Tiêu chuẩn TCVN 8281:2009 Quy trình thử đặc tính của đầu búa thép

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8281:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8281:2009 ISO 15601:2000 Búa-Đặc tính kỹ thuật của đầu búa thép-Quy trình thử
Số hiệu:TCVN 8281:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8281:2009

ISO 15601:2000

BÚA - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ĐẦU BÚA THÉP - QUI TRÌNH THỬ

Hammer - Technical specifications concerning steel hammer heads - Test procedures

Lời nói đầu

TCVN 8281:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 15601:2000.

TCVN 8281:2009 Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÚA - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ĐẦU BÚA THÉP - QUI TRÌNH THỬ

Hammer - Technical specifications concerning steel hammer heads - Test procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các đặc tính chất lượng của búa tay để đánh giá sự phù hợp với đầu búa và các bộ phận lắp ráp có liên quan.

Tiêu chuẩn xác định các đặc tính và phương pháp xác nhận đối với đầu búa và các bộ phận lắp ráp có liên quan.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các búa được sử dụng ở điều kiện làm việc bình thường, nghĩa là chỉ sử dụng để đập các vật có độ cứng lớn nhất là 46 HRC.

CHÚ THÍCH: Khi các vật đập có độ cứng lớn hơn có thể gây ra tróc vỡ, cần phải chọn các búa có tính chất khác với các qui định trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này không áp dụng với các đầu búa thép có khối lượng đầu nhỏ hơn 100 g.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 257-1 : 2007 (ISO 6508-1 : 2005), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, F, G, H, K, N, T).

TCVN 8048-1:2009 (ISO 3130:1975), Gỗ - Xác định hàm lượng ẩm cho thử lý tính cơ tính.

3. Đặc tính đầu búa và phương pháp thử

3.1. Đặc tính độ cứng và xử lý nhiệt

Sau khi rèn, các bề mặt đập phải xử lý thoát cácbon.

Các đầu búa phải:

- Tôi cứng để đạt được cấu trúc mactenxit;

- Được ram sao cho bề mặt đập và đầu mũi búa, bao gồm móc nhổ đinh đạt độ cứng nằm trong khoảng (50 - 58) HRC.

Độ cứng của các điểm khác trên bề mặt đập phải như nhau với dung sai tổng của 5 HRC.

Phần giữa búa không được làm cứng và vùng gần lỗ búa, độ cứng không được lớn hơn 35 HRC. Vùng được làm cứng của bề mặt đập phải đạt chiều sâu ít nhất 3 mm; tại chiều sâu này, độ cứng không được nhỏ hơn 46 HRC và không lớn hơn độ cứng bề mặt (xem Hình 1).

Trong trường hợp búa đầu tròn (xem Hình 2) chiều sâu 3 mm của phần cứng tại các đầu mút chỉ áp dụng tại tâm theo đường tâm và hướng côn của đường kính tròn, để tránh vùng được làm cứng mở rộng đến vùng đỡ búa.

3.2. Phát hiện vết nứt

Toàn bộ đầu búa không được có vết nứt.

Để kiểm tra, phải sử dụng kỹ thuật dò khuyết tật hạt từ tính trong đó tác động dòng điện xoay chiều ít nhất là 15 mA/mm2 đối với đầu búa (xem Hình 3).

CHÚ DẪN:

1 Gối tựa tiếp xúc

2 Dòng điện

Hình 3 - Phương pháp dò vết nứt

Các vết nứt được phát hiện với phương pháp phù hợp.

Có thể sử dụng các phương pháp thử không phá hủy tương đương khác.

3.3. Vát cạnh

Khi cần thiết vát cạnh bề mặt đập, độ vát không nhỏ hơn ít nhất 1/15 của chiều rộng đầu búa và có góc vát từ 40o đến 50o.

4. Qui trình thử

4.1. Yêu cầu độ ẩm của tay cầm búa bằng gỗ

Đối với các búa được lắp tay cầm gỗ, độ ẩm tay cầm tại thời điểm thử phải trong khoảng 10 % đến 15 % theo TCVN 8048 : 2009.

4.2. Thử kéo tháo

Trước khi tiến hành phép thử này, phải tác động hai loạt 25 nhát búa cực mạnh với góc đập khác nhau (xem Hình 4) lên bề mặt có độ cứng bằng hoặc nhỏ hơn 46 HRC.

Hình 4 - Góc đập khác nhau

Đầu búa và đầy tay cầm phải được lắp ráp chắc chắn trong máy thử kéo hoặc thiết bị phù hợp khác.

Tải trọng kéo trên phía của tay cầm (xem Hình 5) và tải trọng nén trên mặt bên của đầu búa (xem Hình 6) phải được tác động dần dần và không tăng đột ngột.

Tải trọng tác động theo chỉ dẫn trên Bảng 1.

Đối với các búa được lắp ráp đảo chiều với các tay cầm bằng nhựa nhiệt dẻo chỉ áp dụng các tải trọng nén như chỉ dẫn trên Hình 6.

Sau khi thử, đầu búa và tay cầm không được có các hư hỏng như sự dịch chuyển của tay cầm trong lỗ búa hoặc các khuyết tật khác mà có thể giảm sự bền chặt của búa.

Bảng 1 - Tải trọng được tác động theo khối lượng đầu búa

Khối lượng đầu búa

m

g

Tải trọng kéo/nén

F

min.

N

100 ≤ m < 200

1400

200 ≤ m < 300

1800

300 ≤ m < 400

2500

400 ≤ m < 500

3500

500 ≤ m < 700

3500

700 ≤ m < 1250

5200

1250 ≤ m < 2000

7000

2000 ≤ m < 4000

8000

4000 ≤ m < 8000

9000

8000 ≤ m < 12000

10000

4.3. Thử uốn tay cầm đối với móc nhổ đinh

Kẹp chắc đầu búa vào trong đồ gá có đường tâm của tay cầm song song với bề mặt của đồ gá (xem Hình 7).

Hình 7 - Thử uốn tay cầm đối với móc nhổ đinh

Tác động tải trọng F’, vuông góc với đường tâm của tay cầm tại gần đầu mút để đạt được mômen xoắn 125 Nm, không tính đến kích thước của búa.

Tải trọng phải bắt đầu từ "không" và tác động dần không được tăng đột ngột.

Tải trọng thử phải được giữ ít nhất trong 10s, sau khi thử tay cầm không được có các hư hỏng hoặc bất kỳ các khuyết tật nào.

4.4. Thử độ bám dính của sự kẹp chặt

Đối với tay cầm được trang bị cơ cấu kẹp, cơ cấu này phải không được quay đối với tay cầm khi tác động mômen xoắn 10 Nm.

Phép thử phải được tiến hành bởi tác động lực phân bố đều trên toàn bộ bề mặt kẹp. Lực cần thiết không được làm cong vênh phần kẹp.

5. Ghi nhãn

Búa phải được ghi nhãn một cách chắc chắn rõ ràng và bền lâu trên đầu búa với ít nhất tên của nhà sản xuất hoặc tên của nhà cung cấp hoặc nhãn hiệu thương mại.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi