sản phẩm dựa trên số các kết quả thử nghiệm khác nhau cho mỗi nhóm đặc tính kỹ thuật được liệt kê trong Bảng G.2 như là số kết quả không phù hợp lớn nhất. Các giới hạn dựa vào mức có thể chấp nhận được là 1 % của các kết quả không phù hợp, với giả thiết xác suất chấp nhận nhỏ nhất là 0,95.

Bảng G.2 - Giới hạn đối với việc chấp nhận sản phẩm

Số kết quả thử đối với mỗi đặc tính quang học

Các giới hạn để chấp nhận

-200

5

201 - 260

6

261 - 315

7

316 - 370

8

371 - 435

9

436 - 500

10

501 - 570

11

571 - 645

12

646 - 720

13

721 - 800

14

801 - 860

15

861 - 920

16

921 - 990

17

991 - 1060

18

1061 - 1125

19

1126 - 1190

20

1191 - 1249

21

 

Các giới hạn để chấp nhận sản phẩm dựa trên số các kết quả thử nghiệm khác nhau cho mỗi nhóm đặc tính kỹ thuật được liệt kê trong Bảng G.3 như là số kết quả không phù hợp lớn nhất. Các giới hạn dựa vào mức có thể chấp nhận được là 6,5 % của các kết quả không phù hợp, với giả thiết xác suất chấp nhận nhỏ nhất là 0,95.

Bảng G.3 - Giới hạn chấp nhận sản phẩm

Số lượng đèn

Giới hạn

Số lượng đèn

Giới hạn

Số lượng đèn

Giới hạn

-200

21

541 - 553

47

894 -907

73

201 - 213

22

554 - 567

48

908 - 920

74

214 - 227

23

568 - 580

49

921 - 934

75

228 - 240

24

581 - 594

50

935 - 948

76

241 - 254

25

595 - 608

51

949 - 961

77

255 - 268

26

609 - 621

52

962 - 975

78

269 - 281

27

622 - 635

53

976 - 988

79

282 - 295

28

636 - 648

54

989 - 1002

80

296 - 308

29

649 - 662

55

1003 - 1016

81

309 - 322

30

663 - 676

56

1017 - 1029

82

323 - 336

31

677 - 689

57

1030 - 1043

83

337 - 349

32

690 - 703

58

1044 - 1056

84

350 - 363

33

704 - 716

59

1057 - 1070

85

364 - 376

34

717 - 730

60

1071 - 1084

86

377 - 390

35

731 - 744

61

1085 - 1097

87

391 - 404

36

745 -757

62

1098 - 1111

88

405 - 417

37

758 - 771

63

1112 - 1124

89

418 - 431

38

772 - 784

64

1125 - 1138

90

432 - 444

39

785 - 798

65

1139 - 1152

91

445 - 458

40

799 - 812

66

1153 - 1165

92

459 - 472

41

813 - 825

67

1166 - 1179

93

473 - 485

42

826 - 839

68

1180 - 1192

94

486 - 499

43

840 - 852

69

1193 - 1206

95

500 - 512

44

853 - 866

70

1207 - 1220

96

513 - 526

45

867 - 880

71

1221 - 1233

97

527 - 540

46

881 - 893

72

1234 - 1249

98

Các giới hạn để chấp nhận sản phẩm dựa vào số các kết quả thử nghiệm khác nhau đối với mỗi nhóm đặc tính kỹ thuật được liệt kê trong Bảng G.4 được cho dưới dạng %, với giả thiết xác suất chấp nhận nhỏ nhất là 0,95.

Bảng G.4 - Giới hạn chấp nhận sản phẩm

Số kết quả thử nghiệm của mỗi đặc tính quang học

Các giới hạn tính theo % của các kết quả. Mức có thể chấp nhận được là 1 % của các kết quả không phù hợp

Các giới hạn tính theo % của các kết quả. Mức có thể chấp nhận được là 6,5 % của các kết quả không phù hợp

1250

1,68

7,91

2000

1,52

7,61

4000

1,37

7,29

6000

1,30

7,15

8000

1,26

7,06

10000

1,23

7,00

20000

1,16

6,85

40000

1,12

6,75

80000

1,09

6,68

100000

1,08

6,65

1000000

1,02

6,55

 

PHỤ LỤC H

(Quy định)

CÁC QUY ĐỊNH TỐI THIỂU ĐỐI VỚI VIỆC LẤY MẪU BỞI NGƯỜI KIỂM TRA

H.1. Các quy định về sự phù hợp phải được coi là thỏa mãn một đặc tính quang học, hình học, đặc tính điện và thị giác nếu đáp ứng về dung sai quy định đối với các nguồn sáng phóng điện trong khí sản phẩm trong bản dữ liệu liên quan quy định trong Phụ lục A.

H.2. Sự phù hợp của nguồn sáng phóng điện trong khí sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu các kết quả phù hợp với H.5.

H.3. Sự phù hợp không được chấp nhận và nhà sản xuất được yêu cầu phải làm cho sản xuất đáp ứng các yêu cầu nếu các kết quả không phù hợp với H.5.

H.4. Nếu áp dụng H.3 thì phải thực hiện lấy mẫu thêm 250 nguồn sáng phóng điện trong khí một cách ngẫu nhiên trong sản xuất hiện tại trong khoảng thời gian hai tháng.

H.5. Việc chấp thuận phê duyệt hoặc không phê duyệt phải được quyết định theo các giá trị trong Bảng H.1. Đối với mỗi nhóm đặc tính, nguồn sáng phóng điện trong khí phải được chấp nhận hoặc từ chối theo các giá trị trong Bảng H.1 1.

Bảng H.1

Mu

1 % 2

6,5 % 2

Chấp nhận

Từ chối

Chấp nhận

Từ chối

Số lượng lấy mẫu lần thứ nhất: 125

2

5

11

16

Nếu số bộ phận không phù hợp lớn hơn 2(11) và nhỏ hơn 5 (16) cần lấy số lượng mẫu lần 2 là 125 và đánh giá theo 250 mẫu

6

7

26

27

CHÚ THÍCH:

1 Phương án đề xuất được thiết kế để đánh giá sự tuân thủ của nguồn sáng phóng điện trong khí tới một mức độ chấp nhận được của sự không tuân thủ lần lượt ở 1 % và 6,5 % vá dựa trên kế hoạch lấy mẫu kép trong việc kiểm tra thông thường trong IEC 60410.

2 Nguồn sáng phóng điện trong khí phải được kiểm tra và các kết quả kiểm tra được ghi lại theo nhóm các đặc tính được liệt kê trong Bảng G.1, Phụ lục G.

 

1 Một bóng đèn màu vàng chọn lọc hoặc một bóng đèn phủ ngoài màu vàng chọn lọc bổ sung, ch để thay đổi màu sắc nhưng không làm thay đổi các đặc tính khác của nguồn sáng phóng điện trong khí phát ra ánh sáng trắng thì không được xem là thay đổi về kiểu của nguồn sáng phóng điện trong khí.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi