Tiêu chuẩn TCVN 8280:2009 Yêu cầu đối với kìm và kìm cắt ngành điện tử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8280:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8280:2009 ISO 9657:2004 Kìm và kìm cắt dùng cho ngành điện tử-Yêu cầu kĩ thuật chung
Số hiệu:TCVN 8280:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8280:2009

ISO 9657:2004

KÌM VÀ KÌM CẮT DÙNG CHO NGÀNH ĐIỆN TỬ - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Pliers and nipper for electronics – General technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8280:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 9657:2004.

TCVN 8280:2009 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

KÌM VÀ KÌM CẮT DÙNG CHO NGÀNH ĐIỆN TỬ - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Pliers and nipper for electronics – General technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật chung với kìm và kìm cắt để sử dụng cho ngành điện tử. Các loại kìm này để sử dụng cho các linh kiện điện tử, các bảng mạch in v.v….

CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được xác định trong ISO 8979.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các dụng cụ dùng làm việc trong các mạch điện hoạt động và các ứng dụng khử tĩnh điện.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 8979, Pliers and nippers for electronics – Nomenclature (Kìm và kìm cắt dùng cho điện – Kiểu loại).

3. Tay kìm

Tay kìm phải có độ cứng 40 HRC. Tay kìm phải có hình dạng và phải có vỏ bọc để thuận tiện cho việc kẹp. Chiều rộng của tay kìm phải bao gồm chiều dày vỏ bọc.

4. Đầu kìm

4.1. Qui định chung

Nếu không có các qui định khác, độ cứng của đầu kìm không được nhỏ hơn 40 HRC.

4.2. Khớp nối

Khớp nối phải có kết cấu để cho phép di chuyển tự do từ vị trí đóng đến vị trí mở và dịch chuyển tự do được trong phạm vi làm việc mà không làm giảm chức năng của kìm.

4.3. Mỏ kìm

Nếu không có các qui định khác trong tiêu chuẩn kích thước. Mỏ của tất cả các loại kìm đều có một điểm chung. Kìm cắt phải có độ cứng của lưỡi cắt không nhỏ hơn 55 HRC.

Các kìm kẹp phải có độ cứng không nhỏ hơn 40 HRC trên bề mặt kẹp.

Không qui định độ cứng cho mỏ của các kìm đầu mút tròn.

5. Kí hiệu

5.1. Kìm cắt

Các thông tin chính cho kí hiệu kìm cắt phải theo trình tự sau và theo ISO 8979.

a) Kí hiệu và số kiểu loại;

b) Số hiệu tiêu chuẩn có liên quan;

c) Kích thước;

d) Hướng và vị trí của lưỡi cắt;

e) Kiểu và hình dáng của các lưỡi cắt;

f) Kiểu nối ghép;

g) Lĩnh vực sử dụng; ví dụ cỡ kìm và kiểu dây, giữ lại phần cắt bỏ (chỉ yêu cầu để hiểu rõ hơn).

5.2. Kìm cắt một công cụ và kìm cắt đa công dụng

Các thông tin chính cho kí hiệu kìm một công dụng và nhiều công dụng phải theo trình tự sau và theo ISO 8979.

a) Tên và số kiểu loại;

b) Số hiệu tiêu chuẩn có liên quan;

c) Hình dáng mũi kìm (nhìn ở đầu mút tại đỉnh kìm);

e) Hình dáng mũi kìm (theo hướng dọc);

f) Kiểu kết nối;

g) Mỏ kìm có hoặc không có răng cưa;

h) Mỏ kìm có hoặc không có rãnh.

Đối với kìm cắt nhiều công dụng, các thông tin sau cần cho vào:

i) Hướng và vị trí của lưỡi cắt;

j) Kiểu và hình dáng của lưỡi cắt;

k) Lĩnh vực ứng dụng; ví dụ kích thước và kiểu dây; giữ lại phần cắt bỏ (chỉ yêu cầu để hiểu rõ hơn).

6. Ghi nhãn

Kìm phải được ghi nhãn với tên ít nhất hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8048-1:2009 (ISO 6508-1:2005), Vật liệu kim loại – Thử độ cứng Rockwell – Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).

[2] TCVN 8279:2009 (ISO 9656:2004), Kìm và kìm cắt dùng cho điện – Phương pháp thử.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi