Tiêu chuẩn TCVN 8278:2009 Phương pháp thử với kìm và kìm cắt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8278:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8278:2009 ISO 5744:2004 Kìm và kìm cắt-Phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 8278:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8278:2009

ISO 5744:2004

KÌM VÀ KÌM CẮT – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pliers and nippers – Methods of test

Lời nói đầu

TCVN 8278:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5744:2004.

TCVN 8278:2009 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

KÌM VÀ KÌM CẮT – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pliers and nippers – Methods of test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử để kiểm tra chức năng của kìm và kìm cắt.

Các thông số thử phải được qui định dựa trên chức năng sử dụng của dụng cụ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

EN 12166:1988, Copper and copper aloys – Wire for general purposes (Đồng và hợp kim đồng – Dây thông dụng).

IEC 60317-0-1, Specifications for particular types of winding of wires – Part 0-1: General requirement – Enamelled round copper wire (Đặc tính kỹ thuật cho các kiểu dây uốn riêng biệt – Phần 0-1: Yêu cầu chung – Dây đồng tròn tráng men).

3. Yêu cầu chung

Nếu không có các qui định khác, các giá trị như kích thước dùng để xác định vị mẫu thử, lực thử và vị trí đặt lực có dung sai là ± 2,5%.

4. Thử tải

4.1. Yêu cầu chung

Phép thử phải được tiến hành trên các thiết bị phù hợp có thể kiểm tra được bằng cách so sánh với chuẩn.

Toàn bộ các phép thử phải thực hiện trên cùng một kìm được thử và theo trình tự của tiêu chuẩn này.

4.2. Kìm và kìm cắt

Đối với kìm có kiểu và kích thước, được cho trong tiêu chuẩn kích thước, xác định điểm đặt tải trên tay kìm với khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán kết nối và đưa vào bên trong mỏ kìm một mẫu thử phù hợp (xem 4.4).

Nếu kìm được lắp với một tay cầm phù hợp, khi thử phải tháo bỏ tay cầm.

Tác động một tải trọng 50 N và đo chiều rộng w1 của tay kìm. Tăng tải trọng đến một giá trị xác định, F, như cho trong bảng của tiêu chuẩn sản phẩm được ứng dụng sau đó giảm tải trọng đến 50 N. Tác động tải trọng F bốn lần sau đó chiều rộng w2 tại trên cùng khoảng cách l1.

Hiệu giữa số đọc lần thứ nhất và số đọc lần thứ nhất không được lớn hơn giá trị lớn nhất của biến dạng dư (s = w1w2), xem Hình 1, Hình 2, Hình 3 và Hình 4, phù hợp với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Sau khi thử, dụng cụ không được biến dạng để có thể ảnh hưởng đến sử dụng của dụng cụ.

Nếu tải trọng thử không có thể tiến hành thuận tiện tại khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán nối ghép thì sẽ lấy một vị trí phù hợp hơn để đặt tải trọng được chọn theo khoảng cách l’1 từ tâm của đinh tán nối ghép. Tải trọng F’ tại khoảng cách l’1 tính từ tâm của đinh tán nối ghép, được tính theo công thức sau:

Trong đó

F là tải trọng đặt tại khoảng cách l1 (xem các Hình 1, Hình 2 và Hình 3);

F’ là tải trọng tính đặt tại khoảng cách l’1;

l1 là khoảng cách từ tâm của đinh tán đến điểm đặt tải được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm được ứng dụng;

l1 là khoảng cách đo từ tâm của đinh tán nối ghép đến điểm đặt tải.

Sau khi thử, giá trị biến dạng dư, s, phải không được vượt quá giá trị cho trong tiêu chuẩn sản phẩm được ứng dụng.

4.3. Kìm được sự trợ giúp của đòn bẩy (kìm chết)

Kiểu và kích thước của dụng cụ, được cho trong tiêu chuẩn kích thước, xác định điểm đặt tải trên tay kìm và khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán kết nối và đưa vào bên trong mỏ kìm một miếng thử phù hợp (xem 4.4).

Đặt tải trọng bằng 0,5 x F’, rồi giảm tải trọng xuống còn 50 N và đo chiều rộng w1 của tay kìm. Tăng tải trọng đến giá trị F, sau đó giảm xuống 50 N. Tác động tải trọng F bốn lần sau đó đo chiều rộng w2, phải đo lại tại cùng khoảng cách l1.

Hiệu giữa số đọc thứ nhất và số đọc thứ hai không được lớn hơn giá trị lớn nhất của trị số của biến dạng dư (s = w1w2), xem Hình 1, Hình 2 và Hình 3 phù hợp với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Sau khi thử, dụng cụ không được biến dạng để có thể ảnh hưởng đến sử dụng của dụng cụ.

4.4. Thanh thử

Thanh thử phải có giá trị độ cứng từ 30 HRC đến 40 HRC và có kích thước và biên dạng sao cho tiếp xúc với các mỏ kìm trên chiều dài 8 mm ± 1 mm từ đỉnh của mỏ kìm.

Đối với kìm cắt mặt đầu thanh thử phải tiếp xúc trên toàn bộ chiều dài của mỏ kìm. Với thanh thử được đưa vào, khe hở giữa các điểm của mỏ kìm phải là 3 mm ± 1 mm.

Đối với kìm nhiều nấc và kìm thông thường, sự tiếp xúc giữa các mỏ kìm và thanh thử phải kéo dài quá chiều dài 6 mm ± 1 mm.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Đinh tán nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động trong thử tải hoặc F1 = lực tác động khi thử cắt.

b hoặc w2 được đo theo 4.2.

Hình 1 – Kìm cắt cạnh

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Đinh tán nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động trong thử tại hoặc F1 = lực tác động khi thử cắt

b hoặc w2 được đo theo 4.2

Hình 2 – Kìm mũi tròn, mũi phẳng và mũi dài

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Đinh tán nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động trong thử tại hoặc F1 = lực tác động khi thử cắt

b hoặc w2 được đo theo 4.2

Hình 3 – Kìm cắt mặt đầu

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Bulông nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động trong khi thử tải.

b hoặc w2 được đo theo 4.2

Hình 4 – Kìm nhiều nấc

5. Thử cắt dây

5.1. Kiểm tra xác nhận dây thử

Dây thử phải được kiểm tra xác nhận bằng thiết bị có thể so sánh với chuẩn.

Lắp vào trong thiết bị thử hai dao cắt bằng vonfram cácbit có lưỡi cắt mài đến góc 60o ± 1o, bán kính 0,3 mm ± 0,02 mm, các lưỡi cắt song song với nhau và vuông góc với dây thử (xem Hình 5).

Ghi lại lực cắt được dây. Giá trị trung bình của ba lần đọc phải tương ứng với giá trị cho trong Bảng 1 và Bảng 2.

CHÚ DẪN:

1          Dây thử

2          Dao cắt cácbit

Hình 5 – Thiết bị thử

5.2. Lực cắt

Các giá trị lực cắt cho trong Bảng 1 và Bảng 2.

Bảng 1 – Dây thử có độ cứng trung bình

Đường kính dây danh nghĩa

d

mm

Độ bền kéo xấp xỉa

MPa

Lực cắt

F2

N

1,6

1600

1800 ± 90

a Độ bền kéo cho trong bảng chỉ để hướng dẫn.

Bảng 2 – Dây thử cứng

Đường kính dây danh nghĩa

d

mm

Độ bền kéo xấp xỉa

MPa

Lực cắt,

F2

N

1,25

2300

2000 ± 100

1,4

2250

2350 ± 125

1,6

2200

2800 ± 150

1,8

2150

3400 ± 175

2

2100

4000 ± 200

2,5

2000

5700 ± 300

a Độ bền kéo cho trong bảng chỉ để hướng dẫn.

5.3. Thử cắt

5.3.1. Yêu cầu chung

Phải sử dụng dây thử đã được hiệu chuẩn và kìm phải được lắp trong thiết bị thử để có thể kiểm tra bằng cách sự so sánh với chuẩn.

Đưa dây thử vào trong hai mỏ của kìm và tác động một một lực F1 lên hai tay kìm tại điểm xác định bằng l1l2 theo kích thước và kiểu dụng cụ. Đối với kìm cắt mặt đầu, phép thử phải được tiến hành tại khoảng cách cách mép lưỡi cắt 3 mm.

CHÚ THÍCH: l2 là khoảng cách từ tâm của đinh tán đến vị trí tâm của dây, được cho trong mỗi tiêu chuẩn sản phẩm.

Nếu phép thử cắt dây khi tiến hành không thuận lợi tại điểm xác định bằng l1 l2 thì phải lấy ở vị trí thuận lợi hơn có thể lựa chọn xác định bởi l’1 l’2.

5.3.2. Dây thử có độ cứng trung bình

Trong trường hợp này lực cắt F’1, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F’1     là lực cắt lớn nhất được tính toán không được cho trong tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp;

F2      là lực cắt theo Bảng 1;

1,6     là hệ số hiệu chỉnh cho dây thử có độ cứng trung bình;

l’1       là khoảng cách đo từ tâm của đinh tán nối ghép đến điểm tác động của tải trọng;

l’2       là khoảng cách đo từ tâm của đinh tán nối ghép đến vị trí của dây thử.

CHÚ THÍCH: Tỷ số đòn bẩy là l1/l2.

Lực đo F’1 cần thiết để cắt dây thử không được vượt quá giá trị lực cắt lớn nhất F’1 đã cho với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Khi hoàn thành phép thử, lưỡi cắt không được có các vết lõm nhìn thấy được, không có các biến dạng ảnh hưởng đến đặc tính cắt của dụng cụ. Dụng cụ không được có bất kỳ một sự sai hỏng nào ảnh hưởng đến việc sử dụng.

Sau khi thử, dây mềm thử cắt phải đạt được các qui định theo theo Điều 7.

5.3.3. Dây thử cứng

Trong trường hợp này, lực cắt F1, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F’1     là lực cắt lớn nhất được tính toán không nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng;

F2      là lực cắt theo Bảng 2;

2       là hệ số hiệu chỉnh đối với dây thử cứng;

l1       là khoảng cách đo từ tâm đinh tán nối ghép đến điểm tác động lực;

l2       là khoảng cách đo từ tâm của đinh tán nối ghép đến vị trí của dây thử.

CHÚ THÍCH: Tỷ số đòn bẩy là l1/l2.

Đo lực F’1 cần thiết để cắt dây thử không được vượt quá giá trị lực cắt lớn nhất F’1 đã cho với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Khi hoàn thành phép thử, lưỡi cắt không được có các vết lõm nhìn thấy được hoặc không có các biến dạng ảnh hưởng đến đặc tính cắt của dụng cụ. Dụng cụ không được có bất kỳ sự sai hỏng nào ảnh hưởng đến việc sử dụng.

Sau khi thử, dây mềm thử cắt phải đạt được các qui định theo theo Điều 7.

5.3.4 Dây thử cứng (với kìm cắt được trợ giúp của đòn khuỷu)

Trong trường hợp này, lực cắt F’1, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F1     là lực cắt lớn nhất được tính toán không nêu trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng;

F2      là lực cắt theo Bảng 2;

2       là hệ số hiệu chỉnh đối với dây thử cứng;

w1      là chiều rộng đo được của tay kìm tại vị trí đóng;

w5      là chiều rộng đo được của tay kìm tại vị trí mở.

Lực đo F’1 cần thiết để cắt dây thử không được vượt quá giá trị lực cắt lớn nhất F’1 đã cho với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Khi hoàn thành phép thử, lưỡi cắt không được có các vết lõm nhìn thấy hoặc không có các biến dạng ảnh hưởng đến đặc tính cắt của dụng cụ. Dụng cụ không được có bất kỳ sự sai hỏng nào ảnh hưởng đến việc sử dụng.

Sau khi thử, dây mềm thử cắt phải đạt được các qui định theo theo Điều 7.

6. Thử xoắn

6.1. Yêu cầu chung

Dụng cụ được thử phải đặt trên một thiết bị có thể kiểm tra được bằng so sánh với chuẩn.

Tùy thuộc vào kiểu và kích thước của dụng cụ, đưa một Thanh thử phù hợp vào trong hai mỏ kìm theo chỉ dẫn của 6.2. Tác động tải trọng lên tay kìm với giá trị bằng 50% giá trị của tải trọng được qui định trong tiêu chuẩn phù hợp tại một khoảng cách l1 tính từ tâm của đinh tán nối ghép rồi kẹp hai tay cầm để chống lại mô men quay.

Tác động mô men xoắn T, theo cả hai hướng cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Chuyển động góc a không được vượt quá giá trị cho đối với kiểu và kích thước của dụng cụ.

Bất kỳ sự nới lỏng nào của mối ghép hoặc độ biến dạng của của mỏ kìm gây ra do thử không được làm giảm hiệu suất làm việc của dụng cụ.

6.2. Thanh thử

Đối với kìm mũi phẳng, thanh thử phải có chiều dày: 3 mm ± 0,1 mm, chiều rộng 12 mm ± 1 mm và có độ cứng 45 HRC đến 50 HRC. Thanh thử phải được đưa vào giữa hai mỏ kìm đến chiều sâu 6 mm ± 1 mm (xem Hình 6).

Đối với kìm mũi tròn, hai đầu của mũi kìm phải được lắp vào hai lỗ của thanh thử. Các lỗ có đường kính 4 mm ± 0,1 mm, chiều sâu 3 mm ± 0,1 mm với các đáy phẳng. Khoảng cách giữa hai mũi lấy bằng 4 mm ± 0,1 mm là kích thước giữa hai mép bên trong. Thanh thử phải có độ cứng 45 HRC đến 50 HRC (xem Hình 7).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Đinh tán nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động khi thử xoắn (xem 6.1).

Hình 6 – Kìm mũi phẳng

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Đinh tán nối ghép

2 Thanh thử

a F = là tải trọng tác động khi thử xoắn (xem 6.1)

b Hai lỗ f 4 mm ± 0,1 mm.

Hình 7 – Kìm mũi tròn

7. Thử cắt dây mềm

Để hoàn thiện việc thử cắt dây cứng trung bình và dây cứng, kìm và kìm cắt phải có khả năng cắt các dây mềm như sau:

a) Kìm cắt cạnh

Cắt các dây thử trên chiều dài bằng ít nhất hai phần ba của tổng cạnh cắt được đo từ mũi của mỏ kìm.

b) Kìm cắt mặt đầu và kìm của các kỹ sư (kìm kết hợp)

Cắt dây thử trên toàn bộ chiều dài của cạnh cắt.

Vị trí của dây thử nằm giữa các mỏ kẹp của kìm theo ví dụ chỉ dẫn trên Hình 8, Hình 9 và Hình 10.

Các dây thử cắt được qui định trong Bảng 3. Không được gây ứng suất cho các dây này bằng uốn, kéo để có thể thao tác cắt dễ dàng.

Đặt một đoạn dây thử có chiều dài lớn nhất là 25 mm vào giữa cạnh cắt của kìm. Đoạn dây này được đỡ chỉ bằng các mỏ kìm và phải được cắt bằng lực tay trên hai tay kìm.

. Độ cứng của bề mặt kẹp

Độ cứng phải được đo trên bề mặt kẹp hoặc bề mặt kề cạnh cách bề mặt kẹp không lớn hơn 1 mm.

Bảng 3 – Vật liệu và đường kính của dây thử mềm

Kiểu kìm và kìm cắt

Tiêu chuẩn tương ứng

Vật liệu dây tiêu chuẩn tương ứng

Ứng suất kéo


MPa

Đường kính dây danh nghĩa

d

mm

Kìm cắt cạnh cho dây cứng ISO 5749

Đồng thaua

560 đến 670

1,5

Kìm cắt cạnh cho dây cứng trung bình ISO 5749

Đồng đỏb

-

0,5

Kìm cắt mặt đầu cho dây cứng ISO 5748

Đồng thaua

560 đến 670

1,5

Kìm cắt mặt đầu cho dây cứng trung bình ISO 5748

Đồng đỏb

-

0,5

Kìm mỏ dài với cạnh cắt dùng cho cứng trung bình ISO 5745

Đồng thaua

560 đến 670

1

Kìm vạn năng dùng cho kĩ sư hoặc thợ bảo dưỡng theo ISO 5746

Đồng thaua

560 đến 670

1

a Dây theo EN 12166:1998, ký hiệu vật liệu CW452K, trạng thái vật liệu R 560.

b Dây theo IEC 60317-0-1.

Hình 8 – Kìm cắt cạnh

Kích thước tính bằng milimét

Hình 9 – Kìm cắt mặt đầu

Hình 10 – Kìm cắt và kết hợp kẹp
ví dụ kìm của kĩ sư hoặc thợ bảo dưỡng

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 5742, Pliers and nippers – Nomenclature (Kìm và kìm cắt – Kiểu loại).

[2] TCVN 8277 (ISO 5743), Kìm và kìm cắt – Yêu cầu kỹ thuật chung.

[3] ISO 5745, Pliers and nippers – Pliers for gripping and manipulating – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – kẹp và để bóp – Kích thước và giá trị thử)

[4] ISO 5746, Pliers and nippers – Engineer’s and linermen’s pliear – Dimension and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm của kỹ sư và của người bảo dưỡng – Kích thước và các giá trị thử).

[5] ISO 5747, Pliers and nippers – lever assisted side cutting pliers, end and diagonal cutting nippers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt mạnh có đòn bẩy trợ giúp (kìm chết) – Kích thước và các giá trị thử).

[6] ISO 5748, Pliers and nippers – End cutting nipper – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt mặt đầu – Kích thước và các giá trị thử).

[7] ISO 5749, Pliers and nippers – Diagonal cutting nippers – Dimension and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt cạnh – Kích thước và các giá trị thử).

[8] ISO 8976, Pliers and nippers – Multiple slip joint pliers – Dimension and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm nhiều vấu trượt (Kìm dây xích – Kích thước và các giá trị thử).

[9] ISO 9242, Pliers and nippers – Construction worker’s pincer – Dimension and test values (Kìm và Kìm cắt – Kìm của công nhân xây dựng – Kích thước và các giá trị thử).

[10] ISO 9243, Pliers and nippers – Carpenter ‘s pincers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm dùng cho thợ mộc – Kích thước và các giá trị thử).

[11] ISO 9343, Pliers and nippers – Slip and nippers – Slip joint pliers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm mũi trượt – Kích thước và các giá trị thử).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi