Tiêu chuẩn TCVN 8288:2009 Từ vựng về lĩnh vực ổ lăn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8288:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8288:2009 ISO 5593:1997 with amendment 1:2007 Ổ lăn-Từ vựng
Số hiệu:TCVN 8288:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8288:2009

ISO 5593:1997

WITH AMENDMENT 1:2007

Ổ LĂN - TỪ VỰNG

Rolling bearings - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 8288 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5593 : 1997 và Amendment 1 : 2007.

TCVN 8288 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 4 Ổ lăn, ổ đỡ  biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Ổ LĂN - TỪ VỰNG

Rolling bearings - Vocabulary

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác lập từ vựng của các thuật ngữ và định nghĩa của chúng được sử dụng trong lĩnh vực ổ lăn và công nghệ ổ lăn.

Nguyên tắc và quy định xây dựng từ vựng

Cấu trúc của từ vựng

Từ vựng bao gồm:

a) Các thuật ngữ cùng với các định nghĩa của chúng theo thứ tự có hệ thống;

b) Hình vẽ cùng với các chỉ số phân loại của các thuật ngữ tương ứng;

c) Mục lục theo bảng chữ cái của các thuật ngữ cùng với các chỉ số phân loại của chúng.

Cấu trúc của các thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa được phân ra theo nhóm và phân nhóm và được sắp xếp theo thứ tự có hệ thống.

Mỗi nhóm được gán cho một số theo thứ tự gồm hai chữ số bắt đầu bằng 01 dùng cho các ổ trục.

Mỗi nhóm được phân thành các phân nhóm, mỗi phân nhóm được gán cho một số theo thứ tự gồm bốn chữ số, hai chữ số đầu tiên là số theo thứ tự của nhóm.

Mỗi đề mục (sản phẩm) được gán cho một chỉ số phân loại gồm sáu chữ số, bốn chữ số đầu tiên là số theo thứ tự của phân nhóm.

Cấu trúc của đề mục (sản phẩm)

Mỗi đề mục (sản phẩm) chứa đựng một chỉ số phân loại, thuật ngữ và đoạn văn bản định nghĩa. Một đề mục có thể bao gồm một chú thích và/hoặc tham chiếu hoặc nhiều hình vẽ [ví dụ, Hình 5].

Chỉ số phân loại và thuật ngữ được in bằng kiểu chữ đậm nét. Trong một số đề mục thuật ngữ được kèm theo lời ghi chú in bằng kiểu chữ bình thường và đặt trong ngoặc nhọn, < >, dùng để chỉ ra hướng sử dụng thuật ngữ hoặc lĩnh vực áp dụng đặc biệt của thuật ngữ đã được định nghĩa.

Sử dụng ngoặc vuông [ ]

Khi nhiều thuật ngữ có liên quan chặt chẽ với nhau có thể được định nghĩa bởi cùng các đoạn văn bản, trừ một ít từ khác nhau thì các thuật ngữ và định nghĩa của chúng được tập hợp lại thành nhóm trong một đề mục duy nhất. Các từ được thay thế cho các từ đứng trước chúng để thu được các định nghĩa khác nhau được đặt trong ngoặc vuông, nghĩa là [ ] theo cùng một thứ tự trong thuật ngữ và trong định nghĩa.

Cấu trúc của Hình vẽ

Hình vẽ được sắp xếp chủ yếu cùng một thứ tự như đối với các thuật ngữ mà hình vẽ đã minh họa.

Mỗi một hình vẽ cho các chỉ số phân loại của các thuật ngữ có liên quan. Hình vẽ thường chỉ biểu thị một ví dụ trong nhiều dạng hiện có của một ổ lăn hoặc một bộ phận của ổ lăn. Trong hầu hết các trường hợp, Hình vẽ được đơn giản hóa và bỏ đi các chi tiết không cần thiết.

Cấu trúc của mục lục theo chữ cái

Mục lục theo bảng chữ cái bao gồm tất cả các thuật ngữ. Các thuật ngữ có nhiều từ xuất hiện trong thứ tự chữ cái bởi thứ tự tự nhiên của từ và các từ chủ chốt của các thuật ngữ.

Mục lục theo bảng chữ cái liên quan đến chỉ số phân loại của đề mục.

01. Ổ trục

01.01. Ổ lăn - Phần chung

01.01.01. Ổ lăn

Ổ trục làm việc nhờ chuyển động lăn là chính (nhiều hơn) giữa các chi tiết chịu tải và di chuyển tương đối so với nhau, bao gồm đường lăn và các phần tử lăn (con lăn) có hoặc không có bộ phận bảo đảm vị trí tương hỗ của chúng và/hoặc dẫn hướng chúng.

Hình 1 đến 33.

CHÚ THÍCH: Ổ trục có thể được thiết kế để chịu tải trọng hướng tâm, chiều trục hoặc tải trọng hướng tâm và chiều trục kết hợp.

01.01.02. Ổ (lăn) một dãy

Ổ lăn có một dãy con lăn.

Hình 1 đến 4, 6, 8 đến 15, 17, 18, 21 đến 24, 27 đến 31.

01.01.03. Ổ (lăn) hai dãy

Ổ lăn có hai dãy con lăn.

Hình 5, 7, 16, 20, 25, 26.

01.01.04. Ổ (lăn) nhiều dãy

Ổ lăn có nhiều hơn hai dãy con lăn chịu tải theo cùng một hướng.

Hình 19.

CHÚ THÍCH: Nên ưu tiên quy định số dãy và kiểu ổ trục, ví dụ “Ổ đũa trụ đỡ bốn dãy”.

01.01.05. Ổ (lăn) chứa đầy con lăn

Ổ lăn không có vòng cách, trong đó tổng các khe hở giữa các con lăn trong mỗi dãy nhỏ hơn đường kính các con lăn đủ nhỏ để thỏa mãn chức năng làm việc của ổ.

Hình 14, 22, 23.

01.01.06. Ổ (lăn) đỡ - chặn

Ổ lăn có góc tiếp xúc danh nghĩa lớn hơn 0 o nhưng nhỏ hơn 90 o.

Hình 4, 5, 7, 10, 12, 16, 17, 20, 21, 27, 29, 31.

01.01.07. Ổ (lăn) không tự lựa

Ổ lăn không cho phép có sự dịch chuyển đường trục của các đường lăn của ổ.

Hình 1 đến 6, 8 đến 14; 17 đến 30.

01.01.08. Ổ (lăn) tự lựa

Ổ lăn cho phép có sự lệch góc và sự di chuyển góc của các đường trục các đường lăn do một trong các đường lăn có dạng lòng cầu.

Hình 7, 15, 18, 31.

01.01.09. Ổ (lăn) có vòng tự lựa

Ổ lăn cho phép có sự lệch góc giữa đường trục của ổ và đường trục của thân ổ do dạng hình cầu của bề mặt lắp ghép của vòng ổ đỡ hoặc ổ chặn, đối tiếp với bề mặt lắp ghép tương ứng với thân ổ hoặc vòng tự lựa của thân.

Hình 8

01.01.10. Ổ (lăn) tháo được

Ổ lăn có các chi tiết tháo được.

Hình 6, 9 đến 14, 19 đến 21, 24 đến 26, 28 đến 31.

01.01.11. Ổ (lăn) không tháo được

Ổ lăn sau khi lắp ráp lần cuối không thể tháo ra bất cứ vòng ổ nào.

Hình 1 đến 5, 6, 8, 15 đến 17, 22, 23, 27.

01.01.12. Ổ (lăn) hai nửa

Ổ lăn có cả hai vòng ổ và vòng cách, nếu được sử dụng, được chia thành hai phần nửa tròn để dễ dàng cho lắp ráp.

Hình 18.

CHÚ THÍCH: Đối với một ổ trục có các chi tiết được phân chia theo phương pháp khác, ví dụ, ổ bi có vòng hai nửa (02.01.08) thì không quy định thuật ngữ ngắn.

01.01.13. Ổ (lăn) hệ mét

Ổ lăn có các kích thước cơ bản và dung sai được thiết kế theo đơn vị hệ mét.

01.01.14. Ổ (lăn) loạt hệ mét

Ổ lăn phù hợp với loạt hệ mét của sơ đồ kích thước theo ISO.

01.01.15. Ổ (lăn) hệ inch

Ổ lăn trong đó các kích thước cơ bản và dung sai được thiết kế theo đơn vị hệ inch.

01.01.16. Ổ (lăn) loạt hệ inch

Ổ lăn phù hợp với loạt hệ inch của sơ đồ kích thước.

01.01.17. Ổ (lăn) hở

Ổ lăn không có các vòng bịt kín hoặc vòng chắn.

Hình 1, 4 đến 7, 9 đến 19, 21, 24 đến 31.

01.01.18. Ổ (lăn) có vòng bít

Ổ lăn có lắp vòng bít ở một hoặc cả hai mặt bên.

Hình 2, 8, 20.

01.01.19. Ổ (lăn) có vòng che

Ổ lăn có lắp vòng che ở một hoặc cả hai mặt bên.

Hình 3.

01.01.20. Ổ (lăn) kín

Ổ lăn có một hoặc hai vòng bít, một hoặc hai vòng che, hoặc một vòng bít và một vòng che.

Hình 2, 3, 8, 20.

01.01.21. Ổ (lăn) được bôi trơn trước

Ổ lăn đã được nhà sản xuất nạp chất bôi trơn.

01.01.22. Ổ (lăn) dùng cho máy bay

Ổ lăn có kết cấu hoặc kiểu dáng được sử dụng trong máy bay, bao gồm cả hệ thống điều khiển máy bay.

01.01.23. Ổ (lăn) chính xác của dụng cụ đo

Ổ lăn có kết cấu hoặc kiểu dáng được sử dụng trong các dụng cụ đo.

01.01.24. Hộp ổ trục dùng cho đường sắt

Ổ lăn có kết cấu hoặc kiểu dáng được sử dụng trong hộp ổ trục đường sắt.

Hình 20.

CHÚ THÍCH: Kiểu phổ biến nhất của ổ lăn này là ổ đũa trụ đỡ.

01.01.25. Ổ (lăn) tổ hợp

Một trong các ổ lăn tạo thành ổ lăn kép hoặc ổ lăn tổ hợp.

01.01.26. Ổ (lăn) được phủ

Ổ lăn có một hoặc nhiều vòng ổ hoặc các vòng đệm của ổ và/hoặc các con lăn được phủ hoàn toàn hoặc một phần bằng các phương pháp phủ bề mặt riêng.

CHÚ THÍCH: Lớp phủ có thể được áp dụng cho các chi tiết bổ sung như các vòng cách và vòng che, tuy nhiên nếu chỉ có các chi tiết bổ sung của ổ được phủ thì không nên sử dụng thuật ngữ “ổ được phủ”.

01.01.27. Ổ (lăn) được cách điện

Ổ lăn ngăn ngừa dòng điện chạy qua và/hoặc cân bằng các điện áp khác nhau trong một cấp cách điện đã cho.

Hình 114 đến 116.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường bề ngoài của ổ, các mặt mút và mép của vòng ngoài hoặc lỗ ổ lăn, các mặt mút và mép của vòng trong có một lớp cách điện, ví dụ như gốm oxit hoặc nhựa polime.

CHÚ THÍCH 2: Có thể tạo ra sự cách điện bằng cách khác như chế tạo tất cả các con lăn bằng vật liệu không dẫn điện, ví dụ, trong một số kiểu ổ lai.

01.01.28. Ổ (lăn) lai

Ổ lăn trong đó các con lăn không làm bằng vật liệu gốm và ít nhất là một vòng ổ hoặc vòng đệm (của) ổ được làm bằng thép ổ lăn.

Hình 116.

CHÚ THÍCH: Các ổ lai được dùng trong một số ứng dụng đặc biệt có một số lượng hạn chế các con lăn được làm bằng vật liệu gốm và số còn lại được làm bằng thép ổ lăn.

01.01.29. Ổ (lăn) gốm

Ổ lăn trong đó các vòng ổ hoặc các vòng đệm (của) ổ và các con lăn được làm bằng vật liệu gốm.

Hình 117.

01.01.30. Ổ (lăn) [có cảm biến]

Ổ lăn có một hoặc nhiều cảm biến gồm các bộ phận điện-cơ và/hoặc điện tử.

Hình 118.

CHÚ THÍCH 1: Nhiệt độ, tốc độ, chuyển vị, rung và các lực là những đối tượng điển hình có thể được giám sát.

CHÚ THÍCH 2: Sự truyền tín hiệu tới thiết bị đánh giá thường được thực hiện qua cáp, nhưng có thể được kết nối không dây.

01.02. Ổ đỡ và đỡ - chặn

01.02.01. Ổ (lăn) đỡ và đỡ - chặn

Ổ lăn được thiết kế là để chịu tác dụng của tải trọng hướng tâm và có góc tiếp xúc danh nghĩa từ 0 o đến và bằng 45 o.

Hình 1 đến 23.

CHÚ THÍCH: Các chi tiết chính của ổ là vòng trong, vòng ngoài và các con lăn, có hoặc không có vòng cách.

01.02.02. Ổ (lăn) đỡ

Ổ lăn được thiết kế để chịu tác dụng của tải trọng hướng tâm có góc tiếp xúc danh nghĩa 0o.

Hình 1 đến 3, 6, 8, 11 đến 15, 18, 19, 22, 23.

01.02.03. Ổ (lăn) đỡ-chặn

Ổ lăn được thiết kể để chịu tác dụng của tải trọng hướng tâm và dọc trục, có góc tiếp xúc danh nghĩa lớn hơn 0 o đến và bằng 45 o.

Hình 4, 5, 7, 10, 12, 16, 17, 20, 21.

01.02.04. Ổ (lăn) kiểu bạc lót.

Ổ lăn đỡ có bề mặt ngoài của vòng ngoài hình cầu và có vòng trong rộng với cơ cấu khóa.

Hình 8.

CHÚ THÍCH: Ổ này thường được sử dụng trong các thân loại đơn giản.

01.02.05. Ổ (lăn) có lỗ côn

Ổ lăn đỡ với vòng trong có lỗ côn.

Hình 7, 19.

01.02.06. Ổ (lăn) có vai tựa

Ổ lăn đỡ (đỡ chặn) có vai tựa bên ngoài trên một trong các vòng ổ, thường là trên vòng ngoài.

Hình 21.

01.02.07. Bánh lăn tỳ (kiểu ổ lăn)

Ổ (lăn) đỡ với vòng ngoài có tiết diện lớn được sử dụng như một bánh lăn để lăn theo một prôfin, ví dụ như prôfin của cam.

Hình 22, 23.

01.02.08. Bánh lăn tỳ lắp trên chạc (kiểu ổ lăn)

Bánh lăn tỳ kiểu ổ lăn được dùng để lắp trên chi tiết hoặc bộ phận hình chạc.

Hình 22.

01.02.09. Bánh lăn tỳ lắp trên vít cấy (kiểu ổ lăn)

Bánh lăn tỳ kiểu ô lăn trong đó chi tiết lắp bên trong kéo dài về một phía có hình dạng như một côngxôn trục để kẹp chặt ổ ở trạng thái.

Hình 23.

01.02.10. Ổ (lăn) tổ hợp thông dụng

Ổ lăn đỡ (đỡ chặn) khi được lắp với một hoặc một số ổ tương tự được lựa chọn bất kỳ sẽ tạo ra các đặc tính cho trước của một ổ lăn hoặc ổ một cụm.

01.03. Ổ chặn và chặn-đỡ

01.03.01. Ổ lăn chặn và chặn-đỡ

Ổ lăn được thiết kế chủ yếu để chịu được tải trọng chiều trục và có góc tiếp xúc danh nghĩa lớn hơn 45 o đến và bằng 90 o.

Hình 24 đến Hình 31.

CHÚ THÍCH: Các chi tiết của ổ là vòng lắp chặt trên trục, vòng tựa trên thân và các con lăn, có hoặc không có vòng cách.

01.03.02. Ổ (lăn) chặn

Ổ lăn chặn được thiết kế để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục có góc tiếp xúc danh nghĩa 90o.

Hình 24 đến 26, 28, 30.

01.03.03. Ổ (lăn) chặn-đỡ

Ổ lăn chặn được thiết kế để chịu tác dụng chủ yếu của tải trọng chiều trục, có góc tiếp xúc danh nghĩa lớn hơn 45 o nhưng nhỏ hơn 90 o.

Hình 27, 29, 31.

01.03.04. Ổ (lăn) chặn và chặn-đỡ một chiều

Ổ lăn chặn và chặn-đỡ được thiết kế để chịu tác dụng của tải trọng dọc trục chỉ theo một chiều.

Hình 24, 26, 28 đến 31.

01.03.05. Ổ (lăn) chặn (chặn-đỡ) hai chiều

Ổ (lăn) chặn (chặn-đỡ) được thiết kế để chịu tác dụng của tải trọng dọc trục theo cả hai chiều.

Hình 25, 27.

01.03.06. Ổ (lăn) chặn hai chiều, hai dãy

Ổ lăn chặn hai chiều có hai dãy con lăn, mỗi dãy chịu tác dụng của tải trọng dọc trục chỉ theo một chiều.

Hình 25

01.04. Ổ trục chuyển động thẳng

01.04.01. Ổ (lăn) (chuyển động) thẳng

Ổ lăn được thiết kế cho chuyển động thẳng tương đối giữa các đường lăn của ổ theo chiều lăn với chiều chuyển động.

Hình 32, 33.

01.04.02. Ổ (lăn) chuyển động thẳng có quy hồi bi

Ổ lăn chuyển động thẳng có kết cấu tạo ra sự tuần hoàn khép kín của bi [con lăn].

Hình 33.

01.05. Ổ bi

01.05.01. Ổ bi

Ổ lăn có các con lăn là những viên bi cầu.

Các 1 đến 10, 24 đến 27, 33.

01.05.02. Ổ bi đỡ (đỡ-chặn)

Ổ lăn đỡ (đỡ-chặn) có các con lăn là những viên bi cầu.

Hình 1 đến 10.

01.05.03. Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng

Ổ bi đỡ (đỡ-chặn) có các đường lăn là các rãnh mà mặt cắt ngang của rãnh là cung tròn có bán kính lớn hơn một chút so với bán kính của bi.

Hình 1 đến 6, 8 đến 10.

01.05.04. Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng sâu

Ổ bi đỡ (đỡ-chặn) trong đó cả hai vòng của ổ có đường lăn dạng lòng máng, chiều dài cung đường lăn trong mặt cắt ngang bằng khoảng 1/3 đường chu vi của bi.

Hình 1 đến 3, 8.

01.05.05. Ổ bi có rãnh dẫn (bi)

Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng có rãnh dẫn bi vào ở một mặt bên của một trong các vòng ổ, rãnh này tạo ra khả năng lắp được số lượng bi lớn hơn so với ổ bi với đường lăn dạng lòng máng sâu.

Hình 5.

01.05.06. Ổ bi không có gờ

Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng trong đó thiếu hoàn toàn hoặc thiếu một phần của một trong các gờ (gờ chặn bi) trên vòng ngoài.

Hình 6.

01.05.07. Ổ (bi) từ tính

Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng, tiếp xúc hướng tâm, vòng ngoài có thể tháo ra được do không có một trong các gờ chặn bi trên vòng ngoài.

Hình 6.

01.05.08. Ổ (bi) tiếp xúc ba điểm

Ổ bi đỡ-chặn một dãy khi chỉ chịu tác dụng của tải trọng hướng tâm, mỗi viên bi chịu tải tiếp xúc với một trong các đường lăn tại hai điểm và với đường lăn khác tại một điểm.

Hình 9.

CHÚ THÍCH: Khi chỉ có tải trọng chiều trục tác dụng lên ổ thì mỗi viên bi chỉ tiếp xúc với mỗi đường lăn tại một điểm.

01.05.09. Ổ (bi) tiếp xúc bốn điểm

Ổ bi chặn-đỡ một dãy trong đó khi chỉ chịu tác dụng tải trọng hướng tâm, mỗi viên bi chịu tải tiếp xúc đồng thời hai đường lăn với mỗi đường lăn tại hai điểm.

Hình 10, 27.

CHÚ THÍCH: Khi chỉ có tải trọng chiều trục tác dụng lên ổ thì mỗi viên bi chỉ tiếp xúc với mỗi đường lăn tại một điểm.

01.05.10. Ổ bi chặn (chặn-đỡ)

Ổ lăn chặn (chặn-đỡ) có các con lăn là dạng bi cầu.

Hình 24 đến 27.

01.05.11. Ổ bi chặn-đỡ hai chiều một dãy

Ổ bi tiếp xúc bốn điểm có góc tiếp xúc lớn hơn 45 o, được thiết kế để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục theo cả hai chiều.

Hình 27.

01.05.12. Ổ bi chặn một chiều hai dãy

Ổ lăn chặn một chiều có hai dãy bi đồng tâm, cả hai dãy bị chịu tác dụng của tải trọng theo cùng một chiều.

Hình 26.

01.06. Ổ đũa

01.06.01. Ổ đũa

Ổ lăn có các con lăn dạng đũa.

Hình 11 đến 23, 28 đến 32.

01.06.02. Ổ đũa đỡ (đỡ-chặn)

Ổ lăn đỡ (đỡ-chặn) có các con lăn dạng đũa.

Hình 11 đến 23.

01.06.03. Ổ đũa trụ (đỡ)

Ổ lăn đỡ có các con lăn dạng đũa trụ.

Hình 11, 17 đến 19.

01.06.04. Ổ đũa côn (đỡ-chặn)

Ổ lăn đỡ-chặn có các con lăn dạng đũa côn.

Hình 12, 20, 21.

01.06.05. Ổ đũa kim (đỡ)

Ổ lăn đỡ có các con lăn dạng đũa kim.

Hình 13, 14, 22, 23.

01.06.06. Ổ đũa kim có vòng ngoài dập

Ổ đũa kim đỡ có vòng ngoài được dập mỏng (chế tạo bằng vuốt) có một mặt mút kín hoặc cả hai mặt mút hở.

Hình 14

CHÚ THÍCH: Ổ thường được sử dụng không có vòng trong.

01.06.07. Ổ đũa hình tang trống (đỡ)

Ổ lăn đỡ có các con lăn dạng đũa hình tang trống.

Hình 16.

01.06.08. Ổ đũa lõm yên ngựa (đỡ)

Ổ lăn đỡ có các con lăn dạng đũa lõm yên ngựa.

Hình 15.

01.06.09. Ổ đũa cầu (đỡ)

Ổ lăn đỡ tự lựa có các con lăn dạng đũa hình tang trống hoặc đũa lõm yên ngựa.

Hình 15, 16.

CHÚ THÍCH: Đối với đũa hình tang trống, vòng ngoài có đường lăn hình cầu, đối với đũa lõm yên ngựa, vòng trong có đường lăn hình cầu.

01.06.10. Ổ đũa đặt nghiêng

Ổ đũa chặn-đỡ có một dãy đũa mỗi đũa được bố trí nghiêng so với đũa kia sao cho đường trục của chúng vuông góc với nhau và tải trọng chiều trục theo một chiều tác dụng lên một nửa bộ đũa của ổ trong khi tải trọng chiều trục theo chiều ngược lại tác dụng lên nửa kia của bộ đũa.

Hình 17.

01.06.11. Ổ đũa chặn (chặn-đỡ)

Ổ lăn chặn (chặn-đỡ) có các con lăn dạng đũa.

Hình 28 đến 31.

01.06.12. Ổ đũa trụ chặn

Ổ lăn chặn có các con lăn dạng đũa trụ.

Hình 28.

01.06.13. Ổ đũa côn chặn (chặn-đỡ)

Ổ lăn chặn (chặn-đỡ) có các con lăn dạng đũa côn.

Hình 29

01.06.14. Ổ đũa kim chặn

Ổ lăn chặn có các con lăn dạng đũa kim.

Hình 30.

01.06.15. Ổ đũa cầu chặn-đỡ

Ổ lăn chặn-đỡ tự lựa có các con lăn dạng đũa lồi trống hoặc đũa lõm yên ngựa.

Hình 31.

CHÚ THÍCH: Đối với đũa hình tang trống, vòng tựa trên thân có đường lăn hình cầu, đối với đũa lõm yên ngựa vòng lắp chặt trên trục có đường lăn hình cầu.

02. Các chi tiết của ổ

02.01. Các chi tiết của ổ - Phần chung

02.01.01. Chi tiết của ổ (lăn)

Một trong các phần chi tiết riêng cấu thành ổ lăn nhưng trừ tất cả các phụ tùng.

02.01.02. Vòng ổ (lăn)

Chi tiết hình vòng của ổ lăn đỡ (đỡ-chặn) có một hoặc nhiều đường lăn

Hình 34, 35.

02.01.03. Vòng đệm ổ (lăn)

Chi tiết hình vòng của ổ lăn chặn (chặn-đỡ) có một hoặc nhiều đường lăn.

Hình 36.

02.01.04. Vòng ổ [vòng đệm ổ] tháo được

Vòng ổ [vòng đệm ổ] có thể độc lập và tháo ra được một cách tự do khỏi ổ lăn.

Hình 36, 40, 41.

02.01.05. Vòng ổ [vòng đệm ổ] lắp lẫn

Vòng ổ [vòng đệm ổ] tháo được có thể được thay thế bằng vòng khác [vòng đệm khác] thuộc một nhóm tương tự mà không ảnh hưởng đến đặc tính làm việc của ổ.

Hình 35.

02.01.06. Vòng ổ có một rãnh xẻ

Vòng ổ có một rãnh xẻ cắt đứt trong mặt ngang của đường lăn để dễ dàng cho lắp trong sản phẩm và/hoặc lắp ráp.

Hình 37.

02.01.07. Vòng ổ có hai rãnh xẻ

Vòng ổ có hai rãnh cắt đứt trong mặt ngang của đường lăn để dễ dàng cho lắp trong sản phẩm và/hoặc lắp ráp.

Hình 38.

CHÚ THÍCH: Hai rãnh chia tách thường đối diện nhau qua đường kính.

02.01.08. Vòng ổ hai nửa

Vòng ổ được chia thành hai nửa hình vòng trong mặt phẳng vuông góc với đường trục của nó, mỗi chi tiết phải có ít nhất là một phần của đường lăn.

Hình 39.

02.01.09. Đệm chặn

Đệm phẳng tháo được có phần bên ngoài hoặc bên trong dùng làm gờ chặn vòng trong hoặc gờ chặn vòng ngoài cho ổ đũa đỡ.

Hình 40.

02.01.10. Vòng chặn (tháo được)

Vòng tháo được có tiết diện chữ L mà phần bên ngoài của nó dùng làm gờ chặn vòng trong cho ổ đũa trụ đỡ.

Hình 41.

02.01.11. Vòng dẫn hướng

Vòng các các dãy đũa của ổ có hai hoặc nhiều dãy đũa dùng để phân chia các dãy đũa và dẫn hướng các con lăn đũa.

Hình 42.

02.01.12. Vòng đàn hồi định vị

Vòng tiết diện không đổi có một rãnh xẻ, được lắp trong rãnh dành định vị để cố định ổ lăn theo chiều trục trong thân hoặc một trục lắp với ổ.

Hình 34.

02.01.13. Vòng đàn hồi hãm

Vòng tiết diện không đổi có một rãnh xẻ chia tách, được lắp trong rãnh dành cho vòng lò xo định vị dùng làm gờ hãm các con lăn hoặc vòng cách (có các con lăn) trong ổ lăn.

02.01.14. Vòng chia cách

Chi tiết hình vòng được sử dụng giữa hai vòng ổ hoặc vòng đệm ổ hoặc giữa hai phần của một vòng ổ hai nửa hoặc vòng đệm ổ hai nửa để duy trì khoảng cách chiều trục quy định giữa chúng.

Hình 43, 56.

02.01.15. Vòng bít kín (ổ)

Tấm chắn hình tròn gồm một hoặc một số chi tiết được kẹp chặt với một vòng ổ hoặc một vòng đệm ổ và tiếp xúc với vòng ổ kia hoặc vòng đệm ổ kia hoặc tạo thành khe hở zích rắc hoặc gấp khúc hẹp ngăn ngừa sự rò rỉ chất bôi trơn hoặc bụi bẩn thâm nhập vào ổ.

Hình 44.

02.01.16. Vòng chắn (ổ)

Chi tiết che kín hình tròn, thường được dập từ kim loại lá, được kẹp chặt với một vòng ổ hoặc một vòng đệm ổ và không tiếp xúc với vòng ổ kia hoặc vòng đệm ổ kia và được dùng để che kín không gian bên trong ổ.

Hình 45.

02.01.17. Vòng che (chắn)

Chi tiết bổ sung được kẹp chặt với vòng trong hoặc vòng lắp chặt trên trục để bảo vệ ổ lăn, nhờ lực ly tâm, chống lại sự thâm nhập bụi bẩn vào ổ.

Hình 46.

02.01.18. Con lăn

Bi hoặc đũa lăn ở giữa các đường lăn

Hình 34 đến 36, 47, 62 đến 69.

02.01.19. Vòng cách (của ổ lăn)

Chi tiết của ổ bao quanh một phần toàn bộ hoặc một số con lăn và quay cùng với chúng.

Hình 34 đến 36, 70 đến 76.

CHÚ THÍCH: Vòng cách được dùng để chia cách đều, dẫn hướng và/hoặc giữ các con lăn trong ổ.

02.01.20. Chi tiết phân cách (con lăn)

Chi tiết của ổ được lắp giữa các con lăn liền kề, di chuyển cùng với các con lăn và được dùng để phân cách giữa chúng.

Hình 47.

02.02. Đặc tính các chi tiết của ổ - Phần chung

02.02.01. Đường lăn

Bề mặt chi tiết chịu tải trọng của ổ lăn và dùng để dẫn hướng các con lăn.

Hình 48 đến 50.

02.02.02. Đường lăn thẳng

Đường lăn có đường sinh trong mặt phẳng vuông góc với hướng lăn là đường thẳng.

Hình 49.

02.02.03. Đường lăn hình vòm

Đường lăn hình trụ hoặc hình côn có độ cong hơi lồi trong mặt phẳng vuông góc với hướng lăn nhằm mục đích tránh sự tập trung ứng suất tại các mặt mút tiếp xúc giữa các con lăn với đường lăn.

02.02.04. Đường lăn hình cầu

Đường lăn có dạng bề mặt là một phần của hình cầu.

Hình 52.

02.02.05. Rãnh đường lăn

Đường lăn của ổ bi có mặt cắt ngang là cung tròn có bán kính lớn hơn một chút so với một nửa đường kính bi.

Hình 48, 60.

02.02.06. Vai (rãnh)

Phần sườn của rãnh đường lăn.

Hình 48.

02.02.07. Gờ

Phần nhô hẹp trên vòng ổ, song song với hướng lăn, hạn chế bề mặt của đường lăn và dùng để làm mặt tựa, dẫn hướng và/hoặc giữ các con lăn trong ổ lăn.

Hình 49, 50.

02.02.08. Mặt dẫn hướng vòng cách

Bề mặt hình trụ của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ dùng để dẫn vòng cách theo chiều hướng tâm.

Hình 49, 50.

02.02.09. Rãnh lắp con lăn

Rãnh trong gờ hoặc vai tựa của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ dùng để lắp các con lăn.

Hình 51.

02.02.10. Mặt mút vòng ổ [vòng đệm ổ]

Bề mặt của vòng ổ [vòng đệm ổ] vuông góc với đường trục của vòng ổ [vòng đệm ổ].

Hình 48 đến 52.

02.02.11. Lỗ ổ lăn

Lỗ của vòng trong hoặc vòng lắp chặt trên trục của ổ lăn.

Hình 49 đến 51, 60.

02.02.12. Lỗ trụ

Lỗ ổ lăn hoặc lỗ của chi tiết ổ lăn có đường sinh là đường thẳng song song với đường trục của ổ hoặc đường trục của chi tiết ổ.

Hình 49, 51.

02.02.13. Lỗ côn

Lỗ ổ lăn hoặc lỗ của chi tiết ổ lăn có đường sinh là đường thẳng cắt đường trục của ổ hoặc đường trục của chi tiết ổ.

Hình 50.

02.02.14. Bề mặt ngoài ổ lăn

Bề mặt ngoài của vòng ngoài hoặc vòng tựa trên thân của ổ lăn.

Hình 48, 51, 52, 60.

02.02.15. Mép vát vòng ổ [vòng đệm ổ]

Bề mặt của vòng ổ [vòng đệm ổ] nối bề mặt của lỗ hoặc bề mặt ngoài với một trong các mặt mút của vòng ổ [vòng đệm ổ].

Hình 48, 49, 50.

02.02.16. Rãnh thoát đá mài

Rãnh vòng hoặc rãnh ở chân của gờ hoặc mặt bích của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ để dễ dàng cho công nghệ mài đường lăn.

Hình 49, 50.

02.02.17. Bề mặt (tiếp xúc) với vòng bịt kín

Bề mặt của vòng ổ tiếp xúc trượt với vòng bít kín.

Hình 44.

02.02.18. Rãnh lắp vòng bít kín [vòng bảo vệ]

Rãnh vòng dùng để lắp vòng bít kín [vòng bảo vệ].

Hình 44, 45.

02.02.19. Rãnh lắp vòng lò xo

Rãnh vòng dùng để lắp vòng lò xo định vị hoặc vòng lò xo hãm.

Hình 48.

02.02.20. Rãnh bôi trơn

Rãnh trong chi tiết ổ lăn để cung cấp chất bôi trơn.

Hình 42, 43.

02.02.21. Lỗ bôi trơn

Lỗ trong chi tiết ổ lăn để cung cấp chất bôi trơn đến các con lăn.

Hình 42, 43.

02.03. Vòng ổ lăn

02.03.01. Vòng trong ổ lăn

Vòng ổ lăn có đường lăn trên bề mặt ngoài.

Hình 34, 35, 48, 49, 54, 56.

02.03.02. Vòng ngoài (ổ lăn)

Vòng ổ lăn có đường lăn trên bề mặt trong.

Hình 34, 35, 48, 54.

02.03.03. Côn ổ (lăn)

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đã được thay thế bằng vòng trong (ổ lăn) 02.03.01.

Hình 35, 54, 56.

02.03.04. Ống lót (ổ lăn)

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đã được thay thế bằng vòng ngoài (ổ lăn) 02.03.02.

Hình 35, 54.

02.03.05. Vòng trong kép

Vòng trong ổ lăn có hai đường lăn.

Hình 42, 43.

02.03.06. Vòng ngoài kép

Vòng ngoài ổ lăn có hai đường lăn.

Hình 56.

02.03.07. Vòng trong rộng

Vòng trong ổ lăn mở rộng về một bên hoặc cả hai bên để tăng bề mặt dẫn hướng của trục trong lỗ ổ lăn và/hoặc cho phép lắp đặt cơ cấu khóa và/hoặc có không gian cho lắp đặt cơ cấu bít kín.

Hình 46.

02.03.08. Vòng trong không có vai

Vòng trong của ổ bi với đường lăn dạng lòng máng không có một phần hoặc không có hoàn toàn một hoặc cả hai vai của rãnh đường lăn.

Hình 53.

02.03.09. Vòng ngoài không vai

Vòng ngoài của ổ bi với đường lăn dạng lòng máng không có một phần hoặc không có hoàn toàn một hoặc cả hai vai của rãnh đường lăn.

Hình 53.

02.03.10. Vòng ngoài dập (của ổ lăn)

Vòng ngoài ổ lăn, thường là của ổ đũa kim đỡ được chế tạo bằng dập một từ kim loại tấm có một mặt mút kín hoặc cả hai mặt mút hở.

Hính 57.

02.03.11. Vòng ngoài có vai

Vòng ngoài ổ lăn có mặt bích (mặt bích vòng ngoài).

Hình 55.

02.03.12. Vòng ngoài tự lựa

Vòng ngoài ổ lăn có bề ngoài hình cầu dùng để bù trừ cho độ dịch chuyển góc không đổi giữa các đường trục của vòng ổ và thân lắp với ổ lăn.

Hình 58.

02.03.13. Vòng thân (ổ) tự lựa

Vòng được lắp giữa vòng ngoài tự lựa và lỗ của thân có bề mặt bên trong hình cầu đối tiếp với bề mặt ngoài hình cầu của vòng ngoài.

Hình 58.

02.03.14. Bề mặt ngoài hình cầu

Bề mặt ngoài của vòng ngoài ổ lăn có dạng bề mặt là một phần của hình cầu.

Hình 46, 58.

02.03.15. Mặt mút rộng (của vòng ổ lăn)

Mặt mút của vòng ổ lăn được dùng để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục.

Hình 53, 54.

02.03.16. Mặt mút trước (của vòng ổ lăn)

Mặt mút của vòng ổ lăn không chịu tác dụng của tải trọng chiều trục.

Hình 53, 54.

02.03.17. Mặt bích vòng ngoài

Vai trên mặt ngoài của vòng ngoài ổ lăn dùng để định vị ổ lăn theo chiều trục trong thân và để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục.

Hình 55.

02.03.18. Mặt mút tựa của mặt bích (vòng ngoài)

Bề mặt của mặt bích vòng ngoài dùng để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục.

Hình 55.

02.03.19. Gờ mặt mút rộng vòng trong

Gờ trên mặt mút rộng của đường lăn của vòng trong (ổ đũa côn) dùng để dẫn hướng các con lăn và chịu tác dụng của áp lực từ phía mặt mút rộng của các con lăn.

Hình 54.

02.03.20. Gờ mặt mút hẹp vòng trong

Gờ trên mặt mút hẹp của đường lăn của vòng trong (ổ đũa côn) dùng để giữ các con lăn và trong trường hợp ổ có gờ mặt mút hẹp vòng ngoài, để chịu tác dụng của áp lực từ phía mặt hẹp của các con lăn.

Hình 54, 59.

02.03.21. Gờ mặt mút hẹp vòng ngoài

Gờ trên mặt mút hẹp của đường lăn của vòng ngoài (ổ đũa côn) dùng để dẫn hướng các con lăn và chịu tác dụng của áp lực phía mặt mút rộng của các con lăn.

Hình 59.

02.03.22. Gờ giữa

Gờ ở trung tâm của vòng ổ lăn có hai đường lăn.

Hình 50.

02.03.23. Mép vát mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng trong

Bề mặt nối mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng trong ổ lăn với bề mặt lỗ của vòng.

Hình 53, 56.

02.03.24. Mép vát mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng ngoài

Bề mặt nối mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng ngoài ổ lăn với bề mặt ngoài của vòng.

Hình 53, 56.

02.04. Vòng đệm ổ

02.04.01. Vòng lắp chặt trên trục

Vòng đệm ổ được lắp trên trục.

Hình 36, 60.

02.04.02. Vòng đệm trên thân (ổ)

Vòng đệm ổ được lắp trong thân.

Hình 36, 52, 60.

02.04.03. Vòng đệm ổ ở giữa

Vòng đệm ổ có đường lăn trên mỗi mặt mút, được bố trí giữa hai dãy con lăn của ổ lăn chặn hai chiều, hai dãy.

Hình 61.

02.04.04. Vòng lắp trên thân (ổ) tự lựa

Vòng tựa trên thân (ổ) có mặt mút rộng hình cầu dùng để bù trừ cho độ dịch chuyển góc không đổi giữa các đường trục của vòng và của thân lắp với vòng.

Hình 61.

02.04.05. Vòng đệm tựa từ lựa

Vòng đệm có bề mặt hình cầu lõm trên mặt mút đối tiếp mặt mút tựa hình cầu của vòng lắp trên thân tự lựa và được bố trí giữa vòng này và bề mặt tựa của thân và chịu tác dụng của áp lực chiều trục.

Hình 61.

02.04.06. Mặt mút tựa hình cầu

Mặt mút tựa của vòng tựa trên thân mà một phần của nó có dạng mặt cầu lồi.

Hình 61.

02.04.07. Mặt mút tựa của vòng lắp chặt trên trục [vòng tựa trên thân]

Mặt mút của vòng lắp chặt trên trục [vòng tựa trên thân] dùng để chịu tác dụng của tải trọng chiều trục và được bố trí ở phía đối diện với bề mặt đường lăn.

Hình 52, 60.

02.04.08. Mép vát mặt tựa của vòng lắp chặt trên trục

Bề mặt nối mặt tựa của vòng lắp chặt trên trục với bề mặt lỗ của vòng đệm.

Hình 60.

02.04.09. Mép vát mặt mút tựa của vòng tựa trên thân

Bề mặt nối mặt mút tựa của vòng tựa trên thân và bề mặt của vòng.

Hình 52, 60.

02.05. Con lăn

02.05.01. Bi

Con lăn hình cầu.

02.05.02. Đũa

Con lăn có một trục đối xứng và mặt cắt ngang hình tròn trong bất cứ mặt phẳng nào vuông góc với trục đối xứng này.

Hình 62, 69.

02.05.03. Tổ hợp bi [đũa]

Toàn bộ bi [đũa] trong một ổ lăn.

02.05.04. Bộ bi [đũa]

Các bi [đũa] trong một dãy của ổ lăn.

02.05.05. Đũa trụ

Đũa có đường sinh trên bề mặt ngoài của nó là đường thẳng song song với đường trục của đũa.

Hình 62, 68.

02.05.06. Đũa kim

Đũa trụ có đường kính nhỏ với tỷ số lớn giữa chiều dài và đường kính.

Hình 63.

CHÚ THÍCH:

1. Thường cho phép chiều dài đũa kim ở trong khoảng từ ba đến mười lần đường kính đũa và đường kính đũa không được vượt quá 5 mm.

2. Các mặt mút của đũa kim có thể có hình dạng khác nhau.

02.05.07. Đũa côn

Đũa có đường sinh trên bề mặt của nó là đường thẳng cắt đường trục của đũa; hình dạng chung của đũa là hình nón cụt.

Hình 64.

02.05.08. Đũa hình tang trống

Đũa có bề mặt ngoài là đường cong lồi trong mặt phẳng chứa đường trục của đũa.

Hình 66, 67.

02.05.09. Đũa hình yên ngựa

Đũa có bề mặt ngoài trong mặt phẳng chứa đường trục của đũa là đường cong lõm.

Hình 65.

02.05.10. Đũa hình tang trống đối xứng

Đũa hình tang trống có bề mặt ngoài đối xứng đối với mặt phẳng vuông góc với đường trục của đũa, đi qua điểm giữa của đũa.

Hình 66.

02.05.11. Đũa hình tang trống không đối xứng

Đũa hình tang trống có bề mặt ngoài không đối xứng đối với mặt phẳng vuông góc với đường trục của đũa, đi qua điểm giữa của đũa.

Hình 67.

02.05.12. Đũa hình vòm

Đũa trụ hoặc đũa côn mà bề mặt ngoài của nó là đường cong liên tục hơi lồi trong mặt phẳng chứa đường trục của đũa để ngăn ngừa sự tập trung ứng suất tại các mép tiếp xúc giữa đũa và các đường lăn.

02.05.13. Đũa có mặt vát hai đầu

Đũa có đường kính bề mặt lăn trên một đoạn xác định ở hai đầu đũa giảm để ngăn ngừa sự tập trung ứng suất tại các mép tiếp xúc giữa đũa và các đường lăn.

Hình 68.

02.05.14. Đũa xoắn vít

Đũa được chế tạo bằng phương pháp quấn dải thép theo đường xoắn vít.

Hình 69.

02.05.15. Mặt mút đũa

Bề mặt tại mặt mút của đũa, vuông góc với đường trục của đũa.

Hình 62.

02.05.16. Mặt mút rộng của đũa

Mặt mút tại đầu lớn của đũa côn hoặc đầu đũa hình tang trống không đối xứng.

Hình 64, 67.

02.05.17. Mặt mút hẹp của đũa

Mặt mút tại đầu nhỏ của đũa côn hoặc đũa hình tang trống không đối xứng.

Hình 64, 67.

02.05.18. Vết lõm trên đũa

Chỗ lõm, vết cắt lõm hoặc rãnh lõm tại tâm mặt mút của đũa.

Hình 64.

02.05.19. Mép vát trên đũa

Bề mặt nối bề mặt ngoài của đũa với một trong các mặt mút của đũa.

hình 62, 64, 67.

02.06. Vòng cách

02.06.01. Vòng cách dạng dải

Vòng cách ổ lăn bao gồm một hoặc hai chi tiết được uốn thành vòng dạng sóng.

Hình 70.

02.06.02. Vòng cách có hàm kẹp

Vòng cách ổ lăn với các vấu vòng cho phép lắp ráp vòng cách với các con lăn dưới tác dụng của biến dạng đàn hồi.

Hình 71.

02.06.03. Vòng cách có cửa sổ

Vòng cách ổ lăn nguyên, có các lỗ phân cách bao xung quanh các con lăn.

Hình 72.

02.06.04. Vòng cách có vấu

Vòng cách ổ lăn nguyên, có các vấu phân cách.

Hình 73.

02.06.05. Vòng cách có chốt nối

Vòng cách ghép hai nửa có các chốt phân cách nối hai nửa vòng cách với nhau.

Hình 74.

02.06.06. Vòng cách ghép hai nửa

Vòng cách ổ lăn hai phần vòng được nối với nhau thường là bằng đinh tán, chốt phân cách hoặc thanh giằng phân cách.

Hình 70, 75, 76.

02.06.07. Vòng cách tháo được

Vòng cách ổ lăn có hai chỗ tháo thường đối diện nhau theo phương đường kính để dễ dàng cho lắp ráp.

02.06.08. Lỗ vòng cách

Lỗ hoặc cửa trong vòng cách ổ lăn dùng để bố trí một hoặc nhiều con lăn.

Hình 70 đến 73, 75, 76.

02.06.09. Thanh vòng cách

Phần của vòng cách ổ chia tách các lỗ vòng cách liền kề.

Hình 72, 75.

02.06.10. Vấu vòng cách

Phần công xôn của vòng cách nhô ra khỏi thân vòng của vòng cách ổ lăn hoặc nhô ra khỏi một nửa của vòng cách hai nửa.

Hình 71, 73.

02.06.11. Chốt vòng cách

Thanh giằng vòng cách có dạng hình trụ và có thể đi qua lỗ chiều trục trong một đũa.

Hình 74.

02.06.12. Thanh giằng vòng cách

Một trong một số chi tiết dùng để nối hai nửa vòng của vòng cách hai nửa với nhau và duy trì khoảng cách quy định giữa hai nửa vòng cách này.

Hình 76.

02.06.13. Vòng cách được dẫn hướng bằng mặt dẫn hướng

Vòng cách ổ lăn được dẫn hướng hướng tâm (định tâm) bằng mặt dẫn hướng vòng cách trên vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn.

03. Lắp đặt ổ lăn và các phần cấu thành ổ lăn

03.01. Lắp đặt ổ lăn

03.01.01. Lắp ghép theo cặp

Hai ổ lăn được lắp ráp bên cạnh nhau trên cùng một trục sao cho chúng làm việc như một ổ và có thể được lắp mặt mút rộng - mặt mút rộng, mặt mút hẹp - mặt mút hẹp (sơ đồ “0”, sơ đồ “X”) hoặc bộ đôi trước sau (sơ đồ “T”).

Hình 77 đến 79.

03.01.02. Lắp ghép theo bộ

Ba hoặc nhiều ổ lăn được lắp ráp bên cạnh nhau trên cùng một trục sao cho chúng làm việc như một ổ.

Hình 80.

03.01.03. Lắp ghép mặt mút rộng - mặt mút rộng (theo sơ đồ “0”)

Hai ổ lăn được lắp ráp bên cạnh nhau với các mặt mút rộng của các vòng ngoài liền kề với nhau.

Hình 77.

03.01.04. Lắp ghép mặt mút hẹp - mặt mút hẹp (theo sơ đồ “X”)

Hai ổ lăn được lắp ráp bên cạnh nhau với các mặt mút hẹp của các vòng ngoài liền kề với nhau.

Hình 78.

03.01.05. Lắp ghép bộ đôi trước sau (theo sơ đồ “T”)

Hai hoặc nhiều ổ lăn được lắp ráp bên cạnh nhau với mặt mút rộng của vòng ngoài một ổ liền kề với mặt mút hẹp của vòng ngoài của ổ tiếp sau.

Hình 79.

03.01.06. Cặp ổ lựa chọn

Hai ổ lăn đã được lựa chọn hoặc được chế tạo để có các đặc tính cho trước, ví dụ, có độ dôi hoặc khe hở ban đầu, khi được lắp ráp với nhau theo cùng một phương pháp quy định.

03.01.07. Bộ ổ lựa chọn

Hai hoặc nhiều ổ lăn đã được lựa chọn hoặc được chế tạo để có các đặc tính cho trước, ví dụ, có độ dôi hoặc khe hở ban đầu, khi được lắp ráp với nhau theo cùng một phương pháp quy định.

03.02. Cụm chi tiết ổ

03.02.01. Cụm chi tiết ổ

Vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn có hoặc không có các con lăn hoặc có vòng cách và các con lăn hoặc bộ vòng cách và các con lăn có thể được tách ra một cách tự do khỏi ổ lăn.

Hình 81 đến 92.

03.02.02. Cụm chi tiết ổ lắp lẫn

Cụm chi tiết ổ có thể được thay thế bằng cụm chi tiết ổ khác thuộc nhóm tương tự mà không ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của ổ.

03.02.03. Ổ (lăn) không có vòng ngoài

Cụm chi tiết ổ gồm có vòng trong, các bi [đũa] và vòng cách.

Hình 81, 82.

03.02.04. Cụm vòng trong

Cụm chi tiết ổ (ổ đũa côn) gồm có vòng trong, các đũa côn và vòng cách.

Hình 83.

03.02.05. Ổ (lăn) không có vòng trong

Cụm chi tiết ổ gồm có vòng ngoài, các bi [đũa] và vòng cách.

Hình 84, 85.

03.02.06. Ổ đũa kim không có vòng trong

Cụm chi tiết ổ gồm có vòng ngoài và các đũa kim của ổ chứa đầy hoàn toàn con lăn hoặc vòng ngoài với các đũa kim và vòng cách.

Hình 86, 87.

CHÚ THÍCH: Khi cần thiết có thể đưa vào thuật ngữ mô tả bổ sung ví dụ, “Ổ đũa kim, chứa đầy hoàn toàn con lăn, vòng ngoài dập, không có vòng trong” hoặc “Ổ đũa kim có vòng cách, không có vòng trong”.

03.03. Ổ (lăn) không có các vòng ổ

03.03.01. Ổ (lăn) không có các vòng ổ

Cụm chi tiết ổ gồm có các con lăn và vòng cách của một ổ bi [ổ đũa] đã được lắp vào nhau.

Hình 88 đến 92.

03.03.02. Ổ (đũa) không cò các vòng ổ

Cụm chi tiết ổ gồm có các con lăn và vòng cách của một ổ bi [ổ đũa] đã được lắp với nhau.

Hình 88 đến 92.

03.03.03. Ổ bi đỡ (chặn) không có các vòng ổ

Cụm chi tiết ổ gồm có các bi và vòng cách của mộ ổ bi đỡ [chặn] đã được lắp với nhau.

Hình 88, 89.

03.03.04. Ổ đũa đỡ (chặn) không có các vòng ổ

Cụm chi tiết ổ gồm có các đũa và vòng cách của một ổ đũa đỡ [chặn] đã được lắp với nhau.

Hình 90 đến 92.

CHÚ THÍCH: Khi cần thiết có thể đưa thêm mô tả bổ sung vào thuật ngữ ví dụ, “Ổ đũa kim chặn không có các vòng ổ” hoặc “Ổ đũa trụ đỡ không có các vòng ổ”.

04. Kích thước

04.01. Loạt và sơ đồ kích thước

04.01.01. Sơ đồ kích thước

Hệ thống hoặc bảng bao hàm các kích thước bao (kích thước cơ bản) của các ổ lăn.

04.01.02. Loạt ổ

Nhóm các ổ lăn có kiểu xác định với các kích thước tăng lên không đổi và trong nhiều trường hợp có cùng một góc tiếp xúc và tỷ số xác định giữa các kích thước bao (kích thước cơ bản).

04.01.03. Loạt kích thước

Sự phối hợp của loạt chiều rộng hoặc loạt chiều cao với loạt đường kính, còn đối với ổ đũa côn là loạt góc.

04.01.04. Loạt đường kính

Loạt được đặc trưng bằng tỷ số xác định giữa đường kính ngoài của ổ và đường kính lỗ ổ, trong đó mỗi giá trị đường kính lỗ trong các loạt đường kính khác nhau tương ứng với một đường kính ngoài của ổ.

CHÚ THÍCH: Loạt đường kính là một phần của sơ đồ kích thước ISO.

04.01.05. Loạt chiều rộng.

Dãy chiều rộng ổ, trong đó mỗi giá trị đường kính lỗ tương ứng với một giá trị chiều rộng trong mỗi loạt đường kính.

CHÚ THÍCH: Loạt đường kính là một phần của sơ đồ kích thước ISO đối với các ổ đỡ và đỡ chặn.

04.01.06. Loạt chiều cao

Dãy chiều cao ổ, trong đó mỗi giá trị đường kính lỗ tương ứng với một giá trị chiều rộng trong mỗi loạt đường kính.

CHÚ THÍCH: Loạt chiều cao là một phần của sơ đồ kích thước ISO đối với các ổ chặn và chặn-đỡ.

04.01.07. Loạt góc

Loạt được đặc trưng bằng phạm vi xác định của các góc tiếp xúc.

CHÚ THÍCH: Loạt góc là một phần của sơ đồ kích thước ISO đối với các ổ đũa côn.

04.02. Trục, mặt phẳng và chiều

04.02.01. (Đường) trục ổ

Trục quay lý thuyết của ổ lăn.

CHÚ THÍCH: Đối với ổ lăn đỡ và đỡ-chặn, đường trục ổ là đường trục của vòng trong, còn đối với ổ lăn chặn và chặn-đỡ - đường trục của vòng lắp chặt trên trục.

04.02.02. Đường trục của vòng trong [vòng lắp chặt trên trục]

Đường trục của hình trụ hoặc hình côn nội tiếp bên trong lỗ trụ cơ sở hoặc lỗ côn cơ sở của vòng trong [vòng lắp chặt trên trục].

04.02.03. Đường trục của vòng ngoài [vòng tựa trên thân]

Đường trục của hình trụ ngoại tiếp với bề mặt ngoài của vòng ngoài [vòng tựa trên thân] nếu bề mặt này là mặt trụ cơ sở, hoặc là đường vuông góc với mặt mút chuẩn của vòng ngoài, đi qua tâm của hình cầu ngoại tiếp với bề mặt ngoài của vòng này nếu bề mặt này là mặt cầu cơ sở.

04.02.04. Đường trục của vòng trong [vòng ngoài]

(Ổ đũa côn)

Đường trục của hình trụ hoặc hình côn nội tiếp bên trong lỗ trụ cơ sở hoặc lỗ côn cơ sở của vòng trong [vòng lắp chặt trên trục]. Đã được thay thế bởi đường trục của vòng trong [vòng ngoài], 04.02.02 và 04.02.03.

04.02.05. Mặt phẳng hướng trục (tâm)

Mặt phẳng vuông góc với đường tâm.

CHÚ THÍCH: Đối với một vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn, có thể xem mặt phẳng hướng tâm song song với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ lăn hoặc mặt mút rộng của vòng đệm ổ lăn.

04.02.06. Chiều hướng tâm

Chiều được cho bởi đường thẳng cắt đường trục và nằm trong mặt phẳng hướng tâm.

04.02.07. Mặt phẳng chiều trục

Mặt phẳng chứa đường trục.

04.02.08. Chiều trục

Chiều song song với đường trục.

CHÚ THÍCH: Đối với một vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn, có thể xem chiều trục là chiều vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ lăn hoặc mặt mút rộng của vòng đệm ổ lăn.

04.02.09. Khoảng cách hướng tâm [chiều trục]

Kích thước được đo theo chiều hướng tâm [chiều trục].

04.02.10. Góc tiếp xúc [góc tiếp xúc danh nghĩa]

Góc giữa mặt phẳng vuông góc với đường trục ổ (mặt phẳng hướng tâm) và đường tác dụng (đường tác dụng danh nghĩa) của các hợp lực do vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn truyền cho các con lăn.

Xem 04.04.04.

Hình 93, 94.

04.02.11. Tâm tải trọng

Điểm lý thuyết tại đó đường tác dụng của các hợp lực do vòng ổ lăn hoặc vòng đệm ổ lăn truyền cho các con lăn trong một dãy giao nhau với đường trục ổ.

Hình 93, 94.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này chỉ áp dụng trong trường hợp góc tiếp xúc nhỏ hơn 90° và như nhau đối với tất cả các con lăn.

04.02.12. Điểm tiếp xúc danh nghĩa

Điểm trên bề mặt đường lăn tại đó diễn ra sự tiếp xúc giữa đường lăn với các con lăn khi các chi tiết của ổ ở vị trí bình thường.

Hình 93, 94.

04.02.13. Mặt mút chuẩn của vòng ổ [vòng đệm ổ]

Mặt mút của một vòng ổ [vòng đệm ổ] được nhà sản xuất xác định là mặt mút chuẩn của ổ và có thể được dùng làm chuẩn đo.

04.03. Kích thước bao (kích thước cơ bản)

04.03.01. Kích thước bao (của ổ lăn)

Một trong những kích thước [đường kính lỗ, đường kính ngoài, chiều rộng (hoặc chiều cao) và mép vát, v.v...] xác định đường biên của ổ lăn.

04.03.02. Đường kính lỗ (của ổ lăn)

Đường kính lỗ của vòng trong của ổ đỡ (đỡ-chặn) hoặc đường kính lỗ của vòng ổ lắp chặt trên trục của ổ chặn (chặn-đỡ).

Xem 05.01.01, 05.01.02, 05.01.05.

Hình 93, 94, 96.

04.03.03. Đường kính ngoài (của ổ lăn)

Đường kính ngoài của vòng ngoài của ổ đỡ (đỡ-chặn) hoặc đường kính ngoài của vòng ổ lắp tựa trên thân của ổ chặn (chặn-đỡ).

Xem 05.01.01, 05.01.02, 05.01.05.

Hình 93, 94, 96.

04.03.04. Chiều rộng (của ổ lăn)

Khoảng cách chiều trục giữa hai mặt mút của vòng ổ để hạn chế chiều rộng của ổ đỡ (đỡ-chặn).

Xem 05.01.06, 05.01.07.

Hình 93, 94.

CHÚ THÍCH: Đối với ổ đũa côn một dãy, chiều rộng (của ổ lăn) là khoảng cách chiều trục giữa các mặt mút rộng của vòng trong và vòng ngoài.

04.03.05. Chiều cao (của ổ lăn)

Khoảng cách chiều trục giữa hai mặt mút của vòng đệm ổ, hạn chế chiều cao của ổ chặn (chặn-đỡ).

Xem 05.02.06, 05.02.09.

Hình 96.

04.03.06. Kích thước vát

Khoảng cách theo hướng tâm hoặc chiều trục, hạn chế bề mặt của mép vát vòng ổ (vòng đệm ổ).

Xem 04.03.07, 04.03.08, 05.03.01, 05.03.02, 05.03.03.

Hình 93.

04.03.07. Kích thước hướng tâm của mép vát

Khoảng cách giữa đỉnh góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và giao tuyến của bề mặt mép vát với mặt mút của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ.

Xem 05.03.02.

Hình 93.

04.03.08. Kích thước chiều trục của mép vát

Khoảng cách giữa đỉnh góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và giao tuyến của bề mặt mép vát và bề mặt lỗ hoặc bề mặt ngoài của vòng ổ.

Xem 05.03.03.

Hình 93.

04.03.09. Chiều rộng mặt bích

Khoảng cách trục dọc giữa các bề mặt của mặt bích (gờ, vai).

Hình 95.

04.03.10. Chiều cao mặt bích

Kích thước hướng tâm của mặt bích.

Hình 95.

CHÚ THÍCH: Đối với mặt bích vòng ngoài, chiều cao mặt bích là khoảng cách hướng tâm giữa bề mặt ngoài của mặt bích và bề mặt mặt ngoài của vòng ngoài.

04.03.11. Đường kính rãnh lắp vòng lò xo

Đường kính bề mặt trụ của rãnh lắp vòng lò xo.

Hình 97.

04.03.12. Chiều rộng rãnh lắp vòng lò xo

Khoảng cách chiều trục giữa các mặt mút của rãnh lắp vòng lò xo.

Hình 97.

04.03.13. Chiều sâu rãnh lắp vòng lò xo

Khoảng cách hướng tâm giữa bề mặt trụ của rãnh lắp vòng lò xo và bề mặt trụ trên đó bố trí rãnh này.

Hình 97.

04.03.14. Bán kính bề mặt định tâm

Bán kính cong của bề mặt cầu của vòng tựa trên thân tự lựa, vòng đệm tự lựa, vòng ngoài tự lựa hoặc vòng thân tự lựa.

Hình 96

04.03.15. Chiều cao tâm của bề mặt định tâm

Khoảng cách chiều trục giữa tâm cong của mặt mút tựa hình cầu của vòng tựa trên thân tự lựa và mặt mút tựa của vòng lắp chặt trên trục đối diện của ổ lăn chặn.

Hình 96.

04.04. Kích thước của các cụm chi tiết và chi tiết

04.04.01. Đường kính tiếp xúc của đường lăn

Đường kính vòng tròn đi qua các điểm tiếp xúc danh nghĩa trên đường lăn.

Hình 93, 94.

04.04.02. Trung điểm của đường lăn

Điểm hoặc đường trên bề mặt đường lăn nằm ở chính giữa hai mép đường lăn.

04.04.03. Đường kính trong nhỏ của vòng ngoài

(Ổ đũa côn) đường kính của một vòng tròn tưởng tượng. Vòng này là giao tuyến của mặt mút rộng của vòng ngoài và mặt côn nội tiếp trong vòng ngoài, tiếp tuyến với đường tâm của nó tại các điểm tiếp xúc danh nghĩa.

Hình 95.

04.04.04. Góc đường lăn của vòng ngoài

(Ổ đũa côn) góc giữa hai đường thẳng tiếp tuyến với đường lăn của vòng ngoài tại các điểm tiếp xúc danh nghĩa và nằm trong mặt phẳng chứa đường trục của vòng ngoài.

Hình 94.

04.04.05. Chiều rộng vòng (ổ)

Khoảng cách chiều trục giữa hai mặt mút của vòng ổ lăn đỡ (đỡ-chặn).

Xem 05.02.01, 05.02.02, 05.02.05.

Hình 93, 94.

04.04.06. Chiều cao vòng đệm (ổ)

Khoảng cách chiều trục giữa hai mặt mút ngoài cùng của vòng đệm ổ lăn chặn (chặn-đỡ).

Hình 96.

04.04.07. Đường kính bi

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song tiếp tuyến với bề mặt của bi.

Xem 05.04.01, 05.04.02, 05.04.03.

04.04.08. Đường kính đũa

Khoảng cách giữa hai tiếp tuyến với bề mặt của đũa, song song với nhau và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường trục của đũa (mặt phẳng hướng tâm).

Xem 05.05.01, 05.05.02, 05.05.03.

CHÚ THÍCH: Để tính toán các tải trọng danh định, thường sử dụng mặt phẳng hướng tâm đi qua trung điểm của đũa.

04.04.09. Chiều dài đũa

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng hướng tâm chứa các điểm biên của đũa.

Xem 05.05.05, 05.05.06

CHÚ THÍCH: Để tính toán các tải trọng danh định, chiều dài đũa là chiều dài tiếp xúc lớn nhất về mặt lý thuyết giữa đũa và đường lăn ở đó chiều dài tiếp xúc là ngắn nhất.

04.04.10. Đường kính vòng tròn qua tâm dãy bi

Đường kính vòng tròn đi qua các tâm của các bi trong một dãy (bi) của ổ bi.

Hình 97.

04.04.11. Đường kính vòng tròn qua đường tâm dãy đũa

Đường kính vòng tròn đi qua trung điểm các đường tâm của các đũa trong một dãy (đũa) của ổ đũa.

Hỉnh 95, 98.

04.04.12. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của bộ bi

Đường kính hình trụ được vẽ nội tiếp [ngoại tiếp] đối với một dãy bi của ổ bi.

Hình 97.

04.04.13. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của bộ đũa

Đường kính hình trụ nội tiếp [ngoại tiếp] đối với dãy đũa của ổ đũa đỡ.

04.04.14. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của tổ hợp bi

Đường kính hình trụ nội tiếp [ngoại tiếp] đối với tất cả các bi trong ổ bi đỡ.

04.04.15. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của tổ hợp đũa

Đường kính hình trụ được vẽ nội tiếp [ngoại tiếp] đối với tất cả các đũa trong ổ đũa đỡ.

Hình 98.

04.04.16. Đường kính lỗ của ổ bi [đũa] đỡ không có các vòng ổ

Đường kính lỗ của tập hợp bi [đũa] theo lý thuyết đã được lắp với vòng cách.

Hình 99.

04.04.17. Đường kính ngoài của ổ bi [đũa] đỡ không có các vòng ổ

Đường kính ngoài của tập hợp bi [đũa] theo lý thuyết đã được lắp với vòng cách.

Hình 99.

04.04.18. Đường kính lỗ của ổ bi [đũa] chặn (chặn-đỡ) không có các vòng ổ

Đường kính lỗ của vòng cách đã được lắp với các bi [đũa].

Hình 100.

04.04.19. Đường kính ngoài của ổ bi [đũa] chặn (chặn-đỡ) không có các vòng ổ

Đường kính ngoài của vòng cách đã được lắp với các bi [đũa].

Hình 100.

05. Kích thước được quy định có dung sai

05.01. Đường kính lỗ và đường kính ngoài

05.01.01. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] danh nghĩa

Đường kính của hình trụ chứa bề mặt lý thuyết của lỗ trụ cơ sở [bề mặt trụ ngoài] hoặc đường kính của mặt côn trong mặt phẳng hướng tâm đã cho, chứa bề mặt lý thuyết của lỗ côn cơ sở nếu bề mặt này là mặt côn, hoặc đường kính của hình cầu chứa bề mặt lý thuyết của bề mặt ngoài của mặt cầu cơ sở.

CHÚ THÍCH: Đối với các ổ lăn, đường kính lỗ và đường kính ngoài danh nghĩa thường là các giá trị chuẩn (các đường kính cơ bản) để xác định các sai lệch so với các giá trị thực tế của bề mặt lỗ và bề mặt ngoài.

05.01.02. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất

Khoảng cách giữa hai đường song song tiếp tuyến với giao tuyến của bề mặt thực của lỗ [bề mặt ngoài thực] với một mặt phẳng hướng tâm.

05.01.03. Sai lệch của đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất

Hiệu số giữa đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất và đường kính lỗ [đường kính ngoài] danh nghĩa nếu lỗ [bề mặt ngoài] là hình trụ.

05.01.04. Độ biến đổi đường kính lỗ [đường kính ngoài]

Hiệu số giữa các đường kính lỗ đơn nhất [đường kính ngoài đơn nhất] lớn nhất và nhỏ nhất của cùng một vòng ổ hoặc vòng đệm ổ, nếu lỗ là lỗ trụ [bề mặt ngoài là bề mặt hình trụ].

05.01.05. Đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình

Giá trị trung bình cộng của các đường kính lỗ đơn nhất [đường kính ngoài đơn nhất] lớn nhất và nhỏ nhất trên cùng một vòng ổ hoặc vòng đệm ổ nếu lỗ là lỗ trụ [bề mặt ngoài là bề mặt trụ].

05.01.06. Sai lệch của đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình

Hiệu số giữa đường kính trung bình của lỗ [đường kính ngoài trung bình] và đường kính lỗ [đường kính ngoài] danh nghĩa của lỗ [bề mặt ngoài] hình trụ trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.01.07. Đường kính Iỗ [đường kính ngoài] trung bình trong mặt phẳng đơn nhất

Giá trị trung bình cộng của các đường kính lỗ đơn nhất [đường kính ngoài đơn nhất] lớn nhất và nhỏ nhất trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.01.08. Sai lệch của đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình trong mặt phẳng đơn nhất

Hiệu số giữa đường kính trung bình [đường kính ngoài trung bình] và đường kính lỗ danh nghĩa [đường kính ngoài danh nghĩa] nếu lỗ là lỗ trụ [bề mặt ngoài là bề mặt trụ] trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.01.09. Độ biến đổi của đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất trong mặt phẳng đơn nhất

Hiệu số giữa các đường kính lỗ đơn nhất [đường kính ngoài đơn nhất] lớn nhất và nhỏ nhất trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.01.10. Độ biến đổi của đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình

Hiệu số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các đường kính lỗ trung bình, [đường kính ngoài trung bình] trong mặt phẳng đơn nhất và trên cùng một vòng ổ hoặc vòng đệm ổ nếu lỗ là lỗ trụ [bề mặt ngoài là bề mặt trụ].

05.02. Chiều rộng và chiều cao

05.02.01. Chiều rộng danh nghĩa của vòng (ổ)

Khoảng cách giữa hai mặt mút lý thuyết của vòng.

CHÚ THÍCH: Đối với các vòng ổ lăn, chiều rộng danh nghĩa thường là giá trị chuẩn (kích thước cơ bản) để xác định các sai lệch của chiều rộng thực tế.

05.02.02. Chiều rộng đơn nhất của vòng (ổ)

Khoảng cách giữa các điểm cắt nhau của hai mặt mút thực của một vòng ổ và một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ổ này.

05.02.03. Sai lệch chiều rộng đơn nhất của vòng (ổ)

Hiệu số giữa chiều rộng đơn nhất của vòng ổ và chiều rộng danh nghĩa của vòng ổ này.

05.02.04. Độ biến đổi của chiều rộng vòng (ổ)

Hiệu số giữa các chiều rộng đơn nhất của vòng ổ lớn nhất và nhỏ nhất của một vòng ổ.

05.02.05. Chiều rộng trung bình của vòng ổ

Trung bình cộng của các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chiều rộng đơn nhất của một vòng ổ.

05.02.06. Chiều rộng danh nghĩa của ổ [chiều cao ổ]

Khoảng cách giữa hai mặt mút lý thuyết của vòng ổ [mặt mút rộng của vòng đệm ổ], giới hạn chiều rộng của ổ lăn đỡ [chiều cao của ổ lăn chặn, chiều cao lắp ráp của 6 lăn đỡ-chặn và chặn-đỡ].

CHÚ THÍCH: Chiều rộng danh nghĩa của ổ hoặc chiều cao danh nghĩa của ổ, chiều cao lắp ráp danh nghĩa của ổ thường là giá trị chuẩn (kích thước cơ bản) để xác định các sai lệch của chiều rộng thực của ổ hoặc chiều cao thực của ổ hoặc chiều cao lắp ráp thực của ổ.

05.02.07. Chiều rộng thực của ổ

Khoảng cách giữa các giao điểm của đường trục ổ và hai mặt phẳng tiếp tuyến với các mặt mút thực của vòng ổ, giới hạn chiều rộng [chiều cao lắp ráp] của ổ lăn khi một mặt mút của vòng trong và một mặt mút của vòng ngoài được thiết kế để giới hạn chiều rộng [chiều cao lắp ráp] của ổ lăn.

CHÚ THÍCH: Đối với ổ đũa côn một dãy, chiều cao lắp ráp thực là khoảng cách giữa các giao điểm của đường trục ổ và hai mặt phẳng, một tiếp tuyến với mặt mút rộng của vòng trong và một tiếp tuyến với mặt mút rộng của vòng ngoài trong điều kiện có sự tiếp xúc của các đường lăn trên vòng trong và vòng ngoài và gờ mặt mút rộng vòng trong với tất cả các đũa côn.

05.02.08. Sai lệch chiều rộng [chiều cao lắp ráp] thực của ổ

Hiệu số giữa các chiều rộng thực và danh nghĩa [chiều cao lắp ráp thực và danh nghĩa] của ổ lăn.

05.02.09. Chiều cao thực của ổ chặn (chặn-đỡ)

Khoảng cách giữa các giao điểm của đường trục ổ với hai mặt phẳng tiếp tuyến với các mặt mút tựa của vòng đệm ổ được thiết kế để giới hạn chiều cao của ổ chặn (chặn-đỡ).

05.02.10. Sai lệch chiều cao thực của ổ chặn (chặn-đỡ)

Hiệu số giữa các chiều cao thực và danh nghĩa của ổ chặn (chặn-đỡ).

05.03. Kích thước mép vát

05.03.01. Kích thước danh nghĩa của mép vát

Giá trị kích thước mép vát của vòng ổ được sử dụng để tham chiếu.

CHÚ THÍCH: Kích thước danh nghĩa của mép vát tương ứng với kích thước nhỏ nhất đơn nhất của mép vát.

05.03.02. Kích thước hướng tâm đơn nhất của mép vát

Khoảng cách giữa đỉnh góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và điểm trên giao tuyến của bề mặt mép vát với mặt mút của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ trong mặt phẳng chiều trục đơn nhất.

05.03.03. Kích thước chiều trục đơn nhất của mép vát

Khoảng cách giữa đỉnh của góc nhọn tưởng tượng của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và điểm trên giao tuyến của bề mặt mép vát với bề mặt lỗ hoặc bề mặt ngoài của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ trong mặt phẳng chiều trục đơn nhất.

05.03.04. Kích thước nhỏ nhất của mép vát

Các kích thước hướng tâm và chiều trục nhỏ nhất đơn nhất cho phép của mép vát của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và, ngoài ra không cho phép vật liệu của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ nhô ra khỏi cung tròn tưởng tượng trong mặt phẳng chiều trục, tiếp tuyến với mặt mút của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ và với bề mặt lỗ hoặc bề mặt ngoài của vòng ổ hoặc vòng đệm ổ.

05.03.05. Kích thước lớn nhất đơn nhất của mép vát

Kích thước hướng tâm và chiều trục lớn nhất đơn nhất cho phép của mép vát.

05.04. Kích thước của bi

05.04.01. Đường kính danh nghĩa của bi

Giá trị đường kính được sử dụng để nhận biết chung về cỡ kích thước bi.

05.04.02. Đường kính đơn nhất của bi

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song tiếp tuyến với bề mặt thực của bi.

05.04.03. Đường kính trung bình của bi

Giá trị trung bình cộng của các đường kính đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của bi.

05.04.04. Độ biến đổi đường kính của bi

Hiệu số giữa các đường kính đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của bi.

05.04.05. Lô bi

Số lượng xác định của bi có cùng một đường kính danh nghĩa, cùng một cấp chính xác và vật liệu chế tạo, được chế tạo trong các điều kiện như nhau và được nghiệm thu đồng thời.

05.04.06. Đường kính trung bình của lô (bi)

Giá trị trung bình cộng của các đường kính trung bình của bi lớn nhất và nhỏ nhất trong một lô bi.

05.04.07. Độ biến đổi của đường kính lô (bi)

Hiệu số giữa các đường kính trung bình của bi lớn nhất và bi nhỏ nhất trong một lô bi.

05.04.08. Cấp chính xác của bi

Tổ hợp xác định của sai lệch kích thước, sai lệch hình dạng và nhám bề mặt của các bi.

05.04.09. Nhóm bi

Một giá trị trong dãy các giá trị đã được xác lập tại đó đường kính trung bình của lô bi khác với đường kính danh nghĩa của bi.

05.04.10. Sai lệch của lô bi so với nhóm bi

Hiệu số giữa đường kính trung bình của lô bi và tổng của đường kính danh nghĩa của bi và nhóm bi.

05.04.11. Phân nhóm bi

Một giá trị trong dãy các giá trị đã được xác lập, gần nhất so với sai lệch thực của nhóm bi trong lô bi.

05.05. Kích thước đũa

05.05.01. Đường kính danh nghĩa của đũa

Giá trị đường kính được sử dụng để nhận biết chung về đường kính đũa.

CHÚ THÍCH: Đối với đũa đối xứng, đường kính danh nghĩa của đũa là đường kính lý thuyết trong mặt phẳng hướng tâm đi qua trung điểm chiều dài đũa và đối với đũa không đối xứng, đây là đường kính lớn nhất về mặt lý thuyết (nghĩa là, trong mặt phẳng hướng tâm tại góc nhọn tưởng tượng của mặt mút lớn của đũa côn).

05.05.02. Đường kính đơn nhất của đũa

Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song với nhau, tiếp tuyến với bề mặt thực của đũa và nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục con lăn (mặt phẳng hướng tâm).

05.05.03. Đường kính trung bình của đũa trong mặt phẳng đơn nhất

Giá trị trung bình cộng của các đường kính đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của đũa trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.05.04. Độ biến đổi của đường kính đũa trong mặt phẳng đơn nhất

Hiệu số giữa các đường kính đơn nhất lớn nhất và nhỏ nhất của đũa trong một mặt phẳng hướng tâm đơn nhất.

05.05.05. Chiều dài danh nghĩa của đũa

Giá trị chiều dài được sử dụng để nhận biết chung về chiều dài đũa.

05.05.06. Chiều dài thực của đũa

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng hướng tâm chứa các điểm biên thực của đũa.

05.05.07. Nhóm đũa

Phạm vi sai lệch của các đường kính, được giới hạn bởi các sai lệch trên và dưới của đường kính trung bình của đũa trong mặt phẳng đơn nhất so với đường kính danh nghĩa của đũa trong cùng một mặt phẳng hướng tâm quy định.

CHÚ THÍCH: Đối với các đũa trụ và đũa kim, sử dụng mặt phẳng đi qua trung điểm của chiều dài đũa.

05.05.08. Lô đũa

Số lượng xác định của các đũa có cùng một kích thước đường kính và chiều dài, cùng một cấp chính xác và vật liệu, được chế tạo trong các điều kiện như nhau và được nghiệm thu đồng thời.

05.05.09. Độ biến đổi của đường kính lô (đũa)

Hiệu số giữa các đường kính trung bình của đũa trong mặt phẳng đơn nhất có đường kính lớn nhất và của đũa có đường kính nhỏ nhất trong lô đũa.

05.05.10. Cấp chính xác của đũa

Tổ hợp xác định của sai lệch kích thước, sai lệch hình dạng và nhám bề mặt của các đũa.

05.06. Hình dạng

05.06.01. Sai lệch độ tròn

Khoảng cách lớn nhất theo chiều hướng tâm từ các điểm của prôfin thực tới vòng tròn nội tiếp (bề mặt trong) hoặc ngoại tiếp (bề mặt ngoài) với prôfin thực.

05.06.02. Sai lệch độ trụ

Khoảng cách lớn nhất theo chiều hướng tâm từ các điểm của bề mặt thực tới mặt trụ nội tiếp (bề mặt trong) hoặc ngoại tiếp (bề mặt ngoài) với bề mặt thực.

05.06.03. Sai lệch độ cầu

Khoảng cách lớn nhất theo chiều hướng tâm từ các điểm của bề mặt thực tới mặt cầu nội tiếp (bề mặt trong) hoặc ngoại tiếp (bề mặt ngoài) với bề mặt thực.

05.07. Độ chính xác vận hành

05.07.01. Độ đảo hướng tâm của vòng trong của ổ ở dạng lắp

(Ổ đỡ và ổ đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều hướng tâm từ điểm cố định trên bề mặt ngoài của ổ lăn tới bề mặt của lỗ khi quay vòng trong.

CHÚ THÍCH: Theo chiều đã cho của điểm cố định, các con lăn cần tiếp xúc với các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài, còn đối với các ổ đũa côn cần tiếp xúc với gờ mặt mút rộng vòng trong.

05.07.02. Độ đảo hướng tâm của vòng ngoài của ổ ở dạng lắp

(Ổ đỡ và ổ đỡ-chặn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều hướng tâm từ điểm cố định trên bề mặt lỗ của vòng trong tới bề mặt trụ ngoài của ổ lăn khi quay vòng ngoài.

CHÚ THÍCH: Theo chiều đã cho của điểm cố định, các con lăn cần tiếp xúc với các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài, còn đối với các ổ đũa côn tiếp xúc với gờ mặt mút rộng vòng trong.

05.07.03. Độ đảo chiều trục của vòng trong của ổ ở dạng lắp

(Ổ bi đỡ và đỡ-chặn với đường lăn dạng lòng máng) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục giữa mặt mút chuẩn của vòng trong ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng tâm cách đường trục của vòng trong một khoảng bằng một nửa đường kính tiếp xúc của đường vòng trong lăn, và một điểm ở vị trí cố định so với vòng ngoài.

CHÚ THÍCH: Các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài và gờ mặt mút rộng vòng trong cần tiếp xúc với tất cả các bi.

05.07.04. Độ đảo chiều trục của vòng trong của ổ ở dạng lắp

(Ổ đũa côn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục giữa mặt mút rộng của vòng trong ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng tâm cách đường trục của vòng trong một khoảng bằng một nửa đường kính tiếp xúc trung bình của đường lăn vòng trong, và một điểm ở vị trí cố định so với vòng ngoài.

CHÚ THÍCH: Các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài và gờ mặt mút rộng vòng trong cần tiếp xúc với tất cả các đũa.

05.07.05. Độ đảo chiều trục của vòng ngoài của ổ ở dạng lắp

(Ổ bi đỡ-chặn với đường lăn dạng lòng máng) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục giữa mặt mút chuẩn của vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng tâm cách đường trục của vòng ngoài một khoảng bằng một nửa đường kính tiếp xúc của đường lăn vòng ngoài, và một điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.

CHÚ THÍCH: Các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài cần tiếp xúc với tất cả các bi.

05.07.06. Độ đảo chiều trục của vòng ngoài của ổ ở dạng lắp

(Ổ đũa côn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục giữa mặt mút rộng của vòng ngoài ở các vị trí góc khác nhau của vòng này, trên khoảng cách hướng tâm cách đường trục của vòng ngoài một khoảng bằng một nửa đường kính tiếp xúc trung bình của đường lăn vòng ngoài, và một điểm ở vị trí cố định so với vòng trong.

CHÚ THÍCH: Các đường lăn của vòng trong và vòng ngoài và gờ mặt mút rộng vòng trong cần tiếp xúc với tất cả các đũa.

05.07.07. Độ đảo chiều trục của mặt mút vòng trong so với lỗ

Hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục từ mặt mút chuẩn tới mặt phẳng hướng tâm vuông góc với đường trục vòng trong, trên khoảng cách hướng tâm tại điểm cách đường trục của vòng này một khoảng bằng một nửa đường kính trung bình của mặt mút.

05.07.08. Độ song song trục của đường lăn so với mặt mút

(Vòng trong hoặc vòng ngoài của ổ bi đỡ và đỡ-chặn với đường lăn dạng lòng máng) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục từ giữa đường lăn tới mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn.

05.07.09. Sai lệch độ vuông góc của các đường sinh bề mặt ngoài vòng ngoài so với mặt mút

(Chủ yếu là bề mặt trụ) độ biến đổi tổng của vị trí tương đối theo chiều hướng tâm song song với mặt phẳng tiếp tuyến với mặt mút chuẩn của vòng ngoài của các điểm trên cùng các đường sinh của bề mặt ngoài, cách các mặt mút của vòng này một khoảng cách bằng kích thước chiều trục đơn nhất lớn nhất của mép vát

05.07.10. Sai lệch chiều dày thành giữa đường lăn vòng trong và lỗ

(Ổ đỡ và đỡ-chặn), hiệu số các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều hướng tâm từ giữa đường lăn vòng trong tới bề mặt lỗ của vòng trong.

05.07.11. Sai lệch chiều dày thành giữa đường lăn vòng ngoài và bề mặt ngoài

(Ổ đỡ và đỡ chặn), hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều hướng tâm từ giữa đường lăn vòng ngoài tới bề mặt ngoài của vòng ngoài.

05.07.12. Sai lệch chiều dày thành giữa đường lăn vòng đệm ổ và mặt mút tựa

(Vòng lắp chặt trên trục hoặc vòng tựa trên thân, mặt mút tựa phẳng của ổ chặn) hiệu số giữa các khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều trục từ giữa đường lăn này tới mặt mút tựa của vòng đệm ổ.

05.08. Khe hở bên trong

05.08.01. Khe hở hướng tâm bên trong

(Ổ không có sức tăng ban đầu, chỉ chịu tác dụng của tải trọng hướng tâm). Giá trị trung bình cộng của các khoảng cách hướng tâm, tại đó một trong các vòng ổ có thể dịch chuyển so với vòng kia từ một vị trí lệch tâm cực hạn tới vi trí cực hạn đối diện theo đường kính ở các vị trí góc khác nhau và không chịu tác dụng của bất cứ tải trọng bên ngoài nào.

CHÚ THÍCH: Giá trị trung bình này bao gồm dịch chuyển các vòng ổ so với nhau ở các vị trí góc khác nhau và của bộ các con lăn so với vòng ổ ở các vị trí góc khác nhau.

05.08.02. Khe hở hướng tâm bên trong lý thuyết

(Ổ lăn khe hở bên trong) vòng ổ hoặc các vòng đệm ổ có thể dịch chuyển so với vòng kia từ một vị trí nhỏ nhất theo chiều trục tới vị trí nhỏ nhất đối diện mà không chịu tác dụng của bất cứ tải trọng bên ngoài nào.

05.08.03. Khe hở chiều trục bên trong

(Ổ không có sức căng ban đầu, có khả năng chịu tác dụng của tải trọng chiều trục theo cả hai chiều) giá trị trung bình cộng của các khoảng cách chiều trục, tại đó một trong các vòng ổ hoặc các vòng đệm ổ có thể dịch chuyển so với vòng kia từ một vị trí cực hạn chiều trục tới vị trí cực hạn đối diện mà không chịu tác dụng của bất cứ tải trọng bên ngoài nào.

CHÚ THÍCH: Giá trị trung bình này bao gồm các dịch chuyển của các vòng ổ so với nhau ở các vị trí góc khác nhau và của bộ các con lăn so với các vòng ở các vị trí góc khác nhau của bộ các con lăn so với các vòng ổ hoặc vòng đệm ổ.

06. Momen, tải trọng và tuổi thọ

06.01. Momen

06.01.01. Momen khởi động

Momen cần thiết để một vòng ổ hoặc vòng đệm ổ bắt đầu quay khi vòng ổ hoặc vòng đệm ổ kia đứng yên.

06.01.02. Momen quay

Momen cần thiết để ngăn cản chuyển động của một vòng ổ hoặc vòng đệm ổ trong khi vòng ổ kia hoặc vòng đệm ổ kia quay.

06.02. Tải trọng thực

06.02.01. Tải trọng hướng tâm

Tải trọng tác dụng theo chiều vuông góc với đường trục ổ.

06.02.02. Tải trọng chiều trục

Tải trọng tác dụng theo chiều song song với đường trục ổ.

06.02.03. Tải trọng chiều trục chính tâm

Tải trọng chiều trục mà đường tác dụng của nó trùng với đường trục ổ.

06.02.04. Tải trọng tĩnh

Tải trọng tác dụng lên ổ khi tốc độ quay của các vòng ổ hoặc vòng đệm ổ so với nhau là bằng không (ổ đỡ, ổ đỡ-chặn và ổ chặn-đỡ) hoặc khi không có chuyển động của các con lăn theo đường lăn theo chiều chuyển động (ổ trục chuyển động thẳng).

06.02.05. Tải trọng động

Tải trọng tác dụng lên ổ khi các vòng ổ hoặc vòng đệm ổ có chuyển động quay tương đối so với nhau (ổ đỡ, ổ đỡ-chặn, ổ chặn và ổ chặn-đỡ) hoặc khi có sự chuyển động của các con lăn theo đường lăn theo chiều chuyển động (ổ trục chuyển động thẳng).

06.02.06. Tải trọng đứng yên trên vòng trong [vòng lắp chặt trên trục]

Tải trọng mà đường tác dụng của nó không quay so với vòng trong [vòng lắp chặt trên trục] của ổ lăn.

06.02.07. Tải trọng đứng yên trên vòng ngoài [vòng tựa trên thân]

Tải trọng mà đường tác dụng của nó không quay so với vòng ngoài [vòng tựa trên thân] của ổ lăn.

06.02.08. Tải trọng quay trên vòng trong [vòng lắp chặt trên trục]

Tải trọng mà đường tác dụng của nó quay so với vòng trong [vòng lắp chặt trên trục] của ổ lăn.

06.02.09. Tải trọng quay trên vòng ngoài [vòng tựa trên thân]

Tải trọng mà đường tác dụng của nó quay so với vòng ngoài [vòng tựa trên thân] của ổ lăn.

06.02.10. Tải trọng dao động

Tải trọng mà đường tác dụng của nó quay thay đổi chiều liên tục với góc quay nhỏ hơn 27 prad so với một hoặc cả hai vòng ổ hoặc vòng đệm ổ.

06.02.11. Tải trọng thay đổi

Tải trọng có giá trị thay đổi.

06.02.12. Tải trọng có chiều không xác định

Tải trọng mà chiều của nó không thể xác định được một cách chính xác và do đó tải trọng này có thể được xem là tải trọng quay hoặc tải trọng dao động so với cả hai vòng ổ hoặc các vòng đệm ổ.

06.02.13. Tải trọng ban đầu

Lực được đặt vào ổ lăn trước khi ổ chịu tác dụng của tải trọng “Có ích”.

CHÚ THÍCH: Lực có thể được đặt vào bằng cách điều chỉnh theo chiều trục so với ổ lăn khác (sức căng ban đầu từ bên ngoài), hoặc có thể được tạo ra trong ổ bởi các kích thước kết cấu của các đường lăn và các con lăn dẫn đến khe hở “âm” (sức căng ban đầu bên trong ổ).

06.03. Tải trọng tương đương

06.03.01. Tải trọng tương đương

Thuật ngữ chung đối với các tải trọng lý thuyết được sử dụng trong các tính toán và dưới tác dụng của tải trọng này ổ lăn có phản ứng tương tự như trong điều kiện chịu tác dụng của tải trọng thực.

06.03.02. Tải trọng tĩnh hướng tâm [chiều trục] tương đương

Tải trọng tĩnh hướng tâm [tải trọng tĩnh chiều trục chính tâm] gây ra ứng suất tiếp xúc tại tâm của vùng tiếp xúc chịu tải nặng nhất của các con lăn/đường lăn của ổ tương tự như trong điều kiện chịu tác dụng của tải trọng thực.

06.03.03. Tải trọng động hướng tâm [chiều trục] tương đương

Tải trọng hướng tâm tĩnh tại không đổi [tải trọng chiều trục chính tâm không đổi], dưới tác dụng của tải trọng này ổ lăn sẽ có cùng một tuổi thọ như trong điều kiện chịu tác dụng của tải trọng thực.

06.03.04. Tải trọng hiệu dụng trung bình

Tải trọng trung bình không đổi, dưới tác dụng của tải trọng này ổ lăn sẽ có cùng một tuổi thọ như trong điều kiện chịu tác dụng của tải trọng thay đổi.

06.04. Tải trọng danh định

06.04.01. Tải trọng tĩnh hướng tâm [chiều trục] cơ bản danh định

Tải trọng hướng tâm [tải trọng tĩnh chiều trục chính tâm] tương ứng với ứng suất tiếp xúc tính toán tại tâm của vùng tiếp xúc chịu tải nặng nhất của các con lăn/đường lăn bằng

4600 MPa đối với các ổ bi tự lựa;

4200 MPa đối với tất cả các kiểu khác nhau của các ổ bi đỡ, đỡ-chặn và đối với các ổ bi chặn và chặn-đỡ;

4000 MPa đối với các ổ đũa, đỡ-chặn, ổ đũa chặn và chặn-đỡ.

CHÚ THÍCH:

1. Đối với các ổ đỡ-chặn một dãy, tải trọng hướng tâm danh định tương ứng với thành phần hướng tâm của tải trọng chỉ gây ra sự dịch chuyển hướng tâm của các vòng ổ so với nhau.

2. Đối với các ứng suất tiếp xúc này đã xuất hiện tổng biến dạng dư của các con lăn và đường lăn xấp xỉ bằng 0,0001 đường kính của con lăn.

06.04.02. Tải trọng động hướng tâm [chiều trục] cơ bản danh định

Tải trọng hướng tâm tĩnh tại không đổi [tải trọng chiều trục chính tâm không đổi] mà một ổ lăn có thể chịu được theo lý thuyết đối với tuổi thọ tính toán cơ bản là một triệu vòng quay.

CHÚ THÍCH: Đối với các ổ đỡ-chặn một dãy, tải trọng hướng tâm danh định tương ứng với thành phần hướng tâm của tải trọng chỉ gây ra sự dịch chuyển hướng tâm của các vòng ổ so với nhau.

06.05. Tuổi thọ

06.05.01. Tuổi thọ

(Của một ổ riêng biệt) số vòng quay mà một trong các vòng ổ hoặc vòng đệm ổ thực hiện so với vòng ổ kia hoặc vòng đệm ổ kia tới khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên về mỏi trong vật liệu của một trong các vòng ổ hoặc các vòng đệm ổ hoặc các con lăn.

CHÚ THÍCH: Tuổi thọ cũng có thể được biểu thị bằng số giờ làm việc ở một tốc độ quay không đổi đã cho.

06.05.02. Độ tin cậy

(Có liên quan đến tuổi thọ của ổ) đối với một nhóm các ổ lăn giống nhau, làm việc trong các điều kiện như nhau, là tỷ lệ phần trăm của nhóm đạt được hoặc vượt quá tuổi thọ quy định.

CHÚ THÍCH: Độ tin cậy của một ổ lăn riêng biệt là xác suất để ổ lăn này đạt hoặc vượt quá tuổi thọ quy định.

06.05.03. Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ đạt được hoặc vượt quá 50 % của một nhóm các ổ lăn giống nhau làm việc trong các điều kiện như nhau.

06.05.04. Tuổi thọ tính toán

giá trị dự đoán của tuổi thọ dựa trên tải trọng động hướng tâm cơ bản danh định hoặc tải trọng động chiều trục cơ bản danh định.

06.05.05. Tuổi thọ tính toán cơ bản

Tuổi thọ tính toán gắn liền với độ tin cậy 90 %.

06.05.06. Tuổi thọ tính toán điều chỉnh

Tuổi thọ tính toán cơ bản được điều chỉnh theo độ tin cậy khác với 90 % và/hoặc các tính chất của vật liệu khác với thông thường và/hoặc các điều kiện làm việc khác với thông thường.

06.05.07. Tuổi thọ tính toán trung bình

Tuổi thọ tính toán gắn liền với độ tin cậy 50 %, nghĩa là tuổi thọ trung bình dự đoán dựa trên tải trọng động hướng tâm cơ bản danh định hoặc tải trọng động chiều trục cơ bản danh định.

06.06. Các hệ số tính toán

06.06.01. Hệ số tải trọng hướng tâm [chiều trục]

Hệ số nhân áp dụng cho tải trọng hướng tâm [chiều trục] khi tính toán tải trọng tương đương.

06.06.02. Hệ số quay

Hệ số nhân đôi khi được áp dụng (ngoài hệ số tải trọng hướng tâm) cho tải trọng hướng tâm khi tính toán tải trọng động tương đương đối với ổ lăn có tải trọng quay trên vòng ngoài.

CHÚ THÍCH: Hệ số này không được sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế.

06.06.03. Hệ số tuổi thọ

Hệ số nhân được áp dụng cho tải trọng động tương đương để thu được tải trọng động hướng tâm cơ bản danh định hoặc tải trọng động chiều trục cơ bản danh định tương ứng với tuổi thọ tính toán đã cho.

06.06.04. Hệ số tốc độ

Hệ số nhân được áp dụng cho tải trọng động hướng tâm cơ bản danh định hoặc tải trọng động chiều trục cơ bản danh định tương ứng với tuổi thọ tính toán đã cho (được biểu thị bằng giờ làm việc ở tốc độ quay xác định) để thu được tải trọng danh định tương ứng với cùng một tuổi thọ tính toán ở một tốc độ khác.

06.06.05. Hệ số tuổi thọ điều chỉnh

Hệ số nhân áp dụng cho tuổi thọ tính toán cơ bản để thu được tuổi thọ tính toán điều chỉnh.

07. Các thuật ngữ khác

07.01. Thân

01.01.01. Thân (ổ)

Thành phần của bộ phận ổ lăn có bề mặt bên trong đối tiếp với bề mặt ngoài của vòng ổ hoặc vòng tựa trên thân hoặc vòng thân tự lựa hoặc vòng đệm tựa tự lựa.

Hình 101, 102, 104 đến 107.

07.01.02. Cụm ổ đỡ

Cụm chi tiết lắp ráp gồm ổ lăn đỡ và thân ổ có tấm đế với các lỗ lắp bulông để kẹp chặt cụm chi tiết này trên bề mặt tựa, thường song song với đường trục ổ.

Hình 101.

07.01.03. Thân cụm ổ đỡ

Thân ổ của cụm ổ đỡ

Hình 101, 102 và 104.

07.01.04. Thân dạng bích

Thân ổ có mặt bích hướng tâm với các lỗ lắp bulông để kẹp chặt thân ổ với bề mặt tựa, thường vuông góc với đường trục ổ.

Hình 105, 106.

07.01.05. Thân (ổ) điều chỉnh được

Thân ổ có cơ cấu để điều chỉnh vị trí của nó so với bề mặt tựa theo chiều đã cho, thường vuông góc với đường trục ổ.

Hình 107.

07.02. Định vị và kẹp chặt

07.02.01. Mặt tì (lắp ghép) ổ

Phần của trục trên đó lắp ghép ổ lăn hoặc phần của thân ổ trên đó lắp ghép ổ lăn.

Hình 102 đến 107.

07.02.02. Vai trục [thân]

Phần của trục [thân] nhô ra khỏi mặt tì ổ và được dùng để định vị ổ theo chiều trục.

Hình 102, 103.

07.02.03. Ống kẹp

Ống lót được xẻ rãnh dọc trục có lỗ hình trụ và bề mặt ngoài hình côn và có ren ngoài tại mặt mút nhỏ của ống.

Hình 101 và 108.

CHÚ THÍCH: Ống kẹp hoặc côn có tên gọi ống găng được dùng để lắp (với đai ốc hãm và vòng đệm chặn) ổ lăn có lỗ côn trên bề mặt ngoài hình trụ của trục.

07.02.04. Ống siết

Ống được xẻ rãnh dọc trục có lỗ hình trụ còn bề mặt ngoài hình côn và có ren ngoài tại mặt mút lớn của ống.

Hình 109.

CHÚ THÍCH: Ống siết được dùng để lắp và tháo (nhờ một đai ốc) ổ lăn có lỗ côn trên bề mặt ngoài hình trụ của trục.

07.02.05. Đai ốc hãm

(Để định vị chiều trục các ổ lăn) đai ốc với bề mặt ngoài hình trụ có các rãnh dọc để hãm đai ốc bằng một trong các tai bên ngoài của vòng đệm chặn và để sử dụng với chìa vặn móc.

Hình 101 ,110.

07.02.06. Vòng đệm chặn

(Dùng cho đai ốc hãm) vòng đệm bằng thép lá có nhiều tai ở bên ngoài mà một trong các tai được dùng để khóa đai ốc hãm và một tai bên trong dùng để cài vào rãnh dọc ống kẹp hoặc trên trục.

Hình 101, 111.

07.02.07. Vòng hãm lệch tâm

Vòng bằng thép có rãnh vòng lệch tâm ở đầu so với lỗ và được dùng để hãm vòng trong của ổ kiểu bạc lót và kẹp chặt vòng ổ này trên trên trục.

Hình 112.

CHÚ THÍCH: Vòng hãm lệch tâm được quay so với vòng trong tới khi bị hãm lại sau đó được kẹp chặt với trục bằng vít hãm không có đầu.

07.02.08. Vòng hãm đồng tâm

Vòng bằng thép được lắp trên vòng trong rộng của ổ kiểu bạc lót được dùng để cố định ổ trên trục nhờ các vít không có đầu được vặn qua các lỗ trên vòng trong để bảo đảm sự tiếp xúc với trục.

Hình 113.

Hình 1 đến 113 và Hình 114 đến Hình 118 ở bản sửa đổi 1 : 2007.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8-50 (ISO 128-50), Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn - Phần 50: Quy ước cơ bản cho trình bày các diện tích trên các mặt cắt và hình cắt.

 

MỤC LỤC TRA CỨU

B

 

Bán kính bề mặt định tâm

04.03.14

Bánh lăn tỳ (kiểu ổ lăn)

01.02.07

Bánh lăn tỳ lắp trên chạc (kiểu ổ lăn)

01.02.08

Bánh lăn tỳ lắp trên vít cấy (kiểu ổ lăn)

01.02.09

Bề mặt ngoài hình cầu

02.03.14

Bề mặt ngoài ổ lăn

02.02.14

Bề mặt (tiếp xúc) với vòng bít kín

02.02.17

Bi

02.05.01

Bộ bi [đũa]

02.05.04

Bộ ổ lựa chọn

03.01.07

C

 

Cặp ổ lựa chọn

03.01.06

Cấp chính xác của ổ bi

04.04.18

Cấp chính xác của đũa

05.05.10

Chi tiết của ổ (lăn)

02.01.01

Chi tiết phân cách (con lăn)

02.01.20

Chiều cao (của ổ lăn)

04.03.05

Chiều cao mặt bích

04.03.10

Chiều cao tâm của bề mặt định tâm

04.03.15

Chiều cao thực của ổ lăn (chặn-đỡ)

05.02.09

Chiều cao vòng đệm

04.04.06

Chiều dài đũa

04.04.09

Chiều dài danh nghĩa của đũa

05.05.05

Chiều dài thực của đũa

05.05.06

Chiều hướng tâm

04.02.06

Chiều trục

04.02.08

Chiều rộng (của ổ lăn)

04.03.04

Chiều rộng danh nghĩa của ổ [chiều cao ổ]

05.02.06

Chiều rộng danh nghĩa của vòng ổ

05.02.01

Chiều rộng đơn nhất của vòng ổ

05.02.02

Chiều rộng mặt bích

04.03.19

Chiều rộng rãnh lắp vòng lò xo

04.03.12

Chiều rộng thực của ổ

05.02.07

Chiều rộng trung bình của vòng ổ

05.02.05

Chiều rộng vòng ổ

04.04.05

Chiều sâu rãnh lắp vòng lò xo

04.03.13

Chốt vòng cách

02.06.11

Con lăn

02.01.18

Côn (ổ lăn)

02.03.03

Cụm chi tiết ổ

03.02.01

Cụm chi tiết ổ lắp lẫn

03.02.02

Cụm ổ đỡ

07.01.02

Cụm vòng trong

03.02.04

Đ

 

Đai ốc hãm

07.01.02

Đệm chặn

02.01.09

Điểm tiếp xúc danh nghĩa

04.01.12

Độ biến đổi chiều dày thành giữa đường lăn vòng đệm ổ và mặt mút tựa

05.07.12

Độ biến đổi chiều dày thành giữa đường lăn vòng ngoài và bề mặt ngoài

05.07.11

Độ biến đổi của chiều rộng vòng (ổ)

05.02.04

Độ biến đổi đường kính của bi

05.04.04

Độ biến đổi đường kính đũa trong mặt phẳng đơn nhất

05.05.04

Độ biến đổi đường kính lô (bi)

05.04.07

Độ biến đổi đường kính lỗ [đường kính ngoài]

05.01.04

Độ biến đổi đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất trong mặt phẳng đơn nhất

05.01.09

Độ biến đổi đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình

05.07.08

Độ đảo chiều trục của mặt mút vòng trong so với lỗ

05.07.07

Độ đảo chiều trục của vòng ngoài của ổ ở dạng lắp

05.07.06

Độ đảo chiều trục của vòng ngoài của ổ ở dạng lắp

05.07.05

Độ đảo chiều trục của vòng trong của ổ ở dạng lắp

05.07.04

Độ đảo chiều trục của vòng trong của ổ ở dạng lắp

05.07.03

Độ đảo hướng tâm của vòng ngoài ổ ở dạng lắp

05.07.02

Độ đảo hướng tâm của vòng trong của ổ ở dạng lắp

05.07.01

Độ tin cậy

05.02.01

Đũa

02.05.02

Đũa côn

02.05.07

Đũa có mặt vát hai đầu

02.05.08

Đũa hình tang trống

02.05.08

Đũa hình tang trống đối xứng

02.05.10

Đũa hình tang trống không đối xứng

02.05.11

Đũa hình yên ngựa

02.05.09

Đũa hình vòm

02.05.12

Đũa kim

02.05.06

Đũa xoắn vít

02.05.14

Đường kính bi

04.04.07

Đường kính danh nghĩa của bi

05.04.01

Đường kính danh nghĩa của đũa

05.05.01

Đường kính đơn nhất của bi

05.04.02

Đường kính đơn nhất của đũa

05.05.02

Đường kính đũa

04.04.08

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của bộ bi

04.04.12

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của bộ đũa

04.04.13

Đường kính lỗ (của ổ lăn)

04.03.02

Đường kính lỗ của ổ bi [đũa] đỡ không có các vòng ổ

04.04.16

Đường kính lỗ của ổ bi [đũa] chặn (chặn-đỡ) không có các vòng ổ

04.04.18

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] danh nghĩa

05.01.01

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] đơn nhất

05.01.02

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của tổ hợp bi

04.04.14

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] của tổ hợp đũa

04.04.15

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình

05.01.05

Đường kính lỗ [đường kính ngoài] trung bình trong mặt phẳng đơn nhất

05.01.07

Đường kính ngoài của ổ bi [đũa] đỡ không có các vòng ổ

04.01.17

Đường kính ngoài của ổ bi [đũa] (chặn-đỡ) không có các vòng ổ

04.04.19

Đường kính ngoài (của ổ lăn)

04.03.03

Đường kính - rãnh lắp vòng lò xo

04.03.11

Đường kính tiếp xúc của đường lăn

04.04.01

Đường kính trong nhỏ của vòng ngoài

04.04.03

Đường kính trung bình của bi

05.04.03

Đường kính trung bình của lô bi

05.04.06

Đường kính trung bình của đũa trong mặt phẳng đơn nhất

05.05.03

Đường kính vòng tròn qua đường tâm bộ đũa

04.04.11

Đường kính vòng tròn qua tâm bộ bi

04.04.10

Đường lăn

02.02.01

Đường lăn hình cầu

02.02.04

Đường lăn hình vòm

02.02.03

Đường lăn thẳng

02.02.02

Đường trục của vòng ngoài [vòng tựa trên thân]

04.02.03

Đường trục của vòng trong [vòng ngoài]

04.02.04

Đường trục của vòng trong [vòng lắp chặt trên trục]

04.02.02

Đường trục ổ

04.02.01

G

 

Góc tiếp xúc [góc tiếp xúc danh nghĩa]

04.02.10

Gờ

02.02.07

Gờ giữa

02.03.22

Gờ mặt mút hẹp vòng ngoài

02.03.21

Gờ mặt mút hẹp vòng trong

02.03.20

Gờ mặt mút rộng vòng trong

02.03.19

H

 

Hệ số quay

06.06.02

Hệ số tải trọng hướng tâm [chiều trục]

06.06.05

Hệ số tốc độ

06.06.04

Hệ số tuổi thọ

06.06.03

Hệ số tuổi thọ điều chỉnh

06.06.05

K

 

Khe hở hướng tâm bên trong

05.08.01

Khe hở hướng tâm bên trong lý thuyết

05.08.02

Khoảng cách hướng tâm [chiều trục]

04.02.09

Kích thước bao (của ổ lăn)

04.03.01

Kích thước danh nghĩa của mép vát

05.03.01

Kích thước chiều trục của mép vát

04.03.08

Kích thước chiều trục đơn nhất của mép vát

05.03.03

Kích thước hướng tâm của mép vát

04.03.07

Kích thước hướng tâm đơn nhất của mép vát

05.03.02

Kích thước mép vát

04.03.06

Kích thước lớn nhất đơn nhất của mép vát

05.03.05

Kích thước nhỏ nhất đơn nhất của mép vát

05.03.04

L

 

Lắp ghép bộ đôi trước sau (theo sơ đồ "T")

03.01.05

Lắp ghép mặt mút hẹp-mặt mút hẹp (theo sơ đồ "x")

03.01.04

Lắp ghép mặt mút rộng-mặt mút rộng (theo sơ đồ "O")

03.01.03

Lắp ghép theo bộ

03.01.02

Lắp ghép theo cặp

03.01.01

Loạt chiều cao

04.01.06

Loạt chiều rộng

04.01.05

Loạt đường kính

04.01.04

Loạt góc

04.01.07

Loạt kích thước

04.01.03

Loạt ổ

04.01.02

Lô bi

05.04.05

Lô đũa

05.05.08

Lỗ bôi trơn

02.02.21

Lỗ côn

02.02.13

Lỗ ổ lăn

02.02.11

Lỗ trụ

02.02.12

M

 

Mặt bích vòng ngoài

02.03.17

Mặt dẫn hướng vòng cách

02.02.08

Mặt mút chuẩn của vòng ổ [vòng đệm ổ]

04.02.13

Mặt mút hẹp của đũa

02.05.17

Mặt mút hẹp (của vòng ổ lăn)

02.03.16

Mặt mút rộng của đũa

02.05.16

Mặt mút rộng (của vòng ổ lăn)

02.03.05

Mặt mút đũa

02.05.15

Mặt mút tựa của mặt bích (vòng ngoài)

02.03.18

Mặt mút tựa của vòng lắp chặt trên trục [vòng tựa trên thân]

02.04.07

Mặt mút tựa hình cầu

02.04.06

Mặt mút vòng ổ [vòng đệm ổ]

02.02.01

Mặt phẳng chiều trục

04.02.07

Mặt phẳng hướng tâm

04.02.05

Mặt tựa (lắp ghép) ổ

07.02.01

Mép vát mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng ngoài

02.03.24

Mép vát mặt mút rộng [mặt mút hẹp] của vòng trong

02.03.23

Mép vát mặt tựa của vòng lắp chặt trên trục

02.04.08

Mép vát mặt mút của vòng tựa trên thân

02.04.09

Mép vát trên đũa

02.05.19

Mép vát vòng ổ [vòng đệm ổ]

02.02.15

Momen khởi động

06.01.01

Momen quay

06.01.02

N

 

Nhóm bi

05.04.09

Nhóm đũa

05.05.07

O

 

Ổ bi

01.05.01

Ổ bi chặn (chặn-đỡ)

01.05.10

Ổ bi chặn-đỡ hai chiều một dãy

05.05.11

Ổ bi chặn một chiều hai dãy

01.05.12

Ổ bi có rãnh dẫn bi

01.05.05

Ổ bi đỡ (đỡ-chặn)

01.05.02

Ổ bi không có vai

01 05.06

Ổ bi [đũa] không có các vòng ổ

03.03.02

Ổ bi đỡ [chặn] không có các vòng ổ

03.03.03

Ổ bi tiếp xúc ba điểm

05.01.08

Ổ bi tiếp xúc bốn điểm

05.01.09

Ổ bi từ tính

01.05.07

Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng

01.05.03

Ổ bi với đường lăn dạng lòng máng sâu

01.05.04

Ổ đũa

01.06.01

Ổ đũa chặn (chặn-đỡ)

01.06.11

Ổ đũa cầu chặn-đỡ

01.06.15

Ổ đũa chéo

01.06.10

Ổ đũa côn (đỡ-chặn)

01.06.04

Ổ đũa côn chặn (chặn-đỡ)

01.06.13

Ổ đũa đỡ (đỡ-chặn)

01.06.02

Ổ đũa đỡ [chặn] không có các vòng ổ

03.03.04

Ổ đũa hình tang trống

01.06.07

Ổ đũa kim (đỡ)

01.06.05

Ổ đũa kim chặn

01.06.14

Ổ đũa kim không có vòng trong

03.02.06

Ổ đũa kim có vòng ngoài đập

01.06.06

Ổ đũa lõm yên ngựa

01.06.08

Ổ đũa trụ (đỡ)

01.06.03

Ổ đũa trụ chặn

01.06.12

Ổ lăn

01.01.01

Ổ lăn cảm biến [có cảm biến]

01.01.30

Ổ lăn chặn

01.03.02

Ổ lăn chặn và chặn-đỡ

01.03.01

Ổ lăn chặn-chặn đỡ

01.03.03

Ổ lăn chặn (chặn-đỡ) một chiều

01.03.04

Ổ lăn chặn (chặn-đỡ) hai chiều

01.03.05

Ổ lăn chặn hai chiều hai dãy

01.03.06

Ổ lăn chuyển động thẳng

01.04.01

Ổ lăn chuyển động thẳng có sự quay vòng của bi

01.04.02

Ổ lăn chính xác của khí cụ

01.01.23

Ổ lăn có lỗ côn

01.02.05

Ổ lăn chứa đầy hoàn toàn con lăn

01.01.05

Ổ lăn có vòng bít

01.01.18

Ổ lăn có vòng che

01.01.19

Ổ lăn có vai tỳ

01.02.07

Ổ lăn có vai tựa

01.02.06

Ổ lăn có vòng tự lựa

01.01.09

Ổ lăn đỡ

01.01.02

Ổ lăn đỡ chặn

01.02.03

Ổ lăn đỡ và đỡ-chặn

01.02.01

Ổ lăn được cách điện

01.01.27

Ổ lăn được phủ

01.01.26

Ổ lăn được bôi trơn sơ bộ

01.01.21

Ổ lăn gốm

01.01.29

Ổ lăn hai dãy

01.01.03

Ổ lăn hai nửa

01.01.12

Ổ lăn hệ mét

01.01.13

Ổ lăn hệ inch

01.01.15

Ổ lăn hở

01.01.17

Ổ lăn hộp ổ trục đường sắt

01.01.24

Ổ lăn không có các vòng ổ

03.03.01

Ổ lăn không có vòng ngoài

03.02.03

Ổ lăn không có vòng trong

03.02.05

Ổ lăn không tháo được

01.01.11

Ổ lăn không tự lựa

01.01.17

Ổ lăn kín

01.01.20

Ổ lăn kiểu bạc lót

01.02.04

Ổ lăn lai

01.01.28

Ổ lăn loạt hệ mét

01.01.14

Ổ lăn loạt hệ inch

01.01.16

Ổ lăn máy bay

01.01.22

Ổ lăn một dãy

01.01.02

Ổ lăn nhiều dãy

01.01.04

Ổ lăn tháo được

01.01.10

Ổ lăn tổ hợp

01.01.25

Ổ lăn tổng hợp thông dụng

01.02.10

Ổ vòng cách

02.06.08

Ống kẹp

07.02.03

Ống lót (ổ lăn)

02.03.04

Ống siết

07.02.04

P

 

Phân nhóm bi

05.04.11

R

 

Rãnh bôi trơn

02.02.20

Rãnh đường lăn

02.02.05

Rãnh lắp con lăn

02.02.09

T

 

Thân ổ

07.01.01

Thân cụm ổ đỡ

07.01.03

Thân dạng bích

07.01.04

Thân điều chỉnh được

07.01.05

Tổ hợp bi [đũa]

02.05.03

Trung điểm của đường lăn

04.04.02

Tuổi thọ

06.05.01

Tuổi thọ tính toán

06.05.04

Tuổi thọ tính toán cơ bản

06.05.05

Tuổi thọ tính toán điều chỉnh

06.05.06

Tuổi thọ tính toán trung bình

06.05.07

Tuổi thọ trung bình

06.05.03

V

 

Vai (rãnh)

02.02.06

Vai trục [thân]

07.02.02

Vấu vòng cách

02.06.10

Vết lõm trên đũa

02.05.18

Vòng bảo vệ ổ

02.01.16

Vòng bít kín ổ

02.01.15

Vòng cách (của ổ lăn)

02.01.19

Vòng cách dạng dải

02.06.01

Vòng cách được dẫn hướng bằng mặt dẫn hướng

02.06.13

Vòng cách ghép hai nửa

02.06.06

Vòng cách tháo được

02.06.07

Vòng cách có vấu

02.06.04

Vòng cách chốt nối

02.06.05

Vòng cách có cửa sổ

02.06.03

Vòng cách có hãm kẹp

02.06.02

Vòng chăn (tháo được)

02.01.10

Vòng che (chặn)

02.01.17

Vòng chia cách

02.01.14

Vòng dẫn hướng

02.01.11

Vòng đệm chặn

07.02.06

Vòng đệm ổ ở giữa

02.04.03

Vòng đệm ổ lăn

02.01.03

Vòng đệm tựa tự lựa

02.04.05

Vòng hãm đồng tâm

07.02.08

Vòng hãm lệch tâm

07.02.07

Vòng lắp chặt trên trục

02.04.01

Vòng lắp trên thân tự lựa

02.04.04

Vòng lò xo định vị

02.01.12

Vòng lò xo hãm

02.01.13

Vòng ngoài (ổ lăn)

02.03.02

Vòng ngoài có vai

02.03.11

Vòng ngoài dập (của ổ lăn)

02.03.10

Vòng ngoài kép

02.03.06

Vòng ngoài không có vai

02.03.09

Vòng ngoài tự lựa

02.03.12

Vòng ổ có hai rãnh chia tách

02.01.07

Vòng ổ có một rãnh chia tách

02.01.06

Vòng ổ [vòng đệm ổ] hai nửa

02.01.08

Vòng ổ [vòng đệm ổ] lắp lẫn

02.01.05

Vòng ổ lăn

02.01.02

Vòng ổ [vòng đệm ổ] tháo được

02.01.04

Vòng thận (ổ) tự lựa

02.03.13

Vòng trong (ổ lăn)

02.03.01

Vòng trong kép

02.03.05

Vòng trong không có vai

02.03.08

Vòng trong rộng

02.03.07

Vòng tựa trên thân

02.04.02

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi